Quy hoach pho tan so vtd qg



tải về 1.53 Mb.
trang15/91
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích1.53 Mb.
#27859
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   91
2.6.10. Vùng búp sóng hiệu dụng (của một búp sóng vệ tinh có thể lái được) [Effective boresight area]:

Một vùng trên bề mặt trái đất, trong đó tâm của một búp sóng vệ tinh có thể lái được dự định nhắm tới.

Có thể có nhiều hơn một vùng hiệu dụng không liên thông mà tại đó một búp sóng vệ tinh đơn có thể điều khiển được định nhắm tới.

2.6.11. Đường tăng ích anten hiệu dụng (của một búp sóng vệ tinh có thể điều khiển được) [Effective antenna gain contour]:

Một đường bao của các đường tăng ích anten tạo ra từ sự di chuyển búp tâm sóng của một búp sóng vệ tinh có thể lái được dọc theo các giới hạn của vùng búp sóng hiệu dụng.

2.7. CÁC THUẬT NGỮ KỸ THUẬT VỀ THÔNG TIN KHÔNG GIAN

2.7.1. Không gian xa [Deep space]:

Khoảng không gian ở cách trái đất một khoảng bằng hoặc xa hơn 2  106 km.



2.7.2. Tàu không gian [Space craft]:

Một con tàu nhân tạo dùng để đi ra ngoài vùng chủ yếu của khí quyển trái đất.



2.7.3. Vệ tinh [Satellite]:

Một vật thể bay quanh một vật thể khác có khối lượng lớn hơn nó nhiều lần và chuyển động của nó được xác định một cách vĩnh viễn theo lực hấp dẫn của vật thể đó đối với vật thể khác.



2.7.4. Vệ tinh chủ động [Active satelite]:

Một vệ tinh mang theo một đài để phát hoặc phát lại những tín hiệu thông tin vô tuyến điện.



2.7.5. Vệ tinh phản xạ [Reflecting satellite]:

Vệ tinh dùng để phản xạ các tín hiệu thông tin vô tuyến điện.



2.7.6. Bộ cảm biến chủ động [Active sensor]:

Một thiết bị đo lường thuộc nghiệp vụ Thăm dò trái đất qua vệ tinh hoặc nghiệp vụ Nghiên cứu vũ trụ nhờ nó mà lấy được số liệu bằng cách phát và thu sóng vô tuyến điện.



2.7.7. Bộ cảm biến thụ động [Passive sensor]:

Một thiết bị thuộc nghiệp vụ Thăm dò trái đất qua vệ tinh hoặc nghiệp vụ Nghiên cứu vũ trụ nhờ nó mà lấy được các số liệu bằng cách thu sóng vô tuyến điện từ các nguồn tự nhiên.



2.7.8. Quỹ đạo [Orbit]:

Một đường chuyển động, đối với một hệ quy chiếu xác định, được vẽ bởi trọng tâm của vệ tinh hoặc một vật thể không gian khác thường xuyên chịu tác dụng của những lực tự nhiên, đặc biệt là lực hấp dẫn.



2.7.9. Độ nghiêng quỹ đạo của vệ tinh trái đất [Inclination of an orbit (of an earth satellite)]:

Góc xác định bởi mặt phẳng chứa quỹ đạo và mặt phẳng của xích đạo trái đất được đo theo đơn vị độ giữa 0o và 180o theo hướng ngược chiều kim đồng hồ từ mặt phẳng xích đạo đến đỉnh của quỹ đạo.



2.7.10. Chu kỳ (của một vệ tinh) [Period (of a satellite)]:

Khoảng thời gian giữa hai vòng quay liên tiếp của một vệ tinh qua một điểm riêng trên quỹ đạo của nó.



2.7.11. Độ cao của viễn điểm hay cận điểm [Altitude of the apogee or of the perigee]:

Là độ cao của điểm cao nhất hoặc thấp nhất nằm phía trên một mặt phẳng tham chiếu nhất định đóng vai trò bề mặt trái đất.



2.7.12. Vệ tinh đồng bộ trái đất [Geosynchronous satellite]:

Một vệ tinh của trái đất mà chu kỳ quay bằng chu kỳ quay của trái đất quay quanh trục của nó.



2.7.13. Vệ tinh địa tĩnh [Geotationnary satellite]:

Một vệ tinh đồng bộ trái đất có quỹ đạo tròn và thuận chiều nằm trên mặt phẳng của xích đạo trái đất, do đó duy trì vị trí tương đối cố định so với trái đất; nói cách khác, là một vệ tinh đồng bộ trái đất duy trì được vị trí tương đối cố định so với trái đất.



2.7.14. Quỹ đạo vệ tinh địa tĩnh [Geostationary - Satellite orbit]:

Quỹ đạo của một vệ tinh đồng bộ trái đất có quỹ đạo tròn và thuận chiều nằm trên mặt phẳng xích đạo của trái đất



2.7.15. Búp sóng vệ tinh có thể lái được [Steerable satellite beam]:

Một búp sóng của anten vệ tinh mà có thể chỉnh lại hướng được.

3. CẤU TRÚC BẢNG PHÂN CHIA PHỔ TẦN SỐ CHO CÁC NGHIỆP VỤ

3.1. Cột 1: Các băng tần số sắp xếp theo thứ tự từ 0 kHz đến 1.000 GHz được chia nhỏ và phân chia cho các nghiệp vụ vô tuyến điện.

3.2. Cột 2: Các nghiệp vụ vô tuyến điện được phép khai thác trong một băng tần xác định với các điều kiện cụ thể do Liên minh Viễn thông quốc tế quy định cho khu vực 3.

3.3. Cột 3: Các nghiệp vụ vô tuyến điện được phép khai thác trong một băng tần xác định với các điều kiện cụ thể theo quy định của Việt Nam.

3.4. Trong mỗi ô của cột 2 và cột 3:

- Gồm các nghiệp vụ được phép khai thác trong cùng băng tần của ô đó.

- Các nghiệp vụ được phân thành hai loại: Nghiệp vụ chính và nghiệp vụ phụ. Trong bảng phân chia tần số:

+ Nghiệp vụ chính được in bằng chữ in hoa (Ví dụ: CỐ ĐỊNH), phần chú thích thêm được in bằng chữ in thường (Ví dụ: LƯU ĐỘNG trừ lưu động hàng không).

+ Nghiệp vụ phụ được in bằng chữ in thường (Ví dụ: Cố định).

- Các nghiệp vụ được sắp xếp theo nguyên tắc nghiệp vụ chính trước, nghiệp vụ phụ sau.

- Thứ tự của các nghiệp vụ cùng loại trong ô không thể hiện mức độ ưu tiên của các nghiệp vụ trong ô đó.
- Các đài thuộc nghiệp vụ phụ:

+ Không được gây nhiễu có hại cho các đài thuộc nghiệp vụ chính mà tần số của các đài này đã được ấn định hoặc có thể được ấn định muộn hơn.

+ Không thể kháng nghị nhiễu có hại từ các đài thuộc nghiệp vụ chính mà tần số của các đài này đã được ấn định hoặc có thể được ấn định muộn hơn.

+ Có thể kháng nghị nhiễu có hại từ các đài cùng nghiệp vụ hoặc thuộc các nghiệp vụ phụ khác mà tần số của các đài này có thể được ấn định muộn hơn.

- Các ký hiệu “VTN” kèm theo số thứ tự ở hàng dưới cùng trong một ô của cột 3 để chỉ dẫn các chú thích riêng của Việt Nam và áp dụng cho tất cả các nghiệp vụ trong ô. Các chú thích này được ghi trong mục 5, phần thứ 3 của Quy hoạch.

- Các ký hiệu “VTN” kèm theo số thứ tự ở bên phải một nghiệp vụ trong ô để chỉ dẫn các chú thích riêng của Việt Nam và chỉ áp dụng riêng nghiệp vụ đó. Các chú thích này được ghi trong mục 5, phần thứ 3 của Quy hoạch.

- Các số ghi ở hàng dưới cùng trong một ô để chỉ dẫn phần chú thích tương ứng trong Điều 5 của Thể lệ vô tuyến điện của Liên minh Viễn thông quốc tế và được áp dụng cho tất cả các nghiệp vụ trong ô. Các chú thích này được ghi trong mục 6, phần thứ 3 của Quy hoạch.

- Các số ghi ở bên phải một nghiệp vụ trong ô để chỉ dẫn phần chú thích tương ứng trong Điều 5 của Thể lệ vô tuyến điện của Liên minh Viễn thông quốc tế và chỉ áp dụng riêng cho nghiệp vụ đó. Các chú thích này nằm trong mục 6, phần thứ 3 của Quy hoạch.

3.5. Các nghị quyết, phụ lục, khuyến nghị và chú thích được nhắc đến trong mục 6, phần thứ 3 nhưng không có trong Quy hoạch này xem trong Thể lệ vô tuyến điện của Liên minh Viễn thông quốc tế.

3.6. Theo phân chia khu vực của Liên minh Viễn thông quốc tế, Việt Nam nằm trong khu vực 3 nên các vấn đề phối hợp tần số với các nước láng giềng tuân theo phân chia của khu vực 3.

4. BẢNG PHÂN CHIA PHỔ TẦN SỐ CHO CÁC NGHIỆP VỤ



Каталог: file-remote-v2 -> DownloadServlet?filePath=vbpq -> 2009
2009 -> Mẫu số: 01 (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 31 /2009/ttlt-btc –BLĐtbxh ngày 09 tháng 09 năm 2009) CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> Ủy ban nhân dân thành phố HỒ chí minh
2009 -> Phụ lục 2A: Chương trình khung trình độ Trung cấp nghề Tên nghề: Quản trị lữ hành
2009 -> Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-cp ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính
2009 -> VĂn phòng chính phủ Số: 02
2009 -> Isposal of industrial explosive materials
2009 -> 1871/vpcp-qhqt ngày ban hành: 25/03/2009 Trích yếu: Báo cáo vấn đề kinh doanh Công ty Metro Cash & Carry (Đức)
2009 -> Tiếp tục rà soát, kiến nghị với Trung ương sửa đổi, bổ sung, ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn thi hành Luật doanh nghiệp và các luật có liên quan
2009 -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 2078

tải về 1.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   91




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương