Phần I cơ SỞ XÂy dựng phưƠng áN


Phương án xử lý tình huống cháy phức tạp nhất



tải về 1.04 Mb.
trang10/15
Chuyển đổi dữ liệu13.05.2022
Kích1.04 Mb.
#51862
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15
PA2020.1509

2. Phương án xử lý tình huống cháy phức tạp nhất
a) Giả định tình huống cháy phức tạp nhất
Nguy cơ cháy vượt quá tầm kiểm soát:
- Khu vực có thể xảy ra cháy lớn là khu vực rừng trồng hết giai đoạn kiến thiết cơ bản, rừng trồng sản xuất năm 2019. Thảm thực bì vừa cao, vừa dày, dễ cháy khi xảy ra cháy ngọn lửa bắt nhanh và lan tràn nhanh. Lúc đầu cháy thảm thực bì phía dưới, sau đó lan tràn và cháy dần lên tầng trên tán lá, nên rất khó kiểm soát. Bên cạnh đó, địa hình phức tạp gây trở ngại trong việc sử dụng phương tiện, máy móc thiết bị tiếp cận chữa cháy.
- Để đảm bảo dập tắt đám cháy, cần huy động nhiều lực lượng với số lượng lớn. Bên cạnh việc sử dụng các phương tiện, công cụ chữa cháy cháy thô sơ, cần sử dụng các máy bơm nước, tận dụng hệ thống sông suối và các bể chứa nước PCCCR để chữa cháy rừng.
Thời gian, thời điểm và khả năng lan truyền của đám cháy
- Thời gian cháy rừng thường xảy ra vào các tháng 2, 3, 4 hàng năm, vào thời điểm giữa trưa cho đến chiều tối. Điểm xuất phát cháy thường khu vực dọc tỉnh lộ 677 trong lâm phần đơn vị, rừng trồng 2009, 2010 với khối lượng vật liệu cháy lớn (chủ yếu là tranh, lá, cành cây rụng ở bề mặt đất), cây trồng chủ yếu là Thông ba lá với đặc tính thân và lá chứa dầu và nhựa thông (loại vật liệu dễ cháy). Nguyên nhân cháy chủ yếu do nhiệt độ cao gây tự phát sinh đám cháy, hoặc sự bắt lửa của các nguồn lửa do người chăn thả gia súc sử dụng trong rừng, một số từ tàn thuốc lá, đốt ong,...
- Khi đám cháy xuất hiện, với tốc độ gió trung bình đạt 10 – 17km/h, đám cháy có xu hướng lan nhanh theo cùng hướng gió và lan chậm hơn theo hướng ngược lại. Tương ứng với tốc độ gió, đám cháy sẽ xuất hiện dưới tán (tốc độ gió nhẹ, vật liệu cháy ít) hoặc dần bùng phát thành cháy trên tán (tốc độ gió lớn, vật liệu cháy lớn, thời tiết nắng nóng) và lan truyền đến diện tích kế bên.
- Thời gian từ khi phát sinh, phát hiện đám cháy đến thời điểm Tổ PCCCR huy động được lực lượng chữa cháy đến hiện trường khoảng 20 phút chữa cháy tại chỗ đồng thời báo ngay cho Đội PCCCR của đơn vị huy động được công cụ, dụng cụ, phương tiện, nhân lực và chỉ huy chữa cháy rừng, hoặc yêu cầu hỗ trợ từ Tổ công tác liên ngành QLBVR & PTR tại địa phương.
- Thời điểm dễ xuất hiện đám cháy thường là mùa khô – mùa người dân canh tác nên khó huy động nhân dân vùng đệm tham gia cháy rừng. Bên cạnh đó, vùng trọng điểm cháy cách xa trụ sở đơn vị, việc mất thời gian di chuyển cùng với tốc độ gió tương đối lớn trong mùa khô sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến công tác chữa cháy rừng.
- Trong những tình huống cháy rừng có quy mô quá lớn dễ dẫn đến cháy lan diện rộng, ngoài lực lượng hiện có của đơn vị, Tổ PCCCR cơ sở cần báo ngay cho Đội PCCCR và tham mưu Đội đề nghị sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương sở tại, các đơn vị chủ rừng giáp ranh, Tổ Công tác liên ngành QLBVR cấp huyện, cấp tỉnh, Đội cơ động QLBVR & PCCCR số 1 để huy động lực lượng, phương tiện, chỉ huy và hậu cần tham gia chữa cháy rừng. Lực lượng chữa cháy có thể huy động lực lượng Công an, Bộ đội theo yêu cầu của Tổng Chỉ huy để chuẩn bị sẵn sàng hỗ trợ lực lượng, phương tiện chữa cháy khi cần thiết.
b) Tổ chức triển khai chữa cháy rừng
Nhiệm vụ báo cháy
- Khi viên chức, người lao động (thành viên tổ PCCCR) phát hiện đám cháy hoặc xác minh có đám cháy trong lâm phần theo tin báo của người dân, đơn vị, tổ chức phải báo ngay cho Tổ trưởng Tổ PCCCR (hoặc báo trực tiếp cho Đội trưởng Đội PCCCR trong trường hợp đặc biệt phát hiện đám cháy với quy mô lớn và phức tạp). Trong thời gian chờ Đội PCCCR huy động lực lượng, lực lượng; Tổ PCCCR nhanh chóng huy động lực lượng của Tổ, CĐDC thôn nhận khoán (nếu xảy ra trên diện tích giao khoán), phương tiện, dụng cụ hiện có tại Tổ để triển khai ngay các biện pháp chữa cháy rừng cho phù hợp (làm đường băng cản lửa, dập lửa,...). Trong quá trình chữa cháy, lực lượng chữa cháy cần nắm sơ bộ tình hình đám cháy và giữ liên lạc thường xuyên với Đội trưởng Đội PCCCR để thông tin, khi cần thiết thì tham mưu Đội trưởng Đội PCCCR yêu cầu chính quyền địa phương, cơ quan có thẩm quyền huy động lực lượng hỗ trợ chữa cháy rừng để kịp thời đến hiện trường chữa cháy một cách nhanh nhất, ít gây thiệt hại về rừng nhất.
- Khi Đội PCCCR đến hiện trường, Đội trưởng chỉ huy chữa cháy, chỉ đạo triển khai biện pháp chữa cháy rừng tại hiện trường. Đồng thời cử người đón, dẫn đường cho các lực lượng tại địa phương, cấp có thẩm quyền,... được huy động đến chữa cháy rừng.
- Khi các lực lượng phối hợp khác đến hiện trường, Đội trưởng Đội PCCCR cần hướng dẫn thoát nạn, kỹ thuật chữa cháy rừng sơ bộ cho người tham gia chữa cháy và thống nhất triển khai biện pháp chữa cháy rừng tại hiện trường cho phù hợp, hiệu quả.
Triển khai các biện pháp dập tắt đám cháy rừng
Việc chữa cháy cần dựa vào các biện pháp chữa cháy trực tiếp và gián tiếp tùy theo tình hình cụ thể và mệnh lệnh của chỉ huy chữa cháy rừng.
- Biện pháp chữa cháy trực tiếp
+ Sử dụng tất cả các phương tiện thủ công và cơ giới: Xe ô tô, dao, rựa, cuốc, bàn dập lửa, máy cưa, cành cây tươi,... tác động trực tiếp vào đám cháy để dập tắt lửa. Biện pháp này có tác dụng với những đám cháy khi mới phát sinh, diện tích cháy dưới 01 ha.
+ Khi tốc độ gió thấp, ngọn lửa lan chậm và có xu hướng cháy về cả 2 phía trái và phải, chiều cao của ngọn lửa thấp, bố trí đội hình theo từng đội từ 8 đến 10 người dùng cành cây tươi (dài từ 1,5 ÷ 2,0m), bàn dập,... dập thẳng vào ngọn lửa.
+ Ngoài ra, có thể làm một băng ngăn lửa phía trước ngọn lửa, chiều rộng của băng là 3 m. Trên băng bố trí từng đội, khoảng 3 m một người, dùng cào, cuốc, dao kéo vật liệu cháy ra ngoài. Cứ làm như vậy hết đoạn này đến đoạn khác cho đến khi dập hết lửa mới ra về.
+ Khi tốc độ gió lớn, đám cháy lan nhanh theo chiều gió thì đội hình chữa cháy sẽ bố trí hai bên đám cháy. Lực lượng chữa cháy tiến đến từ trước ngọn lửa, bao vây ngọn lửa về cả 2 phía từ phía trước cho đến khi ngọn lửa tắt hẳn. Hoặc dùng các dụng cụ dập lửa vào hai bên, gần phía đám cháy, vì ở các vị trí này lửa lan chậm hơn hai phía. Đa số lực lượng còn lại sẽ tập trung làm băng như ở trên, ở hai bên ngọn lửa để ép ngọn lửa nhỏ dần và tắt hẳn.
Cách chữa cháy này gọi là chữa cháy song song, sử dụng cách chữa cháy này người chữa cháy đỡ mệt hơn, nhưng người Đội trưởng phải xác định chính xác hướng ngọn lửa và dự đoán được tốc độ lan tràn theo hướng gió của ngọn lửa.
Hai cách chữa cháy trên thường áp dụng cho những đám cháy khởi đầu, diện tích nhỏ. Khi đám cháy đã lớn, tốc độ lan tràn nhanh thì lực lượng bố trí dập đầu ngọn lửa và bao vây khép dần về phía sau cho đến khi ngọn lửa tắt hẳn, kết hợp lực lượng hỗ trợ từ Đội PCCCR cấp trên như: Máy phun nước, hóa chất, máy cày, máy ủi,... nghĩa là phải huy động tổng hợp lực lượng để dồn sức vào chữa cháy.

tải về 1.04 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương