PHẦn II. Phụng vụ BÍ TÍch dẫn nhập vào phần II: Phụng vụ BÍ TÍCH


-  Thánh lễ có 2 phần chính: Phụng vụ Lời Chúa và Phụng vụ Thánh Thể.[1346 – 1347]



tải về 331.71 Kb.
trang4/6
Chuyển đổi dữ liệu26.07.2016
Kích331.71 Kb.
#6717
1   2   3   4   5   6

-  Thánh lễ có 2 phần chính: Phụng vụ Lời Chúa và Phụng vụ Thánh Thể.[1346 – 1347]

  • Trong phần phụng vụ Lời Chúa, Thiên Chúa muốn nói với ta và ta nghe đọc các bài đọc rút từ Cựu và Tân ước, cũng như một bài đọc từ Phúc âm. Đây cũng là lúc giảng lễ và đọc lời nguyện chung cho mọi người. Tiếp theo là phụng vụ Thánh Thể gồm việc dâng bánh rượu, rồi truyền phép bánh rượu và rước lễ.

  1. Cơ cấu Thánh lễ như thế nào ?

- Thánh lễ bắt đầu bằng cuộc tập họp các tín hữu và rước linh mục cùng các người giúp lễ. Sau lời chào của linh mục, là việc thú tội chung của tất cả, rồi kết thúc bằng kinh Xin Chúa thương xót. Các chúa nhật (trừ Mùa Chay và Mùa Vọng) và các ngày lễ kính, lễ trọng thì hát hoặc đọc kinh Vinh danh. Lời cầu nguyện của ngày mở đầu cho một hoặc hai bài đọc Cựu ước và Tân ước. Rồi đến lời tung hô Alleluia trước khi công bố Phúc âm. Chúa nhật và lễ trọng, sau Phúc âm có bài giảng lễ. Cũng trong các chúa nhật và lễ trọng, sau giảng lễ, cộng đoàn tuyên xưng đức tin bằng kinh Tôi tin kính, rồi đến lời cầu nguyện chung.

Phần hai thánh lễ bắt đầu bằng việc sửa soạn lễ vật và kết thúc bằng lời nguyện trên lễ vật. Đỉnh cao của thánh lễ là kinh nguyện Thánh Thể, được mở đầu bằng kinh Tiền tụng và kinh Thánh Thánh Thánh. Lúc này là lúc bánh rượu được biến thành Mình và Máu Chúa Kitô. Kinh nguyện Thánh Thể kết thúc bằng kinh Tán tụng và dẫn đến kinh Lạy Cha. Sau đó là lời cầu bình an, kinh Chiên Thiên Chúa, rồi bẻ bánh và cho rước lễ, thông thường chỉ cho rước hình bánh là Mình Chúa Kitô thôi. Thánh lễ kết thúc trong tĩnh lặng, tạ ơn, bằng một kinh cuối cùng rồi đến chúc lành của linh mục. [1348 – 1355]

  • Truyền phép hoặc thánh hiến một người, một vật, một nơi là dâng hiến dành để phụng sự Thiên Chúa. Trong thánh lễ tiếng này được dùng để chỉ kinh nguyện mà linh mục đọc lại Lời Chúa Kitô đọc trong Bữa Tiệc ly trên bánh và rượu để bánh rượu trở thành Mình và Máu Chúa Kitô nhờ phép của Chúa Thánh Thần.

  • Hiệp lễ hay rước lễ là tiếp nhận Mình và Máu Chúa Kitô dưới hình bánh và rượu. Theo luật chung chỉ được rước lễ trong thánh lễ; trong trường hợp đặc biệt như các bệnh nhân có thể rước lễ ngoài thánh lễ. Rước lễ dù chỉ nguyên tiếp nhận hình bánh mà thôi cũng là hiệp lễ đầy đủ Chúa Kitô.

  • Xin Chúa thương xót đây là kinh rất cổ xưa để tôn kính các thần linh hoặc vua chúa, được dùng để hoan hô Chúa Kitô, vào khoảng năm 500 (Kyrie eleison là tiếng Hy Lạp) trong phụng vụ Rôma và tây phương.

  • Vinh danh là bài ca hoan hỷ của các thiên thần hát trên các mục đồng (Lc 2,14) vào đêm Noel, nó mở đầu bài ca vãn Kitô giáo rất cổ xưa từ thế kỷ IX. Đây là bài ca tụng ngợi khen Thiên Chúa một cách trọng thể.

  • Alleluia (gồm hai chữ Do Thái: halel là ngợi khen tôn vinh, Yahvé là tên Thiên Chúa, có nghĩa là ta hãy ca tụng Thiên Chúa). Tiếng reo vui mừng này được lặp đi lặp lại 24 lần trong các thánh vịnh trước khi đọc Lời Chúa trong Phúc âm.

  • Bài giảng lễ (tiếng Hy Lạp là homilein, có nghĩa là nói ngang hàng với ai theo tình người). Trong thánh lễ vị giảng thuyết có nhiệm vụ công bố Tin Mừng, giúp đỡ các tín hữu và khuyến khích cổ võ họ loan báo Tin Mừng và đem ra thực hành. Bài giảng lễ dành riêng cho giám mục, linh mục và phó tế. Khi không có các ngài, trong một vài phụng vụ, giáo dân có thể được mời giảng.

  • Thánh Thánh Thánh là một trong những kinh cổ xưa nhất trong thánh lễ, phát xuất từ thế kỷ VIII trước công nguyên, và không thể được loại bỏ. Kinh này vừa lấy lại bài ca của các thiên thần Sêraphim trong Is 6,3; vừa là lời reo mừng trong thánh vịnh 118,25, cốt để ngợi khen Chúa Kitô đang có mặt trong lễ.

  • Biến thể, các nhà thần học dùng từ này để cắt nghĩa làm thế nào Chúa Giêsu có thể hiện diện trong bí tích Thánh Thể dưới hình bánh hình rượu: bánh rượu vẫn có “hình” bề ngoài không thay đổi, nhưng cái “bản thể” hoặc bản tính của bánh và rượu đã biến thành Mình và Máu Chúa Kitô, nhờ tác động của Chúa Thánh Thần lúc đọc các lời truyền phép.

  • Lạy Chiên Thiên Chúa. Nhắc đến chiên Thiên Chúa (Xh 12) nhờ hiến tế chiên mà dân được giải thoát khỏi nô lệ Ai Cập. Thánh Gioan Tẩy Giả đã áp dụng hình ảnh chiên vào Chúa Giêsu (Ga 1,29: đây Chiên Thiên Chúa). Nhờ Chúa Giêsu bị dẫn đi giết như con chiên, ta được giải thoát khỏi tội lỗi và được làm hòa với Thiên Chúa. Kinh cầu để ngợi khen Chúa Kitô “Lạy Chiên Thiên Chúa” được đưa vào thánh lễ từ thế kỷ VII.

  • Kinh Tán tụng (tôn vinh) là kinh long trọng kết thúc một kinh tôn vinh Thiên Chúa, chẳng hạn kết thúc kinh nguyện Thánh Thể: Chính nhờ Người, với Người và trong Người, mà mọi chúc tụng và vinh quang đều quy về Chúa là Cha toàn năng trong sự hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn đời. Kinh Tán tụng có khi hướng về Thiên Chúa Ba Ngôi: Sáng danh Đức Chúa Cha, và Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Thần, như đã có trước vô cùng và bây giờ và hằng có và đời đời chẳng cùng. Kinh này thường dùng để kết thúc kinh nguyện Kitô giáo.

  1. Ai làm chủ-sự việc Cử hành Thánh lễ ?

-  Chính Chúa Giêsu làm chủ-sự toàn bộ việc cử hành Thánh lễ. Giám mục hoặc Linh mục là đại diện Chúa Giêsu, là người Chúa đã ủy quyền trong bí tích Truyền chức thánh.[1348]

  • Đây là đức tin của Hội thánh: vị chủ-sự ở trên bàn thờ “thay mặt Chúa Kitô là Đầu”, có nghĩa là các linh mục không phải chỉ là thay chỗ hoặc được Chúa Kitô truyền để làm mà vì các ngài đã được thánh hiến (truyền chức), nên chính Chúa Kitô là Đầu của Hội thánh hành động qua các ngài. → 249 - 254

  1. Chúa Giêsu hiện diện cách nào khi Thánh lễ được cử hành ?

-  Chúa Giêsu hiện diện cách mầu nhiệm và thực sự trong Thánh lễ. Mỗi khi Hội thánh ngày nay vâng lệnh Chúa: "Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy", mà bẻ bánh, và dâng chén, thì Hội thánh cũng làm một việc như xưa Chúa làm: Chúa Kitô dâng mình làm lễ tế cho chúng ta; chúng ta thực sự được chia sẻ với Người lễ hi sinh Chúa Kitô dâng chỉ một lần trên thập giá, nay được dâng lại trên bàn thờ, Người thực hiện việc cứu độ chúng ta. [1362 – 1367]

  1. Khi Thánh lễ được cử hành, điều gì xảy ra cho Hội Thánh?

 -  Mỗi lần Hội thánh cử hành Thánh lễ, Hội thánh trở về nguồn suối mà Hội thánh phát sinh và Hội thánh được đổi mới không ngừng. Nhờ "ăn" Mình Chúa Kitô, Hội thánh trở nên “Thân thể Chúa Kitô” (một tên khác chỉ Hội thánh). Trong lễ hi sinh của Chúa Kitô, Đấng ban mình cho chúng ta, cả xác và hồn, đều có chỗ cho cả cuộc sống của ta: từ việc lao động đến mọi đau khổ, niềm vui, tất cả đều có thể hiệp nhất với Chúa Kitô. Nếu ta dâng lên Chúa qua cách này, ta sẽ được biến đổi, ta làm đẹp lòng Chúa, và trở nên như bánh tốt lành nuôi sống cho mọi người. [1368 – 1372, 1414]

  • Chúng ta không ngừng trách Hội Thánh dường như chỉ là một cuộc họp những con người tốt nhiều hay ít. Thực ra, Hội Thánh hình thành mỗi ngày cách mầu nhiệm trên bàn thờ. Thiên Chúa hiến mình cho mỗi người và muốn mỗi người biến đổi nhờ hiệp lễ, nhờ rước Người. Một khi được biến đổi, ta phải biến đổi thế giới. Còn những chuyện khác liên quan đến “Hội Thánh là gì” đều là phụ thuộc.

    126, 171, 208



  • Thật vậy, cho tới ngày Chúa đến, mỗi lần ăn Bánh và uống Chén này, là anh em loan truyền Chúa đã chịu chết. 1Cr 11,26

  1. Chúng ta phải làm gì cho xứng đáng để tôn sùng Chúa hiện diện trong hình bánh và hình rượu ?

-  Vì Thiên Chúa thực sự hiện diện trong hình bánh và rượu đã được truyền phép, nên chúng ta phải lưu giữ với lòng trọng kính hết sức, và thờ lạy Thiên Chúa cũng là Đấng Cứu chuộc chúng ta trong Phép cực trọng Mình và Máu thánh Chúa. [1378 – 1381, 1418]

  • Nếu sau lễ còn Mình Thánh Chúa, phải lưu giữ trong các bình thánh và đặt trong Nhà Tạm. Nhà Tạm phải là nơi được tôn kính hơn cả. Mỗi lần đi ngang qua phải bái kính. Thật ra ai muốn đi theo Chúa Kitô thực sự thì phải nhận ra Chúa trong những người nghèo nhất và phụng sự Chúa qua người nghèo. Kitô hữu cũng phải kiếm giờ để có thể tôn thờ Chúa thinh lặng trước Nhà Tạm và bày tỏ tình yêu mến Chúa.

  • Nhà tạm (lều) cảm hứng từ hòm bia giao ước trong Cựu ước, Hội thánh coi nhà tạm như nơi cao quý nhất để giữ gìn Thánh Thể (Chúa Kitô dưới hình bánh).

  • Bình hương là đồ vật được dùng trong dịp đặt Thánh Thể, là Chúa Kitô, cho các tín hữu tôn thờ.

  1. Người Công giáo thường phải tham dự bao nhiêu Thánh lễ ?

-  Hội thánh buộc mọi người Công giáo tham dự thánh lễ các Chúa nhật và các lễ buộc. Bất cứ ai thực sự tìm làm bạn với Chúa Giêsu, sẽ đáp lời mời của Chúa đến dự Tiệc thánh này càng nhiều càng tốt. [1389 – 1417]

  • Nói rằng người Công Giáo đích thực buộc phải dự các lễ Chúa nhật và lễ buộc thì cũng rất chính đáng như nói rằng hai tình nhân thì buộc phải ôm hôn nhau. Không ai có thể có mối liên hệ sống động với Chúa Giêsu mà lại không đến với nơi Người đã hẹn gặp. Vì thế từ xưa đến nay Thánh lễ luôn luôn là “trái tim của Chúa Nhật”, là điểm hẹn quan trọng nhất của tuần lễ.

  1. Tôi cần dọn mình cách nào để có thể lên Rước lễ?

-  Tôi cần phải là người Công giáo, và nếu lương tâm nghĩ mình đang có tội trọng thì phải xưng tội đã. Trước khi tới gần bàn thờ, bạn phải làm hòa với người thân cận.

[1389 – 1417]

  • Trước đây ít năm có thói quen không ăn gì trong 3 tiếng đồng hồ trước rước lễ, vì muốn cho mình sửa soạn rước Chúa Kitô. Ngày nay, Hội thánh truyền dạy giữ chay ít là một tiếng đồng hồ. Một dấu hiệu tỏ lòng tôn kính khác là ăn mặc cho xứng đáng, vì thực ra đây là cuộc hẹn gặp với Chúa của vũ trụ.

  • Lạy Chúa, con chẳng đáng Chúa ngự  vào nhà con, nhưng xin Chúa  phán một lời thì linh hồn con sẽ được lành sạch. Mt 8,8

  • Vì thế, bất cứ ai ăn Bánh hay uống Chén của Chúa cách bất xứng, thì cũng phạm đến Mình và Máu Chúa.  Ai nấy phải tự xét mình, rồi hãy ăn Bánh và uống Chén này. 1Cr 11,27-28

  1. Việc rước lễ thay đổi tôi thế nào ?

- Mỗi lần rước lễ, tôi được kết hợp với Chúa Giêsu chặt chẽ hơn, làm cho tôi trở nên phần tử sống động của Thân mình Chúa Kitô, đổi mới ơn thánh tôi đã nhận trong bí tích Rửa tội và bí tích Thêm sức, và làm cho tôi mạnh sức để chiến đấu chống lại tội lỗi. [1391 – 1397, 1416]

  • Chúng ta chia sẻ Mình Máu Chúa Kitô chỉ có mục đích được biến đổi nên Mình Máu Chúa mà ta lãnh nhận. Thánh Lêô Cả giáo hoàng

  • Chúng ta bẻ một bánh để được thuốc bất tử, giải độc sự chết, và được lương thực sống đời đời với Chúa Giêsu. Thánh Inhaxiô Antiôkia

  • Chúng ta có nhiều việc phải làm. Các bệnh viện, các người sắp chết đầy dẫy khắp nơi. Khi chúng ta bắt đầu cầu nguyện hàng ngày, tình yêu của chúng ta với Chúa Kitô trở nên thân thiết hơn, tình yêu với những người khác được nhẫn nại hơn, tình yêu với người nghèo đầy thương cảm hơn, và ơn gọi đã tăng số gấp đôi. Mẹ Têrêxa

  1. Có thể cho người không phải là Công giáo rước lễ được không?

-  Rước lễ là diễn tả sự hợp nhất của Thân mình Chúa Kitô. Để thuộc về Hội thánh Công giáo, người ta phải được Rửa tội trong Hội thánh Công giáo, chia sẻ đức tin, sống hợp nhất với Hội thánh. Cho nên thật là mâu thuẫn nếu Hội thánh Công giáo mời người chưa chia sẻ đức tin và đời sống với Hội thánh rước lễ. Điều này làm cho dấu hiệu của bí tích Thánh Thể không còn đáng tin cậy nữa. [1398 – 1401]

  • Các tín hữu Chính thống có thể tự cá nhân xin rước lễ trong thánh lễ Công giáo, vì người theo Chính thống cũng tin vào bí tích Thánh Thể như Hội thánh Công giáo, dù cộng đoàn họ chưa sống hoàn toàn hiệp nhất với Công giáo. Còn với các thành viên các niềm tin Kitô giáo khác, chỉ có thể cho rước lễ trong trường hợp khẩn cấp nặng và nếu họ có đức tin đầy đủ vào sự hiện diện của Thánh Thể. Mục tiêu và ước mong của phong trào đại kết là đạt tới việc cử hành Thánh Thể chung cho cả Kitô hữu Công giáo với Tin lành; tuy nhiên thật là sai lầm, và tới nay chưa được phép tổ chức các cuộc cử hành Bữa Tiệc ly chung, bao lâu việc Thân mình Chúa Kitô hiện diện chưa làm cho tất cả có cùng một niềm tin và họp thành một Hội thánh duy nhất. Các cuộc hội họp đại kết khác, trong đó các Kitô hữu có niềm tin khác nhau cùng cầu nguyện với nhau, đó là một việc tốt, được Hội thánh Công giáo ước mong.

  • Các Kitô hữu Tin lành có thể được rước lễ “nếu gặp nguy hiểm có thể chết”, nếu không có thừa tác viên của cộng đồng họ có thể cho rước lễ… nếu họ thật tình xin. Tuy nhiên họ phải bày tỏ họ có niềm tin Công giáo đối với bí tích này và phải có những tâm tình thích hợp. Giáo luật 844 §4.

  1. Việc rước lễ cho ta được sự sống đời đời như thế nào ?

-  Chúa Giêsu đã hứa với các môn đệ, và cả chúng ta rằng, một ngày kia được dự tiệc với Chúa. Vì thế, mọi Thánh lễ đều là "tưởng niệm cuộc Khổ nạn hồng phúc", tâm hồn chúng ta được tràn đầy ân sủng để bảo đảm cho chúng ta được sống đời đời. [1402 – 1405]
Chương 2. Các bí tích chữa lành
4. Bí tích Sám hối và Giao hòa


  1. Tại sao Chúa Giêsu ban cho chúng ta bí tích Sám hối – Giao hòa và Xức dầu bệnh nhân ?

- Chúa Giêsu bày tỏ tình yêu Người trong việc Người đi tìm những ai đã hư hỏng và chữa những ai đau yếu. Đó là lí do Người ban cho chúng ta bí tích Sám hối và Giao hòa, để giải thoát ta khỏi tội, và bí tích Xức dầu bệnh nhân để ta được mạnh sức phần xác và phần hồn. [1420 – 1421] → 67

  • Con người đến tìm và cứu những kẻ đã hư mất. Lc. 19,10

  1. Bí tích Sám hối và Giao hòa còn có những tên gọi nào?

-  Bí tích Sám hối và Giao hòa còn gọi là bí tích Tha thứ, bí tích Trở lại, bí tích Giải tội.[1422 – 1424, 1486]

  1. Qua bí tích Rửa tội, chúng ta đã được giao hòa với Thiên Chúa, vậy tại sao còn cần đến một bí tích Giao hòa riêng rẽ nữa ?

-  Bí tích Rửa tội đã lôi kéo chúng ta khỏi quyền lực tội lỗi và sự chết, đưa chúng ta đến đời sống mới làm con Thiên Chúa, nhưng bí tích Rửa tội không giải thoát chúng ta khỏi sự yếu đuối và hướng chiều về đàng tội. Vì thế chúng ta cần một nơi để hòa giải nhiều lần cùng Thiên Chúa.  Nơi đó gọi là nơi Giải tội. [1425 – 1426]

  • Xưng tội không phải là theo “mốt”, xưng tội có vẻ khó và lúc đầu cần cố gắng nhiều. Nhưng đây là một trong những ơn huệ lớn cho đời ta, vì luôn có thể được bắt đầu lại – bí tích này quả thực làm mới lại, bỏ bớt gánh nặng tội lỗi và trở ngại đã qua, khi được ta đón nhận trong tình yêu và đầy sức lực mới. Thiên Chúa đầy lòng thương xót và ước mong tha thiết của Người là ta van xin lòng thương xót của Người. Ai đã xưng tội là mở cuốn sách đời mình sang một trang mới, trắng tinh. → 67-70

  • Nghe thấy thế, Chúa Giêsu nói với họ, "Người khoẻ mạnh  không cần thầy thuốc, người đau ốm mới cần. Tôi không đến  để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi” Mc  2,1.

  • Nếu ta nói mình không có tội là ta nói dối mình, không có sự thật trong ta. 1 Ga 1,8

  1. Ai đã lập ra bí tích Sám hối – Giao hòa ?

- Chính Chúa Giêsu đã lập bí tích Sám hối Giao hòa, khi Người hiện ra cho các Tông đồ vào chiều lễ Phục sinh, và truyền cho các ông rằng: Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ. Ga 20, 22 [1439 – 1485]

  • Không ở đâu mà Chúa Giêsu đã minh họa chuyển động của bí tích Sám hối Hòa giải tốt hơn là trong dụ ngôn ta quen gọi là “đứa con hoang đàng” (mà trọng tâm chính là “người cha đầy lòng thương xót”); ta đi lạc đường, ta hư hỏng, ta không thể đối mặt với đời ta. Thế mà Cha chúng ta vẫn chờ mong tha thiết, chờ mong bằng lòng ao ước khôn cùng; Người tha thứ khi ta trở về; Người đón nhận ta luôn luôn, lặp đi lặp lại, Người tha thứ tội lỗi cho ta. Chính Chúa Giêsu đã tha thứ tội lỗi cho nhiều người; việc này đối với Người còn quan trọng hơn việc làm phép lạ. Người xem đó như dấu hiệu lớn hơn cả báo cho biết Nước Thiên Chúa đang đến, vì mọi thương tích được chữa lành, mọi nước mắt phải khô đi. Chúa Giêsu đã trao cho các tông đồ sức mạnh của Chúa Thánh Thần mà Người dùng để tha tội. Chúng ta trao thân vào tay Cha trên trời khi chúng ta tìm đến linh mục để xưng tội. → 314, 524

  • Người con nói với Cha: Thưa Cha, con thật đắc tội với trời và với Cha, chẳng còn đáng gọi là con Cha nữa… Nhưng người Cha liền bảo đầy tớ rằng: Mau đem áo đẹp nhất ra đây mặc cho cậu, xỏ nhẫn vào ngón tay, xỏ dép vào chân cậu. Lc 15, 21-22

  1. Ai có quyền tha tội ?

-  Chỉ một mình Thiên Chúa có thể tha tội. Chỉ mình Chúa Giêsu có thể nói “Ta tha tội cho con” (Mc 2, 5), vì Người là Con Thiên Chúa. Còn các linh mục có thể tha tội chỉ vì Chúa Giêsu, đã ban quyền đó cho họ, để họ thay mặt Chúa mà tha tội. [1441 – 1442]

  • Có người nói rằng tôi cứ trực tiếp với Chúa không cần linh mục. Nhưng Chúa lại muốn khác. Chúa biết rõ ta, vì ta thường lấy những lý lẽ tốt để biện minh cho mình, và chúng ta dễ bỏ qua tội của mình coi như chỉ là chuyện lỗ lã mà thôi. Vì thế Chúa muốn ta phải nói với Chúa về tội của ta, và xưng thú ra trước mặt Chúa. Nên Chúa trao quyền này cho linh mục: “Anh em tha tội cho ai thì người ấy được tha, anh em cầm giữ ai thì người ấy bị cầm giữ” (Ga 20,23).

  1. Điều gì đưa người ta đến chỗ ăn năn thống hối ?

-  Khi con người nhìn nhận tội lỗi của mình, thì nảy sinh ra một ước muốn trở nên tốt hơn, điều đó gọi là ăn năn thống hối. Chúng ta đạt được sự ăn năn tội, khi nhận thấy giữa tình yêu của Chúa và tội lỗi của ta có sự mâu thuẫn trái nghịch. Ta đau lòng vì tội ta đã phạm. Ta quyết tâm thay đổi đời sống và trông cậy Chúa giúp đỡ. [1430 – 1433, 1490]

  • Thực tại của tội lỗi thường bị dồn nén đi. Nhiều người còn cho rằng ta chỉ cần nhờ khoa tâm lý để chiến đấu chống lại mặc cảm tội lỗi. Nhưng điều quan trọng là phải có ý thức thực sự về tội lỗi của mình. Cũng như khi chạy xe, khi đồng hồ báo hiệu đã vượt quá tốc độ cho phép, thì không phải lỗi tại đồng hồ, mà lỗi tại người lái xe. Ta càng gần gũi Chúa là ánh sang, thì vùng tối của ta sẽ hiện rõ ràng. Nhưng Chúa không phải thứ ánh sáng đốt cháy, mà Người là ánh sáng chữa lành. Vì thế ăn năn hối hận đẩy ta bước vào ánh sáng giúp ta tái lập lại hoàn toàn. → 312

  • Sám hối bắt nguồn từ việc nhận ra sự thật. Thomas Stearns Eliot (1888 – 1965, văn sĩ Anh-Mỹ).

  • Phải chỗi dậy ngay lập tức khi ngã xuống. Không bao giờ để cho tội lỗi ở trong trái tim giây phút nào. Thánh Gioan Vianney

  • Sám hối là gì? Là rất đau buồn vì ta đã sống như vậy. Marie Von Ebner-Eschenbach (1830-1916, văn sĩ người Áo).

  • Thiên Chúa đánh giá rất cao lòng sám hối. Chỉ cần có lòng sám hối một chút ở trần gian, miễn là thành thật, cũng làm Chúa quên hết mọi tội lỗi, đến nỗi dù là quỷ dữ Chúa cũng tha hết tội cho chúng nếu chúng có thể sám hối. Thánh Phanxicô Salêsiô.

  • Dấu hiệu của lòng sám hối thành thật là tránh xa các dịp tội. Thánh Bernard de Clairveaux

  • Thống hối là phép Rửa tội thứ hai, phép Rửa tội bằng nước mắt. Thánh Gregory Nazianze

  1. Việc đền tội là gì ?

- Đền tội là trả lại hay đền bù sự gì bất công mình đã sai phạm. Đền tội không phải chỉ làm trong ý nghĩ, nhưng phải tỏ ra trong việc bác ái và liên đới với người khác. Người ta cũng đền tội bằng cầu nguyện, ăn chay, giúp người nghèo về tinh thần và vật chất. [1434 – 1439]

  • Việc đền tội thường bị hiểu lầm. Nó không phải là khinh dể mình, hoặc bối rối sai lầm. Không phải là cứ lặp đi lặp lại không ngừng rằng ta xấu quá. Việc đền tội giải thoát ta và khuyến khích ta lại lên đường.

  • Sau khi sa ngã, hãy đứng dậy ngay. Đừng bao giờ để tội trong lòng dù một lúc. Thánh Gioan Vianney

  1. Đâu là 2 điều kiện căn bản để Kitô hữu được tha tội ?

-  Hai điều kiện căn bản là: Kitô hữu ăn năn trở lại, và Linh mục  nhân Danh Chúa tha tội cho người ấy. [1448]

  • Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ. Ga 20,23

  • Lòng yêu thương che phủ muôn vàn tội lỗi. 1Pr 4,8

  • Tha tội: Việc tha tội của linh mục là tha thứ có tính cách bí tích một hay nhiều tội sau khi một người đã sám hối để xưng tội. Công thức để tha tội là: “Thiên Chúa là Cha hay thương xót, đã nhờ sự chết và sống lại của con Chúa mà giao hòa thế gian với Chúa và ban Thánh Thần để tha tội. Xin Chúa dùng tác vụ của Hội Thánh mà ban cho…ơn tha thứ và bình an. Vậy tôi (cha) tha tội cho…nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”.

  • Thiên Chúa biết hết mọi sự. Nhất là Người biết sau khi xưng tội ta lại bắt đầu phạm tội. Dầu vậy Người vẫn tha. Người tha đến nỗi cố tình quên cả trong tương lai (ta sẽ phạm tội) để vẫn cứ tha thứ. Thánh Gioan Vianney

  1. Trước khi vào toà xưng tội, tôi phải làm gì ?

- Những điều căn bản cho mọi lần xưng tội là: xét mình, ăn năn. dốc lòng chừa, có ý sửa đổi, xưng tội, đền tội.

[1450 – 1460; 1490 – 1492; 1494]

  • Xét mình phải làm theo chiều sâu, dù biết không bao giờ là hoàn toàn. Không ăn năn hối hận thành thật, chỉ nói ở đầu lưỡi thì không được khỏi tội. Việc dốc lòng chừa không tái phạm cũng cần thiết. Tội nhân phải tuyệt đối tự mình xưng tội ra với cha giải tội. Sau cùng xưng tội cũng bao gồm việc đền bù hay là đền tội mà cha giải tội chỉ định để tội nhân sửa lại sai lầm đã gây ra.

  1. Phải xưng những tội nào ?

-  Tất cả mọi tội nặng ta nhớ được sau khi đã xét mình, và thấy nó chưa được xưng, thì khi xưng ra sẽ được tha thứ hết. [1457]

  • Thực ra người ta thường ngại đi xưng tội, nguyên việc phải chịu trách nhiệm về mình đã là một bước đầu để tìm lại sức khỏe nội tâm rồi. Điều đó thường giúp ta nghĩ rằng ngay cả Đức Giáo Hoàng cũng phải có can đảm để thú tội và những thiếu xót của mình cho một linh mục (nghĩa là cho Thiên Chúa). Một linh mục cũng có thể ban phép giải tội cho một nhóm người (người ta gọi là giải tội tập thể), mặc dầu trước đó những người này chưa xưng tội cá nhân, nhưng chỉ được giải tội tập thể trong trường hợp khẩn cấp quan trọng (như gặp chiến tranh, gặp máy bay tấn công, hoặc nhóm người đó gặp nguy hiểm có thể chết)

    315-320



  • Tôi còn đáng bị phạt hơn bạn! Bạn đừng ngại đi xưng tội. Thánh Gioan Vianney

  1. Khi nào người Công giáo buộc phải xưng những tội nặng ?

Каталог: download -> khotulieu -> giaoly
download -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
giaoly -> ĐỜi sống trong chúa kitô (câu 279 468)
giaoly -> Youcat youth catechism giới thiệu sách giáo lý cho ngưỜi trẻ
khotulieu -> Lời Than Trách (= Impropères) Trong tiếng La tinh, improperium có nghĩa là lời than trách. Bài thán ca là lời than trách thống thiết của Ðức Kitô đối với dân đã phụ bạc Người. Trong ngày thứ Sáu Tuần Thánh
khotulieu -> Ngắm Mười Lăm Sự Thương Khó ĐỨc chúa giêsu ngắm mưỜi lăm sự thưƠng khó
khotulieu -> GiỜ thánh TỐi thứ NĂm tuần tháNH
khotulieu -> Sự Thương Khó Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta
khotulieu -> Hội đồng Giám mục Việt Nam: Tâm thư gửi các gia đình Công giáo

tải về 331.71 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương