Quy hoạch chung thủ ĐÔ HÀ NỘI ĐẾn năM 2030 VÀ TẦm nhìN ĐẾn năM 2050 Mục lục


Định hướng phát triển khu vực nông thôn



tải về 192.1 Kb.
trang6/7
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích192.1 Kb.
#29329
1   2   3   4   5   6   7

2.9. Định hướng phát triển khu vực nông thôn


Phát triển sản xuất nông nghiệp Hà Nội theo hướng sản xuất hàng hoá và công nghệ cao. Ưu tiên trồng cây lúa năng suất cao, trồng hoa và cây cảnh, cây ăn quả, trồng rau sạch, chăn nuôi đại gia súc, khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống, phát triển các làng nghề mới liên kết với các KCN, sử dụng công nghệ không gây ô nhiễm và nâng cao tính cạnh tranh của các làng nghề.

Phát triển dân cư nông thôn, hình thành các trung tâm tiểu vùng trong huyện là các thị trấn hoặc thị tứ để cung cấp các dịch vụ công cộng thiết yếu. Xây dựng mô hình thí điểm các cụm dân cư đổi mới gắn với các trung tâm dịch vụ sản suất tại các cụm, điểm dân cư trung tâm xã như: Điểm dân cư xã sản xuất lúa tại Thanh Oai, chăn nuôi bò sữa tại Ba Vì, nuôi trồng thủy sản tại Mỹ Đức, trồng rau an toàn tại Đông Anh, Sóc Sơn, trồng cây ăn quả tại Đan Phương, trồng hoa tại Mê Linh, điểm dân cư TTCN, làng nghề tại Thường Tín, Chương Mỹ... Xây dựng các cơ chế chính sách hỗ trợ, bảo hộ về thuế và giống cây trồng, vật nuôi cho các hộ dân. Từng bước nhân rộng mô hình này, tạo nên vùng nông thôn đặc trưng cho Thủ đô Hà nội, kết hợp với việc giữ gìn và phát huy bản sắc các làng xóm, di tích tín ngưỡng khai thác phát triển du lịch. Hạn chế tăng mật độ dân số khu vực nông thôn và tăng cường các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nông thôn, đặc biệt tại các làng nghề.


2.10. Định hướng quy hoạch hạ tầng kỹ thuật

2.10.1 Giao thông


Mạng lưới giao thông của Hà Nội hiện nay chưa đáp ứng kịp nhu cầu phát triển của xã hội. Các dự án phát triển hệ thống giao thông còn thiếu hoặc triển khai xây dựng rất chậm. Hệ thống đường sắt có công nghệ lạc hậu, chiếm tỷ trọng quá nhỏ so với tổng nhu cầu vận tải. Đường thủy tỷ trọng vận tải thấp so với tiềm năng do chỉ dựa vào điều kiện tự nhiên. Giao thông đô thị đang bị quá tải nặng nề, tỷ lệ đáp ứng về vận tải hành khách công cộng rất thấp, chỉ đạt 15% (tiêu chuẩn 40-60%).

b. Định hướng phát triển giao thông đối ngoại.

  • Đường bộ: Cải tạo, nâng cấp mạng lưới giao thông đường bộ hiện hữu gồm các tuyến Quốc lộ, tỉnh lộ hướng tâm về đô thị lõi lịch sử và đường vành đai. Xây dựng các tuyến song hành trên các hướng tuyến chính như QL32, đường láng Hòa Lạc, QL6, QL1A, 1B, QL5, QL3 nhằm chia sẻ sự quá tải cho các tuyến hướng tâm này. Đối với các tuyến vành đai: Hoàn thiện tuyến Vành đai IV, vành đai V, các tuyến cao tốc dọc các hành lang kinh tế quan trọng và kết nối các đô thị đối trọng với thủ đô Hà Nội. Trong đó tuyến đường vành đai IV là đường vành đai ngoài của đô thị hạt nhân. Xây dựng mới 7 cầu, 1 hầm qua sông Hồng; Xây dựng hệ thống các nút giao cắt khác mức; Cải tạo xây dựng hệ thống các bến, bãi đỗ xe đầu mối.

  • Đường sắt: Cải tạo xây dựng hoàn chỉnh tuyến đường sắt vành đai song song theo hành lang vành đai IV; Xây dựng mới tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam. Xây dựng mới 5 tuyến đường sắt đô thị (theo dự án đường sắt đô thị của TP Hà Nội cũ) kết hợp xây dựng mới các tuyến đường sắt phục vụ Ngoại ô, kết nối với hệ thống đường sắt nội đô và Quốc gia thông qua các ga đầu mối;

  • Đường hàng không: Nâng cấp cảng hàng không, sân bay quốc tế Nội Bài lớn nhất phía Bắc, đạt 50 triệu triệu hành khách/năm sau năm 2030; Sân bay Gia Lâm phục vụ nội địa tầm ngắn.

  • Đường thuỷ: Khơi thông luồng lạch nhằm khai thác tối đa các tuyến sông Hồng và các tuyến đường thuỷ kết nối trực tiếp với cụm cảng biển cửa ngõ Hải Phòng và Quảng Ninh. Cải tạo các sông Đáy, sông Tích nhằm phục hồi các tuyến đường thủy phục vụ du lịch và nông nghiệp trên các sông này. Cải tạo, nâng cấp, xây dựng hệ thống các cảng sông khu vực Hà Nội, Sơn Tây, liên kết với các cảng của tỉnh Vĩnh Phúc, Hoà Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam.

c. Định hướng phát triển giao thông đô thị.

  • Đô thị hạt nhân: Chỉ tiêu mật độ mạng lưới đường chính cấp thành phố: 3-5 Km/Km2; Tỷ lệ đất giao thông 20% - 26%; Vận tải hành khách công cộng đáp ứng 45% - 55%; Mạng lưới GTCC: 2,0-3,0 Km/Km2. Đối với trung tâm hiện hữu: Hoàn thiện tuyến Vành đai II, Vành đai III. Xây dựng các tuyến đường 2 tầng giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông tại các khu vực khó có điều kiện mở rộng hoặc nâng cấp đường. Đối với chuỗi Đô thị mới từ vành đai III đến vành đai IV, xây dựng mới tuyến ”3,5” kết nối các đô thị mới theo hướng Bắc Nam. Xây dựng các nút giao cắt khác mức trên các đường trục chính đô thị. Kiểm soát và dành đủ quỹ đất để bố trí hệ thống bến bãi đỗ xe. Phát triển hệ thống đường sắt vận tải hành khách khối lượng lớn (UMRT) kết hợp với mạng lưới xe buýt nhanh tạo thành mạng lưới liên hoàn, hiệu quả. Xây dựng 7 tuyến đường sắt đô thị, kéo dài kết nối đô thị hạt nhân với các đô thị vệ tinh.

  • Các đô thị vệ tinh: Xây dựng mới hoàn toàn hệ thống giao thông theo quy hoạch thống nhất đồng bộ và hiện đại, phù hợp tính chất chức năng và điều kiện đặc thù của các đô thị, đảm bảo liên hệ nhanh với đô thị trung tâm và các đô thị khác.

  • Tăng cường vận chuyển hành khách bằng giao thông công cộng. Xây dựng hệ thống tàu điện ngầm khu vực nội đô từ đường vành đai III trở vào để kết nối với hệ thống đường sắt công cộng ngoại đô để giảm tải giao thông cá nhân. Xây dựng hệ thống nhà ga tàu điện ngầm kết nối với các điểm đô thị. Nơi đây sẽ là điều kiện phát triển trung tâm kinh tế, thương mại và dịch vụ. Hoàn thiện hệ thống xe buýt với các tuyến đi riêng biệt.

d. Định hướng phát triển giao thông ngoại ô.

  • Mạng lưới đường bộ: Sử dụng các tuyến quốc lộ và đường cao tốc hướng tâm hiện hữu kết nối đô thị vệ tinh với đô thị trung tâm như QL 32, đường cao tốc Láng Hoà Lạc, QL6, QL 1A và đường cao tốc Bắc Nam, QL3 và đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên. Xây dựng mới các tuyến Tây Thăng Long, Trục Thăng Long nối tiếp từ đường Hoàng Quốc Việt đến đô thị Hoà Lạc, tuyến Hà Đông Xuân Mai, tuyến Ngọc Hồi Phú Xuyên, tuyến đường sinh thái nông nghiệp (trục Bắc Nam cũ), tuyến Xuân Mai – Quan Sơn - Đại Nghĩa; tuyến Đỗ Xá – Quan Sơn và các tuyến dọc theo các sông sinh thái kết hợp du lịch và vận tải thuỷ

  • Phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng, kết nối các đô thị vệ tinh: trước mắt kết nối chủ yếu bằng các tuyến xe buýt nhanh. Trong tương lai, tùy theo lưu lượng vận tải mỗi tuyến để nâng cấp lên đường sắt hoặc loại hình vận tải khối lượng lớn hơn và nhanh hơn. Tổ chức các tuyến đường sắt ngoại ô kết nối trực tiếp các khu đô thị mới (TOD); Tổ chức các tuyến ôtô buýt nhanh (BRT) liên kết các đô thị với thành phố hạt nhân.

2.10.2. Chuẩn bị kỹ thuật


a. Định hướng CBKT

Quy hoạch phòng chống lũ được nghiên cứu dựa trên các đề án do Viện quy hoạch thuỷ lợi lập và trình Chính phủ như: “Quy hoạch phòng, chống lũ chi tiết của từng tuyến sông có đê trên địa bàn Hà Nội” với mức đảm bảo phòng chống lũ đê sông theo tiêu chuẩn phân cấp đê 14TCN 19-85. “ Dự án quy hoạch sông Đáy” xoá bỏ các khu chậm lũ, xây dựng mới công trình đầu mối sông Đáy, kiến nghị nên giữ sông Đáy theo hình thái tự nhiên, thân thiện với môi trường.

Quy hoạch san nền đảm bảo không bị ảnh hưởng của lũ lụt và các tác động bất lợi của thiên nhiên (sạt lở, động đất...), cao độ nền khống chế của từng đô thị sẽ được lựa chọn phụ thuộc vào chế độ thuỷ văn của sông, suối đi qua, ảnh hưởng trực tiếp tới đô thị (ứng với tần suất P=1%). Đối với khu dân dụng đảm bảo tần suất (P=1%) + 0,3m, đối với KCN đảm bảo tần suất (P=1%) + (0,5-0,7)m. Cao độ khống chế đối với các thị trấn, dân cư nông thôn sẽ căn cứ vào mực nước max gây úng ngập hàng năm và tôn cao hơn nền ruộng từ 0,7 đến 1,5m.

b. Quy hoạch Thoát nước mưa đô thị:

Định hướng tiêu thoát nước cho Hà Nội đảm bảo thoát nước nhanh nhất và hiệu quả nhất, theo hình thức tự chảy là chính, đáp ứng được biển đổi khí hậu đã được cảnh báo. Hình thành 3 lưu vực chính là Tả Đáy, Hữu Đáy và Bắc Hà Nội. Đối với khu vực Hà Nội cũ, tiếp tục hoàn thiên dự án thoát nước Hà Nội chủ động tiêu thoát và được hỗ trợ một phần của vùng tiêu thuỷ lợi sông Nhuệ. Các lưu vực phụ trong nội đô Hà Nội (lưu vực sông Tô Lịch) về cơ bản tuân thủ QH thoát nước do JICA lập và QH năm 1998. Các lưu vực phụ nằm giữa vành đai III và vành đai IV phù hợp với quy hoạch tiêu nước hệ thống thuỷ lợi sông Nhuệ (phê duyệt tại quyết định số 037/QĐ-TTg ngày 01/07/2009). Tại các đô thị vệ tinh và các điểm dân cư tập trung khác: các lưu vực thoát nước sẽ được phân chia trên cơ sở địa hình tự nhiên, hướng thoát ra các sông chảy qua đô thị.



Về công trình đầu mối: Đối với khu vực Hà Nội cũ, ngoài trạm bơm tiêu Yên Sở cần hỗ trợ bằng cách chuyển đổi các trạm bơm thuỷ lợi thành các trạm bơm đô thị như: trạm bơm Yên Nghĩa, Đào Nguyên, Yên Thái, Khe Tang mới. Tại các đô thị vệ tinh, thị tứ, thị trấn, dân cư nông thôn, giai đoạn trước mắt tiêu thoát theo thuỷ lợi, nâng cấp các trạm bơm tới đủ công suất để tiêu chung cho cả đô thị, công nghiệp và nông nghiệp. Các công trình đầu mối được xây dựng phù hợp với từng giai đoạn đầu tư.

Giải pháp tổ chức thoát nước mưa: Đảm bảo thông thoáng các trục tiêu chính đi qua đô thị: sông Hồng, sông Đáy, sông Nhuệ ... Mở rộng và nạo vét các kênh trục chính: sông Nhuệ, sông Tích, sông Hang, La Khê, Vân Đình, Duy Tiên, sông Thiếp, kênh Xuân Nộn, sông Hoàng Giang - Ngũ Huyện Khê…Tạo ra những hệ thống tiêu liên hoàn, đặc biệt là trong đô thị trung tâm. Cần phải có quỹ đất dự phòng dành cho hệ thống công trình tiêu. Xoá bỏ tình trạng ngập úng thường xuyên trong mùa mưa ở các đô thị. Mở rộng phạm vi phục vụ của các hệ thống thoát nước, đạt 90% và tiến tới đạt 100%.

2.10.3 Cấp nước


Cấp nước cho Hà Nội hiện nay chủ yếu sử dụng nước ngầm, công suất 700.000 m3/ngđ, chất lượng không đồng đều tại các khu vực. Nhà máy nước sông Đà công suất gđ1 300.000 m3/ngđ là nguồn cấp nước chủ yếu cho Hà Nội, đến nay công suất khai thác sử dụng thấp do mạng lưới cấp nước chưa được xây dựng. Hiện nay tỷ lệ dân sử dụng nước máy chiếm 46% chủ yếu tại Hà Nội cũ, Hà Đông và Sơn Tây, tiêu chuẩn 100-120 l/ng.ngđ & 54% dân số sử dụng nước giếng khoan, giếng đào, nước mưa và ao hồ. Khu vực nông thôn, cấp nước đô thị chiếm 1,4%, còn lại sử dụng nước giếng khoan hoặc giếng đào.

Định hướng cấp nước đạt 90-100% dân số sử dụng nước sạch, tiêu chuẩn: 150-200 l/ng.ngđ tại thành thị & từ 100-120 l/ng.ngđ tại nông thôn. Tổng nhu cầu cấp nước đến năm 2030: 2.628.544 m3/ngđ, đến năm 2050: 3.633.171 m3/ngđ. Trong đó lượng nước cấp cho đô thị chiếm tỷ lệ 82%. Hạn chế không khai thác nước ngầm, tiếp tục khai thác nước mặt sông Đà, sông Lô, sông Đuống để tránh sụt lún nền đất đô thị, tỷ lệ khai thác nước mặt đến năm 2020 là 65% và đến năm 2030 đạt 83%. Xây mới NNM mặt sông Hồng (nguồn nước sông Đà) công suất năm 2030 đạt 600.000m3/ngđ cấp bổ sung cho khu vực Nam sông Hồng. Xây dựng NNM sông Đuống (nguồn nước sông Đuống, xét thêm phương án lấy nước mặt sông Lô) công suất năm 2030 đạt 600.000m3/ngđ cấp bổ sung cho khu vực Bắc sông Hồng. Nâng công suất NNM sông Đà năm 2030 đạt 1.200.000 m3/ngđ cấp cho khu vực phía Tây thủ đô Hà Nội. Tổng lượng khai thác nước ngầm đến năm 2030 là 455.000 m3.ngđ. Trong đó giảm dần công suất các nhà máy nước ngầm khu vực trung tâm Hà Nội đến năm 2030 là 265.000 m3/ngđ. Xây dựng các trạm bơm tăng áp cấp nước cho các đô thị. Khu vực nông thôn sống gần đô thị sử dụng nước của các nhà máy nước, đối với các khu vực nông thôn khác cần xây dựng các trạm cấp nước tập trung quy mô nhỏ


2.10.4. Cấp điện


Dự báo đến năm 2030, tổng nhu cầu cấp cho Hà nội cần khoảng 10.000MW (năm 2009 đạt 1650MW). Để đáp ứng nhu cầu tăng thêm này, phải đảm bảo đúng tiến độ xây dựng và đưa vào vận hành các nhà máy thủy điện cấp vùng tại Sơn La, Lai Châu; các nhà máy nhiệt điện vùng duyên hải Bắc bộ ở Quảng Ninh, Hài Phòng... Cần xây dựng mới 04 trạm 500KV cho Hà nội gồm Hiệp Hòa, Đan Phượng, Đông Anh, Xuân Mai; nâng công suất trạm 500KV Thường Tín. Xây mới khoảng 21 trạm và cải tạo 5 trạm 220KV đến 2030 với tổng công suất 14.500MVA. Các đường dây 500KV, 220KV được bố trí quỹ đất, hình thành các mạch vòng kín để cấp điện ổn định, an toàn.

Đảm bảo mỹ quan đô thị, từ đường vành đai 4 trở vào đô thị lõi lịch sử sẽ ngầm hóa 100% lưới điện nổi đến 220KV hiện có (Hiện tại đường điện đi nổi chiếm >75%).

Tiếp tục phát triển hệ thống chiếu sáng đô thị Hà Nội phải đảm bảo an toàn cho người dân, tiết kiệm năng lượng, hiệu quả cao, hạn chế ô nhiễm ánh sáng. Đến 2030, dự kiến 100% đường đô thị và 90% đường trong khu dân cư nông thôn được chiếu sáng đạt tiêu chuẩn.

2.10.5. Thông tin liên lạc


Dự báo đến năm 2030 cần khoảng 7,2 triệu thuê bao, mật độ 77,4 thuê bao/100 dân. Phát triển công nghệ mới, cho phép các nhà cung cấp nâng cao chất lượng dịch vụ. Chuyển mạch quang, giao thức IP sẽ được sử dụng đến tận thuê bao. Từng bước nâng cấp từ thông tin băng thông rộng ADSL, lên các công nghệ tiên tiến hơn như truy nhập không dây băng rộng (Wimax)... Xây dựng mô hình Chính phủ điện tử và tạo điều kiện để phát triển thương mại điện tử. Ngầm hóa mạng cáp ngoại vi trong khu nội đô và các đô thị vệ tinh. Phát triển công nghệ 3G-4G. Bổ xung trạm thu phát sóng tại vùng lõm và khu vực tập trung đông dân cư để tránh xảy ra nghẽn mạng hoặc mất tín hiệu.

2.10.6. Thoát nước thải, quản lý chất thải rắn, nghĩa trang


a. Quy hoạch thoát nước thải

Mạng lưới thoát nước thải tại Hà Nội hiện chưa được đầu tư đồng bộ. Trong các đô thị hiện đang sử dụng chung với hệ thống thoát nước mưa, khu vực nông thôn không có hệ thống nước thải bẩn. Toàn thành phố có 4 trạm XLNT sinh hoạt đô thị, tổng công suất 46.000÷50.000 m3/ngđ. Tại các KCN, chưa xử lý nước thải công nghiệp đạt tiêu chuẩn môi trường; Hiện có 5/17 KCN có trạm XLNT hoạt động và đang xây dựng, chiếm 29,5%. Tại các bệnh viện, có 22/80 bệnh viện chính có trạm XLNT, đạt tỷ lệ 27 %.

Dự kiến đến năm 2030: tổng nước thải sinh hoạt và công nghiệp cần xử lý cho 100% các hoạt động là 1.975.000 m3/ngđ. Đối với các đô thị cũ, sử dụng hệ thống thoát nước hỗn hợp, thu gom xử lý tại các trạm XLNT tập trung. Đối với khu đô thị mới, xây dựng hệ thống thoát nước thải riêng và thu gom xử lý tập trung. Khu vực nông thôn, xây dựng hệ thống mương, cống thoát nước chung và xử lý nước thải sinh học trong điều kiện tự nhiên. Đối với các KCN tập trung, nước thải được thu gom riêng và xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường. Đối với các nhà máy xí nghiệp phân tán, phải xây dựng công trình XLNT riêng của từng nhà máy. Chất lượng nước thải sau khi xử lý phải đạt các tiêu chuẩn Việt Nam.

b. Quản lý chất thải rắn (CTR)

Toàn thành phố hiện đã thu gom được 1.079.115 tấn/năm đạt 83,2% tổng lượng CTR phát sinh, đã có 5 khu xử lý CTR lớn với diện tích khoảng 101 ha.

Dự kiến 100% CTR được thu gom, phân loại CTR tại nguồn, trên phạm vi toàn thành phố. Dự báo năm 2030, lượng chất thải rắn sinh hoạt là 10.279 tấn/ngđ. Mỗi đô thị, KCN sẽ thành lập một điểm trao đổi thông tin về CTR có thể tái chế, tái sử dụng để các doanh nghiệp trực tiếp trao đổi CTR, tạo thuận lợi cho nhu cầu tái chế, tái sử dụng.

Cải tạo và xây dựng mới 12 khu xử lý CTR lớn với tổng diện tích đến năm 2050 là 245-452 ha, trong đó dự kiến mới là 144-350 ha. Bao gồm: Khu xử lý CTR Sóc Sơn 68,1-150ha; Khu xử lý CTR Việt Hùng – Đông Anh 8,8ha; Khu xử lý CTR xã Phù Đổng – Gia Lâm 6-23 ha, Khu xử lý CTR Kiêu Kỵ - Gia Lâm 10ha, Khu xử lý CTR xã Cao Dương – Thanh Oai 4,5 ha, Khu xử lý CTR xã Châu Can – Phú Xuyên 4 -15ha, Nhà máy phân hữu cơ Cầu Diễn – Từ Liêm 2,2ha, Khu xử lý CTR Xuân Sơn – Sơn Tây 10-40ha; Khu xử lý CTR Đồng Ké – Chương Mỹ 19ha; Khu xử lý CTR Núi Thoong – Chương Mỹ 2-9 ha, Khu xử lý CTR xã Hữu Bằng – Thạch Thất 3ha, Khu xử lý CTR xã Tiến Sơn - Lương Sơn (Hòa Bình) 11-78ha.

Các khu xử lý CTR có quy mô lớn (cấp thành phố) sẽ lựa chọn công nghệ hiện đại, chủ yếu là tái chế chất vô cơ, hữu cơ; đốt CTR vô cơ không tái chế được và CTR nguy hại sản xuất điện; chôn lấp hợp vệ sinh (chất vô cơ và tro sau khi đốt). Các khu xử lý CTR quy mô nhỏ, CTR phát sinh tại khu vực nông thôn ưu tiên sử dụng các công nghệ chôn lấp, tái chế, ủ phân hữu cơ phục vụ nông nghiệp. Áp dụng công nghệ hoàn nguyên bãi chôn lấp để tiết kiệm diện tích.

c. Quản lý nghĩa trang:

Tổng đất nghĩa trang toàn thành phố hiện nay là 2.893ha, trong đó có 9 nghĩa trang tập trung lớn với diện tích 111,6 ha.

Dự báo năm 2030: Địa táng tại Hà Nội chiếm 55%, địa táng ngoài Hà Nội chiếm 5%, hỏa táng chiếm 40%. Cải tạo và xây mới 14 nghĩa trang tập trung, gồm: Mai Dịch 1 – Q. Cầu Giấy là 5,5ha; Mai Dịch 2 – H. Thạch Thất từ 57-200 ha; Vạn Phúc – Hà Đông 5ha; Xuân Đỉnh – Từ Liêm 5,5ha; Thanh Tước – Mê Linh 14ha; Minh Phú – Sóc Sơn 60-130ha; Xã Thụy Lâm – Đông Anh 8ha; Văn Điển – Thanh Trì 18,3ha; Yên Kỳ 1 – Ba Vì 38,4ha; Yên Kỳ 2 – Ba Vì 150-383ha; Vĩnh Hằng – Ba Vì 18,3ha; Trung Sơn Trầm – Sơn Tây 14ha; Sài Đồng – Gia Lâm 0,6ha; Xã Lệ Chi – Gia Lâm 22-68ha. Xây dựng mới các lò hỏa táng tại 4 khu vực là: Yên Kỳ 2, Mai Dịch 2, Thụy Lâm – Đông Anh và Lệ Chi – Gia Lâm.

Các nghĩa trang hiện hữu sẽ phải trồng cây xanh bao quanh, giảm thiểu sự lộ diện ra ngoài các tuyến đường giao thông. Đối với các đô thị, sẽ đóng cửa các nghĩa trang hiện có khi lấp đầy, cải tạo thành nghĩa trang công viên. Khu vực nông thôn, tất cả các nghĩa trang phân tán, quy mô nhỏ thuộc phạm vi dự án xây dựng sẽ di chuyển đến nghĩa trang tập trung. Các nghĩa trang còn lại không thuộc dự án xây dựng, không mở rộng quy mô, hết thời gian hung táng chuyển đến nghĩa trang tập trung.




tải về 192.1 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương