QUỐc hội khóa XIII kỳ HỌp thứ 10 BẢn tổng hợp thảo luận tại hội trưỜNG



tải về 309.07 Kb.
trang4/4
Chuyển đổi dữ liệu25.03.2018
Kích309.07 Kb.
#36601
1   2   3   4
Nguyễn Văn Phúc - Hà Tĩnh

Kính thưa Quốc hội

Tôi xin tham gia một số ý kiến về dự án Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự. Chủ yếu những vấn đề về cơ cấu kỹ thuật, chuyên môn không nắm rõ nên đề nghị giải trình thôi.

Thứ nhất để bảo đảm tính thống nhất, giữa dự án luật này với các dự án luật có liên quan. Tôi tán thành ý kiến nhiều vị đại biểu Quốc hội là chúng ta phải rà soát. Ví dụ khi dự án có viện dẫn các chương điều của Bộ luật hình sự thì chúng ta vẫn viện dẫn các chương điều của luật hiện hành. Trong khi đó Bộ luật hình sự hiện nay sửa đổi một cách cơ bản. Chúng ta vẫn trích Điều 230 a, 230b, và chắc chắn những điều này tới đây sẽ thay đổi.

Thứ hai, về tổ chức bộ máy nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan điều tra hình sự, cảnh sát điều tra và các cơ quan điều tra khác. Tôi có một cảm nhận là đọc người dân thấy rất khó hiểu.Tổ chức cơ quan điều tra bởi vì do kết cấu. Ở trong ngành hiểu rất rõ. Tôi đề nghị ví dụ nói đến Mục 2, tổ chức bộ máy nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan cảnh sát điều tra, chúng ta chỉ nói đến văn phòng cơ quan điều tra, Cục cảnh sát điều tra tội phạm trật tự xã hội v.v... Nhưng tôi hình dung, tôi có hỏi anh Tuyến là Tổng cục phó Tổng cục cảnh sát thì còn có chức danh Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra mà Thủ trưởng cơ quan điều tra hiện nay là Tổng cục trưởng thì trong bộ máy của cơ quan điều tra này phải có anh thủ trưởng, phó thủ trưởng cho các đơn vị này. Tôi hình dung thành một tổng thể thì mới gọi là cơ quan điều tra của cảnh sát. Tôi đề nghị, có lẽ ta trình bày làm thế nào để người dân người ta đọc vào người ta thấy cơ quan cảnh sát điều tra có thủ trưởng, phó thủ trưởng, có văn phòng, có các Cục thành một chính thể và tôi cho rằng có những việc thẩm quyền của thủ trưởng, phó thủ trưởng cũng phải quy định.

Tôi đề nghị điều quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra cũng phải quy định vào ở trong từng chương, mục này, đọc lên thế này chúng ta lại không thấy nhiệm vụ, quyền hạn của thủ trưởng và phó thủ trưởng cơ quan điều tra. Tôi đề nghị phải kết cấu lại như vậy. Ở trên Bộ, ở tỉnh, huyện cũng thế là phải có chức danh này.

Một số anh em các Cục cũng cho rằng nên lấy lại một số tên mà trước đây đã thành truyền thống, ví dụ như Cục cảnh sát hình sự, nói đến Cục cảnh sát hình sự hay Phòng cảnh sát hình sự là tội phạm phải run sợ, mà tên này là thương hiệu của người ta, cho nên tôi tán thành đặt tên trong các cơ quan điều tra này rất quan trọng. Tôi đề nghị ngoài văn phòng cơ quan điều tra thì ta gọi luôn là Cục cảnh sát hình sự là thực hiện nhiệm vụ điều tra tội phạm về trật tự xã hội, ta đặt tên trước và ta nói nội dung có được không? Hay là Cục cảnh sát về kinh tế, hay Cục cảnh sát về ma túy, Cục cảnh sát về chống buôn lậu, đặt tên rất gọn, rất mạnh như thế, như Cục cảnh sát chống buôn lậu và mở ngoặc ra là sẽ điều tra những tội phạm này. Tôi đề nghị nên quy định như vậy.

Về tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, tôi không thấy các đồng chí ở Viện kiểm sát phát biểu, tôi cũng mạo muội phát biểu một số ý kiến như sau và đề nghị giải trình là chính, đề nghị các lãnh đạo Viện kiểm sát giải trình là tại sao chỉ có một Cục điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao mà lại điều tra các tội phạm trong lĩnh vực tư pháp đến cấp huyện, quận chỉ có 1 cục. Tôi đề nghị chỗ này cũng phải giải trình cho rõ, vậy cục này có vươn tới được các huyện, quận ở biên giới này không? Trong toàn quốc không? Hay chúng ta phải tổ chức cơ quan điều tra của Viện kiểm sát ngay ở trong Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, thậm chí có thể ở tỉnh để tăng cường điều tra tội phạm trong lĩnh vực tư pháp mà hiện nay đang diễn biến không phải đơn giản. Tôi đề nghị chỗ này phải giải trình. Một cục trên này tôi thấy không đủ lực lượng được.

Ngoài ra, anh em ở bên cơ quan điều tra của Cục cảnh sát cũng tâm tư. Bây giờ nói là điều tra ra những lệnh bắt giữ, hoặc bắt tạm giam thì không phải lực lượng, trong này không có quy định cục này. Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát có quyền yêu cầu cơ quan cảnh sát thi hành án và hỗ trợ tư pháp để thực hiện các biện pháp cần thiết không? Hay tự mình phải đi bắt tội phạm. Tôi cho rằng đã là cơ quan điều tra là phải có yêu cầu các cơ quan cảnh sát phải thực hiện hỗ trợ, đây là luật định. Tôi đề nghị chỗ này cũng phải cân nhắc.

Trong này, quy định cũng đã có ý kiến nêu, phối hợp giữa đơn vị điều tra và đơn vị trinh sát, trong 1 cục vừa có Phòng điều tra, vừa có Phòng trinh sát thì đương nhiên Cục trưởng đấy, nhưng đơn vị điều tra và đơn vị trinh sát ở đây hiểu theo nghĩa là ở cục khác, đơn vị khác như thế nào. Tôi thấy kinh nghiệm của các nước đã là điều tra viên là anh có quyền chỉ đạo cả trinh sát thì mới hiệu quả được và luật phải định, trong ngành phải định, trinh sát phải hỗ trợ, phải giúp đỡ, vì đây là vấn đề tố tụng, chỗ này tôi cũng đề nghị cân nhắc.

Về điều tra viên, về cán bộ điều tra, tôi tán thành ý kiến của anh Thuyền và các đồng chí khác như cán bộ điều tra ta nên gọi là trợ lý điều tra v.v... Có một điểm nữa tôi đề nghị các đồng chí bên quân đội cân nhắc là ở Điều 55, nói về Hội đồng thi tuyển điều tra viên trong quan đội do một thứ trưởng Bộ Quốc phòng làm Chủ tịch, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị quân đội nhân dân là ủy viên, tôi đề nghị cân nhắc. Tôi hiểu là Chủ nhiệm Tổng cục chính trị là to hơn thứ trưởng, bây giờ ủy viên là thế nào? Tôi đề nghị cân nhắc ở chỗ này. Xin hết. Xin cảm ơn.
Nguyễn Tuyết Liên - Sóc Trăng

Kính thưa Chủ tọa kỳ họp

Kính thưa đại biểu

Tham gia vào dự thảo Luật tổ chức các cơ quan điều tra hình sự, tôi có một số ý kiến góp ý như sau.

Thứ nhất, về các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ở Điều 9, tôi thống nhất việc giao cho cơ quan kiểm ngư thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra bao gồm Cục kiểm ngư, Chi cục kiểm ngư vùng đáp ứng yêu cầu tình hình thực tiễn nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật, thanh tra chuyên ngành thủy sản trên các vùng biển Việt Nam.

Tuy nhiên, tôi cũng đề nghị rà soát lại bộ máy của các cơ quan giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, theo dự thảo luật các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra theo tôi là quá nhiều, làm cho bộ máy cồng kềnh, dẫn đến trồng chéo trong đấu tranh phòng chống tội phạm. Cụ thể như đấu tranh trong phòng chống ma túy, tôi phạm. Trong biên phòng có Cục phòng, chống ma túy và tội phạm, có Đoàn đặc nhiệm chống ma túy và tội phạm ở Khoản 1 Điều 9. Trong lực lượng Cảnh sát biển có Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy ở Khoản 4 Điều 9. Bên cạnh đó tại Khoản 7 điều này và Khoản 2, 3 Điều 39, cũng quy định về một số các cơ quan khác trong quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra bao gồm trại giam, đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương. Tôi cho rằng số lượng về cơ quan điều tra được giao một số nhiệm vụ trong cơ quan khác của quân đội nhân dân do chưa có số liệu cụ thể nhưng tôi thấy cần phải rà soát để tập trung đầu mối các cơ quan điều tra, sắp tới đây quy định tổ chức cơ quan điều tra hình sự gắn liền với Bộ luật tố tụng hình sự cũng như Luật tạm giữ, tạm giam. Tôi đề nghị Ban soạn thảo cần rà soát lại.

Vấn đề thứ hai, về những hành vi bị nghiêm cấm ở Điều 14, tôi đề nghị cần phải sửa đổi bổ sung, quy định tại Khoản 1 điều này cho tương thích với quy định tại Khoản 1 Điều 31, Hiến pháp năm 2013 và quy định của Bộ luật hình sự sửa đổi sắp tới đây. Cụ thể khoản này được viết như sau.

Một là, truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội, không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội như vậy sẽ tương thích với quy định trên.

Vấn đề thứ ba, về tổ chức bộ máy của cơ quan an ninh điều tra ở Điều 15, tôi đề nghị xem xét việc gọi tên tổ chức bộ máy cơ quan an ninh điều tra cấp tỉnh tại Khoản 2 điều này, để tương thích với Khoản 2 Điều 18 về tổ chức bộ máy của cơ quan cảnh sát điều tra công an cấp tỉnh, vì quy định tổ chức bộ máy của cơ quan an ninh điều tra cấp tỉnh gồm có các đội điều tra, đội nghiệp vụ và bộ máy giúp việc cơ quan an ninh điều tra. Trong khi đó, tổ chức bộ máy của cơ quan cảnh sát điều tra cấp tỉnh gồm có các phòng. Khoản 3, Điều 18 quy định: "Tổ chức bộ máy của cơ quan cảnh sát điều tra công an cấp huyện gồm có các đội, trong đó có đội điều tra tổng hợp". Do đó, để phân biệt với tên của cơ quan an ninh điều tra cấp tỉnh, cũng như tên gọi của cơ quan cảnh sát điều tra cấp tỉnh, tôi đề nghị cần có quy định làm sao cho tương thích, để khi nhìn vào tên gọi của cơ quan cảnh sát điều tra, hoặc cơ quan điều tra cấp tỉnh thì phù hợp với cơ quan cảnh sát điều tra cấp huyện.

Bên cạnh đó, Khoản 5, quy định về tổ chức bộ máy của cơ quan cảnh sát điều tra Điều 18. Tôi đồng ý với ý kiến của đại biểu Phúc đã phát biểu trước tôi, là tên gọi của tổ chức bộ máy cơ quan cảnh sát điều tra cấp bộ và cấp tỉnh thì được gọi tắt, nhưng phải mang tính chất đại diện, bao quát hết tên gọi của cơ quan tổ chức bộ máy của cơ quan cảnh sát điều tra đó, không nên hiểu tên với nghĩa khác như quy định tại Điểm b, Khoản 1, Khoản 2, Điều này, hoặc tên gọi chỉ mang tính chất đại diện như quy định tại Điểm đ, Khoản 1, Khoản 2 của Điều 18. Bên cạnh đó, cần cân nhắc đến việc gọi tên tắt như thế thì việc khắc con dấu như thế nào để đảm bảo cho trường hợp đặt tên, ghép tên của các cơ quan này quá dài.

Vấn đề nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan an ninh điều tra công an cấp tỉnh ở Điều 17. Tôi đề nghị bổ sung tại Khoản 3, quy định về việc hướng dẫn chỉ đạo nghiệp vụ điều tra và kiểm tra việc chấp hành pháp luật để tương thích với nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan cảnh sát điều tra công an cấp tỉnh được quy định tại Khoản 3, Điều 20 của luật này. Do đó, tại Khoản 3, Điều 17 được viết lại như sau: "Cơ quan an ninh điều tra công an cấp tỉnh có nhiệm vụ hướng dẫn chỉ đạo nghiệp vụ điều tra và kiểm tra việc chấp hành pháp luật. Các cơ quan của lực lượng an ninh nhân dân thuộc công an cấp tỉnh được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, thực hiện hoạt động điều tra".

Về tiêu chuẩn chung của điều tra viên, Điều 46. Tôi đề nghị tại Khoản 2, điều này cần bổ sung cụm từ "đại học biên phòng" sau cụm từ "có trình độ đại học an ninh, đại học cảnh sát", để có thể sử dụng được đối tượng đã đào tạo đại học biên phòng mà chuyên ngành trinh sát và đồng thời để tương thích với Khoản 1, Điều 9 là giao thẩm quyền cho các cơ quan điều tra thuộc bộ đội biên phòng.

Về những việc điều tra viên không được làm ở Điều 54, tôi đề nghị cần rà soát lại giữa những quy định, những hành vi bị nghiêm cấm ở Điều 14 và những quy định ở những việc điều tra viên không được làm ở Điều 54. Vì tôi thấy còn trùng lắp nhau về những hành vi bị nghiêm cấm và những việc điều tra viên không được làm, cụ thể Điều 14 quy định có 4 khoản, trong đó 3 khoản quy định thuộc trách nhiệm của điều tra viên, cán bộ điều tra, khoản còn lại thì quy định nhóm các hành vi của người khác không phải là điều tra viên, cán bộ điều tra và Điều 54 cũng quy định những việc điều tra không được làm gồm 5 khoản, nhưng lại quy định chưa chặt chẽ, vì những hành vi trên có thể bao gồm cả cán bộ điều tra chứ không phải là điều tra viên.

Bên cạnh đó, tôi đề nghị bổ sung một nội dung đối với Điều 54 là việc điều tra không được là một khoản quy định về hành vi cấm làm thất thoát mẫu vật, đồ vật, làm ảnh hưởng đến việc điều tra vụ án như đại biểu Nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh đã nêu. Tôi xin có một số đóng góp như trên, xin cảm ơn Quốc hội.


Nguyễn Thanh Hồng - Bình Dương

Kính thưa Quốc hội,

Kính thưa Chủ tọa kỳ họp,

Tôi xin tham gia ý kiến về Điều 44, tôi đồng tình và nhất trí rất cao với giải trình tiếp thu của Ủy ban thường vụ Quốc hội về trách nhiệm Công an xã, phường, Đồn công an như giải trình của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Vì theo tôi giải trình như vậy vừa đảm bảo với yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm, đồng thời đảm bảo thực hiện quyền con người, quyền công dân theo quy định của Hiến pháp.

Tôi xin báo cáo thêm, thực ra công an xã, phường, thị trấn là điểm đầu tiên và cũng là điểm cuối cùng của tất cả mọi hoạt động của công tác công an và cũng là điểm thực hiện tất cả các nhiệm vụ của công tác công an trên tất cả các lĩnh vực. Công an xã, phường, thị trấn không chỉ làm nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn và quản lý hành chính nhà nước về an ninh trật tự mà ở Công an xã, phường, thị trấn đều có thực hiện tất cả các hoạt động của công tác công an. Đối với Công an phường, Đồn công an thì chúng tôi nghĩ giao nhiệm vụ, trách nhiệm như Điều 44 thì chúng tôi thấy hết sức phù hợp và cũng phù hợp với thẩm quyền của đồn biên phòng và cũng tương đương với nhiệm vụ của đồn biên phòng, lực lượng này đều được đào tạo hết sức cơ bản ở hệ thống các trường của công an nhân dân.

Đối với công an xã. Đại biểu băn khoăn có lý do của nó, nhưng thực tế như trong Tờ trình của Chính, phủ chúng tôi thấy đây là lực lượng giải quyết rất nhiều công việc, đảm bảo trật tự, an ninh dưới cơ sở. Trưởng, phó công an xã đều được đào tạo trình độ từ trung cấp công an trở lên.

Những ý kiến như đại biểu Độ, đại biểu Thuyền, đại biểu Sơn băn khoăn chúng tôi thấy trong dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIV chúng ta nâng Pháp lệnh công an xã thành Luật công an xã. Nếu luật này quy định trách nhiệm của công an xã thì việc quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện trách nhiệm này như thế nào sẽ được quy định cụ thể trong luật. Kể cả vai trò của Viện kiểm sát trong việc giám sát thực hiện tin báo, tin tố giác tội phạm như thế nào được giải quyết trong luật này. Đồng thời, trách nhiệm của công an xã có đại biểu băn khoăn, nhất là đại biểu Sơn, đại biểu Thuyền nêu là sẽ dẫn đến tình trạng lọt tội phạm. Chúng tôi nghĩ việc kiểm tra, giám sát và chế độ kiểm tra, giám sát của lực lượng công an cấp trên đối với lực lượng công an xã. Chúng tôi nghĩ nếu có Luật công an xã sẽ khắc phục được tình trạng đại biểu nêu. Tôi xin đề cập thêm về vấn đề của Điều 44 như vậy. Xin cảm ơn Quốc hội.
Huỳnh Ngọc Ánh - TP Hồ Chí Minh

Tôi đọc phát hiện ra tại Khoản 3, Điều 44 có một hành vi còn thiếu mà tôi cho hết sức quan trọng nên tôi đăng ký bổ sung và đóng góp để Ban soạn thảo và Ủy ban thường vụ Quốc hội nghiên cứu. Ở đây "trường hợp Công an xã, phường, thị trấn, Đồn công an phát hiện, bắt giữ, tiếp nhận người phạm tội quả tang, người đang bị truy nã, thu giữ, tạm giữ vũ khí, hung khí, đảm bảo đồ vật, tài liệu liên quan", tôi hoàn toàn thống nhất, "lập biên bản bắt giữ người, lấy lời khai ban đầu", hoàn toàn đúng. Nhưng tôi cho rằng ở đây thiếu một quy định hết sức quan trọng mà hiện giờ đang duy trì, đó là lập biên bản phạm pháp quả tang. Lập biên bản phạm pháp quả tang ở đây có ý nghĩa hết sức quan trọng trong thực tiễn đối với chúng tôi. Bởi vì, trong biên bản đó thể hiện được cả lời khai của người phạm tội, lời khai của nhân chứng, lời khai của người bị hại và có cả biên bản thu giữ tang vật chứng rất đầy đủ. Ngay thời điểm phạm pháp quả tang mà bắt được, vào thời điểm đó mang tính trung thực nhất, bởi vì lúc đó chưa bị tác động bởi vấn đề gì. Sau này có vấn đề gì thay đổi thì trong thực tiễn chúng tôi vẫn phải luôn quay lại biên bản phạm pháp quả tang đầu tiên để chúng tôi đấu tranh thì mới ra sự thật. Bởi vì, lúc đó chưa đủ thời gian để có sự tác động gì, kể cả về ý thức của người phạm tội cũng chưa có suy nghĩ tìm cách trốn tránh, nên lúc đó là thời điểm quan trọng nhất. Đó cũng là bước khởi đầu để cho tiến hành tố tụng đúng như Luật tố tụng hình sự quy định. Tôi đề nghị Ban soạn thảo nên cân nhắc bổ sung thêm vấn đề này là quan trọng nhất. Biên bản lấy lời khai ban đầu của ai cũng chưa chắc quan trọng bằng biên bản phạm pháp quả tang.

Thứ hai, tôi đồng tình theo ý kiến của đại biểu Thuyền là điều tra viên sơ cấp, trung cấp, cao cấp. Trước đây, tôi cũng đã từng phát biểu tại Quốc hội khi làm Luật tổ chức Tòa án, tôi không đồng tình câu "Thẩm phán sơ cấp", kể cả kiểm sát viên sơ cấp, nhưng bây giờ luật ra rồi thì không thể khác. Bây giờ chúng ta làm luật như thế này thì chúng ta có cơ hội để chúng ta sửa thì tôi cũng đồng tình để đặt nguyện vọng thì chữ "điều tra viên" cũng gọn, không thêm chữ "sơ cấp" thì thêm dài mà bị đánh vào tâm lý. Tôi nghĩ rằng chúng ta có thể sửa được và không nhất thiết phải đồng bộ Viện kiểm sát với Tòa án. Xin cảm ơn Quốc hội.
Uông Chu Lưu - Phó Chủ tịch Quốc hội

Kính thưa Quốc hội,

Chiều hôm nay, có 18 vị đại biểu Quốc hội đã đăng ký và phát biểu ý kiến tại hội trường. Các vị đại biểu Quốc hội đều cơ bản tán thành với Báo cáo của Ủy ban thường vụ Quốc hội và các nội dung của dự thảo luật. Tuy nhiên, trong quá trình thảo luận thì các vị đại biểu Quốc hội cũng nêu một số vấn đề cụ thể liên quan đến cơ cấu, bố cục, nội dung và kỹ thuật của dự án luật này. Ở đây có mấy vấn đề lớn mà các vị đại biểu Quốc hội thể hiện rõ quan điểm và chính kiến của mình. Ví dụ, về việc có bổ sung thêm các cơ quan tiến hành một số nhiệm vụ hoạt động điều tra ban đầu hay không? Về cơ bản là các vị đại biểu đồng ý với dự thảo là bổ sung cơ quan kiểm ngư, Cục phòng, chống tội phạm công nghệ cao được điều tra một số hoạt động điều tra ban đầu, mở rộng thẩm quyền của bộ đội biên phòng, hải quan như trong dự thảo. Tuy nhiên, cho đến bây giờ vẫn có một vài đại biểu đề nghị nghiên cứu để bổ sung thẩm quyền điều tra ban đầu cho cơ quan thuế nữa.

Báo cáo Quốc hội, tại phiên thảo luận về luật này, Bộ luật tố tụng hình sự thì chúng ta cũng nói rõ những lập luận lý lẽ về chỗ này, trước hết bây giờ trong chủ trương của Bộ chính trị nói rõ trong Nghị quyết 49 về cải cách tư pháp là thu gọn đầu mối các cơ quan điều tra và các cơ quan tiến hành một số hoạt động điều tra ban đầu và trong kết luận 96 của Bộ chính trị nói thế này.

Thứ hai, đại biểu Quốc hội cũng tán thành cao hoạt động điều tra hình sự là những hoạt động mà liên quan đến quyền con người, quyền nghĩa vụ cơ bản công dân, cho nên đòi hỏi tính chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật cao, cho nên hạn chế những vấn đề được giao các cơ quan thì tốt nhất. Còn chỉ giao cho những cơ quan nào mà có thể do địa điểm, tính chất đặc thù, những nơi mà có thể nói ở xa các cơ quan điều tra chuyên trách. Tôi xin nhắc lại một số ý trong lập luận chung từ trước tới nay chúng ta thống nhất như vậy.

Về vấn đề thứ hai, về tổ chức bộ máy của cơ quan cảnh sát điều tra quy định tại Điều 18. Qua ý kiến thảo luận của đại biểu Quốc hội, chúng tôi thấy rằng đại biểu Quốc hội tán thành rất cao việc bổ sung và tổ chức lại bộ máy cơ quan điều tra của lực lượng an ninh điều tra và cảnh sát điều tra ở công an và ở quân đội mà cụ thể tán thành với việc thành lập Cục điều tra tội phạm tham nhũng và kinh tế, chức vụ. Tán thành với việc thành lập Cục phòng, chống tội phạm buôn lậu, điều tra tội phạm buôn lậu ở trên Bộ là Cục, còn ở dưới tỉnh có Phòng, còn ở cấp huyện chúng ta giữ như Điều 18 ở đây.

Về trách nhiệm của công an xã, đây là điều có thể nói cấp xã có nhiều ý kiến các vị đại biểu Quốc hội phát biểu về chỗ này, nhưng ở đây chúng ta nói đây không phải là cơ quan chuyên trách điều tra, mà cũng không phải là cơ quan được giao nhiệm vụ điều tra ban đầu, mà đây là cơ quan hỗ trợ, phối hợp với cơ quan điều tra để tiến hành một số hoạt động liên quan đến tố tụng hình sự. Đây là những việc đã được quy định trong pháp lệnh hiện hành về Công an xã. Còn lần này chúng ta nói rằng là theo quy định của Hiến pháp năm 2013 thì những gì mà liên quan đến quyền, nghĩa vụ công dân là phải do luật quy định. Cho nên chúng ta mới đưa vào trong luật này, còn nếu sau này mà có được một luật về Công an xã thì chúng ta sẽ quy định đầy đủ hơn. Xin báo cáo với đại biểu Quốc hội như vậy.

Các đại biểu Quốc hội đề nghị về mặt kỹ thuật thể hiện cho rõ hơn thẩm quyền trách nhiệm của Công an xã để tránh việc lợi dụng, lạm dụng tùy tiện ảnh hưởng đến công dân, thẩm quyền con người. Đề nghị quy định rõ hơn trách nhiệm của kiểm sát hay không? Đây là vấn đề chúng tôi sẽ nghiên cứu để báo cáo, giải trình với đại biểu Quốc hội.

Về điều tra viên, cán bộ điều tra thì cơ bản tán thành. Nhưng ở đây có đại biểu đề xuất một vài ý kiến, như đại biểu Thuyền thì cuối cùng cũng đồng ý với dự thảo. Ví dụ, nói là chỉ cần giữ chức danh là điều tra viên, không có là điều tra viên sơ cấp. Chúng tôi hiểu điều tra viên là một chức danh, còn sơ cấp, trung cấp, cao cấp là ngạch của chức danh đó và phù hợp với kiểm sát viên, thẩm phán hiện nay chúng ta đã quy định trong các luật kia.

Có ý kiến đề nghị cân nhắc tiêu chuẩn, điều kiện để được bổ nhiệm điều tra viên, ngoài 3 điều kiện như đại học an ninh, đại học cảnh sát, đại học luật trở lên thì có đại biểu đề nghị cần nghiên cứu có thể có các đại học khác cũng có thể được tuyển dụng, bổ nhiệm để điều tra viên, nhưng tất nhiên phải qua những lớp đào tạo nghiệp vụ.

Vấn đề nhiệm kỳ, các vị cũng đề nghị, nhưng cuối cùng các vị cũng đồng ý là trong Luật tổ chức Viện kiểm sát, Tòa án đã quy định nhiệm kỳ của kiểm sát viên, thẩm phán rồi nên ở đây cũng nên bảo đảm tính thống nhất.

Một số vấn đề khác, đại biểu Quốc hội phát biểu rất sát đáng là cần phải rà soát thật kỹ quy định của luật này này để bảo đảm sự phù hợp với Bộ luật hình sự, Luật tố tụng hình sự và các luật khác có liên quan. Về kỹ thuật văn bản ở các điều như tách nội dung ở Điều 8, một số điều khác cho rõ ràng, cụ thể hơn. Tất cả những ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, chúng tôi nghĩ rằng có thể nghiên cứu để tiếp thu, để hoàn thiện và nâng cao chất lượng của luật này. Xin cảm ơn Quốc hội. Mời Quốc hội nghỉ.


(Quốc hội nghỉ)



Каталог: content -> tintuc -> Lists -> News -> Attachments
Attachments -> TÒA Án nhân dân tối cao
Attachments -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam phòng cảnh sát giao thông độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> CÔng an tỉnh thái bình phòng csgt đƯỜng bộ
Attachments -> PHÒng csgt đƯỜng bộ
Attachments -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam phòng cảnh sát giao thông độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> CÔng an tỉnh thái bình phòng csgt đƯỜng bộ
Attachments -> CÔng an tỉnh thái bình phòng csgt đƯỜng bộ
Attachments -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam phòng cảnh sát giao thông độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam phòng csgt đƯỜng bộ Độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 309.07 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương