Phần chuyển gen ở thực vật bậc cao chương MỞ ĐẦU


Sự hợp nhất và biểu hiện của DNA ngoại lai trong tế bào thực vật



tải về 297.25 Kb.
trang5/7
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích297.25 Kb.
#29507
1   2   3   4   5   6   7

2.7. Sự hợp nhất và biểu hiện của DNA ngoại lai trong tế bào thực vật


Những nghiên cứu đầu tiên về biểu hiện của đoạn DNA ngoại lai chuyển vào trong tế bào thực vật đã không có kết quả lắm. Những nghiên cứu sau đó về sự biểu hiện của các gen kháng sinh được mã hóa nhờ các gen nhảy (transposons) ở prokaryote, gen dehydrogenase ở nấm men lên men rượu, gen β-globin ở động vật có vú và các gen interferon ở tế bào thực vật eukaryote cũng không thànhh công (Barton và cs 1983, Shaw và cs 1983). Sự không biểu hiện của gen (đối với cấu trúc vector plasmid có mang các đoạn mở đầu và kết thúc sao mã) được biết là thuộc về chức năng ở tế bào thực vật. Giữa hai đoạn này phải có vị trí tạo dòng để nạp đoạn mã hóa của DNA ngoại lai mong muốn. Sự biểu hiện được thông báo lần đầu tiên của gen chuyển nạp ở tế bào thực vật dựa trên nguyên tắc này bao gồm promoter và đoạn 5’ nằm bên cạnh của gen tổng hợp nopaline đã tái tổ hợp với đoạn mã hóa và đầu 3’ của gen tổng hợp octopine. Sự hiện diện của octopine trong các mô thực vật được chuyển nạp bằng cách dùng cấu trúc này đã xác định rằng gen khảm non-ocs đã được biểu hiện. Tương tự, cấu trúc bao gồm sự dung hợp của đoạn mã hóa của gen CAT từ vi khuẩn plasmid pBR 325 đối với các đoạn 3’ promoter tổng hợp nopaline cũng đã biểu hiện hoạt tính enzyme CAT ở các tế bào thực vật.

Những nghiên cứu gần đây cho thấy việc loại bỏ vùng lặp lại bên phải (25 bp) của T-DNA đào thải khả năng Ti plasmid chuyển DNA vào tế bào thực vật, trong khi sự khuyết đoạn của vùng lặp lại bên trái (25 bp) có ảnh hưởng ít hoặc không ảnh hưởng. Vì thế, vùng lặp lại bên phải 25 bp (nhân tố hoạt động cis) thể hiện một vai trò quan trọng trong cơ chế định hướng của việc chuyển T-DNA.




Chương 3. CHUYỂN GEN TRONG THỰC TẾ TRỒNG TRỌT

3.1. Tình hình cây trồng chuyển gen trên thế giới


Năm 2006, diện tích toàn cầu cây trồng chuyển gen tiếp tục tăng cao vượt ngưỡng 100 triệu ha , khi lần đầu tiên hơn 10 triệu nông dân (10,3 triệu) tại 22 nước canh tác cây chuyển gen, cao hơn so với 90 triệu ha và 8,5 triệu nông dân tại 21 nước năm 2005.

Diện tích cây chuyển gen tòan cầu tăng hơn 60 lần trong 11 năm đầu tiên thương mại hóa, làm cho cây trồng chuyển gen được coi là kỹ thuật cây trồng được chấp nhận nhanh nhất trong lịch sử hiện đại. Diện tích cây chuyển gen toàn thề giới năm 2006 là 102 triệu ha, tương đương 250 triệu mẫu Anh, cao hơn so với 90 triệu ha hay 220 triệu mẫu Anh năm 2005. Sự gia tăng 12 triệu ha hay 30 triệu mẫu Anh giữa năm 2005 và 2006, là sự gia tăng cao thứ hai trong 5 năm trở lại đây, tương đương với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm là 13% trong năm 2006. Đáng ghi nhận là hơn một nửa (55% hay 3,5 tỷ người) dân số của 6,5 tỷ người sống tại 22 nước có canh tác cây chuyển gen trong năm 2006 đã tạo ra lợi nhuận một cách đáng kể. Cũng hơn một nửa (52% hay 776 triệu ha của 1,5 tỷ ha) diện tích đất trồng trên thế giới tại 22 nước năm 2006 đã canh tác cây chuyển gen.

Năm 2006, 22 nước trồng cây chuyển gen, có 11 nước đang phát triển và 15 nước công nghiệp, trong đó nếu tính theo thứ tự về diện tích, thì Hoa kỳ dẫn đầu, tiếp đến Achentina, Brazil, Canada, Ấn độ, Trung Quốc, Paraguay, Nam phi, Uruguay, Philippin, Úc, Rumani, Mê hi cô, Tây Ban nha, Côlômbia, Pháp, Iran, Honduras, Cộng hòa Czech, Bồ đào nha, Đức và Sloavakia.

Năm 2006, đứng sau Hoa kỳ là Achentina, Brazil, Canada, Ấn độ và Trung quốc là 6 nước chấp nhận trồng cây chuyển gen rộng rãi, với Ấn độ lần đầu tiên thay Trung quốc ở vị trí số 5 trên thế giới về cây bông BT. Hoa kỳ vẫn giữ vị trí dẫn đầu với 54,6 triệu ha (chiếm 53% diện tích cây chuyển gen tòan cầu), tiếp theo là Achentina với 18,0 triệu ha, Brazil – 11,5 triệu ha, Ấn độ - 3,8 triệu ha và Trung quốc 3,5 triệu ha.

Cây đậu nành chuyển gen vẫn giữ là cây chuyền gen chủ yếu năm 2005, đạt 58,6 triệu ha (chiếm 57% diện tích cây chuyển gen toàn cầu), tiếp theo là cây bắp (25,2 triệu ha – 25%), cây bông (13,4 triệu ha – 13%) và cây cải dầu (4,8 triệu ha – 5%). Giống cỏ alfafa kháng thuốc trừ cỏ, là lọai cây chuyển gen lâu năm đầu tiên được đưa vào trồng với diện tích 80.000 ha ở Hoa kỳ và giống bông kháng thuốc trừ cỏ RR@ Flex được đưa ra với diện tích 800.000 ha ở Hoa kỳ và Úc. Giống đu đủ kháng virus, là lọai cây ăn quả được Ủy ban An tòan Sinh học quốc gia Trung quốc khuyến cáo thương mại hóa vào quý IV/2006.

Năm 2006, các giống đậu nành, bắp, cải dầu và cỏ alfalfa kháng thuốc trừ cỏ tiếp tục chiếm ưu thế với 68% hay 69,9 triệu ha, tiếp theo là giống kháng sâu BT với 19,0 triệu ha (19%) và các giống cây chuyển gen xếp chồng (chịu được cả thuốc trừ cỏ và kháng sâu  chiếm 13,1 triệu ha (13%). Các giống chuyển gen xếp chồng là nhóm giống tăng trưởng nhanh nhất tới 30% giữa năm 2005 và 2006, so với 17% đối với nhóm kháng sâu và 10% đối với nhóm kháng thuốc trừ cỏ.

Cây chuyển gen được trồng bởi 10,3 triệu nông dân tại 22 nước năm 2006, so với 8,5 triệu nông dân tại 21 nước năm 2005. Đặc biệt là 90% hay 9,3 triệu nông dân nghèo từ các nước đang phát triển, đã tăng được thu nhập từ cây chuyển gen. Trong đó chủ yếu từ Trung Quốc – 6,8 triệu nông dân và Ấn Độ - 2,3 triệu. Trong giai đọan 1996 đến 2006, tỷ lệ diện tích trồng cây chuyển gen ở các nước đang phát triển tăng hàng năm. Hơn 1/3 diện tích (40%) cây chuyển gen năm 2006, tương đương với 40,9 triệu ha là tại các nước đang phát triển. Sư tăng trưởng giữa năm 2005 và 2006 là 7,0 triệu ha hay 20% tăng trưởng ở các nước này cao hơn so với các nước công nghiệp – 5,0 triệu ha hay 9% tăng trưởng.

Sự tác động tích lũy toàn cầu của cây chuyển gen từ năm 1996 đến 2005 đã đem lại lợi nhuận thuần cho nông dân trồng cây chuyển gen là 27 tỷ USD ( 13 tỷ USD đối với các nước đang phát triển và 14 tỷ USD đối với các nước công nghiệp. Đã làm giảm tổng lượng thuốc trừ sâu từ năm 1996 đến 2005 là 224.000 tấn họat chất, tương đương với việc giảm 15% trong tác động môi trường xung quanh của sử dụng thuốc trừ sâu đối với các lọai cây trồng trên.



Каталог: Data -> News -> 388 -> files
News -> Nghị quyết của quốc hội số 23/2003/QH11 ngàY 26 tháng 11 NĂM 2003 VỀ nhà ĐẤT DO nhà NƯỚC ĐÃ quản lý, BỐ trí SỬ DỤng trong quá trình thực hiện các chính sáCH
News -> QuyếT ĐỊnh về việc ban hành Quy định về trang phục đối với Sinh viên Trường Đại học Lạc Hồng
News -> BỘ chính trị ĐẢng cộng sản việt nam
files -> Phần nuôi cấy tế BÀo chương giới thiệu chung và LỊch sử phát triểN
files -> Chương MỘt số phưƠng pháp canh tác hiệN ĐẠI 1 Thủy canh
files -> Chương nuôi cấy tế BÀo và chọn dòng tế BÀo nuôi cấy tế bào đơn
files -> Chương những khái niệm cơ BẢn học thuyết tế bào
files -> Chương thu nhận và nuôi cấy phôi in vitro phôi soma

tải về 297.25 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương