Quy hoạch chung thủ ĐÔ HÀ NỘI ĐẾn năM 2030 VÀ TẦm nhìN ĐẾn năM 2050 Mục lục



tải về 192.1 Kb.
trang7/7
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích192.1 Kb.
#29329
1   2   3   4   5   6   7

2.11. Bảo tồn di sản


Trải qua 1000 năm phát triển, Hà Nội mang trong mình những giá trị đặc trưng sâu sắc về văn hóa vật thể và phi vật thể của nền văn hóa Thăng Long cổ, Hà nội văn hiến được hình thành và phát triển bởi sự kế thừa tiếp nối liên tục xuyên xuốt nhiều giai đoạn lịch sử quan trọng của dân tộc. Bên cạnh những giá trị văn hóa phi vật thể là lối sống, phong tục tập quán, nghề truyền thống… được người Hà Nội đúc kết, lưu truyền từ ngàn năm về trước đến ngày nay. Hà Nội còn lưu giữ trong mình hệ thống di sản văn hóa vật thể đồ sộ cần bảo tồn tại đô thị lõi lịch sử đó là các khu phố cổ, khu phố Pháp, làng cổ ven đô, thành cổ, những công trình kiến trúc văn hóa, tín ngưỡng, các kiến trúc thuộc địa Pháp, các kiến trúc tiêu biểu thời kỳ Hòa bình lập lại…và cả hệ sinh thái cảnh quan đặc trưng là đô thị với nhiều sông hồ, cây xanh gắn với vùng sinh thái nông nghiệp. Ngày nay, Hà Nội được sáp nhập với Hà tây, cũng là vùng mang đậm văn hóa truyền thống, văn hóa Xứ Đoài.

Tất cả các giải pháp quy hoạch đô thị đều được thiết lập dựa trên tiêu chí bảo tồn. Đối với khu đô thị lõi lịch sử: kiểm soát và giảm quy mô dân số từ 1,2 triệu dân xuống còn 0,8 triệu, không chế tầng cao, mật độ xây dựng và có quy chế quản lý kiến trúc cảnh quan từ đường vành đai 2 đến lõi trung tâm, đặc biệt là khu vực xung quanh Hoàn Thành, khu Ba Đình, khu phố cổ, phố Pháp, hồ Gươm, hồ Tây và một số làng truyền thống như làng hoa Tây Hồ, hoa Ngọc Hà, làng đúc đồng Ngũ Xã, làng Bưởi..., các di tích tín ngưỡng trong các ô phố, khu dân cư. Bảo tồn cầu Long Biên. Lập kế hoạch khảo sát, đánh giá toàn diện các di tích Thăng Long cổ, khảo cổ để trung tu, sửa chữa.

Các di tích nằm ngoài đô thị lõi lịch sử, tiếp tục khảo sát và xây dựng danh mục công trình, cụm công trình di tích để đánh giá, xếp hạng và có kế hoạch bảo tồn. Các cụm công trình có giá trị về văn hóa lịch sử như: Thành Cổ loa, Sơn Tây; các làng cổ Đường Lâm, Bát Tràng…; Chùa Thầy, chùa Tây Phương, đình Thụy Phiêu, đình Tây Đằng, Chu Quyến… tiếp tục nâng cấp bảo tồn di tích, khoanh vùng bảo vệ và kiểm soát các hoạt động xây dựng khu vực xung quanh di tích, loại bỏ các kiến trúc ảnh hưởng đến cảnh quan di tích như khu vực chùa Thầy. Phát huy và nhân rộng mô hình bảo tồn làng cổ Đường Lâm hiện nay. Bảo tồn các vùng cảnh quan sinh thái đặc biệt quan trọng như vườn Quốc gia Ba Vì, hồ Đồng Mô, hồ Tây, Hương Sơn, khu thiên nhiên bán sơn địa vùng Sơn Tây, vùng sinh thái tự nhiên ven sông Hồng, sông Đáy…

Đối với khu Thành cổ và di tích 18 Hoàng Diệu, phục chế lại Điện Kính Thiên và các di tích khác trong thành khi có đủ tư liệu khoa học.

Đối với khu phố cổ Hà Nội bổ sung quy chế quản lý xây dựng và phát triển, phân kỳ tôn tạo cho các tuyến phố, cải tạo thí điểm chỉnh trang mặt đứng kiến trúc và không gian 1 tuyến phố trên cơ sở hiện trạng kiến trúc hiện nay, giảm mật độ cư trú, cải tạo điều kiện vệ sinh môi trường, sau đó nhân rộng nhiều khu phố khác.

Đối với khu phố Pháp bảo tồn cấu trúc đô thị, giảm mật độ xây dựng, không phá dỡ biệt thự cũ, trả lại nguyên dạng, xóa bỏ các cơi nới xung quanh các công trình kiến trúc Pháp xây dựng trước năm 1954, không xây dựng xen cấy các công trình mới đặc biệt là các công trình cao tầng; nâng cấp và trung tu các công trình hạ tầng kỹ thuật…


2.12. Đánh giá môi trường chiến lược


Các giải pháp nghiên cứu quy hoạch: không gian, giao thông, hạ tầng kỹ thuật... như đã nêu trên đều đã lồng ghép nội dung nghiên cứu bảo vệ môi trường có tính chiến lược theo các giai đoan quy hoạch, vì vậy nội dung này không nghiên cứu tách riêng.

Hà Nội mở rộng hiện nay đang phải đối mặt với nhiều vấn đề môi trường bức xúc như: ô nhiễm môi trường lưu vực sông Nhuệ - Đáy, suy thoái tài nguyên nước mặt, nước ngầm, ô nhiễm môi trường do chất thải, nước thải, khí thải từ sinh hoạt, sản xuất và giao thông đô thị, suy giảm các hệ sinh thái, tai biến môi trường và ngập úng...

Bảo vệ môi trường thủ đô Hà Nội cần được giải quyết bằng nhiều giải pháp tổng thể, đồng bộ nhằm: kiểm soát ô nhiễm các khu vực phát triển, xử lý các cơ sở gây ô nhiễm, xử lý triệt để chất thải rắn, lỏng, khí, đảm bảo chất lượng không khí trong lành, phục hồi môi trường nước các dòng sông ô nhiễm, cải thiện chất lượng nước, cải thiện và sử dụng bền vững tài nguyên đất, giảm thiểu tai biến môi trường, hạn chế thiên tai lũ lụt, bảo vệ cảnh quan môi trường, bảo vệ rừng, các thảm thực vật, bảo vệ phát triển các hệ sinh thái tự nhiên... đồng thời đảm bảo các điều kiện xã hội đặc biệt tại các khu nghèo đô thị, khu tái định cư, vùng ven đô.

Nghiên cứu đánh giá môi trường chiến lược cho thấy quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội sẽ góp phần quan trọng trong việc phòng ngừa, khắc phục ô nhiễm và suy thoái môi trường cũng như cải thiện mạnh mẽ chất lượng môi trường sống trong quá trình phát triển đô thị hiện nay và trong những năm tới. Những định hướng lớn trong quy hoạch như: phát triển “cân bằng” dựa trên bảo tồn, xây dựng “thành phố xanh”, phát triển đô thị theo mô hình đô thị trung tâm và năm đô thị vệ tinh, di chuyển các khu công nghiệp cũ, các cơ sở giáo dục, y tế ra khỏi nội thành… về tổng thể đều phù hợp về với mục tiêu bảo vệ và cải thiện môi trường của thủ đô hiện nay. Để bảo vệ môi trường trong quá trình thực hiện quy hoạch, cần thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường trọng tâm theo 7 khu vực như sau:



  • Bảo tồn, cải thiện môi trường: Khu vực lõi đô thị trung tâm từ phía Nam sông Hồng đến vành đai 2.

  • Xử lý, phục hồi môi trường: Các khu dân cư, khu công nghiệp cũ phía Nam đô thị trung tâm từ vành đai 2 đến vành đai 3.

  • Kiểm soát, khống chế ô nhiễm môi trường đô thị: Vùng đô thị lõi mở rộng từ sông Nhuệ đến vành đai 4 và Khu vực đô thị mới Hòa Lạc, Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Xuân Mai, Mê Linh, Phú Xuyên.

  • Phòng hộ môi trường: Vùng vành đai xanh.

  • Giảm thiểu rủi ro môi trường: Vùng hành lang 2 bên sông Hồng và hành lang xanh thuộc vùng xả lũ sông Đáy và sông Tích.

  • Bảo vệ hệ sinh thái: Khu vực Ba Vì, Đồng Mô, Suối Hai, Quan Sơn, Hồ Tây, Sóc Sơn, Hương Sơn.

  • Kiểm soát, khống chế ô nhiễm môi trường nông thôn.

2.13. Tài chính và quản lý đô thị

2.13.1 Tài chính đô thị


Các nguồn vốn bao gồm: Vốn ngân sách Nhà nước phân bổ cho Thủ đô Hà Nội và Khu vực phía Bắc Việt Nam, ngân sách Thủ đô Hà Nội và nguồn vốn ODA và FDI cho Thủ đô Hà Nội. Xây dựng khung hạ tầng kỹ thuật làm đòn bẩy hình thành các đô thị vệ tinh cũng như các khu đô thị mới. Xã hội hóa các nguồn vốn đầu tư xây dựng, khai thác nguồn vốn từ các Chủ đầu tư bằng các cơ chế phù hợp.

2.13.2 Các chương trình và dự án chiến lược


a. Các dự án chiến lược được thực hiện theo các vấn đề sau:

Chiến lược 1: Tăng cường bản sắc, hình ảnh riêng về Thành phố, thiết lập các trục không gian “mặt nước”, “cây xanh” và “văn hoá”.

Chiến lược 2: Phát triển hệ thống đô thị vệ tinh và đô thị sinh thái có giới hạn rõ ràng, đáp ứng sự tăng trưởng dân số và việc làm trong thời gian tới của Hà Nội. Hạn chế sự phát triển loang rộng và thiếu kiểm soát.

Chiến lược 3: Phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ, sử dụng giao thông công cộng là phương tiện chủ yếu để kết nối đô thị trung tâm với các đô thị vệ tinh nhằm đảm bảo hoạt động kinh tế - xã hội thuận lợi, tính cạnh tranh cũng như bảo vệ môi trường.

Chiến lược 4: Phát triển hệ thống các trung tâm đô thị hiện đại, có tính cạnh tranh để thu hút đầu tư đa dạng và chất lượng là động lực chính cho các đô thị vệ tinh, đóng vai trò tạo thêm nhiều cơ hội việc làm và hạn chế tốc độ di dân tới đô thị trung tâm.

Chiến lược 5: Cải tạo và nâng cấp Đô thị lõi lịch sử. Tăng cường kiểm soát phát triển dân số và các khu xây dựng.

Chiến lược 6: Ngăn ngừa hiểm hoạ thiên tai và các thảm hoạ khác do con người gây ra.

Chiến lược 7: Gìn giữ, bảo tồn các di sản văn hóa truyền thống

Chiến lược 8: Tăng cường thể chế để quản lý đô thị.

Chiến lược 9: Tạo dựng và tăng cường nguồn lực phát triển đô thị.



b. Các dự án ưu tiên bao gồm hệ thống hạ tầng khung: Giao thông công cộng; Đường xá; Năng lượng ; Cấp nước; Thoát nước; Thông tin liên lạc; Chất thải rắn.

2.13.3. Quản lý đô thị


Hình thành Hệ thống Quy hoạch Tổng thể Thủ đô Hà nội, cải cách thể chế tạo điều kiện quản lý phát triển Thủ đô Hà Nội, thiết lập bộ Luật Thủ đô.

Xây dựng quy chế quản lý đô thị, trước mắt là quy chế quản lý đô thị theo đồ án quy hoạch sau khi TTCP phê duyệt. Sau đó là các bước triển khai quy hoạch chi tiết. Thành phố Hà Nội cần có các quy chế quản lý đô thị đối với từng khu vực đô thị và nông thôn với từng tuyến phố.

Xây dựng Chương trình Cải tiến Phát triển Đô thị phù hợp với thực tiễn và hiệu quả cho quá trình chuẩn bị và quản lý Quy hoạch tổng thể thủ đô Hà Nội bao gồm nâng cao kỹ năng và kinh nghiệm của các nhà tư vấn quy hoạch, lãnh đạo và chuyên viên quản lý đô thị.

Hợp tác Quản lý Đô thị giữa chính quyền thành phố với các nhà tài trợ để thực hiện Hệ thống Quy hoạch Phát triển tổng thể Thủ đô Hà Nội thông qua một cam kết chung để tham gia chủ động vào Chương trình Cải tiến quản lý Đô thị.


III. KẾT LUẬN


Đồ án Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội sẽ được triển khai thực hiện theo các mốc thời gian như sau:

  • Giai đoạn từ năm 2010-2020. Xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung, trong đó ưu tiên xây dựng mạng lưới giao thông công cộng, hạ tầng các KCN, các khu thương mại đầu mối, hạ tầng các cơ sở trường đại học, các đô thị mới dọc đường vành đai IV và phía Bắc sông Hồng. Xây dựng HTKT và HTXH đô thị Hòa Lạc.

  • Giai đoạn 2020-2030. Tiếp tục xây dựng các hạng mục công trình đã triển khai trong giai đoạn 2010-2020. Xây dựng các cơ sở hạ tầng xã hội trong các đô thị mới mở rộng của đô thị hạt nhân và HTKT các đô thị vệ tinh khác. Cải tạo đô thị lõi lịch sử. Xây dựng hạ tầng khu dân cư nông thôn.

  • Giai đoạn 2030-2050. Phát triển hài hòa và tiếp tục hoàn thiện các hạng mục công trình đã xây dựng trong giai đoạn 2010-2030.

Để tiếp tục triển khai các bước tiếp theo sau Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội, cần có sự phối hợp của các Bộ ngành và Thành phố Hà Nội và sự ủng hộ của nhân dân Thủ đô. Hà Nội sẽ trở thành trung tâm chính trị, hành chính, văn hóa, kinh tế, giáo dục đào tạo của cả nước và là động lực phát triển cho cả vùng.






tải về 192.1 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương