Phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu chủ yếu của Kế hoạch 5 năm 1976-1980



tải về 482.61 Kb.
trang5/7
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích482.61 Kb.
#13401
1   2   3   4   5   6   7


 

Để cải thiện bữa ăn, mức bán lẻ một số thực phẩm chủ yếu trên thị trường có tổ chức từng năm đều tăng, đến năm 1980 sẽ tăng nhiều so với năm 1976, như thịt các loại, cá tươi, trứng, nước chấm, rau quả. Trước mắt trong khi mức tiêu dùng lương thực, thực phẩm chưa tăng được nhiều, điều có thể làm được và có tác dụng rất lớn để cải thiện bữa ăn là tổ chức tốt việc chế biến và phân phối, nâng cao chất lượng phục vụ ăn uống công cộng, phục vụ tốt bữa ăn ca ba và giữa ca cho cán bộ và công nhân.

 

Để giảm bớt khó khăn về nhà ở, nhất là ở thành thị, các khu công nghiệp, những vùng bị chiến tranh tàn phá nặng nề, trong 5 năm, Nhà nước đầu tư và huy động sự đóng góp của nhân dân, xây dựng và cải tạo khoảng 14 triệu m2 nhà ở, trong đó 6 triệu m2 ở các thành phố và khu công nghiệp thuộc các tỉnh phía Bắc. Huy động rộng rãi công nhân, viên chức và nhân dân tham gia sản xuất và khai thác vật liệu địa phương, xây dựng nhiều nhà ở một tầng, hai tầng bằng vật liệu địa phương. Cần khuyến khích các hình thức hợp tác xã xây dựng nhà ở và nhân dân tự xây dựng với sự giúp đỡ của tập thể hoặc của Nhà nước về vật liệu và về cho vay vốn.



 

ở các thành thị, chú ý xây dựng đồng bộ các công trình vệ sinh, điện, nước, cống rãnh và phục vụ công cộng, để xây dựng xong là có thể ở được ngay.

 

ở nông thôn, phấn đấu đến năm 1980 hầu hết các hộ nông thôn có đủ giếng nước, nhà tắm, hố xí hợp vệ sinh.



 

Trong khi chưa có điều kiện tăng nhanh mức tiêu dùng vải, hướng cải thiện về mặc tập trung vào việc nâng cao chất lượng vải và hàng may mặc sẵn, có nhiều cỡ loại, nhất là quần áo trẻ em, phụ nữ. Phấn đấu để mọi người đều mặc lành, đủ ấm và có đủ quần áo lao động.

 

Trong vài năm tới, cố gắng đáp ứng nhu cầu về những hàng tiêu dùng thông thường mà trong nước có sẵn nguyên liệu và khả năng sản xuất. Dự kiến đến năm 1980 sẽ tăng đáng kể mức bán xà phòng, giấy viết, đồ sứ và các hàng thông thường khác. Ngoài ra, phấn đấu để từng bước cung ứng cho nhiều gia đình có quạt điện, máy thu thanh, các gia đình nông dân có đủ màn, phích nước, đồng hồ để bàn, xe đạp... Công nghiệp địa phương chú ý sản xuất và cung ứng cho các vùng dân tộc ít người những hàng hoá cần thiết phù hợp với đặc điểm và tập quán sinh hoạt của đồng bào.



 

Sau khi đất nước đã thống nhất và hoà bình, phải bảo đảm nhu cầu đi lại của nhân dân thông suốt trong cả nước, giữa miền xuôi, miền núi và các vùng kinh tế mới, giữa thành thị và nông thôn. Giao thông công cộng trong các thành phố và khu công nghiệp phải được tổ chức lại cho thuận tiện và hợp lý...

 

Trên cơ sở phát triển sản xuất và tăng năng suất lao động, cần cải tiến chế độ tiền lương và tăng lương cho công nhân, viên chức nhằm thực hiện đầy đủ hơn nữa nguyên tắc phân phối xã hội chủ nghĩa theo số lượng và chất lượng lao động. Đồng thời, chú trọng tăng các quỹ phúc lợi xã hội. Tổng số các khoản trợ cấp và phúc lợi xã hội do ngân sách nhà nước đài thọ năm 1980 gấp 2,6 lần so với năm 1976. Nếu kể cả các khoản phúc lợi do quỹ xí nghiệp, quỹ hợp tác xã, quỹ công đoàn đài thọ, và khoản giảm giá một số mặt hàng tiêu dùng, thì thu nhập thực tế của công nhân, viên chức tăng khoảng 30 - 35%, của nông dân tăng 15 - 20%.



*
*     *

 

Theo những nhiệm vụ và mục tiêu chung và trong từng lĩnh vực như trình bày trên đây, việc thực hiện kế hoạch 5 năm 1976 - 1980 sẽ tăng cường một bước cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đưa lại một sự bố trí mới các lực lượng sản xuất trên địa bàn cả nước với nhiều ngành, nghề mới, với những vùng kinh tế mới, những khu vực dân cư mới kết hợp thành phố và nông thôn, kết hợp hoạt động và đời sống của con người với điều kiện thiên nhiên và cảnh đẹp của đất nước.



 

Trong sự bố trí chiến lược đó, ăn khớp với các khu vực sản xuất là những khu vực dân cư, có địa điểm và số dân hợp lý, gồm những khu vực dân cư hiện có được điều chỉnh lại và những khu vực dân cư mới, ở đồng bằng, trung du, miền núi và ven biển. Các khu vực dân cư đó đều được tổ chức thuận lợi cho lao động sản xuất, cho đời sống của nhân dân, cho việc bảo vệ môi trường.

 

Bố trí kinh tế và đời sống xã hội theo khu vực sản xuất và khu vực dân cư như vậy tiêu biểu rõ rệt tính hơn hẳn của chế độ xã hội chủ nghĩa, thể hiện quyền làm chủ tập thể của nhân dân ta đối với xã hội, đối với tự nhiên và đối với bản thân mình. Đó là điều chủ nghĩa tư bản dẫu có bao nhiêu phương tiện vật chất và tiền bạc cũng không bao giờ làm được, trái lại, chính trong những nước tư bản phát triển nhất, sự phân bố tự phát và hỗn loạn các khu vực sản xuất và khu vực dân cư đã gây ra biết bao hậu quả khốc hại về kinh tế và đời sống, phá hoại môi trường, khoét sâu các mâu thuẫn xã hội.



 

Việc tổ chức hợp lý các khu vực dân cư và chăm lo đời sống của nhân dân ở từng nơi là trách nhiệm trực tiếp của các cấp chính quyền địa phương tỉnh, huyện, dưới sự chỉ đạo và giúp đỡ của các cơ quan nhà nước có trách nhiệm ở trung ương. Theo quy hoạch chung của cả nước, từng địa phương phát huy sức lao động và tài nguyên thiên nhiên tại chỗ, giải quyết các vấn đề về ăn, mặc, ở, đi lại, học tập, giữ gìn sức khỏe, vui chơi, giải trí của nhân dân. Bất kỳ tại vùng nào của đất nước, đều có thể từng bước tạo ra đời sống tốt đẹp, dùng khả năng của địa phương, theo truyền thống và tập quán địa phương, từ cơ cấu bữa ăn, vật liệu và kiểu xây nhà, loại vải và cách may mặc, chủng loại và quy cách hàng tiêu dùng, các thứ thuốc chữa bệnh bằng dược liệu địa phương.

 

Đời sống văn hoá thể hiện trong các mối quan hệ xã hội từ quy mô cả nước đến từng gia đình, và diễn ra toàn diện tại các khu vực dân cư, với những cơ sở vật chất và phương tiện hoạt động văn hoá bố trí chung cho dân cư trong khu vực, với nội dung sinh hoạt văn hoá có màu sắc địa phương.



 

Chính trong từng khu vực dân cư, nhân dân lao động trực tiếp thực hiện quyền làm chủ tập thể về sản xuất và phân phối, về đời sống vật chất và văn hoá, kiểm tra công tác của các cơ quan nhà nước, trực tiếp phê bình, nhận xét các cán bộ có trách nhiệm ở địa phương. Mặc dầu đời sống vật chất chưa thể cải thiện nhanh, trong từng khu vực dân cư, đời sống văn hoá có thể có sự đổi mới rõ rệt ngay trong kế hoạch 5 năm này, một đời sống văn hoá lành mạnh, tươi vui, với những giá trị tinh thần cao quý, mọi người đều chăm chỉ lao động, mọi người thân ái hợp tác, giúp đỡ nhau, bài trừ các thói hư, tật xấu và các hiện tượng tiêu cực.

Trong những năm qua ở các tỉnh phía Bắc, và từ ngày giải phóng ở các tỉnh phía Nam, ngày càng xuất hiện những địa phương biết theo tinh thần trên đây mà tổ chức lao động và đời sống của nhân dân với những thành tựu đáng phấn khởi.

 

Trong kế hoạch 5 năm này, tất cả các địa phương cần phấn đấu làm được như vậy, khiến cho đất nước ta, từ Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, cho đến những vùng xa xôi nhất, đâu đâu cũng có cuộc sống mới, xã hội chủ nghĩa, phong phú, đa dạng, như sự phong phú của con người, và sự đa dạng của đất, rừng, trời, biển nước ta.



 

Phần thứ ba

 

Những biện pháp lớn để thực hiện


kế hoạch 5 năm 1976 - 1980:


Tổ chức và quản lý



Thưa các đồng chí,

 

Theo những nhiệm vụ và mục tiêu đề ra trên đây cho các ngành kinh tế và văn hoá trong kế hoạch 5 năm 1976 - 1980, chúng ta thực hiện một cuộc tái sản xuất mở rộng về lực lượng sản xuất, về quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, về cơ cấu của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa và cả về tổ chức đời sống xã hội.



 

Để thực hiện những mục tiêu đó, nhất thiết phải có sự chuyển hướng rất mạnh mẽ trong các lĩnh vực, công tác, trong các ngành, các cấp, ở khắp mọi nơi. Chúng ta phải chuyển từ nhận thức để quán triệt đường lối, chuyển trong việc bố trí chiến lược, chuyển các mặt quản lý kinh tế, quản lý xã hội, tổ chức bộ máy nhà nước, để cuối cùng thể hiện trong phong trào lao động sản xuất của quần chúng nhân dân, bao gồm cả phong trào trong các lực lượng vũ trang.

 

Chúng ta phải thực hiện sự chuyển hướng mạnh mẽ từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, bắt đầu từ các cơ quan lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, từ cơ quan làm kế hoạch phát triển kinh tế, văn hoá, từ cơ quan nghiên cứu chính sách, chế độ, mà thúc đẩy, lôi cuốn tất cả các ngành, các cấp và tác động mạnh mẽ tới cơ sở. Mọi nỗ lực đều nhằm hình thành thế chiến lược mới của nền kinh tế quốc dân, đáp ứng những yêu cầu trước mắt, đồng thời tạo cơ sở cho những bước phát triển sau này.



 

Sự chuyển hướng mạnh mẽ ngay từ năm 1977 sẽ đem lại bộ mặt mới cho xã hội ta; những sức mạnh mới cho nền kinh tế của chúng ta; nền nếp suy nghĩ, cung cách quản lý và khí thế lao động mới cho cán bộ, công nhân và mọi tầng lớp lao động trên đất nước ta.

 

I- Tổ chức lại nền sản xuất xã hội, phân bố lại lực lượng sản xuất trong cả nước



 

Tổ chức lại nền sản xuất xã hội, phân bố lại lực lượng sản xuất vừa là một nhiệm vụ cơ bản nằm trong nội dung kế hoạch 5 năm 1976 - 1980, vừa là biện pháp có tính chất chiến lược để thực hiện kế hoạch. Tận dụng những khả năng về tài nguyên thiên nhiên như đất đai, rừng, biển, khoáng sản... và những khả năng về sức lao động, là nhằm đáp ứng yêu cầu bức thiết của nền kinh tế quốc dân và của đời sống nhân dân, đồng thời tạo tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ hơn nữa của lực lượng sản xuất, và của sự nghiệp công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa trong thời gian tiếp theo.

 

Đối với nước ta hiện nay, tận dụng khả năng về đất nông nghiệp càng sớm càng tốt là một đòi hỏi to lớn, cấp bách và có tác dụng quý báu nhất; và phải sử dụng đất nông nghiệp theo quy hoạch và kế hoạch hợp lý để đẩy mạnh nông nghiệp phát triển toàn diện, mạnh mẽ và vững chắc.



 

Cũng phải có chủ trương như vậy đối với đất trồng rừng theo một quy hoạch và kế hoạch dài hạn, tập trung việc trồng rừng ở các vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, vùng phía Tây Trung Bộ và vùng Tây Nguyên...

 

Vùng biển của chúng ta giàu hải sản và biết bao nguồn lợi thiên nhiên khác chưa lường hết và chưa được khai thác đúng mức, có khả năng thu hút không ít lao động các loại và cung ứng sớm những sản phẩm phong phú và quý giá.

 

Những việc trên đây đòi hỏi phân bố lại lao động (trong đó có đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật) và trang bị cho người lao động những công cụ cần thiết tuỳ theo khả năng của nước ta, nhằm thực hiện kế hoạch sản xuất càng sớm càng tốt.



 

Việc tổ chức lại nền sản xuất xã hội, phân bố lại lực lượng sản xuất như vậy có tầm quan trọng cơ bản trước mắt và lâu dài, nhằm sử dụng một cách hợp lý nhất "hai nguồn làm nảy sinh mọi của cải: đất và người lao động", như Các Mác đã nói.

 

Đây là sự kết hợp ngay từ trong kế hoạch 5 năm đầu tiên của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở cả nước ta sau chiến tranh, nông nghiệp với công nghiệp hoặc công nghiệp với nông nghiệp, bước đầu hình thành cơ cấu công - nông nghiệp, thực hiện liên minh công nông dưới nhiều hình thức: kinh tế, chính trị, văn hoá...



 

Chúng ta phải thấy hết ý nghĩa quan trọng của chủ trương trên đây về lý luận và thực tiễn, kết quả của một sự tổng kết kinh nghiệm của nước ta và của nhiều nước trên thế giới về quá trình phát triển công nghiệp và nông nghiệp.

 

Phân bố lại lực lượng sản xuất một cách có quy hoạch và kế hoạch tức là bố trí cân đối những lực lượng ấy thành những ngành và những vùng chuyên môn hoá lớn hoặc nhỏ, nhằm đáp ứng nhu cầu về tiêu dùng trong nước và về xuất khẩu.



 

Bố trí lực lượng sản xuất thành ngành và thành vùng để hình thành cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp, xây dựng các vùng chuyên môn hoá và thâm canh kết hợp sản xuất và chế biến, nhằm tạo khối lượng sản phẩm hàng hoá ngày càng lớn với giá thành hạ và chất lượng tốt, là sự thể hiện điển hình quá trình đưa sản xuất nhỏ, phân tán trong nông nghiệp lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa ở nước ta, dưới nhiều hình thức khác nhau về phương tiện sản xuất (cơ khí và thủ công), về quan hệ sản xuất (quốc doanh, hợp tác xã, kinh tế phụ gia đình), về quy mô (lớn, vừa và nhỏ).

 

Trong sự bố trí lực lượng sản xuất theo vùng, chúng ta có ý thức tạo ra những điều kiện cơ bản để phát triển kinh tế và văn hoá miền núi với tốc độ nhanh, làm cho kinh tế miền núi gắn với nền kinh tế cả nước, làm cho miền núi tiến kịp miền xuôi, hoà nhịp cùng nhau xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa phồn vinh và vững mạnh.



 

Quá trình phân bố lại lực lượng sản xuất là quá trình thực hiện ba cuộc cách mạng, trong đó cách mạng khoa học - kỹ thuật là then chốt, bởi vì đó là đòn bẩy của lực lượng sản xuất, của trang bị kỹ thuật, của công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa.

 

Một mặt, chúng ta ra sức trang bị kỹ thuật hiện đại cho nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp đến mức cao nhất, mặt khác chúng ta ra sức tận dụng mọi khả năng sẵn có cung ứng cho người sản xuất công cụ thô sơ và cải tiến, nửa cơ giới. Đây là cách dùng ba thứ quân trên mặt trận sản xuất, và dùng giỏi ba thứ quân sẽ có thể đánh lớn và thắng lớn.



 

Để thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp với quy mô ngày càng lớn, tốc độ ngày càng nhanh, phải thấy rõ hai luồng trong sự chi viện của các ngành công nghiệp đối với nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp: một là, cung ứng vật tư và trang bị kỹ thuật cần thiết cho sản xuất và chế biến; hai là, cung ứng hàng tiêu dùng cần thiết cho đời sống như vật liệu làm nhà, các loại hàng thông thường, các đồ dùng cho đời sống vật chất và văn hoá... Các ngành có trách nhiệm ở trung ương phải phối hợp chặt chẽ với các địa phương, có quy hoạch và kế hoạch sản xuất và cung ứng các mặt hàng ấy một cách vững chắc và kịp thời. Đây là cơ hội tốt nhất để kết hợp kinh tế trung ương và kinh tế địa phương cùng nhau lớn lên về mọi mặt.

 

Đi đôi với việc phân bố lại lực lượng sản xuất phải bố trí các khu vực dân cư thuận lợi đối với sản xuất, nhất là thuận lợi đối với đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân lao động. Muốn vậy, phải có sự tính toán về nhiều mặt và phải có sự chỉ đạo và quản lý chặt chẽ. Nhưng chúng ta không cầu toàn. Toàn bộ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội đòi hỏi nhiều năm công phu nghiên cứu và xây dựng, chúng ta phải làm từng bước, từng phần. Ngay từ đầu, chúng ta phải đặt vấn đề xây dựng những khu vực dân cư, gắn liền với những vùng sản xuất nhất định, ở khu công nghiệp, ở nông thôn, ở vùng ven biển, hoặc ở vùng rừng núi, và phải thấy những vấn đề cần giải quyết ở từng vùng đó. Như vậy trên toàn bộ lãnh thổ nước ta, sẽ có những khu vực dân cư khác nhau về điều kiện thiên nhiên, kinh tế và xã hội, trong đó các vấn đề ăn, mặc, ở, đi lại, học tập, bảo vệ sức khỏe, đời sống văn hoá đều có những nét khác nhau, phong phú và đa dạng, nhưng nói chung là thuận tiện cho sản xuất và đáp ứng yêu cầu của nhân dân.



 

Phải thực hiện ngay từ năm 1977 một cuộc phân bố lại lực lượng lao động với quy mô non 4 triệu người trong 4 năm, và trong những năm kế tiếp sẽ tăng lên hơn nữa, để đưa vợi bớt lao động từ những thành thị lớn ở phía Nam, những vùng đồng bằng quá đông dân và thừa sức lao động ở các tỉnh phía Bắc đến những nơi sẵn có đối tượng lao động (nhất là đất đai) mà không có người làm. Cần phải tập trung sự cố gắng của Nhà nước, của các ngành có trách nhiệm, của các tỉnh có người đi và các tỉnh có người đến, để làm tốt cuộc phân bố lớn lao này. Các cơ quan có trách nhiệm phải tổ chức chu đáo việc di chuyển dân, bố trí chu đáo sản xuất và đời sống ở các vùng kinh tế mới, làm cho đời sống sớm ổn định và ngày càng tươi vui, sản xuất ngày càng phát triển. Cùng với việc di chuyển lớn này, phải thu hút hàng triệu lao động khác vào công việc xây dựng, sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp và các ngành dịch vụ. Phải tạo điều kiện cho các lực lượng của quân đội làm tốt nhiệm vụ tham gia xây dựng kinh tế, nhất là xây dựng các cơ sở sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, các công trình thuỷ lợi, xây dựng cơ bản, giao thông và các công trình khác. Quân đội phải giữ vai trò xung kích và nòng cốt trên những địa bàn chiến lược, ở các vùng có nhiều khó khăn. Phải tận dụng mọi lực lượng đến tuổi lao động tham gia xây dựng kinh tế, phát triển sản xuất.

 

Để đặt cơ sở cho việc tổ chức lại nền sản xuất xã hội, phân bố lại lực lượng sản xuất, cần xúc tiến nghiên cứu các quy hoạch phát triển dài hạn của các ngành kinh tế, dự kiến phân vùng kinh tế cơ bản, lập sơ đồ chung về phân bố lực lượng sản xuất trong cả nước và đối với từng vùng, từ đó mà có quy hoạch dài hạn về phát triển kinh tế, văn hoá cho từng tỉnh, từng huyện.



 

Tổ chức lại nền sản xuất xã hội, phân bố lại lực lượng sản xuất trong phạm vi cả nước đòi hỏi sự phối hợp của nhiều ngành, khai thác kết quả của nhiều công trình nghiên cứu. Vì vậy, phải thành lập một cơ quan chuyên trách của Hội đồng Chính phủ để triển khai công việc ngay từ đầu năm 1977.

 

Cần chủ động thúc đẩy nền kinh tế tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa từ hai phía liên quan mật thiết với nhau: một phía từ sự phân bố lại lực lượng sản xuất, làm xuất hiện nhiều ngành, nghề mới, nhiều vùng kinh tế mới, khiến cho nền kinh tế lớn lên về quy mô và cơ cấu sản xuất; phía khác, từ sự tích tụ sản xuất diễn ra trong bản thân mỗi đơn vị, mỗi ngành, mỗi vùng sản xuất. Quá trình tích tụ, chuyên môn hoá, hợp tác và liên hiệp sản xuất gắn liền với ba cuộc cách mạng, trong đó cách mạng khoa học - kỹ thuật là then chốt. Các ngành, các cấp phải chủ động thanh toán tình trạng chia cắt, phân tán, không đồng bộ hiện nay giữa các ngành sản xuất, giữa kinh tế trung ương và kinh tế địa phương, giữa các đơn vị, giữa các cơ sở sản xuất với các tổ chức cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm.



 

Theo quy hoạch và kế hoạch chung của cả nước, các ngành kinh tế phải vạch ra quy hoạch và kế hoạch phát triển của ngành mình, tổ chức lại sản xuất của ngành, thực hiện sự kết hợp giữa kinh tế trung ương và kinh tế địa phương, thực hiện sự hợp tác và liên hiệp sản xuất trong ngành và giữa các ngành với nhau. Cần xác định đúng đắn quy mô và cơ cấu của từng ngành, chọn hình thức liên hiệp sản xuất thích hợp (liên hiệp các xí nghiệp; công ty; xí nghiệp liên hợp; nhóm sản phẩm, v.v..), hình thành ngành kinh tế - kỹ thuật một cách vững chắc, có chuẩn bị điều kiện và tiền đề chu đáo, bảo đảm nâng cao hiệu quả kinh tế.

Như vậy, chúng ta xây dựng và tăng cường sức mạnh của các ngành kinh tế, và từ đó, các ngành có điều kiện phục vụ tốt hơn cho các địa phương và cơ sở.

 

Là một bộ phận hết sức trọng yếu của nền kinh tế quốc dân, phần kinh tế do địa phương trực tiếp quản lý hiện nay đang là nguồn cung ứng một phần lớn lương thực, thực phẩm, nguyên liệu nông sản, lâm sản, hải sản và hàng loạt hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu. Với nguồn lao động dồi dào, với tiềm lực về đất đai, rừng, biển, các địa phương có thuận lợi to lớn để vươn lên phát triển sản xuất nhanh chóng, cùng với kinh tế do trung ương trực tiếp quản lý tạo nên thế cân đối mới và cái đà phát triển mới cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân.



 

Phải đặt kinh tế địa phương trong lãnh thổ quản lý tập trung thống nhất của Nhà nước, đồng thời các ngành trung ương phải hết lòng hết sức giúp đỡ địa phương, tăng cường sức mạnh cho địa phương, qua đó mà thúc đẩy sự phát triển của chính bản thân ngành mình.

 

Theo quy hoạch và kế hoạch chung của cả nước, phải chủ động hình thành trên địa bàn mỗi tỉnh một cơ cấu kinh tế kết hợp công nghiệp và nông nghiệp, kết hợp kinh tế trung ương và kinh tế địa phương, phát huy thế mạnh của từng tỉnh về tài nguyên và sức lao động.



 

Trên địa bàn huyện, phải tổ chức sản xuất kết hợp nông nghiệp và công nghiệp, thực hiện chuyên môn hoá và thâm canh nông nghiệp theo cơ cấu hợp lý, phân bố và sử dụng tốt lực lượng lao động, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật trên quy mô ngày càng lớn. Đồng thời địa bàn huyện là nơi thực hiện mối quan hệ mật thiết giữa sản xuất và lưu thông, phân phối.

 

Theo quy hoạch phân vùng và phương án sản xuất của huyện, các hợp tác xã nông nghiệp hoặc nông - lâm nghiệp, nông - ngư nghiệp cần tổ chức lại sản xuất, tận dụng đất đai và mọi khả năng về lực lượng sản xuất, tăng cường quản lý lao động, đất đai, tài sản, chấn chỉnh việc phân phối trong nội bộ hợp tác xã. Các ngành công nghiệp phải hết sức giúp đỡ các hợp tác xã nông nghiệp về trang bị kỹ thuật cho sản xuất và chế biến, qua đó giúp cho hợp tác xã tăng cường lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất và từng bước đi lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa.



 

Đối với các xí nghiệp công nghiệp, nội dung của việc tổ chức lại sản xuất là căn cứ theo quy hoạch và phương án sản xuất của ngành mà xác định nhiệm vụ và quy mô sản xuất, sắp xếp hợp lý dây chuyền sản xuất theo quy trình công nghệ tiến bộ, cải tiến tổ chức và quản lý lao động, phấn đấu ổn định việc cung ứng vật tư, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm, đặt các mối quan hệ hợp lý của xí nghiệp với các đơn vị kinh tế khác có liên quan.

 

Để phục vụ việc tổ chức lại nền sản xuất xã hội, phân bố lại lực lượng sản xuất, Nhà nước cần có kế hoạch, chính sách, pháp luật nhằm bảo đảm cho mọi người có sức lao động đều có việc làm có ích cho xã hội, đồng thời đòi hỏi mỗi người làm tốt nghĩa vụ lao động của mình. Các ngành quản lý kinh tế, nội chính, văn hoá, y tế, giáo dục phải phục vụ tốt công tác phân bố lại lực lượng sản xuất.



 

Từng ngành, từng địa phương, từng cơ sở, phải soát xét lại sự phân bố lực lượng sản xuất trong ngành, trong địa phương, trong cơ sở mình, từ đó mà bố trí lại lao động một cách hợp lý, xác định biên chế. Đối với số lao động không cần thiết trong các cơ quan, xí nghiệp, cần kiên quyết chuyển sang sản xuất, hoặc làm một việc gì thật sự có ích cho xã hội. Đối với số lao động thừa ở địa phương sau khi cân đối lao động, cần kiên quyết chuyển đi các vùng kinh tế mới, hoặc chuyển sang các ngành, nghề đang cần lao động.

 

II- Cải tiến phương thức quản lý



 

Chính là nhằm yêu cầu tổ chức lại nền sản xuất xã hội và phân bố lại lực lượng sản xuất trong mấy năm qua, nhất là trong năm 1976, Đảng ta và Nhà nước ta đã đề ra những chủ trương và biện pháp cải tiến quản lý trong nhiều nghị quyết quan trọng. Đó là những văn bản đánh dấu một bước tiến rõ rệt của chúng ta về kiến thức và kinh nghiệm quản lý, có nội dung thiết thực, phù hợp với nhiệm vụ và mục tiêu của kế hoạch 5 năm 1976-1980. Cần tiếp tục phấn đấu thực hiện các nghị quyết đó, từ kinh nghiệm thực tiễn mà bổ sung và cụ thể hoá các biện pháp quản lý kinh tế, mau chóng thống nhất quản lý và kế hoạch hoá nền kinh tế trong cả nước, tiến lên xây dựng phương thức quản lý kinh tế xã hội chủ nghĩa của nước ta.

 

1. Cải tiến phương thức quản lý, trước hết phải cải tiến công tác kế hoạch hoá



 

Đây là một sự cải tiến đồng bộ, từ việc thể hiện đường lối của Đảng thành phương hướng phát triển dài hạn về kinh tế - văn hoá - xã hội của cả nước, phân vùng và quy hoạch phân bố lực lượng sản xuất, xác định nhiệm vụ, mục tiêu của kế hoạch đến phương pháp, trình tự kế hoạch hoá, từ việc xây dựng kế hoạch đến việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch.

 

Phải quán triệt trong các kế hoạch dài hạn và hàng năm đường lối của Đảng về xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Phải thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, vừa bảo đảm việc kế hoạch hoá tập trung và thống nhất của Nhà nước, vừa mở rộng quyền chủ động của các đơn vị cơ sở, đề cao trách nhiệm kế hoạch hoá toàn ngành của các bộ, tổng cục, và trách nhiệm kế hoạch hoá của các cấp chính quyền địa phương. Thi hành những biện pháp thiết thực, làm cho kế hoạch nhà nước thực sự là sản phẩm của trí tuệ tập thể của đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học, kỹ thuật và đội ngũ đông đảo nhân dân lao động. Cần nhấn mạnh một điều rất quan trọng, một vấn đề có tính nguyên tắc trong quá trình xây dựng kế hoạch dài hạn và kế hoạch hàng năm: phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu cho đến các chỉ tiêu của kế hoạch phải gắn với những tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện thực và vững chắc. Phải làm cho kế hoạch phát triển khoa học kỹ thuật trở thành một bộ phận hợp thành của kế hoạch nhà nước về phát triển kinh tế và văn hoá. Phải làm như vậy để thể hiện chủ trương của Đảng coi cách mạng khoa học - kỹ thuật là then chốt trong ba cuộc cách mạng.


Каталог: coltech -> sites -> default -> files
files -> Biểu mẫu 2 Đhqghn trưỜng đẠi học công nghệ thông báo công khai thông tin về nội dung và chuẩn chất lượng nghề nghiệp chương trình đào tạo chuẩn ngành Cơ học kỹ thuật
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng đẠi học công nghệ Độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng đẠi học công nghệ Độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> I- nhậN ĐỊnh tình hình miền bắC
files -> Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI đảng Cộng sản Việt Nam
files -> Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 2020 Ngày 4/3/2011. Cập nhật lúc 16
files -> Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001 2010 Ngày 12/7/2003. Cập nhật lúc 15
files -> Biểu mẫu 2 Đhqghn trưỜng đẠi học công nghệ thông báo công khai thông tin về nội dung và chuẩn chất lượng nghề nghiệp chương trình đào tạo chuẩn ngành Khoa học máy tính

tải về 482.61 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương