Quân đội Nhân dân Việt Nam



tải về 382.06 Kb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích382.06 Kb.
#17906
1   2   3   4

Phù hiệu

Theo quy định năm 2009 thì Quân đội Nhân dân Việt Nam có 25 loại phù hiệu ngành, quân chủng, binh chủng sau đây[14]:



  • Binh chủng hợp thành - Bộ binh: hình thanh kiếm và khẩu súng đặt chéo.

  • Cơ giới: hình xe bọc thép đặt trên thanh kiếm và khẩu súng đặt chéo.

  • Đặc công: hình dao găm đặt trên khối bộc phá, dưới có mũi tên vòng.

  • Tăng - Thiết giáp: hình xe tăng nhìn ngang.

  • Pháo binh: hình hai nòng pháo thần công đặt chéo.

  • Hóa học: hình tia phóng xạ trên hình nhân ben-zen.

  • Công binh: hình cuốc, xẻng trên nửa bánh xe răng.

  • Thông tin: Hình sóng điện.

  • Biên phòng: hình thanh kiếm và khẩu súng đặt chéo, trên vòng tròn không khép kín, dưới hình vòng cung có ký hiệu đường biên giới quốc gia.

  • Phòng không - Không quân: hình sao trên đôi cánh chim.

  • Nhảy dù: hình máy bay trên dù đang mở.

  • Tên lửa: hình tên lửa trên nền mây.

  • Cao xạ: hình khẩu pháo cao xạ.

  • Radar: hình cánh ra-đa trên bệ.

  • Hải quân: hình mỏ neo.

  • Hải quân đánh bộ: hình mỏ neo trên thanh kiếm và khẩu súng đặt chéo.

  • Cánh sát biển: hình tròn, xung quanh có hai bông lúa dập nổi màu vàng, ở giữa có hình mỏ neo màu xanh dương và chữ CSB màu đỏ.

  • Hậu cần - Tài chính: hình thanh kiếm và khẩu súng đặt chéo, dưới có bông lúa.

  • Quân y, thú y: hình chữ thập đỏ trong hình tròn.

  • Kỹ thuật: hình com-pa trên chiếc búa.

  • Lái xe: hình tay lái trên nhíp xe.

  • Quân pháp: hình mộc trên hai thanh kiếm đặt chéo.

  • Quân nhạc: hình chiếc kèn và sáo đặt chéo.

  • Thể dục thể thao: hình cung tên.

  • Văn hóa nghệ thuật: hình biểu tượng âm nhạc và cây đàn.

Trang phục

Ngày 26 tháng 8 năm 2009, Thủ tướng Việt Nam ra Quyết định số 109/2009/QĐ-TTg quy định về quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu lễ phục của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Từ ngày 22 tháng 12 năm 2009, các sĩ quan Việt Nam cũng sử dụng quân phục mới kiểu K-08.[15]



Vũ khí, khí tài quân sự

Quân đội nhân dân Việt Nam không công khai các thông tin về vũ khí, khí tài của mình nên việc biết chính xác các thông tin này dường như là điều không thể. Hiện nay Quân đội nhân dân Việt Nam đang sở hữu một lượng vũ khí lớn, một phần là từ thời Chiến tranh Việt Nam[cần dẫn nguồn]. Vũ khí được sử dụng chủ yếu là từ Liên Xô, Trung QuốcHoa Kỳ (Do năm 1975, Quân đội nhân dân Việt Nam đã tịch thu một số lượng vũ khí tương đối lớn do Hoa Kỳ viện trợ cho quân đội Sài Gòn trước đó). Từ năm 1990 trở đi, các bạn hàng vũ khí của Việt Nam được mở rộng, cả với Ấn Độ, Pháp, Israel, Triều Tiên[cần dẫn nguồn]... [3]

Phát triển và hiện đại hóa vũ khí trang bị

Bài chi tiết: Hiện đại hóa Quân đội Nhân dân Việt Nam

Trong suốt Chiến tranh Việt Nam (1965-1975) và Chiến tranh biên giới Tây Nam (1979-1989), Việt Nam hầu như dựa hoàn toàn vào các hệ thống vũ khí trang bị có nguồn gốc từ Liên bang Xô viết. Kể từ sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1991, đã kết thúc giai đoạn "bán rẻ như cho" và Việt Nam bắt đầu phải thanh toán tiền mua vũ khí trang bị bằng ngoại tệ mạnh hoặc bằng hàng đổi hàng.

Việt Nam đã đặt việc phát triển kinh tế lên hàng đầu và chỉ duy trì mức tăng chi tiêu quốc phòng một cách nhỏ giọt. Việt Nam không tiến hành các đợt mua sắm hay nâng cấp vũ khí lớn. Phải tới tận cuối những năm 1990, Chính phủ Việt Nam công bố một loạt các chương trình mua sắm các hệ thống vũ khí trang bị hiện đại. Theo đó, Việt Nam chậm rãi phát triển hải quânkhông quân để kiểm soát các vùng nước nông và vùng đặc quyền kinh tế.

Hầu hết các chương trình mua sắm quốc phòng chủ yếu được thực hiện để đảm bảo ưu tiên này. Ví dụ, Việt Nam đã mua một số máy bay chiến đấu và tàu chiến có khả năng tác chiến khá cao. Việt Nam cũng lên kế hoạch phát triển nền công nghiệp quốc phòng với ưu tiên cho hải quân, có sự kết hợp với các đồng minh cũ (Nga, các nước Đông Âu) và Ấn Độ.



Trang bị của Quân chủng Lục quân

Xe tăng

  •  Liên Xô T-54/55 Xe tăng chiến đấu chủ lực (~950)

  •  Liên Xô T-62 Xe tăng chiến đấu chủ lực (200)

  •  Liên Xô PT-76 Xe tăng lội nước (khoảng 300)

  •  Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Type-59 Xe tăng chiến đấu chủ lực (khoảng 350)

  •  Liên Xô T-34 Chủ yếu dùng để huấn luyện (rất ít)

  •  Liên Xô SU-100 Pháo tự hành 100mm (20)

  •  Liên Xô 2S1 Pháo tự hành 122mm

  •  Liên Xô 2S3 Pháo tự hành 152mm

  •  Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Type 62 Xe tăng hạng nhẹ

  •  Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Type-63 Xe tăng lội nước

  •  CHDCND Triều Tiên PT-85 Xe tăng lội nước hạng nhẹ

  •  Israel/ Việt Nam T-55M3 xe tăng chiến đấu chủ lực do Việt Nam và Israel hợp tác nâng cấp, cải tiến từ xe tăng T-54B (đã đưa vào sử dụng)

Vũ khí loại bỏ

  • Hoa Kỳ M41 Walker Bulldog Xe tăng hạng nhẹ (dự bị)

  • Hoa Kỳ M48 Patton Xe tăng hạng trung (nghỉ hưu,dự bị)

Xe bộ binh

  •  Liên Xô BMP-1 Xe chiến đấu bộ binh (600)

  •  Liên Xô BMP-2 Xe chiến đấu bộ binh (600)

  •  Liên Xô BTR-40 Xe thiết giáp chở quân

  •  Liên Xô BTR-50 Xe thiết giáp chở quân (750)

  •  Liên Xô BTR-60 Xe thiết giáp chở quân (450)

  •  Liên Xô BTR-70 Xe thiết giáp chở quân (150)

  •  Liên Xô BTR-80 Xe thiết giáp chở quân (10-15)

  •  Liên Xô BTR-152 Xe thiết giáp chở quân

  •  Liên Xô BRDM-1 Xe thiết giáp trinh sát (120)

  •  Liên Xô BRDM-2 Xe thiết giáp trinh sát (480)

  • Hoa Kỳ M-113 Xe thiết giáp chở quân (ít nhất 200 chiếc)

  •  Israel RAM-2000 Xe thiết giáp chống mìn (1000)

  • Hoa Kỳ V-100 Xe thiết giáp hạng nhẹ

Vũ khí loại bỏ

  •  Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Type-63 Xe thiết giáp chở quân

Súng cối - Pháo



Lễ duyệt binh kỷ niệm 34 năm giải phóng Trường Sa



  •  Liên Xô ZSU-57-2 pháo phòng không tự hành 57mm 2 nòng

  •  Liên Xô ZSU-23-4 Shilka pháo phòng không tự hành 23mm 4 nòng

  •  Liên Xô S-60 Pháo phòng không 57mm

  •  Liên Xô 61-K Pháo phòng không 37mm (1 hoặc 2 nòng)

  •  Liên Xô ZU-23-2 Pháo phòng không 23mm 2 nòng

  •  Việt Nam Súng cối giảm âm 50mm

  •  Liên Xô Súng cối 60mm (nhiều phiên bản)

  •  Liên Xô Súng cối 82mm (nhiều phiên bản)

  •  Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Súng cối 100mm

  •  Liên Xô 120-PM-43 Súng cối 120mm

  •  Liên Xô M160 Súng cối hạng nặng 160mm

  •  Liên Xô SPG-9 Súng không giật 73mm

  •  Liên Xô B-10 Pháo không giật 82mm

  •  Liên Xô B-11 Pháo không giật 107mm

  •  Liên Xô Pháo bắn thẳng 85mm

  •  Liên Xô Pháo bắn thẳng 100mm

  • Hoa Kỳ M2A1 Lựu pháo 105mm

  •  Liên Xô D-30 Lựu pháo 122mm

  •  Liên Xô M-46 130mm Lựu pháo nòng dài 130mm

  •  Liên Xô D-20 Pháo bức kích 152mm

  • Hoa Kỳ M-144 Pháo bức kích 155mm

  •  Liên Xô BM-14 Pháo phản lực phóng loạt 140mm 16 ống

  •  Liên Xô BM-21 Pháo phản lực phóng loạt 122mm 40 ống

Vũ khí loại bỏ

  •  Liên Xô BM-13 Pháo phản lực phóng loạt 132mm 16 ống

  • Hoa Kỳ M107 Đại bác tự hành 175mm

  • Hoa Kỳ M-40 Pháo không giật 106mm

Tên lửa mặt đất

  •  Liên Xô Nudelman AT-2 Swatter Tên lửa chống tăng (sử dụng trên trực thăng Mi-24)

  •  Liên Xô Kolomna AT-3 Sagger Tên lửa chống tăng

  •  Liên Xô AT-4 Spigot Tên lửa chống tăng

  •  Liên Xô AT-5 Spandrel Tên lửa chống tăng

  •  Nga 9K114 Shturm Tên lửa chống tăng (sử dụng phiên bản hải quân SHTURM-Ataka trang bị cho các Tàu tuần tra cao tốc Mirage mua của Nga)

  •  Liên Xô SS-1 Scud B/C/D Tên lửa đường đạn chiến thuật đất đối đất

  •  CHDCND Triều Tiên Hwasong-6 Tên lửa đường đạn chiến thuật đất đối đất .

Vũ khí bộ binh

Súng ngắn

  •  Liên Xô TT-33 Súng ngắn 7,62x25mm

  •  Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Type-54 Phiên bản TT-33 do Trung Quốc sao chép.

  •  Liên Xô K-67 Súng ngắn giảm thanh

  •  Việt Nam Súng ám sát 2 nòng 7,62mm MCP [16]

  •  Liên Xô PM (K59) Súng ngắn 9x18mm

  •  Liên Xô Stechkin APS Súng ngắn tự động 9x18mm (trang bị cho đặc công)

  • Đức Walther PP Súng ngắn tự động 9x18 mm

  •  Tiệp Khắc CZ 52 Súng ngắn 7,62x25mm

  •  Tiệp Khắc CZ 83 Súng ngắn (biến thể xuất khẩu của CZ 82 , CZ 82 lại là phiên bản của PM (K59) nhưng tăng số đạn trong hộp tiếp đạn lên 12 viên)

  • Hoa Kỳ M-1911A1 Súng ngắn .45ACP

  •  Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Súng ngắn Type 59 Sao chép súng ngắn Makarov PM của Liên Xô .

Súng trường

  •  Liên Xô/ Việt Nam AK-47 Súng trường tấn công

  •  Liên Xô AK-74 Súng trường tấn công (trang bị cho hải quân)

  •  Liên Xô/ Việt Nam AKM Súng trường tấn công

  •  Liên Xô AKS Súng trường tấn công (phiên bản báng gập của AK-47 , trang bị cho đặc công)

  •  Liên Xô APS Súng trường tấn công dưới nước (trang bị cho lực lượng đặc công nước, đặc công người nhái)

  •  Israel IMI Galil Súng trường tấn công (trang bị cho hải quân đánh bộ)

  • Hoa Kỳ M-16 Súng trường tấn công

  •  Hungary AMD 65 Phiên bản của AKM do Hungary sản xuất

  •  Israel TAR-21 Súng trường tấn công[17]

  •  Liên Xô AKS-74U Súng carbine, nhưng phân loại kỹ chiến thuật chính xác là tiểu liên (trang bị cho đặc công)

  • Hoa Kỳ CAR-15 Súng carbine, nhưng phân loại kỹ chiến thuật chính xác là tiểu liên (trang bị cho đặc công, cảnh sát biển, đặc nhiệm quân báo)

  •  Việt Nam M-18 Súng carbine, biến thể của CAR-15 được Việt Nam cải tiến sản xuất)

  •  Liên Xô Mosin Nagant Súng trường chiến đấu (mẫu carbine M44 (K44), trang bị cho dân quân địa phương, bộ đội không sử dụng)

  •  Liên Xô CKC Súng trường bán tự động (trang bị cho dân quân tự vệ)

  •  Liên Xô SVT-40 Súng trường bán tự động

  •  Liên Xô SVT-38 Súng trường bán tự động

  •  Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Type 56 - 1 loại khác của CKC (trang bị cho dân quân tự vệ)

  •  Cộng hòa nhân dân Trung Hoa/ Việt Nam Type 56 1 kiểu khác của AK-47

Súng tiểu liên

  •  Việt Nam K-50M súng tiểu liên (sao chép PPSh-41 và sử dụng phụ kiện của PPS-43 , trang bị cho dân quân)

  •  Liên Xô PPSh-41 Súng tiểu liên (trang bị cho dân quân , lưu trữ)

  •  Liên Xô PPS-43 Súng tiểu liên (trang bị cho dân quân , lưu trữ)

  •  Israel Uzi Súng tiểu liên (trang bị cho đặc công)

  •  Ba Lan PM-63 Súng tiểu liên

  •  Tây Đức MP-5 Súng tiểu liên(Các đơn vị cảnh sát và đặc công là chủ yếu )

Súng bắn tỉa

  •  Israel IMI Galatz Súng bắn tỉa 7,62mm

  •  Tây Đức PSG-1 Súng bắn tỉa 7,62 mm (Các đơn vị cảnh sát đặc nhiệm)[cần dẫn nguồn]

  •  Liên Xô Mosin-Nagant Biến thể bắn tỉa chuyên dụng của phiên bản M91/30, chất lượng nòng tốt hơn, tay kéo khóa nòng cong gập xuống, dùng kính ngắm PU.

  •  Liên Xô SVD Súng bắn tỉa 7,62mm

  •  Nga SVU Phiên bản khóa nòng sau cò của SVD (trang bị cho đặc công)

  •  Việt Nam Súng bắn tỉa hạng nặng 12,7mm (Phát triển, cải tiến từ mẫu KSVK của Nga)

  •  Romania PSL Phiên bản SVD của Romania .

Súng hạng nặng

  •  Liên Xô Súng máy hạng nặng KPV Súng máy hạng nặng 14,5 mm

  •  Liên Xô DShK Súng máy hạng nặng 12,7mm

  •  Liên Xô NSV Súng máy hạng nặng 12,7mm

  • Hoa Kỳ M2-HB Súng máy hạng nặng 12,7mm

  •  Liên Xô PK/PKM Súng máy đa năng 7,62mm

  •  Liên Xô/ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa RPD Súng máy cá nhân 7,62mm

  •  Liên Xô RPK Súng máy cá nhân 7,62mm

  •  Liên Xô RPK-74 Súng máy cá nhân 7,62mm

  •  Israel IMI Negev Súng máy cá nhân 5,56mm (trang bị cho hải quân đánh bộ)

  • Hoa Kỳ M-60 Súng máy đa năng 7,62mm


tải về 382.06 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương