Quân đội Nhân dân Việt Nam



tải về 382.06 Kb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích382.06 Kb.
#17906
1   2   3   4

Các tướng lĩnh tiêu biểu

  1. Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam

  2. Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị đầu tiên

  3. Đại tướng Hoàng Văn Thái, Tổng tham mưu trưởng đầu tiên của quân đội nhân dân Việt Nam, tư lệnh quân giải phóng Miền Nam (1967-1973),Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục Thể thao đầu tiên, Phó Bí thư Trung ương Cục miền Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng, Chủ nhiệm Tổng cục Quân huấn, Trưởng ban tổng kết chiến lược Quân ủy, Chỉ đạo ngành kỹ thuật quân sự, Hiệu trưởng Trường Quân chính kháng Nhật.

  4. Đại tướng Lê Trọng Tấn

  5. Đại tướng Chu Huy Mân, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, làm đến phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước.

  6. Đại tướng Văn Tiến Dũng

  7. Đại tướng Lê Đức Anh, nguyên Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam

  8. Đại tướng Phạm Văn Trà, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (1997-2006)

  9. Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đương nhiệm (từ 2006)

  10. Thượng tướng Chu Văn Tấn, chỉ huy Cứu quốc quân

  11. Thượng tướng Trần Văn Trà, tư lệnh Quân giải phóng miền Nam

  12. Thượng tướng Trần Văn Quang

  13. Thượng tướng Bùi Phùng

  14. Thượng tướng Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam

  15. Thượng tướng Hoàng Minh Thảo, Tư lệnh chiến dịch Tây Nguyên

  16. Thượng tướng Hoàng Cầm

  17. Thượng tướng Nguyễn Hữu An

  18. Thượng tướng Nguyễn Trọng Xuyên

  19. Thượng tướng Nguyễn Chơn

  20. Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh

  21. Trung tướng Nguyễn Bình, Tư lệnh Nam Bộ - Trung tướng đầu tiên

  22. Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên

  23. Trung tướng Lê Quang Đạo

  24. Trung tướng Lê Hiến Mai

  25. Trung tướng Trần Độ

  26. Trung tướng Vương Thừa Vũ

  27. Thiếu tướng Dương Văn Dương, Tư lệnh Liên khu Bình Xuyên

  28. Thiếu tướng Hoàng Sâm, đội trưởng đầu tiên của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân

  29. Thiếu tướng Lê Thiết Hùng, vị tướng quân đầu tiên

  30. Thiếu tướng Nguyễn Sơn, Lưỡng quốc tướng quân

  31. Thiếu tướng Nguyễn Thị Định, nữ tướng đầu tiên, phó tư lệnh Quân giải phóng miền Nam

  32. Thiếu tướng Trần Đại Nghĩa, cha đẻ của ngành quân giới

  33. Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện, vị tướng Chính ủy

  34. Thiếu tướng Trần Văn Trân

  35. Thiếu tướng Hoàng Đan

Xem thêm: Danh sách các tướng lĩnh Quân đội Nhân dân Việt Nam

Tổ chức

Theo Luật Quốc phòng năm 2005 (luật số 39/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005), Quân đội nhân dân là một bộ phận và là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân, bao gồm Lực lượng Thường trực và Lực lượng Dự bị Động viên. Lực lượng Thường trực của Quân đội nhân dân có Bộ đội Chủ lực, Bộ đội Địa phương và Bộ đội Biên phòng.

Cấp tổ chức của Quân đội Nhân dân Việt Nam từ thấp đến cao là Tiểu đội, Trung đội, Đại đội, Tiểu đoàn, Trung đoàn, Lữ đoàn, Sư đoàn (trước đây gọi là Đại đoàn). Cấp cao nhất là Quân đoàn , hiện nay có 4 quân đoàn là các quân đoàn 1, 2, 3, 4. Đây chính là quân chủ lực cơ động.

Từ cấp tiểu đoàn trở lên có ban chỉ huy gồm cấp trưởng, cấp phó, tham mưu trưởng và cấp phó phụ trách công tác chính trị, theo chế độ một thủ trưởng. Trước đây, khi thực hiện chế độ "2 thủ trưởng", thì ngoài thủ trưởng quân sự (đại đội trưởng, tiểu đoàn trưởng...), từ cấp đại đội trở lên còn có thủ trưởng chính trị, được gọi là chính trị viên (ở cấp đại đội và tiểu đoàn) hoặc chính ủy (ở cấp trung đoàn trở lên). Cấp thủ trưởng chính trị này từ sau Chiến tranh Việt Nam đã chuyển thành cấp phó phụ trách công tác chính trị. Theo nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ X, chế độ chính ủy - chính trị viên lại được khôi phục trong toàn quân từ năm 2006.

Tổ chức quân đội chia ra hai loại: Quân cơ động và Quân đồn trú. Quân cơ động là lực lượng chủ lực tiến công cơ động, không gắn cố định với địa dư đóng quân. Quân đồn trú để bảo vệ địa phương mình đồn trú và xây dựng quân sự địa phương.

Quân cơ động



  • Quân đoàn 1, còn gọi là Binh đoàn Quyết Thắng với các sư đoàn bộ binh cơ giới 308, sư đoàn 312, sư đoàn 390 dự bị, được thành lập ngày 24 tháng 10 năm 1973 tại Ninh Bình.

  • Quân đoàn 2, còn gọi là Binh đoàn Hương Giang với các sư đoàn 304,325 và sư đoàn 306 dự bị, được thành lập ngày 17 tháng 5 năm 1974 tại Thừa Thiên-Huế.

  • Quân đoàn 3, còn gọi là Binh đoàn Tây Nguyên với các sư đoàn 10,320 và sư đoàn dự bị 31, được thành lập ngày 26 tháng 3 năm 1975 tại Tây Nguyên.

  • Quân đoàn 4, còn gọi là Binh đoàn Cửu Long có các sư đoàn 7, 9, 309, được thành lập ngày 20 tháng 7 năm 1974 tại miền Đông Nam Bộ.

Các quân đoàn đã giải thể:

  • Quân đoàn 5 (Binh đoàn Chi Lăng) thuộc quân khu 1

  • Quân đoàn 6 thuộc quân khu 2

  • Quân đoàn 7 / Quân đoàn 65(Binh đoàn Lý Thường Kiệt)thuộc Bộ quốc phòng

  • Quân đoàn 8 (Binh đoàn Pắc Bó) thuộc quân khu 1

  • Quân đoàn 68 thuộc quân khu 3

  • Quân đoàn 34 thuộc quân khu Thủ đô

Quân đồn trú: Về mặt địa lý, đơn vị quân sự cao nhất là Quân khu, chỉ huy quân địa phương và một số binh đoàn, binh đội trực thuộc. Chức năng cơ bản của Quân khu là tác chiến bảo vệ lãnh thổ được phân cho mình, xây dựng nền quốc phòng toàn dân ở địa phương tại quân khu. Toàn quốc Việt Nam hiện nay chia thành 8 quân khu gồm:

  • Bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội một đơn vị tổ chức tương đương cấp quân khu phòng thủ Hà Nội gồm sư đoàn và các đơn vị độc lập

  • quân khu 1 gồm các sư đoàn bộ binh (khu vực vùng núi phía Đông Bắc bộ),

  • quân khu 2 (khu vực các tỉnh miền núi Tây Bắc),

  • quân khu 3 (các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ),

  • quân khu 4 (các tỉnh Bắc Trung bộ),

  • quân khu 5 (các tỉnh Nam Trung BộTây Nguyên),

  • quân khu 7 (Đông Nam Bộ),

  • quân khu 9 (Tây Nam Bộ)

Quân binh chủng

Theo cơ cấu ngành dọc, Quân đội Nhân dân Việt Nam có Quân chủng chia theo môi trường tác chiến và Binh chủng là loại đơn vị kỹ thuật. Hiện nay, Việt Nam có 3 quân chủng là: Lục quân, Hải quân, Phòng không-Không quân, trong đó quân chủng Lục quân không tổ chức thành bộ tư lệnh riêng mà trực thuộc trực tiếp Bộ quốc phòng. Lực lượng Bộ đội Biên phòng tương đương quân chủng. Các binh chủng trong Lục quân là: Công binh, Thông tin liên lạc, Đặc công, Hoá học, Tăng thiết giáp, Pháo binh.

Các binh chủng trong Hải quân: Hải quân đánh bộ, Tên lửa-Pháo bờ biển, Không quân Hải quân, Tàu ngầm.

Các binh chủng trong Phòng không - Không quân: Radar, Không quân, Tên lửa, Pháo phòng không...



Năm 1998, Cục Cảnh sát biển được thành lập, ban đầu trực thuộc Quân chủng Hải quân. Đến năm 2008, Lực lượng Cảnh sát biển được tổ chức độc lập trực thuộc trực tiếp Bộ Quốc phòng.

Các binh chủng của Lục quân

Bộ binh

Tăng-Thiết giáp

Pháo binh

Đặc công

Công binh

Quân y

Thông tin-Liên lạc

Vận tải

















Kỹ thuật

Hóa học

Hậu cần

Quân pháp

Quân nhạc

Văn công

Thể công

Bộ binh cơ giới

















[sửa] Các binh chủng của Hải quân

Tàu chiến

Hải quân Đánh bộ

Không quân Hải quân

Tên lửa Bờ biển

Tàu ngầm











Các binh chủng của Phòng không-Không quân

Tiêm kích

Tên lửa phòng không

Pháo phòng không

Nhảy dù

Radar












Lãnh đạo

Quân đội đặt dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, và quản lý của Nhà nước.



Chủ tịch nước Việt Nam là Thống lĩnh (hoặc Tổng tư lệnh) Quân đội Nhân dân Việt Nam và là Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh Việt Nam.

Các chức vụ cao nhất trong Quân đội Nhân dân Việt Nam gồm Bộ trưởng Bộ quốc phòng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Tổng Tham mưu trưởng, có cấp bậc quân hàm cao nhất là Đại tướng. Ngoài ra, trước đây từng có chức vụ Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang do đại tướng Võ Nguyên Giáp nắm giữ.



Đảng ủy Quân sự Trung ương, gọi tắt là Quân ủy Trung ương, là cơ quan lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong Quân đội Nhân dân Việt Nam, được thành lập vào tháng 1 năm 1946 do Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp làm Bí thư Quân ủy Trung ương.

Ngoài ra còn có Tòa án quân sự Trung ươngViện Kiểm sát quân sự Trung ương là 2 cơ quan chức năng trực thuộc ngành Tư pháp và Kiểm sát hoạt động trong quân đội.



Xem thêm: Danh sách Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam

Quy định về chức vụ sĩ quan

Theo nghị định số 44/2005/NĐ-CP do Thủ tướng Chính phủ ký ban hành ngày 5 tháng 4 năm 2005, quy định nhóm chức vụ chuẩn và cấp bậc quân hàm cao nhất tương ứng của sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam là:



  • Chức vụ Bộ trưởng, Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị có cấp bậc quân hàm cao nhất là Đại tướng;

  • Chức vụ Thứ trưởng có quân hàm cao nhất là Thượng tướng;

  • Chức vụ Tư lệnh Quân khu, Tư lệnh Quân chủng, Chủ nhiệm Tổng cục có cấp bậc quân hàm cao nhất là Trung tướng (Phó Đô đốc đối với Hải quân);

  • Chức vụ Tư lệnh Quân đoàn, Tư lệnh Binh chủng có cấp bậc quân hàm cao nhất là Thiếu tướng (Chuẩn Đô đốc đối với Hải quân);

  • Chức vụ Phó Tư lệnh Quân đoàn, Phó Tư lệnh Binh chủng, Sư đoàn trưởng, Lữ đoàn trưởng có cấp bậc quân hàm cao nhất là Đại tá;

  • Chức vụ Trung đoàn trưởng, Trung đoàn phó có cấp bậc quân hàm cao nhất là Thượng tá;

  • Chức vụ Tiểu đoàn trưởng, Tiểu đoàn phó có cấp bậc quân hàm cao nhất là Trung tá;

  • Chức vụ Đại đội trưởng, Đại đội phó có cấp bậc quân hàm cao nhất là Đại úy;

  • Chức vụ Trung đội trưởng có cấp bậc quân hàm cao nhất là Thượng úy.

Quy chế về Quân nhân chuyên nghiệp được quy định lần đầu vào năm 1982 và sửa đổi bổ sung vào năm 1992. Quân nhân chuyên nghiệp là quân nhân có trình độ chuyên môn kỹ thuật nhất định cần cho công tác chỉ huy chiến đấu, do đó làm công tác chuyên môn nghiệp vụ dài hạn trong quân đội sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự. Quân nhân chuyên nghiệp không làm công tác chỉ huy, quản lý. Cấp hàm thấp nhất của quân nhân chuyên nghiệp là Thiếu úy và cao nhất là Thượng tá.

Cấp bậc quân hàm

Xem thêm: Quân hàm Quân đội Việt Nam và một số quốc gia

Theo sắc lệnh số 33 ngày 22 tháng 3 năm 1946 do Chủ tịch Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký, các cấp bậc của Quân đội Quốc gia Việt Nam được quy định thành 5 cấp 15 bậc. Tuy nhiên, do điều kiện chiến tranh, chế độ quân hàm chưa được áp dụng, trừ vài trường hợp ngoại lệ. Năm 1958, chế độ quân hàm mới chính thức được áp dụng đại trà và ổn định từ đó đến nay, trừ một vài thay đổi nhỏ.



Hệ thống quân hàm sĩ quan, Quân nhân chuyên nghiệp Quân đội Nhân dân Việt Nam hiện nay có 3 cấp: Tướng, Tá, Úy, mỗi cấp có 4 bậc được phân theo số sao: Đại (4 sao), Thượng (3 sao), Trung (2 sao) và Thiếu (1 sao). Dưới quân hàm sĩ quan là các quân hàm Học viên, Hạ sĩ quan và Chiến sĩ. Hạ sĩ quan (cấp sĩ) có 3 bậc: Thượng, Trung và Hạ. Cấp Binh (Chiến sĩ) có 2 bậc: Binh nhất và Binh nhì.

Quân hàm cấp tướng

Lục quân

Không quân

Hải quân

Biên phòng

Cảnh sát biển











Đại tướng















Thượng tướng/
Đô đốc













Trung tướng/
Phó Đô đốc











Thiếu tướng/
Chuẩn Đô đốc











  1. Cấp Tướng (4 bậc)

    • Đại tướng 4 sao vàng bằng kim loại

    • Thượng tướng 3 sao vàng bằng kim loại

    • Trung tướng 2 sao vàng bằng kim loại

    • Thiếu tướng 1 sao vàng bằng kim loại

  2. Cấp Tá (4 bậc)

    • Đại tá 4 sao và 2 vạch vàng bằng kim loại

    • Thượng tá 3 sao và 2 vạch vàng bằng kim loại

    • Trung tá 2 sao và 2 vạch vàng bằng kim loại

    • Thiếu tá 1 sao và 2 vạch vàng bằng kim loại

  3. Cấp uý (4 bậc)

    • Đại úy 4 sao và 1 vạch vàng bằng kim loại

    • Thượng úy 3 sao và 1 vạch vàng bằng kim loại

    • Trung úy 2 sao và 1 vạch vàng bằng kim loại

    • Thiếu úy 1 sao và 1 vạch vàng bằng kim loại

  4. Cấp sĩ (3 bậc)

    • Thượng sĩ 3 vạch ngang bằng vải

    • Trung sĩ 2 vạch ngang bằng vải

    • Hạ sĩ 1 vạch ngang bằng vải

  5. Cấp binh (2 bậc)

    • Binh nhất 2 vạch chữ V ngược bằng vải

    • Binh nhì 1 vạch chữ V ngược bằng vải

Cấp hàm Thượng tướng, Thượng táThượng úy được quy định từ năm 1958. Cấp hàm Thượng tá bị bãi bỏ năm 1983 rồi được khôi phục lại từ năm 1992. Các cấp hàm có tên gọi riêng trong hải quân: Đô đốc (tương đương Thượng tướng), Phó Đô đốc (tương đương Trung tướng), Chuẩn Đô đốc (tương đương Thiếu tướng) được quy định lần đầu tiên trong Luật sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam ban hành ngày 31 tháng 12 năm 1981.

Cấp hiệu Quân đội Nhân dân Việt Nam có 2 hình thức chính là cấp hiệu chính thức và cấp hiệu kết hợp. Cấp hiệu chính thức là cấp hiệu đeo ở trên vai áo. Cấp hiệu kết hợp là phù hiệu binh chủng kết hợp cấp hiệu đeo ở trên ve áo (còn gọi là quân hàm dã chiến). Hình dáng cấp hiệu còn cho biết quân nhân là sĩ quan chỉ huy hay quân nhân chuyên nghiệp.

Màu viền của cấp hiệu thể hiện các quân chủng:


  • Lục quân: màu đỏ tươi

  • Không quân và Phòng không: màu xanh da trời

  • Hải quân: màu tím than.

Màu nền là màu vàng.

Riêng cấp hiệu Bộ đội biên phòng có màu viền là màu đỏ tươi tương tự như Lục quân, nhưng có màu nền xanh lá cây.

Hệ thống cấp hiệu của Lực lượng Cảnh sát biển có màu nền là màu tím than nhưng có viền màu vàng. Đối với chiến sĩ và hạ sĩ quan sử dụng vạch màu vàng.

Kể từ năm 2009, cấp hiệu Quân nhân Chuyên nghiệp sẽ sử dụng vạch kim loại thẳng tương tự như sĩ quan chỉ huy (thay cho vạch kim loại hình >). Tuy nhiên, sẽ có một vạch màu hồng nhạt giữa cầu vai cấp hiệu để phân biệt.



Xem thêm: Quân hàm Quân đội Nhân dân Việt Nam


tải về 382.06 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương