Phòng Thống kê – Trung tâm Tin học và Thống kê


Ấn Độ có thể sẽ nhập khẩu thuỷ sản



tải về 308.68 Kb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích308.68 Kb.
#15735
1   2   3   4

Ấn Độ có thể sẽ nhập khẩu thuỷ sản

Ấn Độ có thể sẽ từ nước xuất khẩu thuỷ sản lớn trở thành nước nhập khẩu thuỷ sản do sản lượng trong nước giảm.

Xuất khẩu thủy sản của nước này đã giảm từ mức hơn 612 ngàn tấn vào năm 2006/07 xuống còn 541,7 ngàn tấn, trị giá 76.200 triệu rupee trong năm 2007/08. Trong khi đó tiêu thụ trong nước đang tăng do thu nhập của người dân và GDP tăng khá. Bởi vậy, về lâu dài cán cân xuất nhập khẩu có thể được cân bằng. Với xu hướng hiện tại thì đến năm 2050, Ấn Độ sẽ không còn nhiều thủy sản để xuất khẩu nữa mà phải cân nhắc đến việc nhập khẩu nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu.

Cơ quan Xúc tiến Xuất khẩu Thuỷ sản Ấn Độ (MPEDA) đang tiến hành rất nhiều kế hoạch nhằm mở rộng sản xuất.

Năm 2007-08, EU là thị trường xuất khẩu chính của Ấn Độ với 149.381 tấn thủy sản (27,6%); Nhật tiếp tục giữ vị trí thứ hai với 67.373 tấn (12,4%), tương đương giá trị 305,49 triệu USD (16,1%); Mỹ xếp thứ ba với 36.612 tấn (6,8%), 253,05 triệu USD (13,3%).

Ai Cập: Đang có nhu cầu rất lớn mặt hàng cá tra, basa đông lạnh

Đại sứ Việt Nam tại Ai Cập cho biết, hơn 1 tháng qua, tại Ai Cập, mặt hàng cá tra, basa đông lạnh của Việt Nam rất khan hiếm. Nhiều doanh nghiệp đã liên tục gọi điện tới Cơ quan thương vụ và Đại sứ quán Việt Nam tại Cairo để hỏi thông tin về mặt hàng này.

Nguyên nhân khan hiếm hàng là do trong thời gian cuối tháng 8 và đầu tháng 9 người dân Ai Cập thường đi mua hàng tích trữ cho tháng Ramadan bắt đầu từ 1/9 và kéo dài trong 1 tháng.

Ai Cập là thị trường còn mới đối với hàng thủy sản Việt Nam. Tuy nhiên, nhu cầu về mặt hàng cá tra, basa đông lạnh của Việt Nam đang tăng mạnh. Đặc biệt, mặt hàng này giờ đã trở thành món ăn quen thuộc trong cuộc sống người dân Ai Cập. Mặt hàng này được bày bán tại các siêu thị, cửa hàng và các khu chợ lớn, nhỏ ở Ai Cập. Mức giá bán lẻ từ 3-4 USD/kg được nhiều người nội trợ Ai Cập lựa chọn.



Tương lai ảm đảm của thị trường cá ngừ Mỹ

Thị trường cá ngừ Mỹ là một sự kết hợp khó khăn giữa nhu cầu thấp và giá cá ngừ cao trên thế giới, điều này có thể chỉ dẫn đến sự sụt giảm hơn trong tiêu thụ cá ngừ. Với tất cả những thông tin tiêu cực về cá ngừ trong mấy năm qua, hình tượng của cá ngừ đã trở nên tồi tệ hơn và không có khả năng để hồi phục. Trong khi các nhà sản xuất trên thế giới đang nỗ lực để tạo ra các mẫu sản phẩm mới thì ngành cá ngừ hộp Mỹ vẫn trung thành với cá ngừ ngâm muối đóng hộp cỡ 6oz và một số loại cá ngừ đóng túi. Giá cá ngừ hộp tại thị trường Mỹ phải tăng lên cho phù hợp với giá thị trường quốc tế và giá trị thấp của đồng Đôla Mỹ. Giá đã bắt đầu tăng lên, nhưng điều này sẽ đẩy sự quan tâm của người tiêu dùng đối với cá ngừ ra xa hơn.


Giá cà phê ở Ấn Độ tăng do nguồn cung khan hiếm


Theo Hiệp hội buôn bán cà phê Ấn Độ, giá cà phê ở nước này đã tăng do nguồn cung khan hiếm, với lượng dự trữ của những người trồng cà phê không còn nhiều.
Tại Ấn Độ, vụ thu hoạch loại cà phê chè (arabica) chỉ bắt đầu từ tháng 12, trong khi thu hoạch loại cà phê vối (robusta) diễn ra vào tháng 2. Giá cà phê trên thị trường thế giới hiện giảm hơn, nhưng giá mặt hàng này vẫn tăng ở thị trường Ấn Độ do các lô cà phê nhập khẩu chậm cập cảng.

Giá cà phê tại thị trường Niu Yoóc (Mỹ) có xu hướng giảm mạnh do đồng USD tăng giá dẫn tới việc thanh toán chậm. Thị trường cà phê Mỹ cũng tỏ ra lo ngại trước việc cơn bão Ike đang tiến về phía Houston, một trong 4 cảng nhập khẩu cà phê hàng đầu của nước này.
Do giá tăng vọt nên lượng tiêu thụ cà phê tại Ấn Độ chững lại. Các nhà buôn đòi giá bán cao hơn nên lượng tiêu thụ bị hạn chế. Loại cà phê robusta hầu như không có người hỏi mua. Tổng số cà phê được chào bán trong phiên đấu giá ngày 11/9 ở Mumbai chỉ vào khoảng 185 tấn, giảm so với 223 tấn của phiên đấu giá trước đó và chỉ có 12 tấn được bán ra.

Ấn độ chỉ sản xuất 4% tổng sản lượng cà phê thế giới, nhưng xuất khẩu tới 70%-80% sản lượng cà phê của nước này.

Băng-la-đét: Xuất khẩu chè hồi phục nhờ sản lượng gia tăng

Theo tờ The Daily Star, hoạt động xuất khẩu chè của Băngla Đét đã hồi phục trong tài khóa 2007/08 với doanh thu xuất khẩu đạt 14,89 triệu USD, tăng 114,55% so với tài khóa 2006/07, nhờ sản lượng chè trong nước gia tăng và mức giá cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Giám đốc điều hành công ty HRC Syndicate, Md Idris, cho biết sự sụt giảm sản lượng chè ở một số nước sản xuất chè đã giúp Băngla Đét đạt được mức tăng trưởng xuất khẩu. Ngoài ra, giá chè đứng ở mức cao trên thị trường Ấn Độ cũng giúp Băngla Đét có đơợc lợi thế cạnh tranh về giá. Tổng sản lượng chè của Băngla Đét đạt 58,83 triệu kg trong tài khóa 2007/08, so với mức 55,42 triệu kg trong tài khóa 2006/07.

Doanh thu xuất khẩu chè của Băngla Đét giảm mạnh trong tài khóa 2006/07, chủ yếu do sản lượng trong nước sụt giảm, cũng đã đẩy giá chè tăng cao. Tuy vậy, sản lượng chè của Băngla Đét đã tăng 6,15% trong tài khóa 2007/08, góp phần giúp các nhà xuất khẩu nước này đạt được thu nhập cao hơn.

Pakixtan là thị trường xuất khẩu chè lớn nhất của Băngla Đét, trong khi Arập Xêút, Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE), Ápganixtan, Cadắcxtan cũng là những nước nhập khẩu nhiều chè của quốc gia Nam Á này.

Ông Idris cho rằng vấn đề chính trong hoạt động xuất khẩu chè của Băngla Đét là sự sụt giảm sản lượng. Sản lượng chè của nước này sẽ tăng trong thời gian tới khi có thêm nhiều vườn chè mới ngoài 160 vườn chè hiện có nhờ mức giá tương đối tốt hơn. HRC chiếm hơn 35% tổng thu nhập xuất khẩu chè của Băngla Đét trong tài khóa 2007/08.

Nguồn: agroviet, vinanet, TTXVN.





Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản

Tình hình xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thuỷ sản từ đầu năm đến nay về cơ bản thuận lợi do các mặt hàng đều tăng giá. Mặc dù khối lượng xuất khẩu một số mặt hàng giảm so với cùng kỳ năm trước nhưng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tăng ở mức cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên lợi thế này đang có xu hướng chững lại hoặc giảm làm cho hiệu quả xuất khẩu giảm nhiều do giá các vật tư, nguyên liệu phục vụ ngành nông lâm thuỷ sản nhập khẩu như phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc... tăng nhiều, một số mặt hàng có mức tăng dao động từ 2 - 3 lần. Đáng chú ý là tốc độ tăng của nhập khẩu cao hơn xuất khẩu 2,6 lần, riêng kim ngạch nhập khẩu đậu tương và các sản phẩm liên quan đến đậu tương (khô dầu, dầu) đã lên tới 872 triệu USD, cao hơn tổng giá trị xuất khẩu của 2 mặt hàng quan trong của Việt Nam là tiêu và điều; nhập khẩu muối cũng tăng 3,7 lần so với cùng kỳ năm trước.

Ước tháng 9/2008, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản đạt trên 1,441 tỉ USD, tăng 36% so với tháng 9/2007, nhưng giảm 9% so với tháng trước, trong đó, xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 734 triệu USD, tăng 53,5%; thuỷ sản đạt 460 triệu USD, tăng 44% và lâm sản ước đạt 246 triệu USD, tăng 21%.

Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản toàn ngành 9 tháng đầu năm 2008 ước đạt hơn 12,3 tỉ USD, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, nông sản đạt 6,8 tỉ USD, tăng 42,7%; thuỷ sản 3,34 tỉ USD tăng 23,4%; lâm sản 2,2 tỉ USD tăng 18,8%. Trong 9 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu của hầu hết các mặt hàng đều tăng so với cùng kỳ năm trước. Ngoài những mặt hàng nông sản chủ yếu, năm nay sắn lát và tinh bột sắn là 2 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu khá cao (tương ứng 130 và 150 triệu USD).

Kết quả xuất khẩu cụ thể của một số mặt hàng chính như sau:

+ Gạo: Ước tháng 9/2008 xuất khẩu 400 ngàn tấn, kim ngạch đạt 232 triệu USD, giảm 7% về lượng nhưng tăng 60% về giá trị so với tháng 9/07 đưa tổng lượng gạo xuất khẩu 9 tháng đầu năm ước đạt khoảng 3,7 triệu tấn, kim ngạch đạt 2,4 tỉ USD, so cùng kì năm trước giảm 7,8% về lượng, tăng trên 88% về giá trị.

Gạo là mặt hàng có mức tăng giá cao nhất, giá XK bình quân 9 tháng đầu năm đạt 655 USD/tấn, tăng hơn 2 lần (tương đương 334 USD/tấn) cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, hiện giá gạo xuất khẩu đang có xu hướng giảm dần.

+ Cà phê: Ước xuất khẩu tháng 9/2008 đạt khoảng 45 ngàn tấn, kim ngạch 101 triệu USD, so cùng kỳ năm trước tăng 18% về lượng và 53% về giá trị, đưa lượng xuất khẩu cà phê 9 tháng ước đạt 762 ngàn tấn , giảm 21,7% và giá trị đạt 1,6 tỷ USD, tăng 9,7%. Giá xuất khẩu bình quân 9 tháng là 2.114 USD/tấn, tăng 40% (tương đương 605 USD/tấn) so với cùng kỳ năm trước.

+ Cao su: Tháng 9/2008, ước xuất khẩu được 75 ngàn tấn, đạt 223 triệu USD, so cùng kì năm trước chỉ tăng 0,6% về lượng nhưng tăng 57,9 % về giá trị. Tổng cao su xuất khẩu 9 tháng đầu năm ước đạt 454 ngàn tấn và 1,25 tỉ USD, so cùng kỳ năm trước giảm 8,6% về lượng, tăng 33,5% về kim ngạch. Giá cao su XK trung bình 9 tháng đầu năm đạt 2.752 USD/tấn, tăng 46% (tương đương 867 USD/tấn) so cùng kỳ năm trước.

+ Chè: Ước xuất khẩu tháng 9/2008 đạt 11 ngàn tấn, kim ngạch 15,8 triệu USD, xấp xỉ cùng kỳ về lượng nhưng tăng 11% về giá trị. Tổng lượng chè xuất khẩu 9 tháng đầu năm ước đạt 80 ngàn tấn, kim ngạch đạt 111 triệu USD, lượng xuất khẩu giảm 1%, nhưng kim ngạch tăng 30%. Giá chè xuất khẩu trung bình 9 tháng đầu năm đạt 1.389 USD/tấn, tăng 29% (tương đương 314 USD/tấn) so cùng kỳ năm trước.

+ Hạt điều: Tháng 9/2008, xuất khẩu ước đạt 15 ngàn tấn với kim ngạch 90,8 triệu USD, tăng 9,2% về lượng và tăng 49% về giá trị, đưa mức xuất khẩu 9 tháng đầu năm ước đạt 121,5 ngàn tấn, kim ngạch trên 686 triệu USD. So với cùng kỳ năm trước, tăng 11,3% về lượng và 50% về giá trị. Giá xuất khẩu bình quân 9 tháng đạt 5.650 USD/tấn, tăng 35% (tương đương 1.456 USD/tấn) so với cùng kì năm trước.

+ Tiêu: Xuất khẩu tháng 9/2008 ước khoảng 7 ngàn tấn, kim ngạch đạt trên 24 triệu USD, tăng 38,6% về lượng, và 28% về giá trị so với tháng 9/2007. Tổng 9 tháng đầu năm ước xuất khẩu đạt 72,4 ngàn tấn, kim ngạch khoảng 254,6 triệu USD. So cùng kỳ năm trước, lượng xuất khẩu tăng 13% và kim ngạch tăng 24,6%. Giá xuất khẩu bình quân 9 tháng đạt 3.517 USD/tấn, tăng 10% (tương đương 324 USD/tấn) so với mức giá cùng kì năm 2007. Nhưng hiện nay giá tiêu xuất khẩu chỉ đạt 3.478 USD/tấn thấp hơn so với cùng kỳ năm trước khoảng 8%.

+ Sắn lát và tinh bột sắn: Trong 8 tháng đầu năm 2008 kim ngạch xuất khẩu sắn lát đạt gần 113 triệu USD, tinh bột sắn đạt 135 triệu USD. Thị trường xuất khẩu chính của 2 mặt hàng là Trung Quốc, chiếm trên 60% tổng lượng hàng xuất khẩu. Ước tính 9 tháng, tổng trị giá xuất khẩu của tinh bột sắn và sắn lát có thể đạt 280 triệu USD, tăng 82% so với cùng kì năm trước.



+ Lâm sản và đồ gỗ: Tháng 9/2008, xuất khẩu lâm sản và đồ gỗ ước đạt 247 triệu USD, tăng 21% so với tháng 9/07 đưa tổng kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm ước đạt trên 2,23 tỉ USD, tăng 18,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt trên 2 tỉ USD, tăng 20,6%; các sản phẩm mây tre, cói thảm ước đạt trên 162 triệu USD, tương đương cùng kỳ năm trước.

+ Thuỷ sản : Trong 8 tháng đầu năm 2008, xuất khẩu thủy sản đạt 2,882 tỉ USD, với khối lượng xuất khẩu đạt 804.605 tấn, tăng 21,6 % so với cùng kỳ năm ngoái. Tôm đông lạnh và cá tra, ba sa vẫn là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực chiếm tới 65,6% giá trị xuất khẩu, với sản lượng đạt trên 520.593 tấn và giá trị xuất khẩu là 1,89 tỷ USD, trong đó, tôm đông lạnh đạt 971,43 triệu USD (khối lượng 112,78 nghìn tấn), cá tra, basa đạt 920,9 triệu USD (khối lượng 407,81 nghìn tấn). EU là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam (756 triệu USD), tiếp theo là Nhật Bản (552 triệu USD) và Mỹ (458 triệu USD). Xuất khẩu sang Nga đạt 158 triệu USD (với khối lượng 90.229 tấn) và U-crai-na đạt 104 triệu USD (52.873 tấn) tiếp tục tăng trưởng mạnh so với năm ngoái. Trong 10 ngày đầu tháng 9/2008, xuất khẩu thuỷ sản đạt 129 triệu USD, tăng 30,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ước kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản tháng 9 đạt 460 triệu USD, đưa tổng giá trj xuất khẩu ước tính của 9 tháng đầu năm 2008 đạt 3.342 triệu USD, bằng 78,6% kế hoạch, tăng 22,9% so với cùng kỳ năm 2007. Với tốc độ tăng trưởng như hiện nay thì năm 2008 có khả năng vượt chỉ tiêu giá trị xuất khẩu thủy sản 4,25 tỷ USD.



Nhập khẩu vật tư, phân bón

Tổng giá trị nhập khẩu của các mặt hàng nông sản lâm thuỷ sản và vật tư, nguyên liệu phục vụ nông sản lâm thuỷ sản 9 tháng đầu năm ước đạt 8,3 tỉ USD, tăng 72,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Kết quả cụ thể của một số mặt hàng chính như sau:

+ Phân bón: Ước nhập khẩu tháng 9/2008 đạt 190 ngàn tấn các loại, giảm 35,8% so cùng kỳ, trong đó urê ước 40 ngàn tấn (giảm 27,2%), DAP khoảng 20 ngàn tấn (giảm 10,2%). Nguyên nhân do lượng hàng tồn kho trong nước dồi dào, chưa đến mùa chăm sóc. Tổng lượng phân bón nhập khẩu 9 tháng đầu năm ước khoảng 2,7 triệu tấn, tương đương 1,3 tỷ USD, tăng 2,7% lượng, nhưng kim ngạch tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ năm trước.

Lượng phân urê nhập khẩu 9 tháng ước đạt 639 ngàn tấn, tương đương 253,5 triệu USD, tăng 40,8% lượng và gần gấp 2,2 lần về giá trị, giá phân urê nhập khẩu bình quân 9 tháng đầu năm nay lên tới 397 USD/tấn, tăng 53% so với cùng kỳ năm trước, giá nhập khẩu bình quân tháng 8/08: 447 USD/tấn; DAP khoảng 360 ngàn tấn và 325 triệu USD, giảm 14,1% về lượng nhưng gần gấp 2,2 lần về giá trị, giá phân DAP nhập khẩu bình quân 9 tháng đầu năm nay: 903 USD/tấn, tăng trên 2,5 lần so với cùng kỳ năm trước, giá nhập khẩu bình quân tháng 8/08: 907 USD/tấn; Phân SA: 586 ngàn tấn và 159 triệu USD, giảm 15,2% nhưng tăng gần 76% về giá trị; NPK: 161 ngàn tấn và 92,5 triệu USD, giảm 17,8% về lượng nhưng tăng 63,7% về giá trị; các loại phân bón khác: 952 ngàn tấn và 482 triệu USD, tăng 9,8% về lượng và gần gấp 2,2 lần về giá trị.

+ Thuốc trừ sâu và nguyên liệu: Ước nhập khẩu tháng 9/2008 đạt 30 triệu USD, tăng 34% so với cùng kỳ năm trước. Tổng nhập khẩu 9 tháng đầu năm ước đạt gần 391 triệu USD, tăng trên 50% so với cùng kỳ 2007.

+ Gỗ và sản phẩm gỗ: Ước nhập khẩu tháng 9/2008 đạt 80 triệu USD, tăng 1,3% so cùng kì năm trước. Kim ngạch nhập khẩu 9 tháng ước đạt 854 triệu USD, tăng 14,7% so cùng kỳ năm trước.

+ Thức ăn gia súc và nguyên liệu: Ước kim ngạch nhập khẩu tháng 9/2008 đạt 100 triệu USD, tăng 9,1% so cùng kỳ năm trước. Nhập khẩu 9 tháng ước đạt 1,4 tỷ USD, tăng 59% so với cùng kì năm trước. Trong tổng kim ngạch nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu, khô dầu đậu tương chiếm 58%. Mức tăng giá bình quân của khô dầu đậu tương nhập khẩu năm nay tăng khoảng 50% so với năm trước. Ấn độ là nước cung cấp khô dầu đậu tương lớn nhất cho Việt Nam với thị phần 47%, sau đó là Thái lan 15%.

+ Cao su: Ước nhập khẩu tháng 9/2008 ước đạt 15 ngàn tấn, kim ngạch NK trên 47 triệu USD. Ước 9 tháng đầu năm NK khoảng 153 ngàn tấn với kim ngạch khoảng 416 triệu USD, so cùng kỳ năm trước tăng 7,7% về lượng và 55,4% về giá trị.



+ Muối: Kim ngạch nhập khẩu muối 8 tháng đầu năm đạt 13,3 triệu USD. Ước 9 tháng nhập khoảng 180 ngàn tấn gồm cả muối nhập khẩu trong và ngoài hạn ngạch. Cục Chế biến NLS và nghề muối đang phối hợp với Bộ Công thương đề nghị Chính phủ bổ sung hạn ngạch nhập khẩu muối cho các doanh nghiệp có nhu cầu. Ấn độ là nước xuất khẩu muối số 1 cho Việt Nam với thị phần 49%, tiếp theo là Inđônêxia 19%.

+ Lúa mì: Tổng lượng nhập khẩu 8 tháng đạt 501 ngàn tấn với trị giá 214 triệu USD, giảm 39% về lượng, nhưng tăng 6% về giá trị so cùng kỳ năm trước, giá lúa mì nhập khẩu bình quân: 428 USD/tấn, tăng 73% so với cùng kỳ 2007. Giá lúa mì đã giảm trong những tháng gần đây đang xuống mức 300 USD/tấn. Dự kiến lượng lúa mì nhập khẩu tháng 9/08 khoảng 50 ngàn tấn, đưa lượng lúa mì nhập khẩu 9 tháng 2008 ước đạt 551 ngàn tấn, giảm 37% so với năm trước.

+ Bông: Tổng nhập khẩu 9 tháng đầu năm ước đạt 213,6 ngàn tấn với kim ngạch 331 triệu USD, so cùng kỳ năm trước tăng 29,2% về lượng và 61,3% về giá trị.








Hợp tác phát triển nông nghiệp Việt Nam - Hà Lan
Nhận lời mời của Bộ trưởng Nông nghiệp, Thiên nhiên và Chất lượng thực phẩm của Vương quốc Hà Lan Giê-đa Vơ-buốc (Gerda Verburg), từ ngày 23-25/9, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Cao Đức Phát đã thăm chính thức Hà Lan.

Đây là chuyến thăm đầu tiên của Bộ trưởng Nông nghiệp Việt Nam tới Hà Lan. Ngoài hội đàm chính thức với Bộ trưởng Nông nghiệp, Thiên nhiên và Chất lượng thực phẩm Giê-đa Vơ-buốc, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã có các buổi làm việc với Bộ Kinh tế, Bộ Giao thông – Công chính - Quản lý nước, Bộ Ngoại giao của Hà Lan và thăm một số công trình bảo vệ ven biển của nước bạn.

Hai bên đã kiểm điểm lại những chương trình hợp tác về nông lâm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi giữa hai nước và thống nhất các chương trình hợp tác mới với các nội dung cụ thể: Mở rộng hợp tác về kinh nghiệm phòng, tránh và thích nghi với biến đổi khí hậu toàn cầu. Trước mắt tập trung cho việc chống ngập úng của Thành phố Hồ Chí Minh và vùng đồng bằng sông Cửu Long; Lập chương trình hợp tác về chất lượng và an toàn thực phẩm; Hợp tác dưới hình thức đẩy mạnh các chương trình đối tác "Nhà nước - Tư nhân" trong các ngành ca cao và cà phê, thuỷ sản, nước cho lương thực và hệ sinh thái, phát triển bền vững cho rau và hoa quả sạch, hợp tác trong lĩnh vực thú y và kiểm dịch động, thực vật, bảo vệ và phát triển rừng ngập nước, lập vườn bảo tồn thực vật ở Việt Nam,…

Hà Lan là một nước có nhiều kinh nghiệm về các lĩnh vực thuộc nông nghiệp ở châu Âu và thế giới. Trong hợp tác với Việt Nam, Hà Lan rất chủ động và thiện chí. Nhiều chương trình hợp tác ở Việt Nam đạt kết quả tốt. Chuyến thăm đã mở ra nhiều hoạt động hợp tác mới trên cơ sở hai bên cùng có lợi.

Hội thảo triển vọng hợp tác trong lĩnh vực cà phê Việt Nam - Italia

Tìm hiểu nhu cầu thị trường, tìm kiếm đối tác đầu tư và phát triển quan hệ trao đổi buôn bán trong ngành cà phê là mục đích của cuộc hội thảo về triển vọng hợp tác trong công nghiệp cà phê giữa Việt Nam và I-ta-li-a diễn ra tại thủ đô Rô-ma của I-ta-li-a ngày 26/9.

Tham gia hội thảo, do chính quyền vùng La-xi-ô và Đại sứ quán nước ta tại I-ta-li-a tổ chức, có đoàn doanh nghiệp Việt Nam với đại diện của 11 công ty sản xuất, chế biến và xuất khẩu cà phê lớn trong nước. Phía I-ta-li-a có sự tham gia của Viện cà phê Espresso quốc gia và nhiều doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu cà phê lớn của nước này.



Phát biểu tại hội thảo, ông Đoàn Đình Thiêm, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty cà phê Việt Nam (VINACAFE) nhấn mạnh Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ hai trên thế giới và hiện là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), cho phép Việt Nam tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu, tìm kiếm và thiết lập các mối quan hệ đối tác trong lĩnh vực cà phê. Ông cho biết Việt Nam cũng là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai vào thị trường I-ta-li-a, chỉ đứng sau Bra-xin, song tiềm năng thương mại giữa 2 nước trong lĩnh vực này còn rất lớn và cần tiếp tục khai thác.

Với mức xuất khẩu bình quân khoảng 840 nghìn tấn/năm, cà phê Việt Nam chiếm khoảng 20% thị phần thương mại cà phê toàn cầu. Xuất khẩu cà phê là một trong những thế mạnh của Việt Nam sang thị trường I-ta-li-a. Thống kê trong 8 vụ cà phê gần nhất, trung bình mỗi năm, I-ta-li-a nhập khẩu của Việt Nam 66 nghìn tấn cà phê, có năm lên đến 90 nghìn tấn, đưa nước này trở thành bạn hàng cà phê lớn thứ 4 của nước ta (chiếm 8,13% thị trường xuất khẩu), chỉ đứng sau Đức, Mỹ và Tây Ban Nha. Các tập đoàn sản xuất và chế biến cà phê lớn nhất của I-ta-li-a như Lavazza hay Pecorani cũng đã đặt văn phòng đại diện và mở các liên doanh ở Việt Nam.

Theo Chủ tịch Hiệp hội cà phê thành phố Tri-ét-xtê (Trieste), thị phần của Việt Nam trong các nước xuất khẩu cà phê vào I-ta-li-a đang tăng nhanh trong những năm qua do chất lượng cà phê nước ta đáp ứng được khẩu vị của người tiêu dùng I-ta-li-a.

Hiện I-ta-li-a là nước nhập khẩu cà phê lớn thứ 5 trên thế giới, với mức tăng trưởng trung bình của thị trường lên tới 6% mỗi năm, là một cơ hội tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam tích cực khai thác thị trường này.

Hội nghị An ninh lương thực Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng

Các quan chức cấp cao về nông nghiệp thuộc khu vực Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng (GMS) đã nhóm họp tại Viêng Chăn (Lào) để thảo luận về vấn đề an ninh lương thực trong bối cảnh giá lương thực toàn cầu trong thời gian qua có những diễn biến bất lợi, gây ảnh hưởng tới an ninh lương thực của người dân trong khu vực. Cuộc họp nhằm đưa ra các khuyến nghị giúp các nhà hoạch định chính sách xác định được vai trò của các nước GMS trong việc đối phó với cuộc khủng hoảng này, thông qua sự hợp tác khu vực và quốc tế.



Tại cuộc họp, các đại biểu đã tập trung thảo luận về xu hướng giá lương thực trên toàn cầu, tác động đối với khu vực cũng như những đối sách chiến lược để đối phó với các thách thức an ninh lương thực đang đặt ra; trao đổi dữ liệu, thông tin và công nghệ nhằm thúc đẩy việc quản lý, canh tác đất đai và sử dụng hệ thống tưới tiêu một cách có hiệu quả, cũng như các cách thức xử lý và bảo quản sau thu hoạch.

Ngoài ra, các đại biểu cũng thảo luận về phương thức ngăn chặn tình trạng tăng giá lương thực thông qua việc tìm kiếm một thoả thuận chung nhằm tăng cường công tác xuất khẩu gạo và lên kế hoạch lập kho dự trữ gạo trong khuôn khổ ASEAN + 3.

GMS gồm các nước Việt Nam, Cam-pu-chia, Lào, Thái Lan, Mi-an-ma và Trung Quốc, được hình thành năm 1992 theo sáng kiến của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Ban đầu, GMS bao gồm các nước nằm trong lưu vực sông Mê Công: Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Mi-an-ma và tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Năm 2004, tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc đã được đưa vào hợp tác GMS. Mục tiêu của GMS là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững, xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân lưu vực sông Mê Công.

Việt Nam tham dự Triển lãm quốc tế "Worldfood" tại Mát-xcơ-va

Tham gia Triển lãm quốc tế "Worldfood" (''Thế giới thực phẩm'') lần thứ 17 diễn ra ở Mát-xcơ-va từ ngày 23 đến 26/9 Việt Nam có 9 doanh nghiệp thuộc Hiệp hội các nhà chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP).

Trao đổi với phóng viên TTXVN, bà Hồ Thị Thu Trang, đại diện VASEP, cho biết năm nay, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam thuê mặt bằng 68 m2 với chi phí hơn 21.400 ơ-rô, quy mô lớn nhất từ trước tới nay. VASEP thuê một công ty của Đức thiết kế gian trưng bày hết sức ấn tượng và thuận tiện cho giao dịch.

Theo bà Hồ Thị Thu Trang, mỗi năm, VASEP tham gia hai hội chợ thực phẩm quốc tế, ở Mát-xcơ-va và Đu-bai (Các Tiểu vương quốc A-rập thống nhất). Mặc dù chi phí tổ chức triển lãm ở Mát-xcơ-va đắt gấp 4 lần so với ở Đu-bai, nhưng do Nga là thị trường lớn và quan trọng nên VASEP vẫn quyết định tham gia triển lãm ở Mát-xcơ-va. Nếu tính theo quy mô quốc gia thì Nga là nước nhập khẩu cá ba sa Việt Nam nhiều nhất, chiếm 15% tổng sản lượng xuất khẩu của nước ta.

Trong ngày khai mạc 23/9 đã diễn ra lễ trao giải "Sản phẩm của năm" cho các doanh nghiệp có hàng chất lượng cao. Theo truyền thống, một tháng trước khi diễn ra triển lãm, Bộ Nông nghiệp Nga tiếp nhận hồ sơ ứng cử viên. Năm nay, hơn 300 công ty trên thế giới đã gửi hơn 600 sản phẩm đến dự giải. Trong khuôn khổ triển lãm "Worldfood" năm nay cũng diễn ra Diễn đàn nông nghiệp toàn Nga lần thứ hai bàn về triển vọng phát triển thị trường nông sản Nga và thế giới.

Triển lãm "Worldfood" lần thứ 17 được tổ chức trên mặt bằng hơn 60.000 m2 đã thu hút sự tham gia của 1.300 công ty đến từ 61 quốc gia, trong đó có những "thành viên truyền thống" như Ác-hen-ti-na, Bỉ, Mỹ, I-ta-li-a, Đức, Bra-xin, Na Uy, Đan Mạch, Ca-na-đa và một số nước tham gia lần đầu. Việt Nam tham gia triển lãm "Worldfood" Mát-xcơ-va từ năm 2005.

IMF: Các nước nghèo tiếp tục bị ''tổn thương'' do giá lương thực và năng lượng tăng cao


tải về 308.68 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương