PHẦn II. Phụng vụ BÍ TÍch dẫn nhập vào phần II: Phụng vụ BÍ TÍCH



tải về 331.71 Kb.
trang6/6
Chuyển đổi dữ liệu26.07.2016
Kích331.71 Kb.
#6717
1   2   3   4   5   6

-  Chúa Giêsu đã sống đời độc thân, và muốn dùng cách này để nói lên tình yêu của Người với Thiên Chúa Cha là không chia sẻ với ai. Cho nên việc theo lối sống của Chúa Giêsu và sống khiết tịnh không đôi bạn "vì Nước Trời" (Mt 19,12) đã có từ thời Chúa Giêsu, được coi như là dấu hiệu của tình yêu, của sự hiến dâng cho Thiên Chúa không chia sẻ, của sự tự nguyện hoàn toàn để phục vụ. Hội thánh Rôma đòi các linh mục, giám mục của mình theo lối sống độc thân này, trong khi các Giáo hội Công giáo Đông phương chỉ đòi các Giám mục của họ. [1579 – 1583, 1599]

  • Theo Đức Bênêđictô XVI, sống độc thân không có nghĩa là “để cho tình yêu trống rỗng, trái lại nó phải mang ý nghĩa đó là người để cho tình yêu Thiên Chúa chiếm lấy mình. Một linh mục sống độc thân phải chứng tỏ rằng cuộc đời ngài có sinh sản bởi vì ngài làm cho tư cách là cha của Thiên Chúa và Chúa Giêsu được thể hiện. Đức Giáo hoàng còn nói với chúng ta rằng “Chúa Kitô cần những linh mục chín chắn và can đảm, có khả năng và thực hành tư cách đích thực là cha thiêng liêng.”

  • Hội thánh Công giáo có ý thức rõ ràng rằng mình sẽ kéo theo một sự đảo lộn triệt để về các giá trị khi loại bỏ việc sống độc thân không ? Việc sống độc thân của linh mục là một điên rồ của Tin Mừng, trong đó có chứa một chân lý ẩn giấu. Duy trì việc độc thân Hội thánh đặt mình vào lãnh vực vô hình, vào Mầu nhiệm Chúa Kitô. Frère Roger Schutz

  1. Chức linh mục tổng quát của các tín hữu khác với chức linh mục do chức thánh thế nào ?

 -  Qua bí tích Rửa tội, Chúa Giêsu đã cho chúng ta gia nhập vương quốc tư tế của Cha Người (Kh 1,6). Qua chức linh mục tổng quát, tất cả các Kitô hữu được gọi nhân danh Chúa để làm việc trong thế giới, đem phép lành và ơn phúc cho thế giới. Trong bữa Tiệc ly, khi Chúa ủy quyền cho các tông đồ, là Chúa trang bị cho họ quyền ban bí tích để phục vụ giáo dân; những linh mục có chức thánh này thay mặt Chúa Kitô như là người chăn chiên của dân mình, và như đầu của Thân thể Chúa là Hội thánh.[1546 – 1553, 1592]

  • Từ “linh mục” có hai nghĩa gần giống nhau là linh mục và tư tế nhưng thường bị lẫn lộn, vì linh mục và tư tế khác nhau về nội dung cũng như cả về hình thức nữa (Công đồng Vatican II). Ta phải ngập tràn vui mừng khi nghĩ rằng những ai được Rửa tội đều là tư tế, bởi vì họ sống trong Chúa Giêsu Kitô và kết hợp với Chúa Giêsu ở chỗ Người là ai và Người làm gì. Tại sao ta không thường xuyên cầu nguyện để chúc lành của Thiên Chúa xuống trên thế giới ? Đàng khác ta phải khám phá ra ân huệ mà Thiên Chúa ban cho Hội thánh đó là các linh mục có chức thánh, các ngài làm cho Chúa ở giữa ta.  138

  • Còn anh em, anh em là giống nòi được tuyển chọn là hàng tư tế vương giả, là dân thánh, dân riêng của Thiên Chúa, để loan truyền những kỳ công của Người, Đấng đã gọi anh em ra khỏi miền u tối vào nơi đầy ánh sáng diệu huyền. Xưa anh em chưa phải là một dân, nay anh em đã là dân của Thiên Chúa, xưa anh em chưa được hưởng lòng thương xót, nay anh em đã được xót thương. 1 Pr 2,9.10

  • Hãy để Thiên Chúa dùng anh em như những viên đá sống động mà xây nên ngôi đền thờ thiêng liêng, và hãy để Thiên Chúa đặt anh em làm hàng tư tế thánh, dâng những lễ tế thiêng liêng đẹp lòng Người, nhờ Đức Giêsu Kitô. 1 Pr 2,5


7. Bí tích Hôn phối


  1. Tại sao Thiên Chúa tạo dựng có người nam và người nữ cho nhau ?

-  Thiên Chúa tạo dựng có người nam và người nữ để họ "không còn là hai nhưng là một xương một thịt" (Mt 19,6). Như vậy họ phải sống trong tình yêu, phải sinh con cái, và trở nên chứng nhân của một Thiên Chúa, Đấng yêu thương chúng ta bằng tình yêu vô hạn. [1601 – 1605] → 64, 400, 417

  • Ta sẽ làm cho ngươi thành một dân lớn, Ta sẽ chúc phúc cho ngươi, Ta sẽ cho danh ngươi nên lớn lao, ngươi sẽ là một mối chúc lành. St 12,2

  1. Bí tích Hôn phối được thực hiện thế nào?

-  Bí tích Hôn phối được thực hiện do hai người nam và người nữ hứa với nhau trước Thiên Chúa và Hội thánh. Thiên Chúa nhìn nhận cũng như đóng dấu cho ưng thuận đó để đôi nam nữ thực sự hoàn thành trong việc kết hợp hai thân xác. Dây liên kết của bí tích Hôn phối ràng buộc họ cho đến chết, vì chính Thiên Chúa đã nối kết. [1625 – 1631]

  • Bí tích Hôn phối là một quà tặng hỗ tương mà chồng vợ trao cho nhau. Linh mục hay phó tế nhân danh Hội thánh để trình bày cách hữu hình rằng hôn phối là một thực tại của Hội thánh và xin chúc lành của Thiên Chúa xuống trên đôi hôn phối. Một cuộc hôn nhân chỉ được thực hiện nếu có sự ưng thuận kết hôn, nghĩa là nếu đôi bạn tương lai muốn kết hôn cách hoàn toàn tự do, không sợ hãi, không bị ép buộc và nếu không có gì ngăn trở sự kết hôn, do những bất tiện tự nhiên hoặc do Hội thánh (đã kết hôn rồi, đã khấn sống độc thân).

  • Làm sao diễn tả được hạnh phúc của hôn nhân mà Hội thánh sắp xếp? Đôi khi Kitô hữu được hiệp nhất bởi cùng một hy vọng, cùng một ước muốn duy nhất, cùng một kỷ luật chung, cùng một sứ vụ ... không gì chia cách họ trong tinh thần cũng như trong thân xác. Ở đâu thân xác nên một thì tinh thần nên một. Tertulianô (160-220 văn sĩ Công giáo tiếng Latinh)

  1. Điều gì cần để lãnh bí tích Hôn phối ?

-  Cần 3 điều này: nói lên ưng thuận cách hoàn toàn tự do; cam kết sống suốt đời, và chỉ quan hệ độc quyền với nhau về tình dục; sẵn sàng sinh con cái. Tuy nhiên, điều căn bản hơn cả về bí tích Hôn phối là đôi hôn nhân cần biết rằng họ chính là hình ảnh sống động của tình yêu Chúa Kitô yêu thương Hội thánh Người". [1644 – 1654, 1664]

  • Đòi hỏi hôn nhân phải một vợ một chồng và không thể phân ly, đối nghịch với việc nhiều chồng nhiều vợ mà Kitô giáo coi là một tội căn bản chống lại tình yêu và chống lại quyền con người. Đòi hỏi này cũng đối nghịch với việc mà người ta có thể gọi là "nhiều vợ nhiều chồng liên tục", nghĩa là cứ liên tục quan hệ mà không muốn cam kết chỉ trong một lần ưng thuận duy nhất, không làm lại nữa. Đòi hỏi phải chung thủy trong hôn nhân quy kết là phải chung thủy suốt đời, và phải loại bỏ mọi quan hệ ngoài hôn nhân. Đòi hỏi phải đón nhận sinh con cái có nghĩa là đôi bạn Kitô hữu sẵn sàng đón nhận những đứa con mà Thiên Chúa muốn ban cho. Các đôi bạn không có con được Chúa kêu gọi đến một hình thức khác của việc "sinh sản". Nếu khi cử hành hôn phối, một trong các yếu tố trên bị từ chối, thì không có hôn nhân.

  • Các Kitô hữu không yêu thương khác với những người khác, nhưng họ được giúp đỡ nhiều hơn. Vô danh

  • Một vợ một chồng, nhiều vợ nhiều chồng. Kitô giáo không chấp nhận nhiều vợ nhiều chồng, cũng như Nhà nước cấm hai vợ hai chồng.

  • Tình yêu đạt tới hoàn thành trong sự chung thủy. Kierkegaard

  • Yêu ai là nhìn nhận họ như Thiên Chúa đã muốn họ như thế. Fedor Dostoïevski

  • Một đôi bạn cởi mở là một đôi bạn không bao giờ khép kín trên chính mình. Théodor Weissenborn (1933- , văn sĩ Đức)

  • Yêu ai là nhìn họ như tuyệt vời duy nhất mà người khác không thấy được. Francois Mauriac

  • Yêu là yêu người khác như họ đang là, đã làsẽ là. Michel Quoist (1921-1997, linh mục văn sĩ Pháp)

  1. Tại sao Hôn phối không thể phân ly (bất khả phân) ?

-  Hôn phối không thể phân ly vì 3 lý do. Trước hết vì việc tự hiến cho nhau không giữ lại gì đó là chính bản tính của tình yêu. Rồi vì đó giống như là hình ảnh trung tín vô điều kiện của Thiên Chúa với thụ tạo của Người. Sau cùng vì nó diễn tả tình yêu hiến dâng của Chúa Kitô cho Hội thánh Người, đến nỗi chết trên Thánh giá.

[1605, 1612 – 1617, 1661]

  • Vào thời kỳ mà 50% các đôi vợ chồng ly dị, tất cả các hôn nhân chung thủy với nhau là một dấu hiệu lớn, dấu hiệu về Thiên Chúa. Trên trái đất chúng ta có biết bao chuyện chỉ là tương đối, nên cần phải có những người tin rằng chỉ có Thiên Chúa là tuyệt đối. Do đó, những gì không tương đối là rất quan trọng, chẳng hạn phải tuyệt đối nói sự thật, hoặc phải tuyệt đối trung thành. Việc trung thành tuyệt đối trong hôn nhân chứng tỏ rằng đó không phải do khả năng của con người mà đúng hơn là do lòng trung thành với Thiên Chúa, Đấng luôn luôn trung tín dù chúng ta có phản bội bằng bất cứ cách nào, và dù chúng ta không biết là Thiên Chúa trung tín như vậy. Kết hôn tại nhà thờ là chứng tỏ chúng ta đặt tin tưởng hy vọng vào Thiên Chúa hơn là vào khả năng yêu đương của chúng ta.

  • Người làm chồng, hãy yêu thương vợ, như chính Đức Kitô yêu thương Hội thánh và hiến mình vì Hội thánh; như vậy, Người thánh hóa và thanh tẩy Hội thánh bằng nước và lời hằng sống, để trước mặt Người, có một Hội thánh xinh đẹp lộng lẫy, không tỳ ố, không vết nhăn hoặc bất cứ một khuyết điểm nào, nhưng thánh thiện và tinh tuyền. Cũng thế, chồng phải yêu vợ như yêu chính thân thể mình. Yêu vợ là yêu chính mình. Ep 5,25-28

  • Nếu ta không trung tín, Người vẫn một lòng trung tín, vì Người không thể nào chối bỏ chính mình. 2 Tm 2,13

  • Ghen ghét đốt nóng lên các cãi lộn, còn tình yêu che đậy mọi thứ xúc phạm. Cn 10,12

  • Chúng tôi là sứ giả thay mặt Đức Kitô, như thể chính Thiên Chúa dùng chúng tôi mà khuyên dạy. Vậy, nhân danh Đức Kitô chúng tôi nài xin anh em hãy làm hòa với Thiên Chúa. 2 Cr 5,20

  • Mọi lo âu, hãy trút cả cho Người, vì Người chăm sóc anh em. 1 Pr 5,7

  • Mẹ đi đâu con sẽ đi đó. Mẹ lưu lại đâu con sẽ lưu lại đó. Dân của mẹ sẽ là dân của con. Thiên Chúa của mẹ sẽ là Thiên Chúa của con. Mẹ chết ở đâu con cũng sẽ chết ở đó. Xin Giavê xử tàn nhẫn với con và còn hơn thế nữa, nếu không phải chỉ cái chết mới làm con lìa mẹ. Rt 16-17

  1. Điều gì đe dọa đôi Hôn phối ?

-  Điều thực sự đe dọa đôi Hôn phối đó là tội. Điều phục hồi cho đôi hôn phối là tha thứ. Điều làm cho họ được mạnh mẽ là cầu nguyện và trông cậy vào Thiên Chúa hiện diện.

[1606 – 1608]

  • Sự xung đột giữa nam và nữ trong cuộc sống lứa đôi có khi dẫn tới ghen ghét nhau, đó không phải là dấu hiệu do hai giới không thể hòa hợp nhau; cũng không phải do có khuynh hướng di truyền làm cho bất trung, hoặc là có cản trở đặc biệt về tâm lý đối với việc kết hợp để sinh sống. Thực ra, nhiều đôi vợ chồng bị đe dọa bởi thiếu đối thoại với nhau, thiếu quan tâm đến nhau. Thêm vào đó, còn có vấn đề kinh tế và xã hội nữa. Nhưng vai trò chính vẫn là tội: ghen tuông, thống trị, gây gổ, mê dâm, không trung thành, và các nhân tố phá hoại khác. Vì thế mỗi cặp vợ chồng rất cần đến tha thứ và hòa giải với nhau, nhờ bí tích Hòa giải.

  1. Có phải mọi người đều được kêu gọi sống bậc Hôn nhân không ?

-  Không phải mọi người được kêu gọi sống đời Hôn nhân. Người sống độc thân cũng có thể có một cuộc sống nảy nở trong an vui hạnh phúc. Và một số người đó được Chúa Giêsu chỉ cho một con đường riêng; Chúa mời gọi họ sống độc thân vì Nước Trời (Mt 19, 12). [1618 – 1620]

  • Nhiều người sống độc thân đau khổ vì cô đơn, và cảm nghiệm như mình thiếu thốn hoặc bất lợi. Người không lo toan đến vợ chồng hoặc gia đình thì được hưởng tự do và không lệ thuộc ai. Họ có thời giờ để làm những việc lý thú và quan trọng mà nếu họ lập gia đình thì không thể làm được. Có thể Chúa mời gọi họ chăm sóc những người đã bị mọi người bỏ rơi. Không hiếm khi Chúa gọi một người như thế để gần gũi với Chúa hơn. Đó là trường hợp người đó cảm thấy mình mong muốn không lập gia đình “vì Nước Trời”. Kitô hữu được ơn gọi như thế không bao giờ là vì họ coi rẻ việc hôn nhân hoặc coi rẻ đời sống tình dục. Chỉ có thể tự nguyện sống độc thân khi người ta sống trong tình yêu và vì tình yêu, như là dấu hiệu mạnh mẽ chứng tỏ Chúa quan trọng hơn tất cả. Sống độc thân là từ chối việc quan hệ tình dục, nhưng không từ chối tình yêu; họ đến gặp gỡ Chúa Kitô là hôn phu đang đến (Mt 25,6) với một trái tim đam mê.

  1. Hôn nhân Kitô giáo được cử hành thế nào?

-  Theo Luật, hôn nhân phải được cử hành cách công cộng. Linh mục hay Phó tế hỏi cô dâu chú rể về ý định thành hôn. Rồi đôi bạn nói với nhau “Tôi … nhận … làm … và hứa sẽ giữ lòng chung thủy với … khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi bệnh hoạn cũng như lúc khỏe mạnh, để yêu thương và tôn trọng mọi ngày suốt đời …". Linh mục chúc lành cho những lời giao ước đôi bên đã trao cho nhau. Cuối cùng linh mục phê chuẩn chấp nhận đám cưới và ban phép lành. [1621 – 1624, 1663]

  • Theo nghi thức cử hành hôn phối Rôma, vị chủ sự hỏi đôi hôn phối về sự tự do, về sự chung thủy, về sự đón nhận và giáo dục con cái. Mỗi bên trả lời riêng rẽ. Vị chủ sự hỏi: Anh chị sắp cam kết với nhau bước vào hôn nhân. Anh chị có tự do và không bị ép buộc không? Đôi bạn trả lời riêng rẽ: có. Chủ sự : để kết hôn anh chị có hứa yêu thương và kính trọng nhau suốt đời không? Đôi bạn trả lời riêng rẽ: có. Chủ sự: anh chị có sẵn sàng đón nhận con cái mà Chúa ban và giáo dục chúng theo Tin Mừng của Chúa Kitô và trong đức tin của Hội Thánh không? Đôi bạn trả lời riêng rẽ: có. Chủ sự: anh chị có sẵn sàng cùng nhau đảm nhận sứ vụ là Ki tô hữu trong thế giới và trong Hội Thánh không? Đôi bạn trả lời riêng rẽ: có.

  1. Phải làm gì khi một người Công giáo muốn kết hôn với một Kitô hữu không Công giáo?

-  Đây là cuộc Hôn phối "hỗn hợp", cần phải được Giáo quyền cho phép rõ ràng. Hội thánh đòi đôi bên phải đặc biệt trung thành với Chúa Kitô, tránh gương xấu chia rẽ giữa đôi bên trong một gia đình nhỏ bé, và tránh dẫn đến chỗ bỏ thực hành đức tin. [1633 – 1637]

  • Sự khác biệt về niềm tin giữa một bên Công giáo một bên được Rửa tội ngoài Công giáo không phải là ngăn trở không thể vượt qua được để kết hôn, khi cả hai đạt tới chỗ đóng góp chung cho nhau những gì mỗi bên đã nhận nơi cộng đoàn của mình, và giúp nhau biết cách mỗi bên trung thành với Chúa Kitô. Giáo lý Hội Thánh Công Giáo 1634

  • Phép chuẩn: Giáo luật của Hội thánh có nói đến phép chuẩn, đó là việc cho phép không giữ đúng luật Hội thánh. Chỉ có Giám mục hoặc Tòa Thánh có quyền ban phép chuẩn.

  1. Người Công giáo có được kết hôn với một người khác đạo không ?

-  Người Công giáo kết hôn với người theo một đạo khác (vd Phật giáo), có thể là nguyên nhân gây khó khăn cho đức tin của bên Công giáo, và khó khăn cho con cái sau này. Vì có trách nhiệm đối với các tín hữu, Hội thánh lập ra thủ tục xin tha ngăn trở khác đạo. Muốn cho cuộc hôn nhân như thế thành phép, Hội thánh đòi phải xin tha ngăn trở khác đạo cách rõ ràng. Hôn phối này không phải là Bí tích.
[1633 – 1637]


  1. Vợ chồng không còn hợp ý, luôn "gây chiến" với nhau có được li dị không ?

-  Hội thánh luôn rất trọng kính khả năng của người ta trong việc giữ lời hứa và cam kết chung thủy với nhau suốt đời. Hội thánh nhớ lời họ đã đoan hứa, và biết rằng mọi cuộc hôn nhân đều có nguy cơ gặp khủng hoảng. Họ cần đối thoại với nhau, cầu nguyện với nhau, có thể nhờ “tư vấn trị liệu” mở đường giúp thoát khỏi cuộc khủng hoảng. Nhưng luôn luôn vẫn phải hy vọng khi nhớ rằng trong bí tích Hôn phối còn luôn luôn có Người thứ ba ràng buộc, đó là Chúa Kitô. Người luôn hiện diện trong cuộc cam kết của đôi bạn. Tuy nhiên, có những người không thể chịu được nữa hoặc khi ai đó bị bạo hành thể xác hay tinh thần, họ có thể ly thân. Người ta gọi là ly thân (không còn chung sống), trường hợp này cần phải trình Hội thánh. Trong những trường hợp này, ngay cả khi đời sống chung cắt đứt, hôn nhân vẫn còn giữ nguyên tính thành phép. [1629, 1649]

  • Cũng có những trường hợp phát xuất do việc một bên hoặc cả hai bên đều không thích hợp với hôn nhân khi đã cam kết, hoặc khi sự ưng thuận không được đầy đủ. Hôn nhân như vậy không thành-sự theo nghĩa pháp lý. Trong trường hợp đó, có thể nộp đơn xin chứng nhận là hôn nhân không thành-sự ở tòa án Hội thánh có thẩm quyền.

  • Chớ để mặt trời lặn mà cơn giận vẫn còn. Đừng để ma quỷ thừa cơ lợi dụng. Ep 4,26-27

  • Thực ra tình yêu được thử nghiệm trong việc trung thành, nhưng nó chỉ hoàn thành trong tha thứ.
    Werner Bergengruen (1862-1964, văn sĩ Đức)

  1. Hội thánh có lập trường thế nào với những người li dị rồi tái hôn ?

-  Theo lời dạy của Chúa Giêsu, Hội thánh vì tình yêu đón nhận họ cách yêu thương. Bất cứ ai thành hôn trong Hội thánh, sau đó li dị, rồi tái hôn, thì làm nghịch lại đòi hỏi rõ ràng của Chúa Giêsu là "hôn nhân bất khả phân ly". Hội thánh không thể xóa bỏ đòi hỏi này. Đã rút lại sự trung tín khi ly dị, rồi lại tái hôn, đó là phản lại với bí tích Thánh Thể, là bí tích nói lên đặc tính Tình yêu Thiên Chúa không thể đảo ngược, không thể đổi thay. Do đó, những người tái hôn này đã sống trong tình trạng mâu thuẫn như thế, họ không được rước lễ. [1665, 2384]

  • Đức Bênêđictô XVI nói rằng không phải giải quyết mọi trường hợp như nhau, Đó là một “tình trạng đau khổ” và ngài mời gọi các mục tử cần phân biệt những tình trạng khác nhau, để giúp đỡ về phần thiêng liêng, và bằng cách thích hợp nhất các tín hữu đó. (Bí tích tình yêu, 29) 424

  • Những người ly dị tái kết hôn, mặc dầu trong tình trạng như vậy họ vẫn thuộc về Hội thánh, Hội thánh vẫn chăm chú theo họ cách đặc biệt, và ước mong họ cố gắng phát triển một lối sống Kitô hữu bằng cách vẫn tham dự Thánh lễ, nhưng không rước lễ ; bằng cách nghe Lời Chúa, thờ lạy Chúa trong bí tích Thánh Thể và cầu nguyện; bằng việc tham gia vào đời sống cộng đoàn; bằng việc đối thoại không ngần ngại với một linh mục hay một người hướng dẫn thiêng liêng, bằng việc tận tụy bác ái cụ thể và làm việc đền tội, bằng việc dấn thân để giáo dục con cái họ. Đức Bênêđictô XVI, Bí tích tình yêu

  1. Khi nói gia đình là Hội thánh thu nhỏ nghĩa là gì ?

-  Hội thánh ở trên qui mô lớn, gia đình ở trên qui mô nhỏ, đó là hình ảnh Tình yêu Chúa trong cộng đồng nhân loại. Thực vậy, mọi cuộc hôn nhân đều được hoàn thành khi mở ra cho người khác, cho con cái Thiên Chúa gửi đến, cho sự chấp nhận nhau, cho sự hiếu khách, cho việc phục vụ mọi người. [1655 – 1657]

  • Điều quyến rũ nhất nơi các Kitô hữu của Hội thánh đầu tiên, những người vừa mới theo “đạo”, đó là các Hội thánh thu nhỏ. Một người đến và tin vào Chúa thường kéo theo cả gia đình họ; và nhiều người trở thành tín hữu và xin được Rửa tội (Cv 18,8). Nhiều gia đình trở về với Chúa đã trở thành những đảo nhỏ sống đạo trong một thế giới không đức tin, trở thành những nơi để cầu nguyện, để chia sẻ và để tiếp đón ân cần thân mật. Rôma, Côrintô, Antiôkia, những thành phố lớn thời xưa có rải rác nhiều Hội thánh thu nhỏ, giống như những điểm chiếu sáng. Ngày nay, những gia đình được Chúa Kitô cư ngụ cũng có thể trở thành men làm cho xã hội chúng ta được đổi mới. → 368

  • Nếu bạn muốn ai trở thành Kitô hữu, hãy mời họ sống trong nhà bạn một năm. Thánh Gioan Kim Khẩu

  • Không ai lại không có gia đình trong thế giới này. Hội thánh là nhà, là gia đình của mọi người, đặc biệt của những người đau khổ và đang mang những gánh nặng. Đức Gioan Phaolô II, Tông huấn gia đình


Chương 4. Các cử hành phụng vụ khác

(Các Á Bí tích)


  1. Các Á Bí tích là gì ?

-  Là các dấu tích thánh, hoặc các việc thánh có kèm theo sự chúc lành của Hội thánh. [1667 – 1672, 1677 – 1678]

  • Ví dụ: làm phép nước thánh, làm phép chuông, đàn, làm phép nhà, xe, làm phép tro ngày xức tro, lá dừa, nến phục sinh, làm phép hoa quả lễ Đức Mẹ Lên trời, phép lành khi hành hương...

  1. Hội thánh vẫn còn trừ quỉ sao ?

-   Mỗi lần Rửa tội, có nghi lễ gọi là "trừ quỉ đơn giản” đó là lời cầu nguyện xin cho người sắp được Rửa tội thoát khỏi quỉ dữ và được mạnh sức chống lại "tên thủ lãnh và quyền lực  của nó" đã bị Chúa Giêsu đánh bại. Còn nghi lễ trừ quỉ trọng thể là lời cầu nguyện mà Hội thánh dựa vào uy quyền của Chúa Kitô xin cho các Kitô hữu đã được Rửa tội thoát khỏi ảnh hưởng và quyền lực tà thần. Hội thánh ít khi dùng lời nguyện này, và chỉ sau khi kiểm tra rất nghiêm ngặt mới dùng. [1673]

  • Những việc trừ quỷ mà ta thấy trong phim ảnh của Hollywood không có liên quan gì với những trừ quỷ mà Chúa Giêsu và Hội thánh thực hiện. Chúa có quyền trên các sức mạnh của sự dữ, và Người có thể giải thoát những người bị quỷ ám. Người ban cho các Tông đồ quyền trục xuất các thần dữ và chữa lành mọi bệnh hoạn tật nguyền (Mt 10,1). Hội thánh không làm gì khác cả ngoài việc linh mục có thẩm quyền trừ quỷ, đọc lời cầu nguyện trừ quỷ trên người đến xin ngài trừ. Cần phải kiểm tra trước để loại bỏ trường hợp mắc bệnh tâm thần (Việc này phải nhờ đến thầy thuốc tâm thần).

  • Anh em hãy sống tiết độ và tỉnh thức, vì ma quỷ, thù địch của anh em, như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé. Anh em hãy đứng vững trong đức tin mà chống cự, vì biết rằng toàn thể anh em trên trần gian đều trải qua cùng một loại thống khổ như thế. 1 Pr 5,8-9

  • Trừ quỷ: Đây là kinh cầu nguyện để nhờ đó một người được che chở khỏi quỷ dữ hoặc thoát khỏi sự giam hãm của quỷ dữ.

  1. Việc "Đạo đức bình dân" quan trọng thế nào ?

-   Lòng đạo đức bình dân được biểu lộ qua sự tôn kính các thánh tích, rước kiệu, đi hành hương và các loại tôn sùng khác, đó là những việc giúp ta nhận ra tầm quan trọng của việc đức tin phải hội nhập vào văn hóa. Đó là việc tốt, bao lâu còn tùy thuộc vào Hội thánh, và đưa dẫn tới Chúa Kitô, chứ không nhằm để "vào" Thiên đàng nhờ các việc đó, mà không cần nhờ tin vào ơn Chúa.[1674 – 1676]

  • Đạo đức bình dân là một trong những sức mạnh của chúng ta, vì nó diễn tả những lời cầu nguyện ăn sâu vào tận thâm tâm con người. Ngay cả những người đã xa Hội thánh, hoặc không có cảm thức nhiều lắm về đức tin, cũng có thể xúc động vì những hình thức cầu nguyện đó. Chỉ cần “làm cho sáng tỏ” các cử chỉ đó và “thanh tẩy”cái truyền thống đó, để tất cả được hội nhập trong đời sống Hội thánh. Đức Bênêđictô XVI, 22-2-2007

  1. Có được tôn kính các thánh tích không ?

-   Thánh tích có nghĩa là xương cốt của các vị thánh, hoặc là các vật dụng mà các ngài dùng. Tôn kính thánh tích là nhu cầu tự nhiên của con người, là cách tỏ lòng tôn kính sùng mộ các thánh. Tôn kính các thánh vì các ngài đã dâng hiến cả đời sống cho Chúa, đó là ta ca ngợi hành động của chính Chúa vậy. [1674]

  • Thánh tích là những di vật của thân xác các thánh hoặc những đồ vật mà các ngài dùng.

  1. Đi "Hành hương" có mục đích gì ?

-   Một ít người đi hành hương để "cầu nguyện bằng đôi chân", họ có kinh nghiệm bằng các giác quan rằng cả cuộc đời mình là một cuộc hành trình dài tiến về cùng Thiên Chúa. [1674]

  • Trong Cựu ước dân Israel hành hương lên Đền Thờ Giêrusalem. Các Kitô hữu thời Trung cổ cũng hành hương đến các nơi thánh, đến Giêrusalem, đến Rôma, đến mộ các thánh tông đồ … Kitô hữu đi bộ khi hành hương thường để đền tội, và thường người ta bị thúc đẩy bởi ý nghĩ sai lầm rằng những việc tự động hãm mình có thể làm cho mình nên công chính trước mặt Chúa. Ngày nay đã đổi mới, Kitô hữu đi hành hương để tìm sự bình an và sức mạnh xuất phát từ các nơi thánh. Nhiều người sống cô đơn lẻ loi, họ muốn ra khỏi cảnh tẻ nhạt đều đều hằng ngày, muốn được thoát thân khỏi những cái thừa thãi để nhẹ nhõm đi đến với Chúa.

  • Tôi vui mừng khi người ta nói với tôi: "Chúng ta hãy tiến vào nhà Chúa". Chân chúng ta đã đứng nơi cửa tiền đình, Giêrusalem. Tv 122,1-2

  • Hội thánh bước đi vững vàng, tiến về đường hành hương của mình, giữa những thử thách trên đời và những an ủi của Thiên Chúa. Thánh Augustinô

  • Những con đường của Thiên Chúa là những con đường mà chính Thiên Chúa đã mượn mà ngày nay ta phải bước đi cùng với Người. Dietrich Bonhoeffer

  1. Chặng đường Thánh giá là gì?

-  Theo Chúa Giêsu vác thánh giá lên núi Sọ bằng cách cầu nguyện và suy gẫm 14 chặng đàng là sự sùng kính rất cổ xưa trong Hội thánh, nhất là trong mùa Chay và Tuần Thánh. [1674 – 1675]

  • Thánh giá của Chúa ôm ấp toàn thế giới. Đường thánh giá của Chúa đi ngang qua các lục địa và ngang qua cả thời gian. Theo dõi đường thánh giá, chúng ta không thể chỉ là những khán giả vô tư. Chúng ta cũng phải tham gia vào đường thánh giá và phải tìm xem chỗ của chúng ta là chỗ nào. Chúng ta đang ở đâu? Đức Bênêđictô XVI, 14-4-2006

  • Thánh giá của bạn. Sự khôn ngoan vô cùng tự đời đời đã tặng ban cho bạn thánh giá như một món quà quý báu. Thánh giá này trước khi trao cho bạn, Người đã nhìn bằng đôi mắt biết hết mọi sự, Người đã suy nghĩ trong trí tuệ thần linh của Người, Người đã nghiên cứu với sự công chính dịu dàng của Người, Người đã đo để xem nó có to quá không, đã cân để xem nó có quá nặng không. Rồi Người đã chúc lành cho nó bằng danh Thánh của Người, Người đã xức dầu bằng ân sủng của Người, và nó được thấm nhuần sự an ủi của Người. Rồi Người còn đánh giá sự can đảm của bạn, và ngay bây giờ Người từ trời đến với bạn, như ân huệ của Thiên Chúa nhân lành, ân huệ của tình yêu thương xót của Người. Thánh Phanxicô Salêsiô

Hình ảnh 14 chặng đàng thánh giá

  1. Việc an táng Kitô hữu có đặc điểm gì?

-  An táng Kitô hữu là việc được cộng đoàn Công giáo thực hiện để cầu cho người quá cố được ơn phúc. Lễ nghi an táng bày tỏ nỗi đau buồn của thân nhân người đã qua đời, tuy nhiên, qua lễ nghi, Hội thánh muốn làm nổi bật đặc tính Vượt qua để phục sinh của cái chết Kitô giáo. Chúng ta chết trong Chúa Kitô để có thể cử hành lễ Phục sinh với Người.
[1686 – 1690]


  • Nhờ cái chết mà ta không xa lìa nhau, vì ta đều đi cùng một đường, và ta sẽ lại gặp nhau tất cả ở cùng một nơi. Thánh Symêon người Thessalônica (1429 nhà thần học).






Каталог: download -> khotulieu -> giaoly
download -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
giaoly -> ĐỜi sống trong chúa kitô (câu 279 468)
giaoly -> Youcat youth catechism giới thiệu sách giáo lý cho ngưỜi trẻ
khotulieu -> Lời Than Trách (= Impropères) Trong tiếng La tinh, improperium có nghĩa là lời than trách. Bài thán ca là lời than trách thống thiết của Ðức Kitô đối với dân đã phụ bạc Người. Trong ngày thứ Sáu Tuần Thánh
khotulieu -> Ngắm Mười Lăm Sự Thương Khó ĐỨc chúa giêsu ngắm mưỜi lăm sự thưƠng khó
khotulieu -> GiỜ thánh TỐi thứ NĂm tuần tháNH
khotulieu -> Sự Thương Khó Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta
khotulieu -> Hội đồng Giám mục Việt Nam: Tâm thư gửi các gia đình Công giáo

tải về 331.71 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương