PHẦn II. Phụng vụ BÍ TÍch dẫn nhập vào phần II: Phụng vụ BÍ TÍCH


ĐOẠN II: BẢY BÍ TÍCH CỦA HỘI THÁNH



tải về 331.71 Kb.
trang3/6
Chuyển đổi dữ liệu26.07.2016
Kích331.71 Kb.
#6717
1   2   3   4   5   6

ĐOẠN II: BẢY BÍ TÍCH CỦA HỘI THÁNH




  1. Có một liên kết hữu cơ giữa các bí tích không ?

- Các bí tích đều là cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô, Đấng chính là nguồn gốc các bí tích. Người ta phân biệt: có những bí tích khai tâm dẫn đưa vào đức tin, đó là bí tích Rửa tội, Thêm sức, Thánh thể; có những bí tích chữa lành, đó là bí tích Giải tội, Xức dầu bệnh nhân; có những bí tích phục vụ cho sự hiệp thông và sứ vụ, đó là bí tích Hôn phối và Truyền chức thánh. [1210 – 1211]

  • Bí tích Rửa tội liên kết ta với Chúa Kitô. Bí tích Thêm sức ban cho ta Thánh Thần của Người. Bí tích Thánh thể hiệp nhất ta với Người. Bí tích Giao hòa giúp ta làm hòa với Chúa Kitô. Bí tích Xức dầu bệnh nhân Chúa Kitô dùng để chữa lành, ban sức mạnh, an ủi. Nhờ bí tích Hôn phối Chúa Kitô ban tình yêu Người cho tình yêu ta, và ban sự trung tín của Người cho ta. Nhờ bí tích Truyền chức thánh, các linh mục nhận lấy trách nhiệm hướng dẫn các Kitô hữu, nhận lấy quyền tha tội và cử hành Thánh lễ.

  • Khai tâm có nghĩa là dẫn vào, là cho một người gia nhập vào một cộng đoàn nhờ Thánh Thần của Chúa Kitô.


Chương 1. Các bí tích khai tâm
1. Bí tích Rửa tội


  1. Bí tích Rửa tội là gì ?

-  Bí tích Rửa tội là nền móng cho tất cả đời sống Kitô hữu, vì bí tích đó là cửa dẫn vào Hội thánh. Nhờ bí tích Rửa tội, ta được giải thoát khỏi tội lỗi, được trở thành chi thể của Chúa Kitô, và được hiệp thông với Thiên Chúa.

[1213 – 1216, 1276 – 1278]

  • Bí tích Rửa tội là bí tích làm nền móng, ta phải lãnh nhận trước các bí tích khác. Bí tích này kết hợp ta với Chúa Kitô, dìm ta vào cái chết cứu độ trên thập giá và nhờ đó giải thoát ta khỏi quyền lực tội lỗi, làm cho ta được tái sinh trong Đức Kitô để sống vĩnh hằng. Vì bí tích Rửa tội là một giao ước với Thiên Chúa, nên người được rửa tội cần phải tỏ ý chấp nhận và nói “đồng ý”.  197

  • Cho nên, phàm ai ở trong Đức Kitô đều là thọ tạo mới. Cái cũ đã qua, và cái mới đã có đây rồi. 2 Cr 5,17

  • Chỉ có một Chúa, một đức tin, một phép rửa. Chỉ có một Thiên Chúa, Cha của mọi người. Ep 4,5-6

  • Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ những điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế. Mt 28,19-20

  • Đêm sắp tàn, ngày gần đến. Vậy chúng ta hãy loại bỏ những việc làm đen tối, và cầm lấy vũ khí của sự sáng để chiến đấu. Chúng ta hãy sống cho đứng đắn như người đang sống giữa ban ngày, không chè chén say sưa, không chơi bời dâm đãng, cũng không cãi cọ ghen tương. Nhưng anh em hãy mặc lấy Chúa Giêsu Kitô, và đừng chiều theo tính xác thịt mà thoả mãn các dục vọng. Rm 13,12-14

  • Nhờ bí tích Rửa tội, mỗi trẻ em như được đón nhận vào một câu lạc bộ tình bạn không thể nào tan rã dù khi em còn sống hay khi đã chết… Câu lạc bộ ái hữu này là gia đình của Thiên Chúa mà trẻ em được làm thành viên, nó luôn luôn theo bên em dù trong lúc đau khổ, trong những đêm đen của cuộc đời. Thiên Chúa sẽ mang đến ủi an, nâng đỡ và ánh sáng. Đức Bênêđictô XVI, 8-1-2006

  1. Bí tích Rửa tội được cử hành thế nào ?

- Theo hình thức xưa: người rửa tội dìm người lãnh xuống nước 3 lần. Nhưng ngày nay, thường là người rửa tội đổ chút nước trên đầu 3 lần, trong khi đó, đọc công thức: "(Tôi) rửa con, (ông, bà, anh, chị, em) NHÂN DANH CHA VÀ CON VÀ THÁNH THẦN". [1229 – 1245, 1278]

  • Nước có ý chỉ việc thanh tẩy và đời sống mới, điều này đã có trong phép rửa sám hối của Gioan Tẩy giả. Việc rửa bằng nước “nhân danh Cha và Con và Thánh Thần” còn hơn là một dấu hiệu ăn năn đền tội và trở lại, đó là một cuộc sống mới trong Chúa Kitô. Do đó mà có các dấu hiệu phụ thêm là xức dầu, mặc áo trắng và nến Phục sinh.

  1. Ai có thể được rửa tội, và người được rửa tội cần điều gì?

- Bất cứ ai chưa được rửa tội, họ có thể được rửa. Điều cần duy nhất nơi người được rửa tội là đức tin, họ phải tuyên xưng công khai khi lãnh bí tích Rửa tội. [1246 – 1254]

  • Người đã theo Kitô giáo không phải chỉ thay đổi cách nhìn về thế giới, họ cam kết đi vào con đường khai tâm (khóa dự tòng) để trở nên một người mới nhờ ơn bí tích Rửa tội, và nhờ việc bản thân họ trở lại. Nhờ thế họ là chi thể sống động của thân thể Chúa Kitô.

  • Khóa dự tòng. Trong Hội thánh sơ khởi những người lớn muốn được Rửa tội (dự tòng) được sửa soạn trong 3 giai đoạn, trong khóa dự tòng này họ được khai tâm về đức tin và tham dự dần dần vào việc cử hành Lời Chúa, cho đến khi họ được nhận lãnh bí tích Thánh Thể.

  • Quà tặng mà các em mới sinh ra đã nhận được phải giúp cho các em đảm nhận lấy để sau này khi lớn lên các em sử dụng một cách tự ý và có trách nhiệm. Tiến trình lớn lên này sẽ dẫn các em tới lãnh nhận bí tích Thêm sức để hoàn thành bí tích Rửa tội và để mỗi em được lãnh nhận ấn tín của Chúa Thánh Thần. Đức Bênêđictô XVI, 8-1-2006

  1. Tại sao Hội thánh lại rửa tội con nít ?

- Từ rất xa xưa, Hội thánh đã thực hành việc rửa tội con nít vì một lý do là: trước khi chúng ta quyết định theo Chúa, thì Chúa đã quyết định chọn ta rồi. Hội thánh muốn chứng tỏ bí tích Rửa tội là một ơn phúc, là món quà, Chúa đón nhận ta không điều kiện. Cha mẹ con nít là những người muốn điều tốt nhất cho con cái họ, cũng muốn chúng được rửa tội, để chúng được thoát khỏi ảnh hưởng tội Tổ tông và quyền lực sự chết. [1250 – 1282]

  • Cho con cái được rửa tội đòi phải khai tâm vào đức tin cho nó. Có người lấy lý do sai lầm là để nó tự do chọn, nên đã hoãn không cho nó được rửa tội, đó là một bất công. Cũng như người ta không thể hoãn lại tình yêu chăm lo đối với con cái để chờ sau này khi nó chọn lựa. Thật là một bất công nếu cha mẹ Kitô giáo cũng hoãn lại không cho con được hưởng ơn thánh trong bí tích Rửa tội. Cũng như ai sinh ra đều có khả năng nói, nhưng họ phải học để nói, cũng như ai sinh ra đều có khả năng tin, nhưng họ phải học để tin. Không thể bó buộc ai phải nhận lãnh bí tích Rửa tội. Ai đã nhận bí tích Rửa tội khi còn bé bỏng thì sau này phải “xác nhận” việc đó trong đời sống mình, nghĩa là phải đồng ý cho việc rửa tội sinh hoa kết quả.

  1. Ai được làm phép Rửa tội ?

- Thông thường: giám mục, linh mục, phó tế làm phép Rửa tội. Nhưng trong trường hợp khẩn cấp, bất cứ Kitô hữu nào cũng có thể làm phép Rửa tội, bằng cách đổ nước trên đầu người lãnh và đọc rằng:  " Tên ..., TÔI RỬA con, (ông, bà, anh, chị, em) NHÂN DANH CHA VÀ CON VÀ THÁNH THẦN". [1256 – 1284]

  • Bí tích Rửa tội rất quan trọng đến nỗi dù không phải là Kitô hữu cũng có thể làm, miễn là cố ý làm điều Hội thánh làm khi rửa tội.

  1. Bí tích Rửa tội có phải là cách duy nhất để được cứu rỗi không ?

-  Đối với những ai đã đón nhận Tin Mừng và đã biết Lời Chúa Giêsu dạy: "Thầy là Con Đường, là Sự Thật, và là Sự Sống" (Ga 14,6), bí tích Rửa tội là con đường duy nhất cho họ đến cùng Thiên Chúa để được cứu độ. Nhưng vì Chúa Kitô đã chết cho mọi người, và mọi người đều được mời gọi để được cứu độ nên dù một người không có cơ hội học biết về Chúa Kitô và đức tin, mà họ tìm Chúa cách chân thành và sống theo lương tâm mình, họ cũng gặp ơn cứu độ. Họ được rửa tội bằng lòng muốn. [1257 – 1261, 1281, 1283]

  • Thiên Chúa đã liên kết việc cứu rỗi với các bí tích. Vì thế Hội thánh phải không ngừng trao ban cho nhân loại. Từ chối sứ mệnh này là phản bội lệnh truyền của Chúa. Nhưng chính Chúa không bị trói buộc vào các bí tích của Người. Nơi nào Hội thánh chưa đến được, hoặc không làm được – dù do lỗi của Hội thánh hoặc vì các lý do khác – chính Chúa mở ra cho con ngưởi một đường khác để được cứu rỗi. → 136

  1. Điều gì xảy ra khi lãnh bí tích Rửa tội ?

- Nhờ bí tích Rửa tội, chúng ta được trở nên chi thể của thân thể Chúa Kitô, anh chị em của Đấng Cứu chuộc, con cái Thiên Chúa. Chúng ta được giải thoát khỏi tội lỗi, thoát khỏi sự chết, được lãnh số phận sống vui trong Đấng Cứu chuộc ta. [1262 – 1274, 1279 – 1280]

  • Được rửa tội có nghĩa là lịch sử đời tôi được chìm đắm trong dòng chảy tình yêu của Chúa. Đức Bênêđictô XVI nói: “đời tôi thuộc về Chúa Kitô chứ không còn thuộc về tôi nữa… Được Chúa tháp tùng, vâng, được Chúa đón nhận vào tình yêu của Người, tôi được thoát khỏi sợ hãi. Chúa bao bọc tôi và mang tôi đi tất cả nơi nào tôi đi, Người là chính sự sống”.→ 126

  • Vì được dìm vào trong cái chết của Người, chúng ta đã cùng được mai táng với Người. Bởi thế, cũng như Người đã được sống lại từ cõi chết nhờ quyền năng vinh hiển của Chúa Cha, thì chúng ta cũng được sống một đời sống mới. Rm 6,4

  • Đấng muốn cho mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý. 1 Tm 2,4

  • Đức Giêsu đáp: “Thật, tôi bảo thật ông: không ai có thể vào Nước Thiên Chúa, nếu không sinh ra bởi nước và Thần Khí” Ga 3,5.

  • Chúng ta có sống là sống cho Chúa, mà có chết cũng là chết cho Chúa. Vậy, dù sống, dù chết, chúng ta vẫn thuộc về Chúa. Rm 14,8

  • Thật thế, tất cả chúng ta, dầu là Do-thái hay Hy-lạp, nô lệ hay tự do, chúng ta đều đã chịu phép Rửa trong cùng một Thần Khí để trở nên một thân thể. Tất cả chúng ta đã được đầy tràn một Thần Khí duy nhất. 1 Cr 12,13

  • Vậy đã là con, thì cũng là thừa kế, mà được Thiên Chúa cho thừa kế, thì tức là đồng thừa kế với Đức Kitô; vì một khi cùng chịu đau khổ với Người, chúng ta sẽ cùng được hưởng vinh quang với Người. Rm 8,17

  1. Khi lãnh bí tích Rửa tội, người ta nhận một tên, điều này có ý nghĩa gì ?

-  Qua tên ta nhận khi lãnh bí tích Rửa tội, Thiên Chúa như nói với ta: "Ta đã gọi tên con, con thuộc về Ta" (Is 43, 1).
[2156 – 2159, 2165 – 2167]


  • Khi được rửa tội, con người không bị tan biến trong một khối vô danh, trái lại nhân cách của họ được xác nhận. Nhận một tên khi được rửa tội có nghĩa là: Chúa biết ta, Người nói với ta, “tốt”, “được” và đón nhận ta đời đời với tất cả nét đặc thù của ta. → 361

  • Tôi được mời gọi để làm hoặc để cái mà không ai khác được mời gọi. Trên trái đất của Chúa, tôi có một chỗ trong chương trình của Chúa mà không ai có như vậy. Dù tôi giàu hay nghèo, bị khinh dể hay được trọng vọng bởi người đời, Chúa biết tôi và gọi tôi bằng chính tên tôi. Hồng y John Henry Newman

  1. Tại sao Kitô hữu chọn tên thánh khi Rửa tội ?

-  Vì không có gương mẫu nào và không có sự giúp đỡ nào tốt hơn là của các thánh. Nếu ta có vị thánh làm bổn mạng, đó là ta có một người bạn bên Chúa. [2156 – 2159, 2165]
2. Bí tích Thêm sức


  1. Bí tích Thêm sức là gì ?

-  Thêm sức là bí tích hoàn tất bí tích Rửa tội. Nhờ Thêm sức, Đức Chúa Thánh Thần ban ơn xuống cho ta. Bất cứ ai tự ý quyết định sống như con cái Chúa và xin ơn Thánh Thần xuống qua sự đặt tay và xức dầu thánh sẽ nhận được sức mạnh để làm chứng nhân cho tình yêu Chúa trong lời nói và việc làm. Nhờ đó họ trở nên phần tử đã cam kết và có trách nhiệm đầy đủ của Hội thánh Công giáo.

[1285 – 1314]

  • Khi một huấn luyện viên cho một cầu thủ nào vào trong sân, ông đặt tay trên vai và chỉ dẫn mấy lời. Điều này giúp ta có thể hiểu được bí tích Thêm sức: Có việc đặt tay, có việc đi vào trường đời. Nhờ Chúa Thánh Thần ta biết ta phải làm gì. Người động viên toàn bộ con người chúng ta và điều người đòi hỏi vang lên trong tai ta. Ta cảm thấy sự giúp đỡ của Người. Ta không làm Người mất tin tưởng và sẽ làm cho trận đấu có lợi cho Người. Chỉ cần ta muốn, và ta lắng nghe Người. → 119 – 120

  • Bí tích Thêm sức: Cùng với bí tích Rửa tội và bí tích Thánh Thể, bí tích Thêm sức hợp thành “bộ ba bí tích khai tâm vào Kitô giáo”. Như Chúa Thánh Thần đã hiện xuống vào lễ Ngũ tuần trên các tông đồ đang tập hợp, Người cũng hiện xuống với mọi người đã được rửa tội đang xin Hội thánh ơn Chúa Thánh Thần. Bí tích Thêm sức củng cố họ và tăng sức để họ làm chứng cho Chúa Kitô.

  • Dầu Thánh là dầu ôliu hợp với nhựa thơm. Đức Giám mục thánh hiến trong lễ Dầu của Tuần thánh để dùng trong bí tích Rửa tội, Thêm sức, Truyền chức Linh mục và Truyền chức Giám mục, trong lễ thánh hiến bàn thờ và chuông. Dầu tượng trưng cho niềm vui, sức mạnh và sức khỏe. Những ai được xức dầu thánh phải làm cho hương thơm của Chúa Kitô tỏa lan. 2 Cr 2, 15

  1. Kinh Thánh nói gì về bí tích Thêm sức?

-  Trong Cựu ước người ta chờ mong Thánh Thần xuống trên Đấng Messia. Chúa Giêsu đã sống cuộc đời trong Thánh Thần với tình yêu và hiệp thông hoàn hảo với Cha trên trời. Thánh Thần Chúa Giêsu là Thánh Thần người dân Israel mong đợi, cũng chính là Thánh Thần Chúa Giêsu đã hứa cho các môn đệ của Người, là Thánh Thần đã xuống trên các môn đệ vào ngày lễ Ngũ tuần (50) sau lễ Phục sinh. Và cũng là Thánh Thần của Chúa Giêsu xuống trên những người lãnh bí tích Thêm sức. [1285 – 1288, 1315]

  • Trong sách Công vụ tông đồ, viết khoảng vài thập niên sau Chúa Giêsu chết, ta thấy ông Phêrô và Gioan “đi kinh lý để ban phép Thêm sức”; cả hai đặt tay trên các tân tòng “mới chỉ được rửa tội nhân danh Chúa Giêsu” để lòng họ được tràn đầy Chúa Thánh Thần.

  • Các Tông Đồ ở Giêrusalem nghe biết dân miền Samari đã đón nhận lời Thiên Chúa, thì cử ông Phêrô và ông Gioan đến với họ. Khi đến nơi, hai ông cầu nguyện cho họ, để họ nhận được Thánh Thần. Vì Thánh Thần chưa ngự xuống một ai trong nhóm họ, họ mới chỉ chịu phép rửa nhân danh Chúa Giêsu. Cv 8,14-16

  • Thánh Thần Chúa ngự trên tôi vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin mừng cho kẻ nghèo hèn, băng bó những tâm hồn tổn thương, báo cho kẻ bị cầm tù họ được tha, và cho các tù nhân được giải thoát. Is 61,1

  1.  Người lãnh bí tích Thêm sức được hưởng những gì ?

-  Khi lãnh bí tích Thêm sức, người đã chịu phép Rửa tội được in một dấu ấn vĩnh viễn, chỉ lãnh một lần và làm cho họ trở thành Kitô hữu mãi mãi. Ơn sức mạnh của Chúa Thánh Thần ban xuống hoàn thành ơn bí tích Rửa tội, làm cho họ trở nên chứng nhân của Chúa Kitô trong cả cuộc sống. [1302 – 1305, 1317]

  • Lãnh nhận bí tích Thêm sức là ký một “giao ước” với Chúa. Người chịu Thêm sức nói: “Vâng con tin Chúa, Chúa của con. Xin ban cho con Thần trí của Chúa để con hoàn toàn thuộc về Chúa, không bao giờ xa cách Chúa, và con làm chứng cho Chúa suốt đời con, với tất cả tâm hồn và thể xác, bằng hành động cũng như lời nói, trong cả những ngày tốt lẫn ngày xấu”, và Chúa nói: “Ta cũng vậy, Ta tin con, con của Ta, và Ta ban Thánh Thần Ta cho con, đúng vậy, ban chính Ta. Ta sắp hoàn toàn thuộc về con. Ta không bao giờ xa cách con, ở đời này cũng như trong đời sống vĩnh hằng. Ta sẽ ở trong linh hồn và thân xác con, trong hành động và lời nói của con. Dù con có quên ta, ta vẫn luôn có mặt trong những ngày tốt và những ngày xấu”. → 120

  • Xin hãy tạo dựng cho tôi tấm lòng trong sạch, lạy Chúa, một khí phách mới, xin đặt vào lòng tôi. Tv 51, 12

  • Hãy đến gần Thiên Chúa, Người sẽ đến gần anh em. Hỡi tội nhân, hãy rửa tay cho sạch; hỡi kẻ hai lòng, hãy tẩy luyện tâm can. Gc 4, 8

  • Ta đặt trước mặt ngươi sự sống và sự chết, chúc lành và chúc dữ. Nhưng ngươi hãy chọn lấy sự sống ngõ hầu ngươi được sống, ngươi và dòng dõi ngươi. Đnl 30,19

  1. Ai được lãnh bí tích Thêm sức? Họ phải chuẩn bị thế nào?

-  Những ai là Kitô hữu (đã lãnh bí tích Rửa tội), có ơn nghĩa Chúa, đều được nhận lãnh bí tích Thêm sức.

[1306 – 1311, 1319]

  • “Có ơn nghĩa Chúa” là không phạm tội nặng. Phạm tội nặng là rời khỏi Chúa, và chỉ có thể làm hòa với Chúa nhờ bí tích Giao hòa. Một bạn trẻ Kitô hữu sửa soạn lãnh bí tích Thêm sức là bước vào một giai đoạn trong những giai đoạn quan trọng nhất của cuộc đời mình. Bạn sẽ phải làm mọi sự để hiểu đức tin bằng cả tâm hồn và trí lực mình, bạn phải cầu nguyện Chúa Thánh thần, một mình và với người khác, phải làm hòa với bản thân, với người thân cận, và với Chúa, nhờ việc xưng tội cũng giúp bạn gần gũi với Chúa khi bạn không phạm tội nặng. → 316 – 317

  • Điều quan trọng đó là bắt đầu một cách quyết tâm. Thánh Têrêsa Avila

  1. Ai được ban bí tích Thêm sức ?

-  Thông thường việc ban bí tích Thêm sức dành cho Giám mục. Nhưng khi cần, Giám mục có thể ủy cho Linh mục quyền ban bí tích Thêm sức. Trường hợp nguy tử, bất cứ Linh mục nào cũng được ban bí tích Thêm sức. [1312 – 1314]
3. Bí tích Thánh Thể


  1. Bí tích Thánh Thể là gì ?

-  Là bí tích Chúa Giêsu hiến ban Mình và Máu Người cho chúng ta, để chúng ta cũng hiến mình ta cho Người trong tình yêu và kết hợp với Người khi rước lễ. Nhờ rước lễ, chúng ta được liên kết với một Thân mình Chúa Kitô là Hội thánh Công giáo. [1322, 1324, 1409]

  • Sau khi lãnh bí tích Rửa tội và Thêm sức, bí tích Thánh Thể là bí tích thứ ba giúp khai tâm vào Kitô giáo. Bí tích Thánh Thể là trung tâm mầu nhiệm của toàn bộ các bí tích, vì hiến tế trong lịch sử của Chúa Giêsu trên thập giá được thể hiện một cách ẩn giấu và không đổ máu trong lúc truyền phép. Vì thế bí tích Thánh Thể là “nguồn suối và đỉnh cao của tất cả đời sống Kitô hữu” (Hiến chế về Hội Thánh 11). Tất cả đều quy hướng về Thánh Thể: không có gì tốt lành hơn mà ta có thể có được. Khi ta ăn bánh được bẻ ra, ta được hiệp nhất với Đấng đã trao hiến thân mình cho ta trên thập giá. Khi ta uống chén, ta được hiệp nhất với Đấng đã đổ máu mình ra vì ta, trong hiến tế của Người. Chúng ta không sáng kiến ra nghi lễ này. Chính Chúa Kitô cử hành bữa tiệc ly sau cùng với các môn đệ, trước khi người chịu chết. Người tự hiến cho các môn đệ dưới hình bánh rượu và khuyên họ cử hành bí Tích Thánh Thể từ giờ phút đó và sau này khi Người đã chết. Hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy! (1 Cr. 11, 24) → 126, 193, 217

  • Eucharistia tiếng Hy Lạp là tạ ơn, tiếng dùng để chỉ kinh nguyện tạ ơn trong phụng vụ thời Hội Thánh sơ khởi, kinh này đọc trước khi biến đổi bánh và rượu trở thành Mình và Máu Chúa Kitô. Về sau được dùng để chỉ việc cử hành thánh lễ.

  • Thiên Chúa chắc sẽ ban cho ta một điều tốt lành lớn hơn, nếu có điều nào tốt lành hơn là hiến tặng chính mình Người. Thánh Gioan Maria Vianney (1786 – 1859, cha sở xứ Ars)

  • Hiệu quả đích thực của bí tích Thánh Thể là chuyển đổi con người thành Thiên Chúa. Thánh Tôma Aquinô.

  1. Chúa Giêsu lập bí tích Thánh Thể khi nào ?

-  Chúa Giêsu lập bí tích Thánh Thể trước ngày Người chịu chết vào buổi tối trước khi Người bị trao nộp (1Cr 11,23), Người tập họp các tông đồ ở Nhà Tiệc ly và Người cùng với họ cử hành Bữa Tiệc ly. [1323, 1337 – 1340]

  • Trước lễ Vượt qua, Chúa Giêsu biết giờ của Người đã đến, giờ phải bỏ thế gian mà về với Chúa Cha. Người vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian và người yêu thương họ đến cùng. Ga 13,1

  1. Chúa Giêsu lập bí tích Thánh Thể thế nào ?

-  Thánh Phaolô kể lại như sau: "Thật vậy, điều tôi đã lãnh nhận từ nơi Chúa, tôi xin truyền lại cho anh em, trong đêm bị nộp, Chúa Giêsu cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng tạ ơn, rồi bẻ ra và nói "Anh em cầm lấy mà ăn, đây là Mình Thầy, hiến tế vì anh em; anh em hãy làm như Thầy vừa làm để tưởng nhớ đến Thầy." Cũng thế, cuối bữa ăn, Người nâng chén và nói, "Đây là chén Máu Thầy, Máu đổ ra để lập Giao Ước Mới; mỗi khi uống, anh em hãy làm như Thầy vừa làm để tưởng nhớ đến Thầy." (1Cr 11, 23- 25).

  • Đoạn tường thuật này là cổ xưa nhất ta có được về những gì đã xảy ra trong nhà Tiệc ly, do thánh tông đồ Phaolô kể lại. Thánh Phaolô không chứng kiến tận mắt, nhưng Người truyền lại điều đã được bảo quản như một mầu nhiệm thánh và đã được thực hiện trong phụng vụ của cộng đoàn Kitô giáo trẻ trung.  99

  • Làm thế nào Chúa Giêsu có thể ban Mình và Máu Người ? Bằng cách biến đổi bánh thành Thân xác Người và rượu thành Máu Người, và Người ban Mình Máu Người trước khi chịu chết, Người đón nhận cái chết tự nội tâm Người và biến nó thành một cử chỉ yêu thương. Xem bề ngoài đó là chuyện tàn bạo dữ dội – việc đóng đinh vào thập giá – nhưng bên trong là hành vi yêu thương tận hiến toàn vẹn. Đức Bênêđictô XVI, 21-8-2005

  • Ta là thức ăn của người mạnh, hãy lớn lên và ăn Ta. Nhưng con không biến đổi Ta trong con như biến đổi một thức ăn mà đúng ra là con sẽ được biến đổi thành Ta. Thánh Augustinô, thời ngài trở lại với Chúa

  1. Bí tích Thánh Thể đối với Hội thánh quan trọng thế nào?

-  Việc cử hành bí tích Thánh Thể là tâm điểm của sự thông hiệp của Kitô giáo. Nhờ bí tích Thánh Thể, Hội thánh mới trở thành đích thực là Hội thánh.[1325]

  • Không phải vì ta góp tiền giúp nhà thờ, không phải vì ta hiểu đúng, cũng không phải vì ta đã gắn bó với xứ này xứ nọ mà ta làm nên Hội thánh, nhưng là vì trong bí tích Thánh Thể, ta tiếp nhận Mình Chúa Kitô, và mỗi lần ta dần dần trở nên Thân Thể Chúa Kitô.

  • Không rước lễ thì giống như chết khát bên dòng suối. Thánh Gioan Vianney

  • Trong Thánh Thể ta nên một với Thiên Chúa, như lương thực nên một với thân xác. Thánh Phanxicô Salêsiô

  • Ta phải quyện đời ta quanh Thánh Thể. Mắt hướng về Chúa là Ánh sáng; trái tim đặt rất gần trái tim thánh của Chúa; cầu xin Người ơn để tuyên xưng Người, tình yêu để yêu mến Người, can đảm để phụng sự Người. Tìm kiếm Người bằng tâm tình sốt sắng. Mẹ Têrêxa

  1. Bữa Tiệc của Chúa Giêsu với chúng ta được gọi tên là gì và có ý nghĩa gì ?

-  Có nhiều tên gọi khác nhau giúp ta hiểu về mầu nhiệm phong phú của hiến tế thánh này: Thánh Lễ, Hi Lễ, Bữa Tiệc của Chúa, Bẻ Bánh, Cuộc Tập họp Tạ ơn, Cuộc Tưởng nhớ sự Khổ nạn, sự chết và sống lại của Chúa, Phụng vụ Thần Thánh, Mầu nhiệm thánh, Hiệp lễ thánh. [1328 – 1332]

  • Hiến tế thánh, thánh lễ, hy lễ: hiến tế duy nhất của Chúa Kitô đã được hoàn tất và vượt trên mọi hiến tế, hiến tế ấy có mặt trong cử hành Thánh Thể. Hội thánh và các tín hữu hiệp nhất với nhau bằng lễ vật riêng trong hiến tế của Chúa Kitô.

  • Bữa tiệc của Chúa: mỗi cử hành Thánh Thể luôn luôn là bữa tiệc ly duy nhất mà Chúa đã cử hành với các môn đệ, và đồng thời cũng là cử hành trước bữa tiệc mà Chúa sẽ cử hành vào thời sau hết với nhân loại đã được cứu rỗi. Không phải chúng ta là những con người đã làm nên lễ, mà là chính Chúa mời gọi chúng ta đến lễ, còn Chúa thì có mặt ở đó cách mầu nhiệm.

  • Bẻ bánh: đây là nghi lễ cổ xưa trong bữa ăn của Do Thái mà Chúa Giêsu dùng trong bữa tiệc ly cuối cùng để bày tỏ Người tự nộp mình vì chúng ta (Rm 8,52). Sau khi sống lại các môn đệ nhận ra Người lúc bẻ bánh. Vì thế các Kitô hữu thời đầu tiên dùng “bẻ bánh” để chi việc cử hành phụng vụ của Tiệc ly.

  • Cuộc tập họp tạ ơn: Việc cử hành bữa tiệc của Chúa cũng được thực hiện trong tập họp các tin hữu để tạ ơn Chúa, đây là biểu lộ hữu hình về Hội Thánh.

  • Tưởng nhớ cuộc khổ nạn, sự chết và sống lại của Chúa: Khi cử hành Thánh Thể, cộng đoàn không tôn vinh chính mình, cộng đoàn luôn luôn khám phá và tôn vinh cuộc vượt qua cứu độ của Chúa Giêsu sang cõi sống, nhờ việc chết và sống lại của Người ngay trong thời hiện tại này.

  • Phụng vụ thần thánh, mầu nhiệm thánh: Việc cử hành Thánh Thể tập hợp Hội Thánh trên trời và dưới đất trong một lễ. Nên người ta gọi là bí tích cực thánh vì trong các lễ vật được dâng lên có Chúa Giêsu hiện diện, đó là điều thánh thiêng nhất trên thế giới.

  • Hiệp lễ thánh: gọi là hiệp lễ thánh bởi vì chúng ta nên một với Chúa Kitô trong thánh lễ, và nhờ kết hợp với Người chúng ta nên một với nhau.

  • Chúng ta không được để đời mình xa lìa Thánh Thể. Làm như thế, ta sẽ suy nhược. Người ta hỏi: “Các Sơ tìm đâu ra sức mạnh và niềm vui để phục vụ?” – Trong Thánh lễ không phải chỉ có việc rước lễ, mà thánh lễ còn làm dịu đi cơn đói của Chúa Giêsu. Người nói: “Hãy đến với Ta”. Người đói linh hồn ta. Mẹ Têrêsa Calcutta

  1. Những phần chính của Thánh lễ là phần nào ?

Каталог: download -> khotulieu -> giaoly
download -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
giaoly -> ĐỜi sống trong chúa kitô (câu 279 468)
giaoly -> Youcat youth catechism giới thiệu sách giáo lý cho ngưỜi trẻ
khotulieu -> Lời Than Trách (= Impropères) Trong tiếng La tinh, improperium có nghĩa là lời than trách. Bài thán ca là lời than trách thống thiết của Ðức Kitô đối với dân đã phụ bạc Người. Trong ngày thứ Sáu Tuần Thánh
khotulieu -> Ngắm Mười Lăm Sự Thương Khó ĐỨc chúa giêsu ngắm mưỜi lăm sự thưƠng khó
khotulieu -> GiỜ thánh TỐi thứ NĂm tuần tháNH
khotulieu -> Sự Thương Khó Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta
khotulieu -> Hội đồng Giám mục Việt Nam: Tâm thư gửi các gia đình Công giáo

tải về 331.71 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương