PHẠm văn tiềM ĐÁnh giá chọn lọc bò ĐỰc giống holstein friesian ở việt nam


Bảng 3.21. Tiềm năng sữa của bò đực giống Holstein Friesian qua 4 bước kiểm tra chọn lọc và hiệu quả qua từng bước



tải về 1.34 Mb.
trang20/21
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.34 Mb.
#30998
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   21

Bảng 3.21. Tiềm năng sữa của bò đực giống Holstein Friesian qua 4 bước kiểm tra chọn lọc và hiệu quả
qua từng bước


Chỉ tiêu

Tiềm năng sữa ở từng bước chọn (kg/chu kỳ)

So sánh qua các bước chọn (%)

Đàn sơ tuyển

Chọn qua đời trước

Chọn qua bản thân

Chọn qua chị em gái

Chọn lọc qua con gái

Con gái/sơ tuyển

Con gái/đời trước

Con gái/bản thân

Con gái/

Chị em gái



Số lượng bò đực giống (con)

35

15

10

6

3

8,57

20,00

30,00

50,00

Tiềm năng sữa của bò bố

(kg/chu kỳ)



13.023,43

13.047,07

13.018,70

13.354,50

14.596,00

112,07

111,87

112,12

107,84

Sản lượng sữa của mẹ

(kg/chu kỳ)



7.313,57

7.448,27

7.614,30

7.936,33

8.289,33

113,34

111,29

108,87

104,45

Tiềm năng sữa của bò đực giống (kg/chu kỳ)

10.168,50

10.247,67

10.316,50

10.735,42

11.442,67

112,53

111,66

110,92

106,59

Như vậy, căn cứ vào kết quả xác định giá trị giống ước tính về tiềm năng sữa thông qua sản lượng sữa lứa đầu của đàn bò con gái đã chọn được 3 đực giống có giá trị giống về tiềm năng sữa cao để đưa vào sản xuất tinh đông lạnh phục vụ công tác phối giống cho đàn bò sữa HF Việt Nam.

Tiềm năng sữa trung bình của 3 bò đực giống được chọn lọc theo giá trị giống ước tính về tiềm năng sữa thông qua sản lượng sữa lứa đầu của đàn con gái này đạt cao, đó là 11.442,67 kg sữa/chu kỳ, cao hơn so với:

- Tiềm năng sữa trung bình của 35 bê đực giống đủ tiêu chuẩn đưa vào tuyển chọn ban đầu (Đàn sơ tuyển) là 1.274,17 kg sữa/chu kỳ, tương ứng làm tăng 12,53%.

- Tiềm năng sữa trung bình của 15 bò đực giống được tuyển chọn qua đời trước là 1.195 kg sữa/chu kỳ, tương ứng làm tăng 11,66% so với đàn được tuyển chọn qua đời trước.

- Tiềm năng sữa trung bình của 10 bò đực giống được tuyển chọn qua bản thân trên 2 chỉ tiêu về khả năng sinh trưởng và sản xuất tinh là 1.126.17 kg sữa/chu kỳ, tương ứng làm tăng 10,92% so với trung bình đàn được đánh giá tuyển chọn bản thân.

- Tiềm năng sữa trung bình của 6 bò đực giống được chọn lọc bằng giá trị giống về tiềm năng sữa thông qua sản lượng sữa lứa đầu của của đàn bò chị em gái là 707,25 kg sữa/chu kỳ, tương ứng làm tăng 6,59% so với trung bình đàn được đánh giá chọn lọc thông qua chị em gái.

Như vậy, thông qua 4 bước của phương pháp kiểm tra bò đực giống chuyên sữa HF qua đời sau: Đời trước, bản thân, chị em gái và con gái cho thấy bước kiểm tra thông qua con gái bò đực giống là hiệu quả nhất, chọn lọc được những bò đực giống có tiềm năng sữa cao, với giá trị giống về tiềm năng sữa cao và độ tin cậy lớn (từ 93,39 đến 93,94%).

Kết quả chỉ ra rằng, nếu chọn lọc bò đực giống HF chỉ thông qua 2 bước đầu: đời trước và bản thân thì chỉ chọn được những bò đực giống có tiềm năng sữa tuy có cao hơn so với không chọn lọc, song mức tăng không đáng kể: 0,78% và 0,67%, tương ứng. Như vậy, đánh giá bản thân thông qua sinh trưởng và khả năng sản xuất tinh giúp chọn được những bò đực giống có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, khả năng sản xuất tinh cao, nhưng không có ý nghĩa nâng cao tiềm năng sữa của bò đực giống HF vì tính trạng sữa không thể hiện ở bò đực giống.

Nếu chọn lọc bò đực giống HF chỉ thông qua 3 bước đầu: đời trước, bản thân và chị em gái, có thể chọn được những bò đực giống đạt khá tốt. Kết quả của bước chọn lọc này đã nâng tiềm năng trung bình đàn bò đực lên cao hơn so với chỉ thực hiện bước đánh giá qua đời trước là 4,76%. Như vậy, nếu dừng chọn lọc tại đây thì tiềm năng sữa của đàn bò đực giống được chọn lọc chưa cao vì giá trị giống về tiềm năng sữa chưa cao so với tổng đàn kiểm tra và độ tin cậy thấp từ 47,03% đến 49,11%. Do vậy, việc cải tiến nâng cao sản lượng sữa đời sau vẫn còn hạn chế, chưa đạt cao vì đực giống được chọn lọc chưa đạt độ chuẩn xác cao.

Vì vậy, chọn lọc bò đực giống HF phải được tiến hành đủ 4 bước. Kết quả chọn lọc đàn bò đực giống HF bằng giá trị giống về tiềm năng sữa thông qua sản lượng sữa lứa đầu của đàn con gái, đã làm tăng tiềm năng sữa của đàn bò đực giống được chọn lọc một cách rõ rệt, làm tăng 12,53% so với đánh giá sơ tuyển qua đời trước, 11,66% so với tuyển chọn qua đời trước và 6,59% so với chọn lọc thông qua chị em gái. Đặc biệt, giá trị giống về tiềm năng sữa của bước đánh giá này có độ tin cậy cao, từ 93,39% đến 94,06%. Độ tin cậy của giá trị giống về tiềm năng sữa ở bước kiểm tra này hơn hẳn so với bước kiểm tra đánh giá thông qua chị em gái (từ 47,03% đến 49,11%), chứng tỏ tính chính xác của bước chọn này cao.

Như vậy, sử dụng những bò đực giống HF được chọn lọc thông qua đầy đủ 4 bước này để sản xuất tinh đông lạnh phối giống cho đàn bò sữa Việt Nam, chắc chắn sản lượng sữa của đàn bò sữa HF con cháu sẽ tăng cao, góp phần làm tăng sản lượng sữa hàng hóa và làm tăng hiệu quả kinh tế của ngành chăn nuôi bò sữa nước ta.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ


1. KẾT LUẬN

Thông qua hệ phả của 35 bê đực giống Holstein Friesian đạt đầy đủ các tiêu chí làm giống đã tuyển chọn được 15 bê đực giống tốt nhất: tiềm năng sữa cao hơn trung bình đàn là 79,17 kg sữa/chu kỳ, tương ứng 0,78% cao hơn so với đàn đủ tiêu chuẩn được đưa vào kiểm tra qua đời trước để đưa vào bước đánh giá bản thân.

Đánh giá bản thân thông qua khả năng sinh trưởng phát triển và sản xuất tinh của 15 bê đực giống HF đã được tuyển chọn được 10 bò đực giống HF đạt tiêu chuẩn giống tốt nhất, chiếm 66,67%, có tiềm năng sữa cao hơn trung bình đàn được kiểm tra đánh giá thông qua bản thân 0,67% để tiếp tục đưa vào bước kiểm tra đánh giá chọn lọc bò đực giống thông qua sản lượng sữa của chị em gái.

Sử dụng giá trị giống ước tính về tiềm năng sữa thông qua sản lượng sữa đàn chị em gái đã chọn lọc được 6 bò đực giống tốt nhất, chiếm 40% so với đàn bê đực giống được sơ tuyển ban đầu và 60% so với kết thúc bước đánh giá bản thân. Sáu bò đực giống được chọn lọc này có giá trị giống dương cao từ +169,50 kg sữa/chu kỳ đến +319,22 kg sữa/chu kỳ. Tuy độ tin cậy còn thấp (47,03-49,11%), song kết thúc bước chọn lọc này đã chọn được những cá thể có tiềm năng sữa khá cao, làm tăng 4,76% so với kết thúc bước đánh giá thông qua đời trước và tăng 4,06% so với kết thúc bước đánh giá thông qua bản thân.

Kết quả xác định giá trị giống về tiềm năng sữa thông qua sản lượng sữa của đàn con gái của 6 bò đực giống đã chọn được 3 bò đực giống tốt nhất (chiếm 50%), có giá trị giống về tiềm năng sữa dương cao: từ +657,83 kg sữa/chu kỳ đến +851,54 kg sữa/chu kỳ và độ tin cậy cao, biến động từ 93,94% đến 94,06%. Như vậy, thông qua sản lượng sữa của đàn con gái đã chọn được những bò đực giống có tiềm năng sữa cao: làm tăng 11,66% so với kết thúc bước đánh giá tuyển chọn thông qua đời trước; tăng 10,92% so với kết thúc bước đánh giá tuyển chọn thông qua bản thân và tăng 6,59% so với kết thúc bước chọn lọc qua chị em gái. Hơn nữa, kết quả xác định giá trị giống về tiềm năng sữa thông qua sản lượng sữa đàn con gái có độ tin cậy cao hơn so với đàn bò chị em gái, đó là từ 93,39% đến 94,06% so với từ 47,03% đến 49,11% dẫn đến độ chính xác của chọn lọc cao trong việc truyền khả năng sản xuất sữa cho đời sau.

Như vậy, thực hiện kiểm tra bò đực HF giống thông qua đầy đủ 4 bước của phương pháp kiểm tra qua đời sau: kiểm tra đời trước, bản thân, chị em gái và con gái đã chọn được chính xác những bò đực giống tốt nhất, có tiềm năng sữa cao nhất, góp phần nâng cao sản lượng sữa đàn bò sữa HF và hiệu quả kinh tế của ngành chăn nuôi bò sữa Việt Nam.

2. ĐỀ NGHỊ

Cở sở chăn nuôi bò đực giống HF cần áp dụng quy trình chọn bò đực giống thông qua đầy đủ 4 bước (kiểm tra đời trước, bản thân, chị em gái và con gái) và được thực hiện thường xuyên, liên tục nhằm chọn lọc được những bò đực giống tốt nhất, có tiềm năng sữa cao để sản xuất tinh đông lạnh, cải tạo, nâng cao năng suất, chất lượng đàn bò sữa, mang lại hiệu quả cao cho người chăn nuôi bò sữa.

Khai thác và sử dụng tối đa nguồn gene những bò đực giống đã chọn lọc để góp phần nâng cao sản lượng sữa và hiệu quả kinh tế của ngành chăn nuôi bò sữa Việt Nam.

NHỮNG CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN


ĐÃ CÔNG BỐ

1. Phạm Văn Tiềm, Nguyễn Văn Đức và Lê Văn Thông. 2014. Chọn lọc bò đực giống Holstein Friesian thông qua cá thể. Trang: 12-21. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Chăn nuôi. Năm thứ 22 (183). Số: 6-2014.

2. Phạm Văn Tiềm, Nguyễn Văn Đức và Lê Văn Thông. 2014. Chọn lọc bò đực giống Holstein Friesian theo giá trị giống về tiềm năng sữa thông qua sản lượng sữa lứa đầu của đàn chị em gái cùng cha khác mẹ. Trang: 1-9. Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi, Viện Chăn nuôi. Năm thứ chín. Số 48, tháng 6-2014.

TÀI LIỆU THAM KHẢO



Tài liệu tiếng Việt

Nguyễn Văn Bình, Trần Huệ Viên. 2004. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của việc bơm truyền các dạng axit linoleic liên hợp (CLA) đến năng suất và thành phần sữa bò. Trang: 1-4. Tạp chí KHKT Nông nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. Số: 5-2004.

Bộ Khoa học và Công nghệ. 2012. Tinh bò sữa, bò thịt - Đánh giá chất lượng. TCVN 8925:2012. Trang 6. Tiêu chuẩn Quốc gia

Bộ Nông nghiệp và PTNT. 2003. Tiêu chuẩn nông nghiệp Việt Nam, Tập V, Tiêu chuẩn chăn nuôi, Phần 1- Chăn nuôi thú y. TCVN 3982-85 Trang: 181-188. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2003.

Bộ Nông nghiệp và PTNT. 2003. Tiêu chuẩn Nông nghiệp Việt Nam, tập V, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng tinh bò sữa, bò thịt 10TCN 531-2002. Trang: 192-194. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2003.

Bộ Nông nghiệp và PTNT. 2005. Quyết định số 66/2005/QĐ-BNN, ngày 31/10/2005. Ban hành quy định về quản lý và sử dụng bò đực giống.

Bộ Nông nghiệp và PTNT. 2008. Quyết định số 1712/QĐ-BNN-CN, ngày 09/6/2008. Phê duyệt các chỉ tiêu kỹ thuật đối với giống gốc vật nuôi.

Bộ Nông nghiệp và PTNT. 2011. Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm, kiểm định bò giống hướng sữa. QCVN 01-43: 2011/BNNPTNT. Trang 4-5.

Bộ Nông nghiệp và PTNT. 2014. Quyết định 675/QĐ-BNN-CN, ngày 04/4/2014. Phê duyệt các chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật cho các đàn giống gốc vật nuôi.

Đinh Văn Cải, Phùng Thị Lâm Dung và Phan Việt Thành. 2001. Ảnh hưởng của thức ăn tinh trong khẩu phần đến năng suất và chất lượng sữa của bò F1 Hà Lan. Trang: 6-7. Tạp chí KHKT Chăn nuôi. Số: 3-2001.

Đinh Văn Cải, Hồ Quế Anh và Nguyễn Văn Trí. 2004. Ảnh hưởng của stress nhiệt lên sinh lý, sinh sản bò lai hướng sữa và bò thuần nhập nội tại khu vực Miền Nam. Báo cáo khoa học chăn nuôi thú y. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2004.

Đinh Văn Cải. 2008. Một số thông tin về ngành sữa Israel. Từ: http://www.trungtamqlkdg.com.vn/Index.aspx?urlid=newsdetail&itemid=1467).

Đinh Văn Cải. 2009. Nuôi bò sữa bằng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (total mixed ration – TMR). Trang: 7-11. Tạp chí KHKT Chăn nuôi. Số: 7-2008.

Hà Văn Chiêu. 1996. Nghiên cứu khả năng sản xuất tinh dịch của một số giống bò cao sản nuôi ở Việt Nam. Trang: 11-19. Tạp chí khoa học-công nghệ và quản lý kinh tế. Số: 9-1996.

Hà Văn Chiêu. 1999. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học tinh dịch bò (HF, Zebu) và khả năng sản xuất tinh đông lạnh của chúng tại Việt Nam. Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp. Viện Chăn nuôi, 1999.

Cục Chăn nuôi. 2011. Quyết định số 26/QĐ-CN-GSL ngày 15 tháng 03 năm 2011. Phê duyệt Quy trình đánh giá bò đực giống Holstein Friesian qua đời sau.

Lê Xuân Cương. 2002. Những điều cần chú ý khi nuôi bò sữa của Australia. Trang: 14-15. Tạp chí KHKT Chăn nuôi. Số: 4-2002.

Lê Phan Dũng. 2007. Sản xuất thước dây đo thể trọng của bò sữa lai Holstein Friesian. Trang: 18-21. Tạp chí KHKT Chăn nuôi. Số: 5-2007.

Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long và Nguyễn Văn Thanh. 2002. Sinh sản gia súc. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2002.

Nguyễn Quốc Đạt và Nguyễn Thanh Bình. 2005. Khả năng sinh sản và sản xuất của bò Holstein Friesian nhập nội nuôi tại khu vực TP Hồ Chí Minh. Trang: 13-16. Tóm tắt báo cáo khoa học 2004 của Viện Chăn nuôi, tháng 6/2006.

Nguyễn Quốc Đạt và Nguyễn Thanh Bình. 2007. Ảnh hưởng của chất lượng thức ăn thô xanh trong khẩu phần lên năng suất và chất lượng sữa bò. Báo cáo khoa học viện Chăn nuôi, 2007.

Nguyễn Văn Đức, Trần Trọng Thêm, Phạm Văn Giới, Lê Văn Ngọc, Nguyễn Quốc Đạt và Định Văn Cải. 2004. Chọn tạo bò đực giống lai hướng sữa Việt Nam 3/4 và 7/8 máu HF. Trang: 1259-1260. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Số: 9-2004.

Nguyễn Văn Đức. 2005. Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến phát triển chăn nuôi bò sữa. Trang: 259-270. Báo cáo nghiệm thu đề tài Độc lập cấp Nhà nước giai đoạn (2003-2005).

Nguyễn Văn Đức, Phạm Văn Giới, Nguyễn Văn Thưởng và Nguyễn Hữu Cường. 2006. Di truyền giống và dinh dưỡng bò sữa. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2006.

Nguyễn Văn Đức. 2008. Giá trị giống của bò HF và HF lai. Báo cáo đề tài trọng điểm cấp Bộ giai đoạn (2006-2010).

Nguyễn Văn Đức, Phạm Văn Giới, Lê Văn Thông và Trần Minh Đáng. 2008. Khả năng sinh trưởng, sinh sản và sản xuất sữa của bò Holstein Frisian nuôi tại công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu. Trang 7-12. Tạp chí Khoa học công nghệ Chăn nuôi. Số 12-2008.

Nguyễn Văn Đức, Trần Trọng Thêm, Phạm Văn Giới, Trần Công Chiến, Lê Văn Thông, Trần Xuân Hoàn, Nguyễn Quốc Đạt, Nguyễn Hữu Lương, Đinh Văn Cải và Trần Minh Đáng. 2011. Nghiên cứu các giải pháp về giống để nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò sữa. Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ giai đoạn (2006-2010).

Nguyễn Văn Đức và Phạm Văn Giới. 2013. Giá trị giống về TNS của bò HF thông qua SLS chị em gái. Báo cáo đề tài nhánh của đề tài cấp Nhà nước giai đoạn (2009-2013).

Phạm Văn Giới, Nguyễn Văn Đức và Trần Trọng Thêm. 2006. Hệ số di truyền và tương quan di truyền giữa SLS và TLMS của bò Holstein Friesian nuôi ở Việt Nam. Trang: 99-100. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Số: 2-2006.

Phạm Văn Giới, Nguyễn Văn Đức, Trần Trọng Thêm. 2007. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố cố định đến SLS đàn bò HF lai hạt nhân và Cấp I ở Việt Nam. Trang: 64-75. Tạp chí Khoa học công nghệ Chăn nuôi. Số: 4-2007.

Phạm Văn Giới, Nguyễn Văn Đức, Trần Trọng Thêm. 2008. Ảnh hưởng của một số yếu tố cố định đến SLS lứa đầu của bò HF nuôi ở Mộc Châu và Tuyên Quang. Trang: 13-18. Tạp chí Khoa học công nghệ Chăn nuôi. Số: 12-2008.

Phạm Văn Giới. 2008. Nghiên cứu đặc điểm di truyền và giá trị giống về SLS của bò Holstein Friesean nuôi ở Mộc Châu và Tuyên Quang. Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp,Viện Chăn nuôi, 2008.

Phùng Thế Hải, Lê Bá Quế, Lê Văn Thông, Phạm Văn Tiềm, Hà Minh Tuân, Trần Công Hòa, Võ Thị Xuân Hoa, Nguyễn Thị Thu Hòa và Nguyễn Hữu Sắc. 2009. Khả năng sinh trưởng, phát triển và sản xuất tinh của bò đực giống Holstein Friesian sinh ra tại Việt Nam. Trang: 66-71. Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi. Số: 17-2009.

Phùng Thế Hải, Lê Văn Thông, Nguyễn Văn Thanh, Lê Bá Quế, Phạm Văn Tiềm, Hà Minh Tuân, Nguyễn Thị Thu Hoà. 2011. Hoạt lực tinh trùng sau giải đông của tinh bò đực giống đông lạnh theo quy trình của Nhật và Đức. Trang: 43-48. Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi. Số: 28-2011.

Phùng Thế Hải, Lê Văn Thông, Nguyễn Văn Thanh. 2013. Ảnh hưởng của mùa vụ đến phẩm chất tinh dịch của bò Holstein Friesian thuộc loại Bos taurus và Bò Brahman thuộc loại Bos indicus tại Việt Nam. Trang: 65-73. Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi. Số: 4-2013.

Phùng Thế Hải. 2013. Đánh giá khả năng sản xuất tinh của bò đực giống Brahman và Holstein Friesian nhập từ Australia nuôi tại Việt Nam. Luận án Tiến sỹ chuyên ngành Sinh sản và bệnh sinh sản, Hà Nội, 2013.

Trần Quang Hạnh và Đặng Vũ Bình. 2007. Một số chỉ tiêu năng suất và chất lượng sữa của bò Holstein Friesian nuôi tại tỉnh Lâm Đồng. Trang: 45-47. Tạp chí KHKT Nông nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Số: 3-2007.

Trần Quang Hạnh. 2010. Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, sinh sản, năng suất và chất lượng sữa của bò cái Holstein Friesian thuần (HF), các thế hệ lai F1, F2 và F3 giữa HF và Lai Sind nuôi tại tỉnh Lâm Đồng. Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp, Hà Nội, 2010.

Nguyễn Xuân Hoàn. 1993. Nghiên cứu sinh học tinh trùng một số động vật kinh tế và công nghệ sản xuất tinh đông viên lợn Đại bạch góp phần giữ quỹ gene quý ở Việt Nam, Luận án Phó Tiến Sỹ sinh lý động vật, Đại học Nông nghiệp Hà Nội, 1993.

Hội Chăn nuôi Việt Nam. 2000. Cẩm nang chăn nuôi gia súc- gia cầm. Trang: 9-17; 53-103. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2000.

Phạm Thế Huệ, Trần Quang Hân. 2003. Nghiên cứu một số chỉ tiêu sản xuất và sinh học của bò sữa nuôi tại Đắc Lắc. Trang: 4-6. Tạp chí KHKT Chăn nuôi. Số 4-2003.

Hoàng Thị Thiên Hương. 2004. Ảnh hưởng của việc bổ sung khô dầu cao su cả vỏ đến khả năng tăng khối lượng của bê lai hướng sữa. Trang: 16-19. Tạp chí KHKT Chăn nuôi. Số 4-2004.

Nguyễn Văn Kiệm. 2000. Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hoá máu và sức sản xuất góp phần đánh giá thực trạng đàn bò Holstein Friesian tại Mộc Châu-Sơn La. Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp Hà Nội, 2000.

Lê Văn Liễn, 2003. Sữa và các sản phẩm sữa, Bài giảng cao học. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, 2003.

Nguyễn Ánh Long. 2011. Kết quả thực hiện dự án “Cải tiến, nâng cao chất lượng giống bò sữa". Từ: http://vukehoach.mard.gov.vn/Default.aspx?id=1179.

Vương Ngọc Long. 2002. Kết quả nuôi bò Holstein Friesian thuần nhập nội trong điều kiện nhiệt đới tại một số nước. Trang: 20-21. Tạp chí KHKT Chăn nuôi. Số: 6-2002,.

Nguyễn Hữu Lương, Đỗ Kim Tuyên, Hoàng Kim Giao, Nguyễn Viết Hải, Vũ Văn Nội, Lê Văn Thảo, Trần Sơn Hà, Vũ Ngọc Hiệu, Nguyễn Sức Mạnh, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thị Dương Huyền. 2006. Nghiên cứu một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của bò sữa Australia nhập nội Việt Nam (2002-2004). Trang: 26-32. Tạp chí KHCN chăn nuôi. Số: 4-2007.

Lê Mai. 2002. Cỏ xanh - Thức ăn số 1 của bò sữa. Trang: 22-23. Tạp chí KHKT Chăn nuôi. Số: 6-2002.

Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường, Nguyễn Tiến Văn. 1992. Chọn giống và nhân giống gia súc, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà nội, 1992.

Trần Đình Miên. 2002. Các dòng bò sữa cao sản và lợn tỷ lệ nạc cao mới nhập. Trang: 16-18. Tạp chí KHKT Chăn nuôi. Số: 2-2002.

Nguyễn Kim Ninh. 1994. Khả năng sinh trưởng, sinh sản và cho sữa của bò lai F1 Holstein Friesian x lai Sind nuôi tại Ba Vì. Luận án Phó Tiến sỹ khoa học Nông nghiệp. Hà Nội, 1994.

Nguyễn Kim Ninh. 2000. Nghiên cứu nuôi thâm canh đàn bê cái lai hướng sữa từ sơ sinh - 24 tháng tuổi nhằm tăng khả năng sinh trưởng và phát triển đạt tiêu chuẩn giống. Báo cáo Khoa học Kỹ thuật của Trung tâm nghiên cứu đồng cỏ Ba Vì. Viện Chăn nuôi, tháng 7-2000.

Vũ Văn Nội, Vũ Chí Cương, Phạm Kim Cương, Nguyễn Quốc Đạt.1995. Kết quả lai kinh tế bò thịt các tỉnh phí Nam. Nuôi bò thịt và những kết quả nghiên cứu bước đầu ở Việt Nam. Trang 62-70. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 1995.

Vũ Văn Nội và Nguyễn Quốc Đạt, Nguyễn Kim Ninh, Nguyễn Thanh Bình, Lê Trọng Lạp, Bùi Thế Đức, Lê Văn Ngọc, Nguyễn Quốc Toản và Ngô Đình Tân. 2001. Ảnh hưởng của mức dinh dưỡng khác nhau đến khả năng sinh trưởng và phát triển của bê cái lai hướng sữa (HF x lai Sind) nuôi trong điều kiện hộ gia đình. Trang: 3-12. Báo cáo Khoa học Chăn nuôi Thú y 1999–2000, phần thức ăn và dinh dưỡng vật nuôi. Thành phố Hồ Chí Minh, 2001.

Nguyễn Hữu Hoài Phú. 2007. Ảnh hưởng của việc cải tiến khí hậu chuồng nuôi đến khả năng sinh sản và sản xuất sữa của bò Holstein Friesian nuôi tại ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh. Trang: 7-11. Tạp chí KHKT Chăn nuôi. Số: 3-2007.

Nguyễn Hải Quân, Đặng Vũ Bình và Đinh Văn Chỉnh. 1995. Giáo trình chọn và nhân giống gia súc, trường Đại học Nông nghiệp I - Hà Nội. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 1995.

Lê Bá Quế, Lê Văn Thông, Phùng Thế Hải, Nguyễn Hữu Sắc, Phạm Văn Tiềm, Trần Công Hoà, Võ Thị Xuân Hoa và Nguyễn Thị Thu Hoà. 2007. Nghiên cứu khả năng sản xuất tinh đông lạnh của bò đực giống Holstein Friesian phục vụ công tác giống bò Việt Nam. Trang: 105-116. Báo cáo khoa học năm 2007, Phần di truyền-giống vật nuôi, Hà Nội 4-5/9/2008.

Lê Bá Quế, Lê Văn Thông, Phùng Thế Hải, Nguyễn Hữu Sắc, Phạm Văn Tiềm, Trần Công Hòa, Võ Thị Xuân Hoa và Nguyễn Thị Thu Hòa. 2009. Khả năng sản xuất tinh và chất lượng tinh đông lạnh từ bò đực giống Holstein Friesian (HF) nhập từ Việt Nam. Trang: 71-76. Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi. Số: 16-2009.

Lê Bá Quế, Nguyễn Văn Đức, Lê Văn Thông. 2013. Chất lượng và khả năng sản xuất tinh đông lạnh của bò đực giống Holstein Friesian nuôi tại Trạm nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh Môncađa. Trang: 14-27. Tạp chí KHKT Chăn nuôi. Số: 40-2013.

Lê Bá Quế, Nguyễn Văn Đức và Lê Văn Thông. 2013. Khả năng sản xuất sữa thực tế và sữa tiêu chuẩn của đàn bò con gái các đực giống Holstein Friesian tại Việt Nam. Trang: 69-80. Tạp chí KHKT Chăn nuôi. Số 6-2013.

Nguyễn Sinh và Nguyễn Hà. 2008. Stress nhiệt, stress lạnh và chỉ số nhiệt ẩm. Trang: 48-49. Tạp chí KHKT Chăn nuôi. Số: 8-2008.

Võ Văn Sự, Nguyễn Văn Thiện, Hà Văn Chiêu, Nguyễn Văn Minh,Trần Văn Nghị. 1996. Phân tích di truyền SLS chu kỳ một ở đàn bò sữa Holstein Friesian nuôi tại Mộc Châu và Đức Trọng. Trang:127-134. Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật chăn nuôi (1994-1995), Viện Chăn Nuôi. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 1996.

Trần Trọng Thêm, Nguyễn Văn Đức, Phạm Văn Giới và Lê Văn Ngọc. 2005. Nghiên cứu chọn tạo giống bò h­ướng sữa đạt sản l­ượng trên 4.000 kg sữa/chu kỳ. Báo cáo tổng kết đề tài giai đoạn (2001-2005).

Trần Trọng Thêm. 2006. Báo cáo tổng kết khoa học kỹ thuật đề tài nghiên cứu chọn tạo giống bò sữa đạt sản lượng trên 4000 kg sữa/chu kỳ giai đoạn 2001-2005. Trang:16-19. Viện Chăn Nuôi, Hà Nội, 2006.

Lê Văn Thông, Lê Bá Quế, Phạm Văn Tiềm, Phùng Thế Hải, Hà Minh Tuân, Mai Thị Hà, Nguyễn Thị Thu Hòa, Nguyễn Hữu Sắc, Trần Minh Đáng, Phạm Văn Giới, Hoàng Kim Giao và Nguyễn Văn Đức. 2012. Vai trò của bò đực giống HF trong việc tạo đàn bò sữa Mộc Châu. Trang: 3-10. Tạp chí KHKT Chăn nuôi. Số: 12-2012.

Lê Văn Thông, Lê Bá Quế, Phạm Văn Tiềm, Phùng Thế Hải, Hà Minh Tuân, Nguyễn Hữu Sắc, Trần Công Hòa, Võ Thị Xuân Hoa, Phạm Văn Kiểm và Phạm Văn Giới. 2013. Nghiên cứu, đánh giá, tuyển chọn bò đực giống tại Moncada để sản xuất tinh đông lạnh phục vụ công tác giống bò Việt Nam. Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ giai đoạn (2008-2012).

Lê Văn Thông, Nguyễn Văn Đức, Hoàng Kim Giao, Lê Bá Quế, Phạm Văn Tiềm, Phùng Thế Hải, Hà Minh Tuân, Trần Công Chiến, Nguyễn Đắc Cường, Phan Văn Kiểm. 2014. Nghiên cứu kiểm tra, đánh giá và chọn lọc bò đực giống Holstein Frisian qua đời sau. Báo cáo tổng hợp kết quả khoa học công nghệ đề tài độc lập cấp nhà nước giai đoạn (2009-2013).

Vương Tuấn Thực, Vũ Chí Cương, Nguyễn Thạc Hòa và Nguyễn Thiện Trường Giang. 2007. Ảnh hưởng của nhiệt độ, ẩm độ, chỉ số ẩm nhiệt đến lượng nước uống, lượng thức ăn ăn vào và năng suất, chất lượng sữa của bò lai F1, F2 HF nuôi tại Ba Vì trong mùa hè. Trang: 56-64. Tạp chí khoa học và công nghệ chăn nuôi. Số: 4-2007.

Nguyễn Văn Thưởng, Nguyễn Văn Đức, Phạm Thị Dung và Tạ Bích Duyên. 1992. Đặc điểm di truyền bò lai hướng sữa Việt Nam. Trang: 88-93. Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật 1985-1990, Viện Chăn Nuôi. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 1992.

Nguyễn Văn Thưởng. 1995. Kỹ thuật nuôi bò sữa, bò thịt ở gia đình. Trang: 10 -30. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 1995.

Tổng cục thống kê. 2013. Niên giám thống kê 2013. Nhà xuất bản thống kê Hà nội, 2013.

Nguyễn Xuân Trạch. 2002. Chăn nuôi trâu bò giống và công tác giống trâu bò. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2002.

Nguyễn Xuân Trạch. 2003. Chăn nuôi bò sinh sản. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2003.

Nguyễn Xuân Trạch. 2004. Khả năng sinh sản và sản xuất sữa của các loại bò lai hướng sữa nuôi tại Mộc Châu và Hà Nội. Trang:12-14. Tạp chí KHKT Chăn nuôi. Số: 01-2004.

Nguyễn Xuân Trạch và Mai Thị Thơm. 2004. Giáo trình chăn nuôi trâu bò (dùng cho học viên cao học ngành chăn nuôi). Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2004.

Nguyễn Xuân Trạch, Mai Thị Thơm và Lê Văn Ban. 2006. Giáo trình chăn nuôi trâu bò, Trường Đại học Nông nghiệp I - Hà Nội. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2006.

Nguyễn Xuân Trạch và Phạm Phi Long. 2008. Khả năng sinh sản và sức sản xuất sữa của các loại bò sữa ở Lâm Đồng. Trang: 284-288. Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập VI. Số: 9-2008.

Đặng Đình Trung, Nguyễn Văn Trung, Trần Trung Thông, Phạm Văn Giới, Nguyễn Hữu Lương, Trần Sơn Hà và Vương Quốc Tuấn. 2013. Kết quả xây dựng mô hình tháp giống hật nhân mở đàn bò Holstein Friesian tại Tuyên Quang. Trang: 1-14. Tạp chí Khoa học công nghệ chăn nuôi. Số: 41-2013.

Hà Minh Tuân, Lê Bá Quế, Lê Văn Thông, Phạm Văn Tiềm, Phùng Thế Hải, Mai Thị Hà, Nguyễn Thị Thu Hoà, Nguyễn Hữu Sắc. 2012. Số lượng và chất lượng tinh dịch ở các giai đoạn từ 18 đến 72 tháng tuổi của bò đực giống Holstein Friesian nuôi tại Moncada. Trang: 17-22. Tạp chí Khoa học công nghệ chăn nuôi. Số: 35-2012

Nguyễn Văn Tuế, Đặng Vũ Bình và Mai Văn Sánh. 2010. Năng xuất sữa của bò lai 1/2HF, 3/4 HF và 7/8 HF Nuôi tại nông hộ tỉnh Bắc Ninh. Trang: 1 - 16. Tạp chí Khoa học công nghệ chăn nuôi. Số: 26-2010.

Đỗ Kim Tuyên và Bùi Duy Minh. 2004. Một số chỉ tiêu của giống bò Holstein Friesian tại Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu, Sơn La. Từ: http://www.vcn.vnn.vn/PrintPreview.aspx?ID=4437

Nguyễn Đăng Vang, Nguyễn Hữu Lương, Đỗ Kim Tuyên, Hoàng Kim Giao, Nguyễn Viết Hải, Vũ Văn Nội, Lã Văn Thảo, Trần Sơn Hà, Vũ Ngọc Hiệu, Nguyễn Sức Mạnh, Nguyễn Hùng Sơn và Nguyễn Thị Dương Huyền. 2006. Nghiên cứu một số chỉ tiêu kỹ thuật của bò sữa Hoa Kỳ nhập nội Việt Nam. Trang: 28-37. Báo cáo khoa học năm 2005. Phần giống vật nuôi, Viện Chăn nuôi, Hà Nội, tháng 8-2006.

Viện chăn nuôi. 2013. TCCS 04:2013/VINALICA-Bò đực giống Holstein Frisian – phương pháp xếp hạng. Trang: 15-17. Tạp chí KHKT Chăn nuôi. Số: 9(174)-2013.

Ngô Thành Vinh, Lê Trọng Lạp, Nguyễn Thị Công, Ngô Đình Tân, Đoàn Hữu Thành. 2005. Khả năng sinh trưởng, sinh sản, sản suất sữa của bò HF và Jersey nhập nội nuôi tại Trung tâm Nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì. Trang:15-27. Tạp chí KHKT Chăn nuôi. Số: 6-2005.



Каталог: uploads -> files
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> Btl bộ ĐỘi biên phòng phòng tài chíNH
files -> Bch đOÀn tỉnh đIỆn biên số: 60 -hd/TĐtn-tg đOÀn tncs hồ chí minh
files -> BỘ NÔng nghiệP
files -> PHỤ LỤC 13 MẪU ĐƠN ĐỀ nghị HỌC, SÁt hạch đỂ CẤp giấy phép lái xe (Ban hành kèm theo Thông tư số 46/2012/tt-bgtvt ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ gtvt) CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> TRƯỜng cao đẲng kinh tế KỸ thuật phú LÂm cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CHƯƠng trình hoạT ĐỘng lễ HỘi trưỜng yên năM 2016 Từ ngày 14 17/04/2016
files -> Nghị định số 79/2006/NĐ-cp, ngày 09/8/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược
files -> MỤc lục mở ĐẦU 1 phần I. ĐIỀu kiện tự nhiêN, kinh tế, XÃ HỘI 5
files -> LỜi cam đoan tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa được ai bảo vệ ở bất kỳ học vị nào

tải về 1.34 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương