PHÉp lạ thánh thể Lm. Đoàn Quang, cmc xuanha net Mục lục Phép lạ Thánh Thể


PHÉP LẠ TẠI OLMUTZ, NƯỚC TIỆP KHẮC



tải về 1.12 Mb.
trang4/9
Chuyển đổi dữ liệu20.11.2017
Kích1.12 Mb.
#34471
1   2   3   4   5   6   7   8   9

6. PHÉP LẠ TẠI OLMUTZ, NƯỚC TIỆP KHẮC

Năm 1242
(Joan Carroll Cruz, Phép Lạ Thánh Thể, Chương 9, Regina xb, USA, 2002)
Trong thế kỷ XIII, khi người Tartar đang xâm lấn nhiều quốc gia, gieo rắc sự tàn bạo và hủy diệt, tướng Jaroslas xứ Sternberg đảm nhận công cuộc bảo vệ vương quốc Moravia trước nguy cơ sắp bị tấn công. Qui tụ được đạo quân 8000 người từ Bohemia và 4000 công dân Moravia, tướng Jaroslas đã đồn trú tại thành phố Olmütz kiên cố.
Địch quân lập tức kéo đến lãnh địa này và bắt đầu đốt phá các làng mạc, tàn sát tất cả những ai chống đối, ngay cả tu viện Gradie cũng không được tha. Sau khi đã chặt đầu các tu sĩ sống bên trong tu viện, quân Tartar đã thiêu rụi bình địa các tòa nhà. Sau đó, cột thủ cấp của các tu sĩ vào đuôi ngựa, chúng trâng tráo kéo đến thành phố và đóng quân ngay dưới cổng thành Olmütz.
Căm phẫn trước cảnh tượng ấy, quân binh của Jaroslas muốn tấn công lập tức; nhưng họ đã bị chủ tướng kiềm lại vì cho rằng phải chờ đợi một thời cơ tốt hơn mới tiến công quân thù. Tưởng sự trì hoãn ấy là dấu hiệu sự nhát đảm, quân Tartar lơi lỏng cảnh giác, nhiều kẻ bỏ doanh trại khi cướp phá tại các làng quê.
Vào ngày lễ thánh Gioan Tẩy Giả, tướng Jaroslas khiêm nhượng xưng tội và lãnh nhận bí tích Thánh Thể. Theo gương sáng của ông, các binh sĩ cũng lãnh nhận các bí tích, chuẩn bị cho trận đánh được dự trù vào đêm hôm sau.
Chỉ một ít quân ở lại hậu tuyến để bảo vệ thành phố OlmÜtz, còn lại tất cả binh sĩ đều tập trung bên ngoài các cổng thành ngay sau nửa đêm để chuẩn bị trận đánh. Một lần nữa, các binh sĩ lại noi gương chủ soái, xuống ngựa và quì gối xuống đất. Khi mọi binh sĩ đã quì gối, Jaroslas dâng lời nguyện cầu lên Mẹ Thiên Chúa và hứa sẽ xây cất một thánh đường để tôn vinh Mẹ nếu như thắng trận. Sau khi cất tiếng tung hô Ave Maria, các binh sĩ lên ngựa ra khỏi đồn để xông đánh quân thù.
Không những xuất chinh dưới sự bảo trợ của Mẹ Thiên Chúa, quân đội Công Giáo còn được mạnh mẽ thêm nhờ sự hiện diện thực sự của Thánh Thể Đấng Cứu Độ. Năm Bánh Thánh đã được giữ lại sau khi các binh sĩ hiệp lễ ngày hôm trước. Jaroslas cho đặt các Bánh Thánh vào một bình thánh và nhờ một linh mục cỡi ngựa mang vào trận chiến. Jaroslas so sánh trận đánh này với biến cố Cựu Ước, theo lệnh Thiên Chúa, hòm bia giao ước đã được quân Israel mang vào trận chiến (Jos. 6).
Dưới bóng đêm bao trùm, trận chiến đã diễn ra đẫm máu và số tử thương rất cao. Chủ soái quân Tartar bị giết chết và quân thù bị đánh tan tành, quân binh Công Giáo thắng trận vẻ vang. Kinh hoàng vì số quân tử trận quá đông và hoảng loạn vì chủ soái đã chết, người Tartar bỏ Moravia và trốn chạy về Hungary để chỉnh đốn hòng tiếp tục các cuộc chiến hủy diệt của chúng.
Cuộc chiến thắng quân Tartar được tôn nhận là do sự hiện diện của Thánh Thể ở chiến trường – nhưng đây chỉ mới là một phần của phép lạ mà thành phố Olmütz tự hào mà thôi.

Sau cuộc chiến, khi đem các Bánh Thánh trả về nhà thờ, vị linh mục sững sờ khi thấy mỗi Bánh Thánh đều tỏa ra một hào quang màu hồng chung quanh. Khi ngài trình bày sự kiện này với cộng đoàn, mọi người đã chúc tụng Thiên Chúa toàn năng về cuộc vinh thắng và về dấu lạ chứng tỏ quyền năng và vinh quang của Người.


7 và 8. Hai PHÉP LẠ THÁNH THỂ TẠI REGENSBURG (NAM ĐỨC)

Năm 1255 và 1257
(Joan Carroll Cruz, Phép Lạ Thánh Thể, Chương 10, Regina xb, USA, 2002)
Đã nhiều năm qua, tại thành phố Regensburg (trước kia có tên là Ratisbon) có hai nguyện đường mang tên Đấng Cứu Thế, và cả hai đều có những lịch sử kỳ diệu liên quan đến bí tích Thánh Thể.
1- Ngôi nguyện đường cổ xưa hơn được xây dựng vào năm 1255. Vào ngày 25 tháng 3 năm ấy, nhằm thứ Năm tuần Thánh, một linh mục tên là Dompfarer Ulrich von Dornberg theo lịch trình sẽ kiệu Thánh Thể cho các bệnh nhân trong giáo xứ. Khi đến một dòng suối nhỏ có tên là Bachgasse, vị linh mục cẩn thận bước lên miếng ván hẹp bắc qua dòng nước, nhưng ngài bị trượt chân và đánh rơi bình thánh đang mang theo. Các Bánh Thánh rơi ra khỏi bình và rớt trên bờ suối, khó khăn lắm vị linh mục mới nhặt hết lên được.
Khi hay tin, các bổn đạo trong xứ đã quyết định xây một nhà nguyện tại bờ suối, nơi các Bánh Thánh đã bị rơi bẩn để đền tạ sự bất kính đối với bí tích Thánh Thể – mặc dù sự cố xảy ra ngoài ý muốn. Việc xây dựng khởi công ngay hôm ấy và ngôi nguyện đường bằng gỗ đã được hoàn tất ba ngày sau, tức ngày 28 tháng 3. Đức giám mục Albert của giáo phận Regensburg đặt tên cho kiến trúc bằng gỗ nhỏ bé ấy là nguyện đường Đấng Cứu Thế và làm phép vào ngày 8 tháng 9 năm 1255. Phép lạ Regensburg đã xảy ra tại ngôi nguyện đường này hai năm sau đó.
Kể từ sau khi nhà nguyện được thánh hiến, các tín hữu Công Giáo kéo đến đông đảo kính viếng nhà nguyện. Có lẽ chính vì lòng đạo đức tôn kính Mình Thánh Chúa của các tín hữu Regensburg mà Đức Chúa GIÊSU Thánh Thể đã làm một phép lạ.
2- Phép lạ xảy ra năm 1257 như dấu chứng khẳng định Đức Tin của các tín hữu Công Giáo đối với bí tích Tình Yêu Nhiệm Mầu. Câu chuyện diễn tiến như sau.

Một Linh Mục đến dâng Thánh Lễ nơi nhà nguyện. Vào lúc đọc lời truyền phép rượu, vị Linh Mục bỗng đâm ra nghi ngờ. Ngài phân vân tự hỏi:


- Làm sao lời do người phàm đọc lại có sức nhiệm mầu biến đổi rượu thành Máu Thánh Đức Chúa GIÊSU KITÔ được?
Tâm hồn vị Linh Mục thật sự bị bấn loạn bởi tư tưởng gây hoang mang cho niềm tin tuyệt đối vào sự hiện diện đích thật của Đức Chúa GIÊSU Thánh Thể. Trong lúc do dự và không giơ cao Chén Thánh cho giáo dân thờ lạy thì vị Linh Mục bỗng nghe tiếng động nhẹ từ phía Cây Thánh Giá bên trên Nhà Tạm. Đôi tay của tượng Đức Chúa GIÊSU chịu đóng đanh từ từ tiến về phía vị Chủ Tế và giật lấy Chén Thánh giơ cao cho tín hữu thờ lạy Máu Thánh Chúa.
Trước phép lạ tỏ tường, vị Linh Mục liền quì sụp xuống. Niềm nghi nan giờ đây nhường chỗ cho nỗi lo âu kinh hoàng, cùng lúc nẩy sinh Đức Tin không lay chuyển. Vị Linh Mục khiêm tốn xưng thú lỗi lầm, công khai xin tha thứ và cảm động khóc ròng. Như dấu hiệu chứng nhận lòng thống hối và đức khiêm tốn của vị Linh Mục, Chúa GIÊSU Cứu Thế hạ đôi tay xuống và đặt Chén Thánh vào đôi tay vị Linh Mục.

Kể từ sau phép lạ Thánh Thể, nhà nguyện trở thành nơi hành hương dấu ái của các tín hữu Công Giáo thành Regensburg cũng như của toàn nước Đức. Mỗi lần đến kính viếng nhà nguyện, các tín hữu thường quảng đại dâng cúng tiền bạc cũng như lễ vật.

Vào năm 1267, một tu viện đã được xây dựng cạnh bên nguyện đường bằng đá. Tu viện này được trao cho các đan sĩ dòng thánh Augustine và được các vị soi sóc cho đến năm 1803.
Lịch sử ngôi nguyện đường thứ hai mang tên Đấng Cứu Thế tại Regensburg khởi đầu vào năm 1476, khi một thiếu niên 13 tuổi đánh cắp một bình thánh đựng nhiều Bánh Thánh. Trong khi chạy xuống phố, cậu ta đã ném các Bánh Thánh vào một ngôi nhà. Khi tìm thấy các Bánh Thánh, người ta đã lượm lên hết sức cung kính và tổ chức nghi thức rước về nhà thờ chính tòa với sự hiện diện của đức cha Henry IV, giám mục giáo phận Regensburg.
Chủ nhân của ngôi nhà, nơi thiếu niên đã vứt bỏ Mình Thánh, rất kinh hoàng hãi sợ trước biến cố phạm thánh. Với sự trợ giúp của những người láng giềng, ông đã xây dựng một nhà nguyện trong năm ấy. Ngôi nguyện đường Chúa Cứu Thế này tọa lạc tại Weissen-Hahnen-Gasse, trong hẻm Gà Trống Trắng (White Rooster Alley).
Vào năm 1542, tức bốn năm trước khi Martin Luther qua đời, ngôi nguyện đường này đã bị những người Tin Lành tiếm dụng. Suốt nhiều thế kỷ qua, nó đã được dùng làm quán trọ.
Được biết có nhiều nghi thức và những cuộc rước kiệu truyền thống đã được tổ chức tại Regensburg để tôn kính Thánh Thể.
Năm 1620 chính quyền thành phố khởi công xây cất một thánh đường lớn bên cạnh nhà nguyện nhỏ và nhà nguyện nhỏ cũng được sửa lại bằng đá. Đức Giám Mục giáo phận giao cho các Tu Sĩ dòng Thánh Augustino trông coi nhà thờ và nhà nguyện. Các Tu Sĩ có nhiệm vụ lo phần Phụng Vụ, đọc kinh nguyện và phục vụ các tín hữu hành hương. Các vị chu toàn bổn phận cho đến năm 1803 là năm bị tục hóa.
Đến năm 1838 nhà thờ bị hư hại rồi bị tàn phá bình địa. Nhưng nhà nguyện nhỏ nơi diễn ra Phép Lạ Thánh Thể vẫn tiếp tục kiên cố với thời gian. Nhà nguyện được tu sửa và được trang hoàng thật đẹp.
Vào năm 1855, nguyện đường này xuống cấp và bị phá bỏ. Vì tiếc nuối sự mất mát, dân chúng lại xây dựng một nhà nguyện khác tại khu vực ấy. Tuy nhiên, trong thời kỳ Thế Chiến I, ngôi nguyện đường ấy đã bị tục hóa.
Ngày 18-9-1855 Đức Cha Valentino tái thánh hiến nhà nguyện.

Ngày nay nhà nguyện có bị cũ đi, nhưng Cây Thánh Giá với tượng Đức Chúa GIÊSU KITÔ làm phép lạ vẫn còn đó như dấu chứng Đức Tin kiên vững của các tín hữu Công Giáo Đức. Họ thường xuyên đến kính viếng nhà nguyện và thờ lạy Đức Chúa GIÊSU KITÔ Thánh Thể ẩn náu trong Nhà Tạm.



9. BOLSENA-ORVIETO, NƯỚC Ý

Năm 1263
(Joan Carroll Cruz, Phép Lạ Thánh Thể, Chương 11, Regina xb, USA, 2002)
Vào năm 1263, một vị linh mục người Đức là cha Peter thành Prague ghé lại Bolsena trên đường hành hương đến Rôma. Ngài có tiếng là một linh mục đạo đức, nhưng lại thấy khó tin việc Chúa Kitô thực sự hiện diện trong Thánh Thể. Lúc cử hành thánh lễ trên mồ thánh Christina (ngay trong nhà thờ mang tên của ngài), đang khi vị linh mục vừa đọc lời truyền phép, tức thì máu bắt đầu từ Bánh Thánh ứa ra và chảy lai láng trên bàn tay của vị linh mục, trên bàn thờ và khăn thánh.
Vị linh mục hết sức hoang mang. Lúc đầu, ngài định che giấu máu ấy, nhưng rồi ngài đã dừng ngang thánh lễ và xin được đưa đến thành phố Orvieto gần đó, nơi đức GH Urban IV đang cư ngự.
Đức Thánh Cha lắng nghe tự sự và xá tội cho vị linh mục. Ngài cũng gửi các đại diện xúc tiến cuộc điều tra lập tức. Khi mọi dữ kiện đã được xác minh, Đức Thánh Cha truyền cho đức giám mục giáo phận phải kiệu Bánh Thánh và khăn thánh đã dính các vệt máu về Orvieto. Cùng với các hồng y, tổng giám mục, và các bậc vị vọng khác trong Giáo Hội, Đức Thánh Cha ra tiếp đón đoàn rước, và bằng nghi lễ trang trọng, ngài đã đưa các thánh tích vào lưu giữ trong nhà thờ chính tòa. Tấm khăn thánh mang các vệt máu hiện nay vẫn được lưu giữ và trưng bày tại nhà thờ chính tòa giáo phận Orvieto.
Được biết nhờ phép lạ này soi động, đức Urban IV đã đặc ủy cho thánh Thomas Aquinas soạn bài lễ và bài kinh Thần Vụ để tôn kính Thánh Thể là Mình Thánh Chúa Kitô. Một năm sau phép lạ, vào tháng 8 năm 1264, đức Urban IV đã giới thiệu các công trình của thánh nhân, và bằng một bửu sắc, ngài đã thiết lập lễ kính Mình Máu Thánh Chúa Kitô.
Sau khi kính viếng nhà thờ chính tòa Orvieto, nhiều tín hữu hành hương và du khách đi đến nhà thờ thánh Christina tại Bolsena để tận mắt chiêm ngưỡng nơi phép lạ đã xảy ra. Từ cánh phía bắc của nhà thờ, ta có thể đi vào nguyện đường Phép Lạ, nơi có các vết máu trên sàn nhà thờ được biết là do máu thánh từ Bánh Thánh phép lạ. Bàn thờ phép lạ, phía trên có một bức trướng thế kỷ IX, hiện nay được đặt trong hang đá thánh Christina. Gần đó có một bức tượng của vị thánh.
Vào tháng 8 năm 1964, nhân dịp kỷ niệm 700 năm thiết lập lễ kính Mình Máu Thánh Chúa Kitô, đức Paul VI đã cử hành thánh lễ tại bàn thờ nơi tấm khăn thánh đang được lưu giữ trong một đài kính bằng vàng trong nhà thờ chính tòa Orvieto. (Đức Thánh Cha đã công du đến Orvieto bằng máy bay trực thăng; ngài là vị giáo hoàng đầu tiên trong lịch sử đã sử dụng phương tiện giao thông này).
Mười hai năm sau, cũng chính vị giáo hoàng này đã đến kính viếng Bolsena và phát biểu qua truyền hình trực tiếp đến đại hội Thánh Thể Thế Giới lần thứ bốn mươi mốt, khi ấy đang bế mạc tại thành phố Philadelphia. Trong bài diễn từ, đức Paul VI đã ca ngợi Thánh Thể là “… một mầu nhiệm cao cả và khôn thấu.”

10, 11- Hai Phép lạ Thánh Thể ở Paris, Pháp

Năm 1274 và 1290
(Joan Carroll Cruz, Phép Lạ Thánh Thể, Chương 12, Regina xb, USA, 2002)
1- Vào năm 1274, dưới thời vua Philip III, một tên trộm đã đánh cắp một chén thánh của nhà thờ thánh Gervais tại Paris và bí mật đem đến Champ du Landit gần tu viện thánh Denis. Tại đây, hắn mở chén thánh bằng vàng và đổ Bánh Thánh ra – nhưng khi chén thánh vừa mở ra, Bánh Thánh đã bay vọt lên và lơ lửng trên đầu hắn. Một số nông dân nhìn thấy Bánh Thánh lơ lửng trên đầu một Thanh niên đang hốt hoảng liền vội vàng đi thông báo cho cha Mathieu de Vendome, bề trên tu viện thánh Denis, và ngài đã thông tri cho đức giám mục Paris.
Cả cha bề trên và đức giám mục cùng với các vị chức sắc từ các nhà thờ lân cận vội vã đến Champ du Landit, tại đây, mọi người đều thấy Bánh Thánh lơ lửng trên không trung. Khi vị linh mục đã truyền phép Bánh Thánh ấy đến gần để xem xét sự kiện đang xảy ra, Bánh Thánh liền đậu xuống tay ngài trước mặt rất đông dân chúng. Nhiều người trong số này đã cùng với vị linh mục kiệu Bánh Thánh trở về nhà thờ, nơi đã bị đánh cắp. Bánh Thánh này trong tình trạng nguyên vẹn và đã biến mất trong một cuộc phá hoại chống Công Giáo trong thời Cách Mạng Pháp.
Sau phép lạ, đức giám mục ra lệnh cho nhà thờ thánh Gervais phải hát thánh thi vào mọi ngày thứ Sáu để tưởng nhớ, và tổ chức một buổi hát kinh Thần Vụ đặc biệt vào ngày mồng 1 tháng 9. Những nghi thức này đã được cử hành suốt nhiều năm cho đến khi Bánh Thánh biến mất.
2- Nhưng 16 năm sau đó, vào năm 1290, Paris lại được vinh dự có một phép lạ Thánh Thể còn nhãn tiền hơn nữa. Phép lạ thứ hai này liên hệ đến một người phụ nữ nghèo túng, không có một của gì đáng giá, ngoại trừ chiếc áo bà phải đi cầm để đổi một món tiền nhỏ sinh sống. Gần đến Chúa Nhật Phục Sinh, bà ước ao được ăn vận đàng hoàng để đi dự lễ, nhưng vì không có đủ tiền để chuộc lại chiếc áo, bà đã đến nhà người cầm đồ để xin mượn lại chiếc áo chỉ một ngày. Người cầm đồ là một kẻ ngoại đạo, tò mò về Bánh Thánh các tín hữu được lãnh nhận trong thánh lễ, đã đề nghị người phụ nữ sẽ được nhận lại chiếc áo mãi mãi nếu như đem đến cho ông tấm bánh đã được truyền phép mà vị linh mục sẽ trao cho bà khi hiệp lễ.
Đồng ý với lời đề nghị đáng hổ thẹn này, người phụ nữ nghèo đã đi dự thánh lễ và rước lễ. Sau khi lén lút lấy Bánh Thánh ra khỏi miệng, bà đã đem giao lại cho người cầm đồ. Ông này đã đặt Bánh Thánh trên một chiếc bàn. Và rồi, trước mặt người phụ nữ và các con của mình, ông rút một chiếc dao nhỏ và đâm túi bụi vào Bánh Thánh. Bỗng nhiên, dòng máu từ những vết đâm tuôn ra xối xả, bắn tung tóe vào người đàn bà và lũ trẻ. Kinh hãi trước hiện tượng máu chảy, người đàn ông ném Bánh Thánh vào lò lửa gần bên, nhưng Bánh Thánh bay lơ lửng trên ngọn lửa, không hề bị ngọn lửa hay sức nóng làm hại. Sau đó, vì rụng rời hốt hoảng, ông ta chộp lấy Bánh Thánh trên ngọn lửa và ra sức hủy diệt bằng cách thả vào một ấm nước sôi.
Nước lập tức đổi ra màu đỏ, giống như máu. Nước máu ấy trào ra khỏi chiếc ấm, lai láng xuống nền nhà và chảy ra ngoài đường, làm cho người qua lại phải chú ý.
Một người phụ nữ đứng bên ngoài thắc mắc sự tình đã đi vào trong nhà và được thị kiến Chúa Cứu Thế đang đứng trước ấm nước. Một lúc sau, thị kiến chấm dứt, nhưng bà lại thấy Bánh Thánh lơ lửng trên không. Khi Bánh Thánh từ từ hạ xuống, bà đã lấy một chiếc bình gần đó và đón Bánh Thánh vào chiếc bình. Sau đó, hết sức thận trọng cung kính, Bánh Thánh được đem đến nhà thờ thánh Jean-en-Grevè, nơi Bánh Thánh đã được gìn giữ như một kho tàng quí giá và được tôn vinh bằng nhiều nghi thức, nhất là vào ngày lễ kính Mình Máu Thánh Chúa Kitô.
Người ta kể lại trước cảnh tượng nước đỏ như máu, người cầm đồ kinh hoàng đã lẹ làng trốn vào một hố than, nhưng sau đó hắn ta đã bị bắt và kết tội phạm thánh.
Vua Philip IV (tức là vua Philip Công Bằng) và đức giám mục Paris được thông báo về phép lạ liền ngay sau đó, và sau cùng, ngôi nhà nơi phép lạ xảy ra đã được biến thánh một nguyện đường.
Vào năm 1444, biến cố lạ lùng này đã trở thành chủ đề của một vở kịch mang tựa đề Mầu Nhiệm Bánh Thánh. Vào năm 1533, vở kịch này lại được công diễn nhân dịp lễ kính Mình Máu Thánh Chúa Kitô.
Phép lạ phi thường này đã được cha Giry điều tra và tường trình trong cuốn sách của ngài có nhan đề Féte du Tres-Saint Sacrament (Ngày lễ Thánh Thể), trong đó, ngài đã cố kêu gọi các tín hữu Công Giáo hãy mừng các ngày lễ được thiết lập để ghi nhớ phép lạ này. Phép lạ cũng được đức cha Guerin, đổng lý văn phòng của đức Leo XIII điều tra. Đức cha Guerin kể lại các dữ kiện liên quan đến biến cố này trong cuốn Hạnh Các Thánh (Vies des Saints) của ngài và tuyên bố phép lạ ấy là chân xác.
Nguyện đường đền tạ được kiến thiết trong ngôi nhà phép lạ đã xảy ra về sau được thay thế bằng một nhà thờ lần lượt mang nhiều tên khác nhau: La Maison ou Dieu fut Bouilli (ngôi nhà nơi Thiên Chúa bị nấu), L’eglise du Sauveur Boullant (nhà thờ nơi Đấng Cứu Thế bị nấu), La Chapelle du Miracle (nguyện đường phép lạ) – và sau cùng, được gọi bằng hai danh hiệu: nhà thờ thánh Francis và đền thánh của dòng Billettes. Nhà thờ này được xây dựng vào thế kỷ XIV trên chính nơi phép lạ đã xảy ra, và được các tu huynh dòng Bác Ái xây dựng – được gọi là các thày Billettes vì họ mặc những áo vai nhỏ hình chữ nhật, làm người ta nghĩ đến những tờ truyền đơn.
Các tu sĩ dòng Kín Đức Mẹ núi Carmel đã thay thế các tu huynh dòng Bác Ái và hoàn tất công trình kiến thiết nhà thờ vào năm 1756, nhưng đến năm 1812, nhà thờ này lại thuộc quyền sở hữu của những người Tin Lành.
Nối liền với nhà thờ này là tu viện xây kiểu trung cổ của dòng Billettes, một tu viện đơn sơ duyên dáng được bảo tồn hoàn hảo và thường được các du khách đến viếng thăm.
12- Phép Lạ Thánh Thể ở Slavonice, Tiệp Khắc, Năm 1280
(Joan Carroll Cruz, Phép Lạ Thánh Thể, Chương 13, Regina xb, USA, 2002)
Phép lạ tại Slavonice được kể lại rất đơn sơ. Vào năm 1280, khi đang chăn dẫn đoàn vật trên các cánh đồng ngoại vi thành phố, một người du mục rất ngạc nhiên khi thấy một ngọn lửa kỳ lạ bốc cháy trên ngọn các bụi cây mọc trên đồi đá. Khi đến gần hiện trường, ông thấy bên trong ngọn lửa có một Bánh Thánh nguyên vẹn, không bị ngọn lửa và sức nóng làm hại. Vị linh mục được mời đến hiện trường đã nhận ra Bánh Thánh ấy là Bánh Thánh trong chiếc bình thánh quí giá đã bị đánh cắp vào đêm giao thừa năm trước. Tuy không tìm ra tội phạm, nhưng hiển nhiên hắn đã vứt bỏ Bánh Thánh tại chính nơi Bánh Thánh đã tỏ hiện này.
Cùng với các bổn đạo trong xứ vội vàng đến chứng kiến ngọn lửa kỳ lạ, sau đó vị linh mục đặt Bánh Thánh vào một chiếc bình đem theo, và trở về thành phố gần đó. Khi đến gần cổng thành, người ta nhận ra Bánh Thánh đã biến mất khỏi chiếc bình. Một lần nữa, họ lại thấy Bánh Thánh ở trên ngọn lửa trên đồi đá. Sau khi đón lấy Bánh Thánh, vị linh mục cùng các giáo hữu lại đi về thành phố. Nhưng Bánh Thánh lại biến mất một lần nữa. Chỉ sau khi vị linh mục và các giáo hữu hứa sẽ xây dựng một đền thành tại chính địa điểm phát hiện, Bánh Thánh mới ở lại trong bình thánh để trở về nhà thờ giáo xứ.
Lời hứa đã được tôn trọng, và chính trên đồi đá đã mọc lên một ngôi nguyện đường, nhưng chẳng bao lâu đã trở nên quá chật chội so với số tín hữu hành hương, kể cả từ những miền rất xa xôi, để tôn thờ Bánh Thánh kỳ diệu. Đức giám mục Dietrich của giáo phận OlmÜtz, và sau đó, đức giám mục Gregory của giáo phận Prague đã ban nhiều ân xá cho các tín hữu hành hương.
Nguyện đường này tiếp tục trở thành một nơi thu hút mạnh mẽ cho đến đầu thế kỷ XV, khi nhóm người theo bè Huss kéo đến gieo rắc sự hủy diệt và tà thuyết. Nguyện đường đặc ân bị phá hủy bình địa, mặc dù đồi đá nhỏ vẫn còn nguyên tại chỗ.
Sau khi những người của bè Huss bỏ đi, một ngôi nguyện đường khác đã được tái thiết trên chính địa điểm ấy vào năm 1476. Nguyện đường này đã được đức giám mục giáo phận OlmÜtz làm phép và đặt tên là nhà thờ Mình Thánh Chúa Kitô. Như ngôi nguyện đường đầu tiên, ngôi nhà thờ này cũng trở nên quá nhỏ bé so với số tín hữu tiếp tục đến hành hương. Vì vậy, ngôi nhà thờ ấy lại được mở rộng và hoàn thành vào năm 1491, đó chính là ngôi nhà thờ còn tồn tại đến ngày nay. Sau đó, Đức Thánh Cha đã ban ơn toàn xá cho tất cả những ai sốt sắng kính viếng nhà thờ này và thành thực thống hối để lãnh nhận bí tích Thánh Thể. Được biết vì ơn toàn xá mà dòng người hành hương đông đúc đến độ cần phải có nhiều linh mục để cho những người muốn hưởng nhờ đặc ân rước lễ.
Một điểm hấp dẫn nữa của nhà thờ này là bàn thờ Ơn Thánh, được xây trên đồi đá chính xác ngay tại địa điểm ban đầu. Tại nơi đây, các thánh lễ vẫn đang được cử hành. Bàn thờ này ở phía trước bàn thờ chính một khoảng và nổi bật cả về vị trí lẫn cách trang trí. Trên bàn thờ ơn thánh là một bức tượng điêu khắc hai thiên thần đang thờ lạy một Bánh Thánh chung quanh có những ngọn lửa và tia sáng. Một bức phù điêu trong nhà thờ diễn tả cảnh người mục tử chỉ về hướng những ngọn lửa trên cánh đồng, trong khi một đoàn người, có cờ quạt dẫn đầu, từ nhà thờ giáo xứ tiến ra.
Hằng năm, ngày kỷ niệm tìm ra Bánh Thánh vẫn được tổ chức và gọi là Bauern Feuerfest, ngày Lễ Lửa của Người Miền Quê.
13- PHÉP LẠ THÁNH THỂ OFFIDA, Năm 1273
Máu Thánh tuôn trào lần thứ hai ở Lancianô , nước Ý
(Joan Carroll Cruz, Phép Lạ Thánh Thể, Chương 14, Regina xb, USA, 2002)

Phép lạ Thánh Thể tại Offida thực sự đã xảy ra ở thành phố Lanciano, địa điểm của phép lạ đầu tiên khoảng năm 700. Phép lạ thứ hai này - hiện nay đang được lưu giữ tại Offida cách Lanciano chừng 60 dặm về hướng bắc - không xảy ra với một linh mục hồ nghi như phép lạ thứ nhất; nhưng vì sự bất hòa của một gia đình bất hạnh.


Một người phụ nữ tên là Ricciarella, vợ của ông Giacomo Stasio, hết sức đau khổ vì cuộc hôn nhân bất hạnh, đã cố gắng hết khả năng để chiếm lại tình yêu của chồng. Cuối cùng, một mụ phù thủy đã mách cho Ricciarella cách thế để đạt được tình yêu của chồng. Mụ ta khuyên Ricciarella "đi rước lễ, và đưa Bánh Thánh về nhà bếp, rồi hâm nóng trên lửa cho đến khi lấy được chất bột. Bà phải trộn chất bột này vào thức ăn hoặc thức uống của chồng, và thế nào ông này cũng sẽ yêu thương bà".
Trong cơn tuyệt vọng vì hoàn cảnh u uất, Ricciarella đã đi dự thánh lễ, rước lễ, và lén lút nhả Bánh Thánh từ miệng vào vạt áo. Sau khi đưa về nhà, Ricciarella đặt Bánh Thánh lên một miếng ngói hình bán nguyệt, giống như thứ ngói vẫn được lợp ở trên nóc hoặc ở mép mái nhà. Sau đó, bà đặt miếng ngói lên ngọn lửa. Ngay khi Bánh Thánh được đốt nóng, thay vì hóa thành bột, Bánh Thánh lại biến thành một miếng thịt đầy máu. Kinh hoàng trước sự kiện xảy ra, Ricciarella dừng ngay công việc rồi đổ tro và sáp lỏng lên miếng ngói, nhưng không thành công. Miếng ngói dính đầy máu, nhưng thịt vẫn còn y nguyên.
Cuống quít tìm cách loại bỏ chứng cứ tội phạm thánh của mình, Ricciarella lấy một tấm khăn bàn bằng nỉ có thêu lụa và ren gói miếng ngói và Bánh Thánh đẫm máu lại. Mang tất cả ra ngoài, bà đi đến chuồng ngựa và chôn ngay bên dưới hố rác của gia đình và đống phân chuồng gia súc.

Chiều tối hôm ấy, khi người chồng là Giacomo đưa ngựa vào gần đến chuồng, con vật không chịu vào. Trái với tính thuần thục bình thường, con vật cứ ngang ngạnh, mặc dù bị chủ đánh đập dã man. Sau cùng, con ngựa cũng chịu, nhưng thay vì đi vào phía trước, nó đã đi vào cửa bên cạnh, hướng đầu về phía đống rác, và sau cùng đã quì gối xuống. Giacomo nổi điên lên trước cảnh tượng ấy và kết tội vợ đã bỏ bùa vào chuồng làm cho con vật sợ hãi không dám vào. Ricciarella dĩ nhiên chối phăng tất cả và không dám hé môi về nguyên nhân của sự khó.


Năm 1280, sau bảy năm trời, Thánh Thể vẫn bị chôn bên dưới đống rác, và trong quãng thời gian ấy, những súc vật vẫn chỉ ra vào bằng cổng bên cạnh, và tỏ dấu cung kính về phía đống rác.
Thay vì được bình an như cố công tìm kiếm đến nỗi phạm sự thánh, thì ngược lại, suốt ngày thâu đêm, lúc nào Ricciarella cũng bị dày vò hối hận vì tội lỗi. Sau cùng, bà quyết định đi xưng thú những gì đã làm với một linh mục thuộc tu viện thánh Agostino tại Lanciano là cha Giacomo Diotallevi, quê ở Offida.
Quì gối xưng tội, nhưng Ricciarella nghẹn lời vì quá thổn thức, cho dù được cha giải tội khích lệ đừng sợ hãi và hãy an tâm. Sau cùng, vẫn không sao thú được tội phạm thánh, bà xin cha giải tội giúp đỡ, và ngài đã lần lượt kể ra nhiều thứ tội khác nhau. Kể đến thứ tội cuối cùng mà vẫn chưa thấy Ricciarella thú nhận một tội nào, cha Giacomo đành nói, “Tôi đã kể cho chị tất cả những giống tội có thể phạm. Tôi không biết tội chị là tội gì, trừ phi chị giết Đức Chúa Trời.”
Ricciarella trả lời, “Đó chính là tội của con! Con đã giết Đức Chúa Trời!” Sau đó Ricciarella đã kể lại đầu đuôi tội phạm sự thánh của mình.
Quá kinh ngạc trước những điều sau cùng mới được kể ra, cha Giacomo ban phép xá giải cho Ricciarella, khích lệ bà hãy an lòng, và cấp tốc lo liệu để đưa Thánh Thể ra khỏi đống rác.
Sau khi mặc phẩm phục xứng đáng, cha đến chỗ chuồng vật, bất chấp bệnh tật, và bắt đầu bới tung đống rác đầy phân bớn. Trước sự ngỡ ngàng, cha phát hiện ra mảnh ngói, Bánh Thánh đẫm máu, và chiếc khăn bàn, tất cả không hề bị vấy bẩn và trông như vừa mới bị chôn xuống. Cha Giacomo sau đó đưa miếng ngói, Bánh Thánh, và chiếc khăn về tu viện của ngài.
Sau đó vài ngày, khi đã được phép của bề trên, cha Giacomo đi về Offida, quê hương của ngài, và kể lại phép lạ với cha Michele Mallicano và nhiều vị chức sắc danh tiếng của thành phố. Mọi người đồng ý Bánh Thánh phải được tôn thờ xứng đáng và phải đặt một bình đựng đặc biệt để lưu giữ. Một số lượng bạc rất nhiều đã được dâng cúng để làm bình đựng. Sau đó, các vị cũng quyết định ủy thác cho các nghệ nhân tại Venice trách nhiệm làm một bình đựng có hình thánh giá thật nghệ thuật để lưu giữ Bánh Thánh phép lạ, và cả một mảnh gỗ từ thánh giá của Chúa Kitô.
Cha Michele cùng một linh mục khác đưa Bánh Thánh đựng trong một chén thánh đến Venice. Tại đây, ngài giao cho một nghệ nhân kim hoàn chế tạo một bình đựng đặc biệt và đòi ông phải thề giữ bí mật về việc này. Khi vừa nhận chén thánh đựng Bánh Thánh, nghệ nhân đã phát một cơn sốt kịch liệt. Ông ta đang sống trong tình trạng tội trọng. Nhưng sau khi ông xưng tội, cơn sốt đã bớt hẳn.
Khi làm xong bình đựng hình thánh giá, nghệ nhân đặt mảnh gỗ thánh giá thật và Bánh Thánh phép lạ vào những hộp pha lê riêng biệt rồi trao bình đựng cho hai linh mục, và các ngài lập tức rời Venice về Offida. Tuy nhiên, nghệ nhân kim hoàn này đã không giữ lời thề, ông đem kể mọi sự với tổng trấn thành Venice, đề nghị lấy lại bình đựng hình thánh giá và những báu tàng bên trong của hai vị linh mục để lưu giữ tại Venice. Viên tổng trấn đồng ý và phái một con tàu chặn đường hai vị linh mục. Nhưng một cơn bão nổi lên chặn đứng chuyến thủy trình, và nỗ lực ấy đành phải hủy bỏ.
Khi hai vị linh mục đến Ancona, các thương nhân Venice kể cho các ngài biết ý định của tổng trấn và cuộc thoát khỏi kỳ diệu của các ngài. Được Thiên Chúa che chở không ngừng, hai vị linh mục đã bình an về đến Offida cùng với thánh giá quí báu của họ.
Trong thời gian những biến cố này xảy ra, tất cả đều được ghi chép vào giấy da, nhưng không may, hiện nay chưa tìm lại được. Tuy nhiên, bản chính thức do viên lục sự Giovanni Battista Doria thực hiện, đề ngày 18 tháng 4 năm 1788, hiện nay vẫn còn được lưu giữ.
Phía trên bàn thờ chính của đền thánh thánh Augustine tại Offida, còn gọi là đền thánh Thánh Thể Phép Lạ, người ta thấy một thánh đài rất nghệ thuật đựng thánh giá bằng bạc bên trong có chứa Thánh Thể phép lạ. Viên ngói Ricciarella dùng để đốt nóng Bánh Thánh hiện vẫn còn dấu nám và những vệt máu, được giữ trong một chiếc hộp hình chữ nhật bằng kính. Tấm khăn bọc miếng ngói và Bánh Thánh đẫm máu cũng được đặt trong hộp kính. Các bức họa vẽ lại những diễn tiến của phép lạ được trưng bày trong nhà thờ.

-------------------------------------------



14. Mình Thánh chảy máu khi bị xúc phạm, Năm 1290
Thời vua Philippe le Bel cai trị nước Pháp (1285-1314), năm 1290, có một bà nghèo mà đạo đức tốt. Bà phải đem cầm chiếc áo cho một người Do Thái. Ðến gần lễ Phục Sinh bà đến mượn lại chiếc áo đi dự lễ như người ta. Người chủ cho thuê đồng ý trả lại chiếc áo không lấy tiền vốn và lời với điều kiện buộc bà là chịu lễ xong phải nhả Mình Thánh ra và đem về cho anh ta. Bà bắt chước Giuđa bán Chúa Giêsu. Ép buộc nghe lời, bà nhả Mình Thánh vào khăn đem về cho tên kia. Nó để Mình Thánh trên bàn lấy dao nhọn đâm nhiều lát. Máu trong Mình Thánh chảy ra. Vợ nó cảm động nhưng nó vẫn chai đá, lấy búa và đinh đóng đinh Chúa Giêsu. Máu Chúa tiếp tục chảy lai láng. Nó đem Mình Thánh vào lửa đốt, song Mình Thánh bay lên khỏi lửa. Nó lại lấy Mình Thánh bỏ vào chảo nước sôi, nước trong chảo trở ra đỏ như máu và Mình Thánh bay lên cao biến thành hình Chúa Giêsu Chịu Nạn. Khi thấy dân chúng còn kéo nhau đến nhà thờ, thì đứa con của anh Do Thái chạy lại báo cho giáo dân hay là ''ba tôi đã giết Chúa của qúi vị rồi''. Nghe vậy, một bà giả bộ vào nhà nó xin lửa, thì bà thấy mọi sự y như vậy và thấy Ảnh Chuộc Tội còn trên không. Rồi Ảnh này biến thành bánh trắng như trước và đến ngự vào chiếc hộp nhỏ bà đang có đựng trong tay. Bà này đã đem nộp hộp có Mình Thánh cho cha sở Saint Jean en Grève để thờ kính trong nhà thờ cho tới khi chiến tranh tràn tới.
Ðức Giám Mục Paris gọi anh Do Thái kia lại khuyên ăn năn trở lại, nhưng nó không chịu, ngài mới trao nộp cho quan. Quan bèn cho thiêu sống. Vợ con và một số bạn bè đã trở lại. Còn khu nhà đó đã phá đi và xây một nhà thờ.

15. Tội bất kính với Mình Thánh, cầu bị sụp
Năm 1277, cha xứ ở Maestrich, nước Pays-Bas đem Mình Thánh cho kẻ liệt, đi ngang qua cầu sông Meuse, gặp lũ trẻ đang nô giỡn nhảy múa trên cầu, mà không có đứa nào qùi lạy hay tỏ vẻ cung kính.
Khi cha vừa đi qua khỏi cầu, tự nhiên cầu lún xuống xập ngay, làm đông trẻ em trên cầu chết hết.
Ðược biết xưa kia, mỗi khi linh mục đem Mình Thánh cho kẻ liệt, thường có vài giáo dân đi theo, như đám rước nhỏ, Để ai thấy mà tôn kính.

---------------------------------------------------------



PHÉP LẠ THÁNH THỂ

THẾ KỈ 14
1. PHÉP LẠ TẠI HASSELT, NƯỚC BỈ
Năm 1317
(Joan Carroll Cruz, Phép Lạ Thánh Thể, Chương 15, Regina xb, USA, 2002)
Constant Van der Straeten, một sử gia danh tiếng, trong nhiều năm là một viên chức của nhà thờ chính tòa Hasselt, đã kể vắn tắt lịch sử của phép lạ này.
Một linh mục từ Viversel, giúp đỡ các linh mục tại thành phố Lummen, được nhờ kiệu Mình Thánh đến cho một bệnh nhân trong làng. Mang theo một Mình Thánh trong bình, vị linh mục vào nhà người bệnh và đặt bình thánh trên bàn rồi đi vào một gian phòng khác để nói chuyện với gia đình.

Trong lúc vị linh mục không có ở đó, một người đang mắc tội trọng lảng vảng vào phòng và mở nắp bình, cầm Bánh Thánh và lấy ra. Lập tức, Bánh Thánh bắt đầu chảy máu. Quá hoảng sợ, người ấy đặt Bánh Thánh vào bình rồi nhanh chóng bỏ chạy. Khi trở về lấy bình thánh, vị linh mục phát hiện nắp đã bị mở ra và kinh ngạc khi thấy Bánh Thánh chảy máu.


Thoạt đầu không biết phải làm gì, nhưng sau cùng vị linh mục đã đưa bình thánh và Bánh Thánh về cho cha sở và kể lại những điều đã xảy ra. Cha sở khuyên ngài hãy đưa Bánh Thánh phép lạ đến nhà nguyện của các nữ tu dòng Citeaux tại Herkenrode cách đó chừng 30 dặm.
Tu viện này được xây gần thành phố Liege vào thế kỷ XII và là cơ cở đầu tiên của các nữ tu Citeaux tại Bỉ. (Một vị nổi tiếng của cộng đoàn này là thánh nữ Lutgarde, người được in các dấu thánh, sống từ năm 1182 – 1246). Ngay trong thời kỳ suy thoái của dòng Citeaux, cộng đoàn này vẫn không ngừng phát triển và được xếp vào số những cộng đoàn quan trọng nhất tại các quốc gia miền trũng (tức là Hà Lan, Bỉ, và Lục-xâm-bảo). Vì danh tiếng thánh thiện của cộng đoàn đáng kính ấy, cha sở tự nhiên cảm thấy Bánh Thánh phép lạ phải được lưu giữ một cách xứng đáng tại nguyện đường của tu viện này.
Vị linh mục đi đến nguyện đường dòng Citeaux, và ngay khi ngài vừa đến bàn thờ và đặt Mình Thánh lên, lập tức mọi người hiện diện đều được thị kiến Chúa Kitô đội mão gai. Qua đó, dường như Chúa tỏ dấu đặc biệt muốn được kính thờ tại đây. Herkenrode nhanh chóng trở thành một trong những địa điểm hành hương danh tiếng nhất tại Bỉ.
Bánh Thánh được lưu giữ cung kính tại nguyện đường ở Herkenrode cho đến tận năm 1796, vào thời kỳ Cách Mạng Pháp, khi các nữ tu bị trục xuất khỏi tu viện. Trong thời kỳ kinh khủng ấy, Bánh Thánh được giao phó cho các gia đình thay nhau coi giữ. Được biết có thời kỳ Bánh Thánh đã được đặt trong một hộp thiết và giấu trong bức tường nhà bếp của một ngôi nhà.
Vào năm 1804, Bánh Thánh lại được lấy ra khỏi nơi cất giấu và được cung nghinh trọng thể đến nhà thờ thánh Quentin tại Hasselt. Ngôi thánh đường kỳ quan được xây dựng từ thế kỷ XIV mang nét Gothic này có những bức tranh quí giá của thế kỷ XVI và XVII kể lại những diễn tiến của phép lạ. Nhưng quan trọng hơn, nhà thờ thánh Quentin vẫn lưu giữ Bánh Thánh phép lạ năm 1317, và hiện nay vẫn còn trong tình trạng nguyên vẹn.
2. PHÉP LẠ THÁNH THỂ WALLDURN NƯỚC ĐỨC (GERMANY), NĂM 1330

(Trong Máu Thánh có hình Chúa)


Vào thế kỷ 14, Chúa Giêsu đã cho chúng ta nhiều Phép Lạ Thánh Thể để đối phó với những nhóm rối đạo "Chống Thánh Thể" khắp cả Âu Châu. Mỗi lần Ngài bày tỏ chính mình trong hình thức này, phép lạ kéo theo sau một sự kính cẩn đổi mới với Thánh Thể, và sự trở lại đại thể với Giáo Hội và các Nhiệm Tích.
Năm 1330, ở phố nhỏ Walldurn nằm giữa Frankfurt và Wurzburg, Chúa đã ban cho chúng ta một trong những ơn đặc biệt này. Dù vậy, chút xíu nữa Walldurn cũng hòng chống lại Ngài. Lần kia, một vị Linh Mục cao niên, tên Heinrich Ottô, đang dâng Thánh Lễ tại Nhà Thờ Thánh George ở Walldurn. Sau khi giơ cao Mình Thánh và Chén Thánh để truyền phép, ngài va mạnh vào Chén Thánh và làm đổ Máu Cực Thánh Chúa Giêsu lên chiếc khăn thánh. Ngài lo ngại vì sự vụng về của mình, nhưng sự lo ngại trở thành sửng sốt khi xem thấy những gì xuất hiện trên khăn thánh. Rượu đã trở thành Máu thật, làm thành một hình Chúa Kitô Tử Giá. Hình Chúa Giêsu Tử Giá được 11 đầu Chúa Giêsu đội mão gai bao quanh.
Cha Ottô mất bình tĩnh. Toàn thân ngài run lên. Theo bản năng, ngài muốn che dấu sự sai lầm của mình là đã làm đổ Máu Thánh Chúa Giêsu trên chiếc khăn thánh. Ngài không nghĩ ra sự rủi ro này là một ơn trên được ban xuống. Đúng ra ngài phải giơ Chiếc Khăn Thánh Lạ Lùng lên cao cho cộng đồng thấy, chúc tụng Chúa vì đã ban ơn này cho giáo dân thuộc Nhà Thờ Thánh George qua cách thực hiện bất xứng của mình. Nhưng ngài đã không làm thế. Ngài đẩy tấm khăn thánh qua một bên và tiếp tục dâng Thánh Lễ. Chúng ta thực không biết vị Linh Mục đã có những xúc cảm nào ngoài sự xấu hổ và hối hận vì đã gây nên tai biến ấy.
Khi Thánh Lễ bế mạc và cộng đồng đã ra về, Cha Ottô mở tấm khăn thánh ra một lần nữa để xem khi sự vô ý xảy ra cặp mắt mình có đáng tin cậy không. Cảnh tượng được Chúa Giêsu miêu tả trên bức họa huyền diệu này càng hiện lên rõ ràng hơn lúc ban đầu. Đó là hình Chúa Giêsu trên Thánh Giá, ở thế bị đóng đinh. Quanh Ngài là 11 đầu Chúa Kitô Tử Giá, tất cả đều quấn mão gai. Vị Linh Mục nhìn chằm chằm vào Hình Ảnh Thiên Quốc vì dường như nó mang vẻ vĩnh cửu. Ngài nhìn quanh Ngôi Giáo Đường. Xem ra chỉ có mình ngài. Ngài lấy chiếc khăn thánh và dấu trong cái bàn bên dưới Bàn Thờ. Ngài rất cẩn thận trong việc che dấu này để không ai có thể tìm ra.
Vì sao có 11 đầu Chúa Giêsu đội mão gai chung quanh hình Chúa Kitô Tử Giá? Đây là Phép Lạ Thánh Thể duy nhất được Thiên Chúa ban cho chúng ta với sứ điệp huyền nhiệm hoặc tượng trưng. Có hai lối giải thích: 1)Mười một Tông Đồ lìa bỏ Chúa Giêsu khi Ngài chịu đóng đinh. Dưới chân Thánh Giá, chỉ có Gioan, Môn Đệ Chúa Yêu, khóc thương Ngài. Mười một trong mười hai Tông Đồ chịu Tử Đạo vì Chúa Giêsu. Chỉ có Gioan, Môn Đệ Chúa Yêu chết già.
2) Lý do thứ hai là từ lúc sự lạ xảy ra đến khi ngài đành tỏ lộ bí mật, vị Linh Mục phải chịu sự dằn vặt tâm trí cả thể. Ít lâu sau biến cố ấy, ngài lâm bệnh. Ngài không thể làm phai nhạt Hình Ảnh tấm khăn thánh khỏi tâm trí. Đêm, ngày Hình Ảnh ấy cứ ám ảnh ngài. Vị Linh Mục biết rằng mình không nên che dấu phép lạ này. Tuy nhiên, càng bị dằn vặt, ngài nghĩ tình trạng càng tệ hơn nếu cuối cùng ngài khai thú. Tuy nhận ra rằng phép lạ phải được chia sẻ cho toàn thể Giáo Hội, nhưng ngài vẫn do dự.
Giờ lâm chung đã đến. Vị Linh Mục biết rằng mình không thể chết nếu không gỡ mình khỏi tội chểnh mảng này, nó đã ám ảnh ngài từ ngày biến cố ấy xảy ra. Ngài mời một Linh Mục bạn và xưng thú đầu đuôi câu chuyện cho Linh Mục ấy. Cha Ottô xin Linh Mục kia chờ khi mình đã chết mới lấy tấm khăn thánh ra khỏi chỗ ẩn giấu. Phép lạ phải được chia sẻ cho tất cả mọi người để nhờ đó họ được củng cố trong đức tin vào sự Hiện Diện Thể Lý của Chúa Kitô trong Thánh Thể. Cha Ottô cảm thấy rằng làm như thế ngài sẽ được tha tội. Vị Linh Mục bạn ban phép giải tội cho Cha Ottô. Sau khi làm việc đền tội, Cha Ottô qua đời bình an.
Linh Mục đã giải tội cho Cha Ottô và vài Linh Mục bạn chạy vào Thánh Đường để nhìn tận mắt phép lạ Cha Ottô đã nói. Họ tiến đến cái bàn bên dưới bàn thờ là nơi cất giấu phép lạ và đã tìm thấy tấm khăn thánh mang vết máu. Sự việc y như Cha Ottô đã thuật lại cho họ. Vết máu và hình Chúa Kitô Tử Giá vây quanh bởi 11 đầu đội mão gai vẫn còn đó. Họ quì xuống tôn kính phép lạ vĩ đại mà Chúa Giêsu đã ban cho họ.
Trong một nghi lễ trang trọng, tấm khăn thánh được phô bày để các tín hữu tôn kính. Walldurn trở thành nơi hành hương của dân Đức cũng như dân Âu Châu. Hàng ngàn khách hành hương đến Walldurn để kính viếng tấm khăn thánh. Về phần Chúa Giêsu, Ngài ban thưởng cho khách hành hương nhiều phép lạ, chữa nhiều bệnh tật và làm nhiều người trở lại. Kết quả là một sự trở về đại thể với các Bí Tích, nhất là Bí Tích Thánh Thể.
Năm 1445, Phép Lạ Thánh Thể Walldurn được gửi sang Roma để được những nhà chức trách Roma điều tra. Đức Thánh Cha Eugenê IV, Đấng 3 năm trước đây đã xác nhận một Phép Lạ Thánh Thể khác ở Ferrara, nước Ý, rất thích thú cho điều tra phép lạ này. Các Linh Mục ở Walldurn đem ra tất cả văn kiện viết về tấm khăn thánh từ giây phút họ lấy nó ra khỏi chiếc bàn bên dưới Bàn Thờ. Vị Linh Mục giải tội cho Cha Ottô đã viết lại tất cả những gì Cha Ottô nói với ngài về phép lạ.
Đức Thánh Cha Eugenê IV phê chuẩn, xác nhận Phép Lạ Thánh Thể Walldurn và ban Đại Xá cho ai tôn kính khăn thánh trong tuần bát nhật Lễ Mình Máu Thánh Chúa. Khăn thánh được đưa về Walldurn trong hân hoan. Một thánh đường xinh đẹp được kiến thiết để tôn kính Phép Lạ Thánh Thể. Khăn thánh được đặt trên bàn thờ chính của thánh đường cho người ta tôn kính. Qua bao thế kỷ, những tội nhân cứng lòng bước vào nhà thờ liền ăn năn thống hối và, trong nước mắt họ tìm gặp cha giải tội.
3 và 4. HAI PHÉP LẠ TẠI SIENA, NƯỚC Ý
Năm 1330 và năm 1730
(Joan Carroll Cruz, Phép Lạ Thánh Thể, Chương 16, Regina xb, USA, 2002)
Thành phố Siena nổi tiếng nhờ thánh nữ Catharine và thánh Bernadino, độc đáo ở chỗ không những có một, mà còn hai phép lạ Thánh Thể. Phép lạ thứ nhất xảy ra vào năm 1330, và phép lạ thứ hai xảy ra đúng 400 năm sau đó, vào năm 1730. Một bộ sưu tập rất lớn có các tài liệu xác minh cho các chi tiết của hai phép lạ này. Phép lạ thứ nhất là một phép lạ chảy máu, phép lạ thứ hai không chảy máu. Nhưng cả hai đều được lưu giữ và hiện vẫn là những đối tượng rất hấp dẫn và được sùng mộ.
1- Phép lạ năm 1330 liên quan đến một vị linh mục tại Siena có trách vụ coi sóc các tín hữu thuộc một ngôi làng ở ngoại ô thành phố. Một nông dân trong làng lâm bệnh nặng và xin mời linh mục. Đang lúc vội vã, vị linh mục lấy một Bánh Thánh trong nhà tạm, và thay vì đặt vào một hộp đựng, ngài lại nhét vào giữa những trang sách của cuốn sách nguyện. Kẹp cuốn sách dưới nách, ngài vội vàng đi đến cạnh gường bệnh nhân.
Sau khi người ta đã đọc đủ các kinh, vị linh mục mở sách nguyện để lấy Bánh Thánh trao cho bệnh nhân, nhưng ngài thất kinh vì phát hiện Bánh Thánh đang chảy máu và gần như mềm nhũn. Không nói lời nào, ngài đóng sách lại và trở lại Siena. Người ta kể rằng cả người nông dân lẫn mọi người trong nhà đều không biết phép lạ ngay lúc ấy đang xảy ra.
Với thái độ sám hối chân thành, vị linh mục đi đến tu viện thánh Augustine, và tại đây ngài đã kể lại mọi chi tiết cho cha Simone Fidati, một người nội tâm sâu xa, đồng thời cũng là một nhà giảng thuyết nổi tiếng. (Sau khi qua đời, cha Simone đã được đức Gregory XVI tôn phong chân phúc, và phê chuẩn bài lễ cùng bài kinh thần vụ tôn kính ngài).
Vị linh mục chỉ cho cha Simone hai trang giấy dính máu của Bánh Thánh, và giao quyển kinh nguyện cho ngài gìn giữ. Sau khi xưng tội về sự vô phép đối với Bánh Thánh, vị linh mục từ đó không còn được nói đến trong lịch sử của phép lạ này, và vấn đề tiếp tục với cha Simone.
Sau một thời gian, cha Simone lấy một trang giấy dính Máu Thánh và tặng cho các linh mục dòng thánh Augustine của ngài tại Perugia. Món quà này không may đã bị thất lạc trong cuộc bách hại các dòng tu vào năm 1866.
Trang giấy thứ hai được lưu giữ trong một chiếc bình bằng bạc, và đến thời kỳ nhiễu nhương, người ta đã đưa về quê hương cha Simone là thành Cascia. Nơi đây, thánh tích này lập tức khơi dậy lòng sùng mộ của các linh mục, giáo hữu và cả những chức sắc dân sự. Sổ Ký Sự của thành phố năm 1387, hiện đang được giữ tại tòa thị sảnh Cascia, đã viết chi tiết về lễ mừng thường niên kính Mình Máu Thánh Chúa Kitô. Trong dịp lễ này, ngài thị trưởng, các ủy viên hội đồng và dân chúng được mời đến nhà thờ để tôn vinh thánh tích đáng tôn kính bằng một cuộc cung nghinh và thánh lễ long trọng. Để mừng lễ, về phần mình, thành phố đóng góp một cây nến nặng đến 10 cân Anh.
Phép lạ đã được đức Boniface IX tôn vinh, ngài đã chính thức chuẩn nhận việc tôn kính thánh tích này bằng bửu sắc đề ngày 10 tháng 1 năm 1401. Đức Thánh Cha rộng lòng ban ân xá portiuncula cho mọi người đến kính viếng nhà thờ thánh Augustine trong ngày lễ kính Mình Máu Thánh Chúa.
Vào ngày 7 tháng 6 năm 1408, đức Gregory XII đã chuẩn nhận việc sùng kính thánh tích và ban thêm những ân xá khác cho những ai kính viếng nhà thờ đang lưu giữ thánh tích. Thánh tích này cũng đã được các Đức Thánh Cha như Sixtus IV, Innocent XIII, Clement XII, và Pius VII tôn vinh.
Vào năm 1962 đã có một cuộc xét nghiệm toàn bộ thánh tích. Kích thước của trang giấy dính máu thánh là 52x44 mm; đường kính của dấu máu là 40mm. Vệt máu được mô tả có màu nâu nhạt, nhưng khi được nhìn dưới một lăng kính phóng đại, màu có vẻ đỏ hơn, trong khi các phân tử máu đông được nhận ra rất rõ ràng. Tình trạng này hiện nay vẫn như thế.
Một hiện tượng khác cũng ở trong vệt máu: khi được nhìn qua một thấu kính yếu hơn, sẽ hiện lên hình ảnh một người đàn ông trông rất buồn bã. Hình ảnh này cũng có thể thấy được trên các bức ảnh chụp vệt máu.
Vào năm 1930, đại hội Thánh Thể được tổ chức tại thành phố Cascia, trùng vào dịp kỷ niệm 600 năm phép lạ. Để ghi nhớ biến cố này, một mặt nhật đã được làm phép để đựng thánh tích phép lạ.
Như thế, trong khuôn viên đền thánh - vương cung thánh đường thánh nữ Rita tại Cascia có đến ba thánh tích: thi hài bất hoại của thánh nữ Rita, hài cốt của chân phúc Simone Fidati, và thánh tích của Thánh Thể phép lạ năm 1330 vẫn còn được giữ gìn sau hơn 650 năm.
* * *

2- Phép lạ Thánh Thể thứ hai tại Siena bắt nguồn từ những nghi thức và lễ hội đặc biệt được du nhập từ thế kỷ XIII để mừng lễ Đức Mẹ Lên Trời. Những điều ấy đã trở thành truyền thống và được tổ chức trong thời gian phép lạ xảy ra. Hôm ấy là ngày 14 tháng 8 năm 1730, trong lúc làm giờ canh thức mừng lễ, khi dân chúng và các giáo sĩ thành phố Siena đang tham dự các nghi thức này, thì những tên trộm đã lẻn vào nhà thờ thánh Phanxicô vắng vẻ. Lợi dụng lúc các giáo sĩ vắng mặt, chúng lẻn vào nhà nguyện đang có Thánh Thể, mở khóa nhà tạm và lấy đi chiếc bình thánh bằng vàng đựng Mình Thánh.
Tên trộm ra đi mà không bị phát hiện, cho đến sáng hôm sau, khi vị linh mục mở nhà tạm khi đến giờ hiệp lễ. Mãi đến sau đó, một tín hữu phát hiện ra chiếc nắp bình thánh ở ngoài đường phố, sự nghi ngờ về tội phạm thánh đã được xác định. Nỗi đau buồn của các tín hữu đòi phải hủy bỏ những lễ hội truyền thống mừng lễ Đức Mẹ Lên Trời. Đức tổng giám mục ban lệnh đọc thêm những kinh nguyện chung để đền tạ, trong khi nhà cầm quyền dân sự khởi sự truy tìm các Bánh Thánh và cả tên vô lại đã đưa các Bánh Thánh đi mất.
Hai hôm sau đó, vào ngày 17 tháng 8, trong khi đang đọc kinh tại nhà thờ Đức Maria Provenzano, một vị linh mục bỗng chú ý đến một vật trăng trắng thò ra từ chiếc thùng đồ dâng cúng, liền với ghế kinh của ngài. Nhận ra đó là một Bánh Thánh, ngài thông tri cho các linh mục khác của nhà thờ, và sau đó, báo tin cho đức tổng giám mục và các giáo sĩ tại nhà thờ thánh Phanxicô.
Khi thùng dâng cúng được mở ra, trước sự hiện diện của các linh mục địa phương và đại diện của đức tổng giám mục, người ta đã thấy rất nhiều Bánh Thánh, một số còn bị treo trên các mạng nhện. Các Bánh Thánh này được đem so sánh với các bánh lễ chưa được truyền phép của nhà thờ thánh Phanxicô, và thấy cùng một kích cỡ và có cùng dấu khuôn sắt in trên bánh khi nướng. Số Bánh Thánh cũng đúng với con số Bánh Thánh các giáo sĩ tại nhà thờ thánh Phanxicô ước lượng còn trong bình thánh – tổng cộng là 348 Bánh Thánh nguyên vẹn và 6 nửa.
Vì thùng dâng cúng chỉ mở mỗi năm một lần, nên các Bánh Thánh bị phủ đầy bụi bặm dơ bẩn đóng tụ ở đó. Sau khi được các linh mục lau phủi cẩn thận, các Bánh Thánh lại được đặt vào một bình thánh và giữ trong một nhà tạm của bàn thờ chính tại nhà thờ Đức Bà. Ngày hôm sau, với sự đồng hành của rất đông đảo dân chúng thành phố, đức tổng giám mục Alessandro Zondadari long trọng kiệu các Mình Thánh trở về nhà thờ thánh Phanxicô.
Trong suốt hai thế kỷ sau đó, thỉnh thoảng người ta lại thắc mắc không hiểu vì sao các Mình Thánh này không được các linh mục rước trong thánh lễ, vì đó vẫn là một điều bình thường trong trường hợp tương tự. Trong khi vẫn không có một câu trả lời dứt khoát, người ta đưa ra hai giả thuyết. Một giả thuyết cho rằng đông đảo các tín hữu từ thành Siena lẫn các thành lân cận kính viếng nhà thờ để đọc kinh đền tạ trước các Mình Thánh này, buộc các linh mục phải giữ lại một thời gian. Giả thuyết thứ hai cho rằng các linh mục không rước vì các Mình Thánh này bị dính bẩn. Trong khi các Bánh Thánh chỉ được phủi sạch bề ngoài sau khi tìm lại được, nhưng vẫn còn dính rất nhiều bụi bặm. Trong những trường hợp như thế, không buộc phải rước các Bánh Thánh này, nhưng được phép để cho tự phân hủy theo tự nhiên, và khi ấy Chúa Kitô sẽ không còn hiện diện ở đó nữa.
Trước sự ngạc nhiên của các giáo sĩ, những Bánh Thánh này đã không tự phân hủy và vẫn giữ mùi thơm. Theo dòng thời gian, các tu sĩ dòng thánh Phanxicô tin rằng họ đang được chứng kiến một phép lạ xảy ra liên tục về tính trường tồn.
Năm mươi năm sau khi tìm được các Bánh Thánh bị đánh cắp, một cuộc điều tra chính thức đã được thực hiện về tính xác thực của phép lạ. Cha tổng vụ của dòng thánh Phanxicô là cha Carlo Vipera đã xem xét các Bánh Thánh vào ngày 14 tháng 4 năm 1780, và khi nếm thử một Bánh Thánh, ngài nhận thấy vẫn còn dòn và không hư hại. Vì một số Bánh Thánh đã được cho các tín hữu rước trong những năm trước đó, nên cha tổng quyền ra lệnh phải đặt 230 Bánh Thánh còn lại vào một bình thánh mới và không cho ai rước nữa.
Một cuộc điều tra cẩn thận khác đã được đức tổng giám mục Tiberio Borghese của giáo phận Siena cùng với một số thần học gia và các vị chức sắc khác tiến hành vào năm 1789. Sau khi đã xem xét các Bánh Thánh dưới kính hiển vi, ủy ban tuyên bố các Bánh Thánh này hoàn toàn nguyên tuyền và không có một dấu phân hủy nào. Ba tu sĩ dòng thánh Phanxicô đã từng hiện diện trong cuộc điều tra vào năm 1780 trước đó đã được chất vấn và tuyên thệ trước mặt đức tổng giám mục. Họ tái xác nhận các Bánh Thánh được xét nghiệm ấy chính là những Bánh Thánh đã bị lấy trộm vào năm 1730.
Để xét nghiệm nhằm xác định tính cách xác thực của phép lạ, đức tổng giám mục trong cuộc điều tra năm 1789 đã ban lệnh đặt nhiều bánh lễ chưa được truyền phép vào một chiếc hộp được niêm kín và khóa giữ trong văn phòng chưởng lý. Mười năm sau đó, những bánh lễ này được xét nghiệm và thấy rằng không những chúng đã mất dạng, mà còn hư ỉu nữa. Vào năm 1850, tức là 61 năm sau khi được đặt vào hộp được niêm kín, những bánh lễ chưa được truyền phép này đã phân hủy thành bột có màu vàng sậm, trong khi các Bánh Thánh vẫn giữ được màu mới mẻ như ban đầu.

Cách quãng theo thời gian, những lần xét nghiệm khác đã được thực hiện. Lần xét nghiệm ý nghĩa nhất vào năm 1914 đã được thực hiện theo thẩm quyền của thánh giáo hoàng Piô X. Trong lần điều tra này, đức tổng giám mục chỉ định một ủy ban gồm các khoa học gia và giáo sư từ Siena và Pisa, cũng như các nhà thần học và chức sắc trong Giáo Hội.


Các cuộc xét nghiệm axít và tinh bột được thực hiện trên một trong những mẩu Bánh Thánh cho thấy chất lượng tinh bột bình thường. Các kết luận từ các xét nghiệm hiển vi cho thấy các Bánh Thánh đã được làm từ một thứ bột mì sàng thô, nhưng hiện vẫn còn tốt.
Ủy ban đồng ý rằng bánh không men nếu được làm trong những điều kiện vô trùng và được cất giữ trong bình không có không khí, tiệt trùng, thì có thể giữ được một thời gian khá lâu. Bánh không men nếu được làm trong những điều kiện bình thường, để trong không khí và chịu tác động của các vi sinh vật cũng có thể giữ được nguyên tuyền một vài năm. Họ kết luận các Bánh Thánh bị đánh cắp đã không được làm trong các điều kiện dự phòng của khoa học, vừa được giữ trong điều kiện bình thường, vì thế lẽ ra đã bị hủy hoại hơn một thế kỷ trước. Ủy ban kết luận rằng sự trường tồn ấy là điều ngoại thường, “… e la scienza stessa che proclama qui lo straordinario.”
Giáo sư Siro Grimaldi, giáo sư hóa học tại viện đại học Siena và giám đốc phòng thí nghiệm hóa học thành phố, cũng là người giữ nhiều trọng trách quan trọng khác trong lãnh vực hóa học, làm giám định viên hóa học đứng đầu cuộc xét nghiệm năm 1914. Sau đó, ông đã đưa ra những tuyên bố xác đáng về bản chất lạ lùng của các Bánh Thánh, và viết một quyển sách về phép lạ này nhan đề Uno Scienziato Adora. Vào năm 1914, ông tuyên bố rằng:

Các tấm bánh không men linh thánh ấy cho thấy một điển hình về sự trường tồn hoàn hảo… một hiện tượng cá biệt đảo lộn định luật thiên nhiên về việc lưu giữ chất liệu hữu cơ. Đó là một sự kiện độc nhất trong những niên ký của khoa học.


Vào năm 1922, một cuộc điều tra khác đã được tiến hành – lần này được xúc tiến trước sự hiện diện của đức hồng y Giovanni Tacci, cùng với đức tổng giám mục Siena, các đức giám mục Montepulciano, Foligno và Grosseto. Những kết quả vẫn như cũ: các Bánh Thánh có mùi vị không men, có tinh bột trong thành phần và được lưu giữ cẩn trọng.
Vào năm 1950, các Bánh Thánh phép lạ được đưa ra khỏi bình đựng cũ và được đặt vào một chiếc bình khác tinh vi và đắt giá hơn làm bắt mắt một tên trộm khác. Thế là, mặc dù đã có những đề phòng của các giáo sĩ, nhưng một vụ trộm phạm thánh khác lại xảy ra vào đêm mồng 5 tháng 8 năm 1951. Lần này, tên trộm đã biết cân nhắc nên chỉ lấy bình đựng và đổ các Bánh Thánh vào góc nhà tạm. Sau khi đếm đủ 133 Bánh Thánh, chính đức tổng giám mục đã niêm đóng lại trong một chiếc bình bằng bạc. Sau khi đã chụp hình, các Bánh Thánh lại được đặt vào một bình đựng tinh vi để thế cho chiếc bình đã bị đánh cắp.
Các Bánh Thánh trường tồn một cách lạ lùng này vẫn được bày kính công khai trong nhiều dịp khác nhau, đặc biệt là vào ngày 17 hằng tháng, kỷ niệm ngày các Bánh Thánh được tìm lại sau lần bị đánh cắp lần đầu tiên vào năm 1730. Vào ngày lễ kính Mình Máu Thánh Chúa, các Bánh Thánh này được đặt trong mặt nhật và được cung nghinh long trọng từ nhà thờ thành Phanxicô qua các con đường trong thành phố, một tập tục mà toàn thể dân chúng đều tham gia.
Trong số những người đã đến kính viếng các Bánh Thánh này có thánh John Bosco. Ngoài ra, còn có chân phúc giáo hoàng John XXIII, người đã ký sổ lưu niệm ngày 29 tháng 5 năm 1954, khi đang làm hồng y giáo chủ tại Venice. Và mặc dù không thể đích thân đến kính viếng các Bánh Thánh phép lạ này, nhưng các Đức Thánh Cha Pius X, Benedict XV, Pius XI và Pius XII đã có những tuyên ngôn nói lên say mê và ngưỡng mộ sâu xa.
Các tín hữu, giáo sĩ, giám mục, hồng y và giáo hoàng đều đồng thanh nói lên sự kinh ngạc và thờ kính các Bánh Thánh này, công nhận nơi đây một phép lạ trường tồn, vừa hoàn hảo vừa trọn vẹn, đã kéo dài trên 250 năm.
Với phép lạ này, các Bánh Thánh vẫn còn nguyên vẹn và nhẵn bóng, cũng như vẫn giữ được mùi thơm đặc trưng của bánh không men. Vì ở trong tình trạng được trường tồn hoàn hảo, giữ được những đặc điểm bên ngoài của bánh, Giáo Hội Công Giáo đảm bảo cho chúng ta rằng đó thực là các Bánh Thánh đã được truyền phép vào năm 1730, những Bánh Thánh này vẫn thực sự và đích thực là Thân Thể Chúa Kitô. Các Bánh Thánh phép lạ này đã được lưu giữ và tôn kính tại vương cung thánh đường thánh Phanxicô tại Siena trong hơn 250 năm qua.

tải về 1.12 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương