PHẦn II. Phụng vụ BÍ TÍch dẫn nhập vào phần II: Phụng vụ BÍ TÍCH



tải về 331.71 Kb.
trang5/6
Chuyển đổi dữ liệu26.07.2016
Kích331.71 Kb.
#6717
1   2   3   4   5   6

-  Khi đủ tuổi khôn, tín hữu phải xưng các tội nặng. Hội thánh mạnh mẽ khuyên phải xưng tội nặng một năm ít là một lần. Dù sao, khi biết mình mắc tội nặng, tín hữu phải đi xưng tội trước khi rước lễ. [1457]

  • Hội thánh hiểu đủ tuổi khôn là tuổi trẻ em có thể dùng lý trí để học biết phân biệt tốt xấu. → 315-320

  • Nghĩ rằng ta phải sống sao để không bao giờ cần được tha thứ, nghĩ thế không đúng. Chấp nhận sự yếu đuối của mình, nhưng luôn đứng lại trên đường, không đầu hàng, trái lại cứ tiến bước về phía trước và luôn luôn trở lại nhờ bí tích Giao hòa để lại lên đường và nhờ thế lớn lên cho Chúa, tất cả được chín chắn lên trong hiệp thông với Chúa. Đức Bênêđictô XVI, 17-2- 2007

  1. Tôi có được xưng tội, nếu không có tội nặng không ?

-  Không có tội nặng thật thì không buộc xưng tội. Nhưng xưng tội là một ơn lớn để được chữa lành, và làm cho người ta được kết hợp chặt chẽ hơn với Chúa.[1458]

  • Ở các cuộc hội họp hoặc ngày giới trẻ thế giới, người ta thấy đâu đâu cũng có giới trẻ tìm đến bí tích Hòa giải. Các Kitô hữu coi trọng ước muốn theo Chúa Kitô thì tìm nơi bí tích này niềm vui lại lên đường với Chúa. Ngay các vị thánh cũng thường đi xưng tội. Khi có thể, các ngài cần để lớn lên trong khiêm tốn và bác ái, và để được ánh sáng tốt lành của Chúa chiếu soi tận góc nhỏ của tâm hồn.

  • Mặc dù đôi khi có vụng về, việc xưng tội là dịp quyết định để ta tìm lại được vẻ tươi mát của Tin Mừng nhờ đó ta được tái sinh. Ở đó ta học biết loại bỏ những hối hận của mình bằng một hơi thổi, như đứa trẻ thổi vào chiếc lá mùa thu đang quay cuồng. Ta tìm được ở đó hạnh phúc của Thiên Chúa, khởi đầu của niềm vui hoàn hảo. Thầy Roger Schutz

  1. Tại sao chỉ có Linh mục mới được tha tội ?

-  Không ai có thể tha tội, nếu Thiên Chúa không ban quyền và năng lực để tha tội nhân danh Người. Giám mục là người ưu tiên được chỉ định để tha tội. Còn linh mục là người cộng tác với giám mục trong việc tha tội này.

[1461–1466; 1495] → 150, 228, 249–250

  • Sự thật thà mà ta chứng tỏ với một người anh em không liên quan gì tới chuyện xưng tội. Việc xưng tội được thực hiện đối với Chúa trên trời, và ở dưới đất đối với một người đã nhận được một sứ mệnh. Thầy Roger Schutz

  1. Có tội nào nặng đến nỗi Linh mục bình thường không tha được không ?

- Có những tội mà con người hoàn toàn quay lưng lại với Chúa vì mức độ nặng nề của nó thì họ mắc vạ "tuyệt thông". Để chứng tỏ mức độ nặng nề đó, chỉ có giám mục tha vạ này. Trong ít trường hợp, chỉ độc nhất Đức Giáo hoàng tha vạ tuyệt thông. Tuy nhiên trong trường hợp nguy tử (vì phần rỗi linh hồn), bất cứ linh mục nào cũng được tha mọi tội và vạ tuyệt thông. (Người công giáo trực tiếp phá thai thì mắc vạ tuyệt thông). [1463]

  • Vạ tuyệt thông là hình phạt không được lãnh các bí tích.

  1. Linh mục, sau khi giải tội có được nói ra  điều mình biết trong tòa Giải tội không ?

-  Không bao giờ, dù bất cứ trường hợp nào, linh mục phải tuyệt đối giữ sự bí mật của tòa Giải tội. Bất cứ Linh mục nào nói ra cho người khác điều gì mình đã nghe biết trong tòa Giải tội sẽ tức khắc bị vạ tuyệt thông. Dù cảnh sát, công an hỏi, linh mục cũng không được nói hoặc làm dấu hiệu gì. [1467]

  • Hầu như không có linh mục nào mà không coi trọng việc giữ bí mật tòa giải tội. Có những linh mục liều chết hoặc chấp nhận bị hành hạ để giữ lòng trung thành. Vì thế ta có thể nói cởi mở và không phải dè dặt với một linh mục, ta cứ tin ở ngài cách an toàn, vì nhiệm vụ của ngài lúc giải tội là hoàn toàn làm “cái tai của Thiên Chúa”.

  1. Hiệu quả tích cực của bí tích Giải tội là gì?

-  Bí tích Giải tội cho tội nhân làm hòa với Thiên Chúa và Hội thánh, được trở lại làm con Chúa và lại được Chúa yêu thương. [1468-1470, 1496]

  • Giây phút sau khi ban phép tha tội giống như nước từ hoa sen tưới xuống sau khi thể thao, như luồng gió mát sau cơn bão mùa hè, như được thức dậy dưới tia sáng mặt trời, như người lặn không bị trọng lực hút… Hòa giải với Chúa là lại được làm con Chúa, được yêu mến, được đón nhận vào tình yêu Người, được hòa thuận lại với Người.

  • Cứ yêu mến Chúa Giêsu, đừng sợ, dù bạn có phạm mọi tội trên đời. Chúa Giêsu sẽ lặp lại lời này cho bạn: "Tội con nhiều, nhưng đã được tha, vì con yêu mến nhiều". Thánh Padre Piô (1887-1968, một trong các vị thánh bình dân nhất ở Ý)



5. Bí tích Xức dầu bệnh nhân 


  1. "Bệnh tật" được hiểu như thế nào trong Cựu ước ?

-  Trong Cựu ước, bệnh tật thường được coi như thử thách lớn lao khiến người ta phải nổi loạn, nhưng trong bệnh tật người ta có thể nhận ra bàn tay của Chúa. Các ngôn sứ cũng coi bệnh tật không nhất thiết là lời nguyền rủa, cũng không luôn là kết quả do tội cá nhân. Tuy nhiên người chịu đau khổ của mình cách kiên nhẫn cũng có thể giúp người khác kiên nhẫn như vậy. [1502]

  • Cần phải được ứng nghiệm lời tiên tri Isaia: Người đã mang lấy các tật nguyền của ta và gánh lấy các bệnh hoạn của ta. Mt 8,17

  • Chúa Giêsu nói, "Người khoẻ mạnh không cần thầy thuốc, người đau ốm mới cần. Vì Ta không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi." Mc 2,17

  1. Tại sao Chúa Giêsu tỏ ra quan tâm đến các bệnh nhân nhiều đến thế ?

-   Chúa Giêsu đến trần gian để bày tỏ cho thấy tình yêu của Chúa. Người có mặt khi chúng ta đặc biệt bị đe dọa sợ hãi: khi ta bệnh tật Chúa muốn cứu chữa ta cả xác lẫn hồn, Người mời gọi ta tin nơi Người và nhận ra rằng Nước Chúa đang đến. [1503 – 1505]

  • Đôi khi ta cũng phải mắc bệnh tật để ý thức rằng: mọi người đều cần đến Chúa dù là có bệnh tật hay không. Bởi vì ta được sống là nhờ Người. Vì thế các bệnh nhân và các tội nhân thường có bản năng đặc biệt ham muốn điều cốt yếu là được sống còn. Ngay thời Tân ước, chính những bệnh nhân là những người tìm cách đến gần Chúa Giêsu; họ cố gắng tìm cách chạm đến Chúa vì có một sức mạnh phát xuất từ Người, và Người chữa lành cho mọi người (Lc 6,19). → 91

  • Giữa sự xấu hơn của thế giới Kitô giáo và sự tốt hơn của thế giới ngoại giáo, tôi luôn chọn thế giới Kitô giáo vì thế giới Kitô giáo dành một chỗ cho những người không bao giờ có thể có được chỗ đó trong thế giới ngoại giáo: đó là những người bệnh tật, ốm đau, già nua và yếu đuối, và họ được một điều còn tốt hơn là một chỗ: đó là được tình yêu thương đối với những người mà trong thế giới ngoại giáo và không có Thiên Chúa, người ta đã coi và vẫn còn coi họ là vô ích vô dụng. Heinrich Boll (1917 – 1985, văn gia Đức)

  • Người bệnh tật cảm nghiệm được các sự việc tốt hơn mọi người khác. Reinold Schneider (1913-1958, văn sĩ người Đức)

  1. Tại sao Giáo hội phải chăm sóc cách riêng cho người bệnh?

-  Chúa Giêsu cho ta biết: Thiên đàng đau khổ với ta khi ta đau khổ dưới đất. Thiên Chúa còn muốn chúng ta nhận ra Người nơi "người anh em bé mọn nhất" (Mt 25, 40). Đó là lí do tại sao, Chúa Giêsu muốn việc chăm sóc người bệnh, người nghèo phải là nhiệm vụ chính của các môn đệ. Người truyền dạy: "Hãy chữa lành bệnh tật" (Mt 10, 8), và Người hứa ban quyền thiêng cho môn đệ "Nhân danh Thầy, họ sẽ trừ quỷ, sẽ đặt tay chữa lành bệnh nhân"
(Mc 16,17). [1506 – 1510]


  • Một trong những đặc tính nổi bật của Kitô giáo là luôn luôn dành trọng tâm chăm sóc bệnh nhân, người già và những người nghèo túng. Mẹ Têrêsa là người đón nhận những người đang hấp hối ở đường phố Calcutta chỉ là một Kitô hữu như mọi Kitô hữu khác, nhưng Mẹ đã nhìn thấy Chúa Kitô trong những người bị mọi người loại bỏ và chạy trốn. Nếu Kitô hữu là Kitô hữu đích thật, thì từ nơi họ sẽ toát ra một ước muốn an ủi, nâng đỡ, được thực hiện trong hành động. Họ có thể giúp người khác khỏi bệnh phần xác, nhờ sức mạnh của Thánh Thần. (đặc sủng chữa bệnh → Đặc Sủng)

  • Việc lo lắng cho người nghèo phải là một ưu tiên: cần phải giúp đỡ họ như họ là chính Chúa Kitô vậy. Thánh Benoît de Nursie (khoảng 480 – 547, đấng sáng lập dòng Biển Đức)

  • Và chúng tôi còn có lời thề là hứa trở nên người tận tâm phục vụ các người bệnh tật của Chúa chúng ta. Luật dòng thánh Jean de Malte

  1. Ai được lãnh Bí tích Xức dầu bệnh nhân ?

-  Bất cứ người Công giáo nào sức khỏe đến hồi liệt nặng đều được lãnh bí tích Xức dầu bệnh nhân.

[1514 – 1515, 1528 – 1529]

  • Ta có thể lãnh bí tích này nhiều lần trong suốt đời. Ngay cả người trẻ cũng có lý do để xin lãnh bí tích xức dầu bệnh nhân trong trường hợp sắp được giải phẫu nặng. Trong những trường hợp như vậy nhiều Kitô hữu còn muốn xưng tội nữa, họ muốn trình diện với Chúa một lương tâm trong trắng, nếu họ không bình phục.

  1. Bí tích Xức dầu bệnh nhân được trao ban thế nào ?

-  Nghi lễ cốt yếu của bí tích Xức dầu bệnh nhân là xức dầu thánh trên trán và 2 bàn tay, trong khi đó linh mục đọc lời xức dầu. [1517 – 1519, 1531]

  • Ai trong anh em đau yếu ư? Người ấy hãy mời các kỳ mục của Hội Thánh đến; họ sẽ cầu nguyện cho người ấy, sau khi xức dầu nhân danh Chúa. Gc 5,14

  1. Bí tích Xức dầu bệnh nhân ban những ơn nào?

-  Bí tích xức dầu bệnh nhân ban ơn an ủi, bình an, sức mạnh và kết hợp tình trạng phiền não và đau đớn của bệnh nhân với những đau khổ của Chúa Kitô cách sâu xa hơn, vì Chúa đã có kinh nghiệm với sự sợ hãi và chịu những đau đớn của ta nơi thân xác Người. Với nhiều bệnh nhân, bí tích Xức dầu còn ban cho họ sức khỏe phần xác. Nhưng nếu Chúa muốn gọi họ về quê trời, Người ban cho họ sức mạnh hồn xác để chiến đấu lần cuối cùng. Trong hết mọi trường hợp, bí tích Xức dầu bệnh nhân ban hiệu quả là ơn tha các tội lỗi đã phạm. [1520 – 1523, 1532]

  • Nhiều bệnh nhân sợ bí tích này và từ chối cho đến giờ chót vì họ nghĩ rằng đây là một thứ án tử. Nhưng quả thật là trái ngược lại: vì xức dầu bệnh nhân là một bảo đảm cho sự sống. Mọi Kitô hữu đang bị bệnh tật đeo đuổi cần phải loại bỏ những cảm nghĩ sợ hãi và sai lầm. Hầu hết các bệnh nhân trong tình trạng nguy hiểm nặng có trực giác vào lúc nhất định này là không có gì quan trọng cho bằng trở nên đồng hình đồng dạng ngay tức thì và vô điều kiện với Đấng đã thắng sự chết và là sự sống: Chúa Giêsu, Đấng cứu chúng ta.

  • Dù tôi qua thung lũng tối tăm tôi không sợ gì vì Chúa ở gần tôi; cây gậy của Chúa có đó khiến tôi an lòng. Tv 23,4

  • Ai ăn Thịt và uống Máu Ta thì có sự sống đời đời.
    Ga 6,54

  1. Ai được ban bí tích Xức dầu bệnh nhân ?

- Chỉ các Giám mục và linh mục được ban bí tích Xức dầu bệnh nhân: chính Chúa Kitô ban qua các vị này, vì các Ngài đã được Truyền chức thánh. [1516 – 1530]

  • Khi ban bí tích này, linh mục đọc: “Nhờ việc xức dầu thánh này và nhờ lòng từ bi nhân hậu của Chúa, xin Chúa dùng ơn Chúa Thánh Thần mà giúp đỡ … để Người giải thoát … khỏi mọi tội lỗi, cứu chữa … và thương làm cho … được thuyên giảm”. Nghi thức Xức dầu bệnh nhân

  1. "Của ăn đàng" nghĩa là gì ?

-  Khi bệnh nhân được “rước lễ" lần sau hết trước khi chết, Hội thánh quen gọi là rước lễ như của ăn đường, để đi về với Chúa. [1524 – 1525]

  • Ít khi việc rước lễ lại cần thiết cách cốt tử hơn là lúc con người sắp hoàn thành cuộc vượt qua chấm dứt cuộc sống đời này: trong thế giới mai sau, cuộc sống sẽ là hiệp thông với Chúa Kitô.

  • Ai ăn Thịt Ta và uống Máu Ta, sẽ được sống muôn đời. Ta sẽ cho kẻ ấy sống lại vào ngày sau hết. Ga 6,54

  • Hạnh phúc muôn đời là tình trạng mà việc chiêm ngưỡng là lương thực. Simone Weil (1909-1943, triết gia và nhà thần bí Pháp)


Chương 3.
Các Bí tích phục vụ cho sự hiệp thông và Sứ vụ



  1. Tên của các bí tích phục vụ sự hiệp thông trong Hội thánh là gì?

-  Người đã được Rửa tội và Thêm sức được lãnh nhận 2 bí tích ban cho họ một sứ mạng đặc biệt trong Hội thánh và một sứ vụ do Chúa kêu gọi, đó là bí tích Truyền Chức Thánh và Hôn phối. [1533 – 1535]

  • Hai bí tích này có một điểm chung là phục vụ người khác. Không ai chịu chức thánh cho riêng mình và không ai kết hôn cho riêng mình. Hai bí tích này nhắm tới xây dựng Dân Chúa, nghĩa là những cái máng để tình yêu Chúa tưới cho thế giới.

  • Các linh mục được truyền chức thánh để nên phương tiện cứu rỗi, không cho cá nhân mình, nhưng cho cả Hội thánh. Thánh Tôma Aquinô


6. Bí tích Truyền Chức Thánh


  1. Bí tích Truyền Chức Thánh gồm những cấp bậc nào?

-  Bí tích Truyền Chức Thánh gồm có 3 cấp bậc: giám mục, linh mục, phó tế. [1554, 1593] → 140

  • Chỉ có Chúa Kitô là linh mục duy nhất và đích thực, các vị khác chỉ là thừa tác viên của Người. Thánh Tôma Aquinô

  1. Việc truyền chức Giám mục có ý nghĩa thế nào?

-  Việc truyền chức Giám mục là việc trao ban đầy đủ bí tích Truyền Chức Thánh cho linh mục để làm giám mục. Giám mục là vị kế tiếp các tông đồ và gia nhập đoàn Giám mục. Cùng với các Giám mục khác và Đức Giáo hoàng, từ nay ngài có nhiệm vụ trên toàn Hội thánh Công Giáo, và cách riêng trong giáo phận. Hội thánh trao ban cho ngài có quyền giáo huấn, thánh hóa và quản trị. [1555-1559]

  • Chức vụ giám mục là chức mục vụ đích thực trong Hội thánh vì nguồn gốc có từ các tông đồ, là những chứng nhân đầu tiên về Chúa Giêsu và chức đó làm cho chức mục vụ của các tông đồ Chúa Kitô thiết lập được tồn tại mãi. Đức Giáo Hoàng cũng là một giám mục số một và đứng đầu Giám mục đoàn. 92, 137

  • Tôi phải khiếp sợ vì là giám mục đối với anh em nhưng tôi tự an ủi vì là Kitô hữu cùng với anh em. Đối với anh em tôi là giám mục, cùng với anh em tôi là Kitô hữu, một có ý chỉ trách nhiệm, một có ý chỉ ân sủng, một là nguy cơ, một là giải thoát. Thánh Augustinô

  1. Giám mục quan trọng thế nào đối với một Kitô hữu Công giáo ?

-  Một Kitô hữu Công giáo buộc phải vâng lời Đức Giám mục của mình. Giám mục là đại diện Chúa Kitô. Giám mục thi hành trách nhiệm mục vụ. Cùng với các linh mục và các phó tế, là các phụ tá có thánh chức, đó là nguyên lý hữu hình và nền tảng của một Hội thánh ở địa phương (giáo phận). [1560 – 1561]

  • Tất cả anh em phải theo Giám mục hướng dẫn, như Chúa Giêsu theo Đức Chúa Cha hướng dẫn... Đừng ai làm gì trong Hội thánh mà không theo Giám mục. Thánh Inhaxiô Antiôkia

  1. Bí tích Truyền Chức Thánh ban ơn gì ?

- Bí tích Truyền Chức Thánh ban ơn Chúa Thánh Thần cho người nhận lãnh, nghĩa là Chúa Kitô ban quyền thánh chức cho họ qua sự đặt tay của Đức Giám mục. [1538]

  • Làm linh mục không chỉ là nhận một chức vụ hoặc tác vụ. Nhờ bí tích Truyền chức, một linh mục nhận một quyền chuyên biệt và một sứ vụ đối với anh chị em trong đức tin.  150, 251, 228, 236

  1. Hội thánh hiểu thế nào về bí tích Truyền Chức Thánh ?

-  Các tư tế Cựu ước có sứ vụ là trung gian giữa trời và đất, giữa Thiên Chúa và dân của Người. Cũng như Chúa Kitô là "trung gian duy nhất” giữa Thiên Chúa và nhân loại (1Tm 2,5), Người đã làm hoàn hảo và hoàn tất chức linh mục đó. Sau Chúa Kitô chỉ có các linh mục đã được truyền chức trong Chúa Kitô, trong hiến tế của Chúa Kitô trên thánh giá, qua sự kêu gọi của Chúa Kitô, và sứ vụ tông đồ.

[1539 – 1553, 1592]

  • Một linh mục Công giáo cử hành các bí tích không phải do quyền riêng của ngài, cũng không phải vì ngài hoàn hảo về luân lý (không may có khi ngài không được như vậy), nhưng ngài làm nhân danh Chúa Kitô. Nhờ có chức thánh, ngài được sức mạnh của Chúa Kitô để biến đổi, chữa lành, cứu thoát. Vì linh mục tự mình chẳng có quyền gì, ngài trước hết là tôi tớ để phục vụ. Tất cả các linh mục đều được coi là đích thực khi ngài luôn luôn khiêm tốn ngạc nhiên rằng mình đã được Chúa gọi.  215

  1. Việc truyền chức linh mục ban ơn gì ?

-  Khi truyền chức linh mục, Giám mục xin sức mạnh của Thiên Chúa xuống trên người lãnh chức. Sức mạnh ấy in vào linh hồn một ấn tích còn mãi không bao giờ mất. Linh mục là người cộng tác của Giám mục, linh mục công bố Lời Chúa, ban các Bí tích, nhất là dâng Thánh lễ. [1562 – 1568]

  • Trong thánh lễ, phong chức, bắt đầu là việc gọi tên các người được chọn. Sau bài giảng của Giám mục, người chịu chức hứa vâng lời Giám mục và các đấng kế vị. Việc phong chức được thực hiện bằng cử chỉ đặt tay của Giám mục và kinh nguyện kèm theo.  215, 236, 259

  • Linh mục tiếp tục công việc cứu rỗi của Chúa Kitô trên thế giới. Thánh Gioan Vianney

  • Nếu người ta muốn phá Hội thánh, họ bắt đầu tấn công linh mục, vì không còn linh mục, sẽ không còn thánh lễ, không còn thánh lễ thì sẽ không còn đạo Công giáo nữa. Thánh Gioan Vianney

  1. Việc truyền chức phó tế ban ơn gì?

-  Trong việc truyền chức Phó tế, người lãnh được trao ban một sứ vụ riêng trong bí tích Truyền Chức Thánh. Phó tế thay mặt Chúa Kitô Đấng đến để "phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người" (Mt 20, 28). Trong nghi thức Truyền Chức có nói rằng: "Phó tế vì là thừa tác viên của Lời Chúa, của bàn thờ, và của đức Ái, Phó tế sẽ biến mình thành tôi tớ mọi người". [1569 – 1571]

  • Hình ảnh đầu tiên ta có về hàng phó tế là thánh Têphanô tử đạo. Khi các tông đồ của Hội thánh tiên khởi ở Giêrusalem bị tràn ngập bởi nhiều công việc bác ái, các ngài kêu gọi bảy người nam “để phục vụ cho bữa ăn” mà sau đó các ngài truyền phép. Một vị tên là Têphanô “có đầy ân sủng và sức mạnh của Thiên Chúa” đã hoàn thành mọi việc để phục vụ đức tin và những người nghèo của cộng đoàn. Suốt nhiều thế kỷ chức phó tế chỉ là chặng đường dẫn đến chức linh mục, nay chức phó tế đã trở thành chức vụ riêng biệt hoàn toàn, dành cho những người độc thân hoặc đã lập gia đình. Một đàng Hội thánh muốn nhấn mạnh đến việc phục vụ như đặc tính của Hội thánh, và đàng khác Hội thánh muốn, như trong Hội thánh sơ khởi, phụ thêm cho các giám mục một chức vụ nhằm giúp đỡ các ngài, và để hoàn thành ngay trong lòng Hội thánh những hoạt động mục vụ và xã hội. Việc phong chức phó tế cũng in một dấu ấn bí tích (ấn tích) không thể xóa bỏ cho đến suốt đời.  140

  • Các trợ tá cũng vậy, phải là người đàng hoàng, biết giữ lời hứa, không rượu chè say sưa, không tìm kiếm lợi lộc thấp hèn;  Họ phải bảo toàn mầu nhiệm đức tin trong một lương tâm trong sạch.  Họ phải được thử thách trước đã, rồi mới được thi hành chức vụ trợ tá, nếu không bị ai khiếu nại. Các trợ tá phải là người chỉ có một đời vợ, biết điều khiển con cái và gia đình cho tốt.  1 Tim 3,8.12

  • Phó tế là bậc đầu tiên trong bí tích truyền chức thánh trong Hội thánh Công giáo. Như chính tên đã nói rõ, phó tế dấn thân trước hết trong các dịch vụ bác ái, và cũng có bổn phận giảng dạy, dạy giáo lý công bố Tin Mừng, giảng trong Thánh lễ, cử hành bí tích Rửa tội và Hôn phối, và phụ giúp trong các buổi cử hành.

  1. Ai được lãnh Bí tích Truyền Chức Thánh ?

-  Chỉ người nam giới, đã được Rửa tội trong đạo Công giáo, được Hội thánh kêu gọi lên lãnh các chức Phó tế, Linh mục, Giám mục, thì mới lãnh các chức vụ này thành phép.

[1577 – 1578]

  • Không ai có thể là linh mục tốt hơn Đức Mẹ. Mẹ có thể nói cách không do dự: "Đây là Mình Tôi", vì Chúa Giêsu mà Mẹ đã ban cho ta, quả thực là mình của Mẹ. Nhưng Mẹ đã giữ nguyên địa vị tôi tớ hèn mọn của Thiên Chúa, đến nỗi chúng ta có thể chuyện trò với Mẹ như là Mẹ chúng ta. Mẹ là một người trong chúng ta, và chúng ta luôn luôn hợp nhất với Mẹ. Sau khi Con Mẹ qua đời, Mẹ tiếp tục sống trên trái đất để củng cố thêm sức cho các tông đồ trong nhiệm vụ các ngài, để làm Mẹ các ngài, cho đến khi Hội thánh trẻ trung thành hình. Mẹ Têrêsa Calcutta

  1. Nếu chỉ có nam giới được lãnh bí tích Truyền Chức Thánh thì nữ giới có bị kỳ thị không ?

-  Luật nói rằng: chỉ nam giới được lãnh chức thánh, không làm hạ phẩm giá nữ giới. Đối với Thiên Chúa, nam hay nữ đều có phẩm giá như nhau, nhưng mỗi giới có những bổn phận và đoàn sủng khác nhau. Hội thánh quen chọn người nam, chính vì Chúa Giêsu đã chỉ chọn người nam khi lập chức linh mục trong bữa Tiệc ly. Năm 1994, Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II tuyên bố rằng: "Hội thánh không có quyền truyền chức linh mục cho nữ giới, và mọi tín hữu của Hội thánh phải dứt khoát tuân giữ quyết định đó ".

  • Thời xưa không có ai đề cao phụ nữ bằng Chúa Giêsu (điều mà thời đó được coi là khiêu khích), Người đã đồng ý làm bạn với họ và bảo vệ họ. Nhiều phụ nữ đi theo Chúa Giêsu và Người đánh giá đức tin họ rất cao. Người đầu tiên làm chứng nhân cho việc Chúa Giêsu sống lại là phụ nữ, bà Maria Madalena. Vì thế người ta nói rằng bà là “một phụ nữ tông đồ giữa các tông đồ”. Dầu vậy việc truyền chức linh mục cũng như trách nhiệm mục vụ luôn luôn được truyền lại cho người nam. Các linh mục người nam phải thay mặt Chúa Giêsu để tập họp Hội thánh. Chức linh mục là một chức vụ đặc biệt đòi hỏi người nam phải thi hành vai trò của người nam làm cha. Không có sự ưu thế nào của nam trên nữ. Các phụ nữ có vai trò trong Hội thánh, như ta thấy qua Đức Maria một vai trò trung tâm không thua kém người nam, nhưng là vai trò của nữ giới. Bà Eva trở thành mẹ của mọi người đang sống (St 3,20). Xét theo là mẹ của mọi người đang sống, các phụ nữ có những tư chất và khả năng đặc biệt. Nếu không có cách thế riêng biệt mà chỉ phụ nữ mới có như dạy dỗ, loan báo Tin Mừng, sống bác ái, sống đạo đức và mục vụ, thì Hội thánh “bị cắt cụt một nửa”. Khi những người nam trong Hội thánh dùng chức vụ linh mục như công cụ của quyền lực, hoặc khi các người nữ không lo tận dụng những đặc sủng của mình, thì cả hai đã xúc phạm đến tình yêu và đến Thánh Thần của Chúa Giêsu.

  1. Tại sao Hội Thánh Công giáo đòi các linh mục và Giám mục sống đời độc thân ?

Каталог: download -> khotulieu -> giaoly
download -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
giaoly -> ĐỜi sống trong chúa kitô (câu 279 468)
giaoly -> Youcat youth catechism giới thiệu sách giáo lý cho ngưỜi trẻ
khotulieu -> Lời Than Trách (= Impropères) Trong tiếng La tinh, improperium có nghĩa là lời than trách. Bài thán ca là lời than trách thống thiết của Ðức Kitô đối với dân đã phụ bạc Người. Trong ngày thứ Sáu Tuần Thánh
khotulieu -> Ngắm Mười Lăm Sự Thương Khó ĐỨc chúa giêsu ngắm mưỜi lăm sự thưƠng khó
khotulieu -> GiỜ thánh TỐi thứ NĂm tuần tháNH
khotulieu -> Sự Thương Khó Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta
khotulieu -> Hội đồng Giám mục Việt Nam: Tâm thư gửi các gia đình Công giáo

tải về 331.71 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương