Phần I cơ SỞ XÂy dựng phưƠng áN



tải về 1.04 Mb.
trang7/15
Chuyển đổi dữ liệu13.05.2022
Kích1.04 Mb.
#51862
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   15
PA2020.1509

IV

Cấp nguy hiểm: 
Thời tiết khô hanh, hạn kéo dài có nguy cơ xảy ra cháy rừng lớn, tốc độ lan tràn lửa nhanh.
Nguy cơ cháy rừng lớn, trên biển báo mũi tên chỉ số IV.

1. Thời tiết khô hanh, kéo dài có nguy cơ xảy ra cháy rừng lớn, tốc độ lửa lan tràn nhanh.
2. Đội trưởng Đội PCCCR trực tiếp chỉ đạo việc phòng cháy, chữa cháy rừng trên lâm phần đơn vị.
3. Các Tổ PCCCR thường xuyên kiểm tra nghiêm ngặt trên các vùng trọng điểm dễ cháy.
4. Lực lượng Tổ PCCCR phải thường xuyên trực trên chòi canh lửa và ngoài hiện trường rừng, nhất là các trọng điểm cháy, đảm bảo trực 12/24h hàng ngày nhất là các giờ cao điểm, phát hiện kịp thời điểm cháy, báo động và huy động lực lượng, phương tiện dập tắt ngay.
5. Đội trưởng Đội PCCCR đề nghị Tổ CTLN cấp huyện hoặc cấp tỉnh tăng cường lực lượng, phương tiện chữa cháy khi cần thiết.
6. Đội PCCCR theo dõi, nắm bắt tình hình khí tượng, dự báo cháy rừng và thông báo kịp thời đến các Tổ PCCCR về cấp cháy và tình hình cháy rừng hàng ngày để triển khai các biện pháp PCCCR phù hợp.
7. Các Tổ PCCCR thường xuyên kiểm tra các khu vực dễ cháy; không để người dân đốt dọn nương rẫy vào những ngày có dự báo nguy cơ cháy rừng ở cấp IV.

V

Rất nguy hiểm: Rất nguy hiểm, thời tiết khô, hạn, kiệt kéo dài có khả năng cháy lớn ở tất cả các loại rừng, tốc độ lửa lan tràn rất nhanh, trên biển báo mũi tên chỉ số V.

1. Thời tiết khô, hạn, kiệt kéo dài có khả năng cháy lớn, tốc độ lửa lan tràn nhanh trên toàn bộ diện tích thuộc lâm phần đơn vị.
2. Đội PCCCR chỉ đạo các Tổ PCCCR cơ sở tăng cường kiểm tra nghiêm ngặt trên các vùng trọng điểm cháy, đảm bảo trực 24/24 trong ngày, tăng cường kiểm tra người và phương tiện ra vào khu vực thuộc lâm phần của đơn vị.
3. Các Tổ PCCCR tăng cường tuyên truyền, phổ biến các nội quy dùng lửa trong rừng và ven rừng.
4. Khi xảy ra cháy rừng, Đội PCCCR huy động lực lượng, phương tiện dập tắt ngay, phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành điều tra xác minh vụ cháy và truy tìm thủ phạm.
5. Đội trưởng Đội PCCCR đề nghị Tổ CTLN cấp huyện hoặc cấp tỉnh tăng cường lực lượng, phương tiện chữa cháy khi cần thiết.
6. Đội PCCCR theo dõi, nắm bắt tình hình khí tượng, dự báo cháy rừng và thông báo kịp thời đến các Tổ PCCCR về cấp cháy và tình hình cháy rừng hàng ngày để triển khai các biện pháp PCCCR phù hợp, nghiêm cấm đốt dọn nương rẫy vào những ngày có dự báo nguy cơ cháy rừng ở cấp V.

  • Hình thức thông báo, đối tượng được thông báo:

+ Văn bản điện tử, điện thoại trực tiếp kết hợp văn bản giấy khi cấp dự báo cháy rừng ở mức nguy hiểm hoặc cực kỳ nguy hiểm để nhanh chóng triển khai các biện pháp PCCCR.
+ Đối tượng được thông báo là các Tổ PCCCR; Ban quản lý các cộng đồng dân cư thôn nhận khoán bảo vệ rừng của đơn vị.
e) Tập huấn và diễn tập chữa cháy rừng
- Tổ chức, tham gia các lớp tập huấn về kiến thức, kỹ thuật PCCCR (nếu có); tổ chức diễn tập phương án, phối hợp các địa phương tổ chức diễn tập PCCCR theo phương châm 4 tại chỗ cho lực lượng PCCCR các Tổ PCCCR cơ sở và tổ bảo vệ rừng tại các cộng đồng dân cư thôn nhận khoán bảo vệ rừng tại địa phương.
- Phối hợp, cử lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ về kỹ thuật PCCCR do Chi cục Kiểm lâm tổ chức. Nội dung tập huấn nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy bao gồm:
+ Kiến thức pháp luật, kiến thức về PCCCR.
+ Phương pháp tuyên truyền, xây dựng phong trào quần chúng PCCCR.
+ Biện pháp phòng cháy.
+ Diễn tập phương án, biện pháp, chiến thuật, kỹ thuật chữa cháy.
+ Phương pháp bảo quản, sử dụng các phương tiện PCCCR.
+ Phương pháp kiểm tra an toàn về PCCCR và cứu nạn.
- Nâng cao năng lực chỉ huy PCCCR của Đội PCCCR; năng lực dự báo, cảnh báo cháy rừng; phát hiện điểm cháy, tổ chức lực lượng chữa cháy rừng nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả.
f) Xây dựng và duy trì các công trình PCCCR
- Xây dựng đường băng trắng cản lửa: Đường băng trắng là những dải đất trắng đã được xử lý thực bì, thu dọn hết cây cỏ, thảm mục và được dọn sạch hoặc đốt trước nhằm ngăn lửa cháy lan trên mặt đất. Chiều rộng đường băng từ 8m – 10m.
Đối với rừng trồng 2019: Các đường băng cản lửa được thiết kế ngay từ khi xây dựng hồ sơ thiết kế trồng rừng, được thi công trong quá trình chăm sóc rừng trồng và được tu bổ dọn vật liệu cháy hàng năm vào đầu mùa khô và kiểm tra thường xuyên trong suốt mùa khô.
- Xây dựng đập chứa nước:
Đơn vị hiện có 03 đập (bể) chứa nước PCCCR, được xây dựng tại các trọng điểm cháy (rừng trồng 2009, 2010, 2013) trên tiểu khu 322, 326 và 330, có bãi đặt máy bơm, bố trí đường ra vào thuận tiện tổ chức chữa cháy rừng khi có cháy rừng xảy ra.
- Chòi canh lửa: Hiện đơn vị có 04 chòi canh lửa tại các tiểu khu 322, 326. Mùa khô năm 2020 - 2021, đơn vị dự kiến xây dựng mới 01 chòi canh lửa để phục vụ công tác PCCCR.
- Xây dựng hệ thống biển cấm, bảng tuyên truyền PCCCR: Đơn vị đang rà soát để xây dựng, mua sắm bổ sung hệ thống biển cấm; các công cụ, dụng cụ; tu sửa các bảng tuyên truyền cố định và xây dựng mới để phục vụ công tác PCCCR mùa khô 2020 – 2021. Thường xuyên chỉ đạo lực lượng tại cơ sở phát dọn để mở rộng tầm nhìn, đảm bảo chức năng tuyên truyền gián tiếp của bảng tuyên truyền cố định.
- Quy hoạch và xây dựng hệ thống đường sá phục vụ công tác PCCCR
Hiện tại, đơn vị đã mở được 1.900m đường giao thông nông thôn kết hợp phục vụ công tác tuần tra, kiểm tra và PCCCR (nằm trên 2 tiểu khu 322 và 326). Mùa khô năm 2020 - 2021, đơn vị chú trọng tu bổ để đảm bảo tốt cho công tác tuần tra, phục vụ PCCCR.
g) Thực hiện các giải pháp làm giảm nguồn vật liệu cháy
- Biện pháp áp dụng: Vệ sinh rừng, áp dụng các biện pháp xử lý thực bì có điều khiển đối với khu vực rừng trồng có vật liệu cháy lớn, dễ gây nguy cơ cháy rừng.
- Đối với diện tích nương rẫy cũ đang canh tác gần rừng và chồng lấn nằm trong lâm phần: Khoanh vùng nương rẫy, khi có chủ trương của cấp trên sẽ cắm mốc ranh giới, hướng dẫn người dân đốt xử lý thực bì đúng kỹ thuật bằng cách vun thành đống hoặc làm ranh cản lửa khi đốt thực bì, tránh cháy lan vào rừng. Chỉ đốt lúc gió nhẹ, chiều tối hoặc buổi sáng không đốt vào những thời điểm cấp dự báo cháy rừng IV, V. Có băng trắng ngăn cách rẫy và rừng, cứ 10 - 15m phải có một người canh gác trên băng, khi đốt phải báo với tổ PCCCR của đơn vị và Đội bảo vệ rừng của thôn, UBND xã, đốt xong phải canh phòng, kiểm tra cho đến khi lửa tắt hẳn mới về.
- Thời gian dự kiến thực hiện: Trong mùa khô 2020 – 2021 và những năm tiếp theo. Khi có chủ trương, đơn vị sẽ xây dựng Phương án làm giảm vật liệu cháy kèm theo các biện pháp đảm bảo an toàn.
h) Xây dựng và phát hiện điểm cháy rừng
- Tổ chức lực lượng thường trực, theo dõi tình hình cháy rừng tại các chòi canh lửa. Vào mùa khô, các Tổ PCCCR bố trí lực lượng canh trực ở các chòi canh lửa, khi phát hiện có dấu hiệu cháy rừng thì báo cáo cho Tổ trưởng/Đội PCCCR để triển khai chữa cháy rừng.
- Xây dựng duy trì mạng lưới thông tin thông báo cháy rừng: Khi bất kỳ ai phát hiện có cháy rừng xảy ra trong lâm phần đơn vị quản lý, phải có trách nhiệm báo cáo cho chính quyền địa phương, Đội PCCCR, Tổ PCCCR biết một cách nhanh nhất có thể để kịp thời huy động lực lượng chữa cháy rừng. Hình thức thông tin thông qua điện thoại hoặc báo trực tiếp.

tải về 1.04 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương