Phó Tổng Biên tập ts. Nb. Trần hanh Vũ Hội đồng Biên tập Chủ tịch: ts. Lê Bích Phương



tải về 3.2 Mb.
Chế độ xem pdf
trang7/166
Chuyển đổi dữ liệu14.07.2022
Kích3.2 Mb.
#52648
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   166
nhan to sanh huong den hai long
CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM MỘT CÁI NHÌN TOÀN CẢNH
2.1.2. Chấp hành pháp luật thuế 
“Chấp hành pháp luật thuế theo cách hiểu 
đơn giản nhất là mức độ đối tượng chấp hành 
nghĩa vụ thuế được quy định trong luật thuế” 
(James, S., Alley, C. (1999)). Theo cơ quan thuế 
Australia (ATO), “chấp hành pháp luật thuế là 
việc DN đáp ứng các nghĩa vụ thuế theo quy 
định của luật thuế và theo các quyết định của toà 
án” (Cash Economy Task Force (1998)), Mc 
Barnet nghiên cứu rằng dựa vào mục đích và lợi 
ích của mình, DN có thể lựa chọn một trong 4 
phương án sau (1) chấp hành pháp thuế (2) thoả 


4
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
hiệp bằng việc thương lượng cách mà luật thuế 
cụ thể nào đó hoạt động trong những hoàn cảnh 
nhất định và chấp hành pháp luật thuế mà các 
mục tiêu được tuyên bố của luật có thể không 
thực hiện được (3) chuyển đổi các quyết định luật 
theo cách cụ thể, tạo điều kiện tích cực cho việc 
trốn thuế (4) phá vỡ hoặc không chấp hành pháp 
luật luật với hy vọng không bị phát hiện bằng 
cách thiết lập hệ thống kế toán để che dấu bất kỳ 
sự kiểm tra nào (Kirchker, E., Macielovsky, B., 
Schneider, F. (2001)). Theo Mc Barnet, các DN 
lớn có xu hướng là có học” trong việc lựa chọn 
sự chấp hành pháp luật thuế, họ có xu hướng 
chọn cách trốn thuế theo phương án thứ hai và 
thứ ba, còn DN nhỏ lựa chọn phương án trốn 
thuế theo cách thứ tư. 
Do vậy, chấp hành pháp luật thuế nghĩa là 
chấp hành mục đích của luật trong khi đảm bảo 
tăng cường tính chắc chắn mà mục đích đó có 
thể được thực hiện trên thực tế. Tuy nhiên, khái 
niệm chấp hành pháp luật thuế vẫn được các nhà 
nghiên cứu tiếp tục tranh luận theo hướng nghiên 
cứu tính tự nguyện hay không tự nguyện chấp 
hành nghĩa vụ thuế. Quan điểm truyền thống của 
quản lý thuế chủ yếu dựa trên giả thiết rằng hầu 
hết DN về bản chất là không tự nguyện chấp 
hành pháp luật thuế, và chỉ chấp hành nghĩa vụ 
khi có sự cưỡng chế của các cơ quan thuế hay 
khi bị tác động bởi lợi ích kinh tế. Cách tiếp cận 
cưỡng chế chấp hành pháp luật thuế và cách tiếp 
cận kinh tế tập trung làm giảm mức độ trốn thuế 
chứ không hướng vào việc tăng cường sự chấp 
hành pháp luật thuế. Nghiên cứu khái niệm chấp 
hành pháp luật thuế thông qua việc tập trung 
vào sự không chấp hành pháp luật thuế và tính 
cưỡng chế chấp hành pháp luật thuế là quá đơn 
giản hoá. 
Quan điểm nghiên cứu hiện nay chuyển 
sang xem xét tính tự nguyện của việc chấp hành 
nghĩa vụ thuế. Bergman (1998) gợi ý rằng sự 
chấp hành pháp luật thuế được đo bằng số thu 
mà cơ quan thuế giả định dựa theo luật thuế do 
DN thanh toán cho NSNN. Tuy nhiên, phạm vi 
mà DN phản đối các luật thuế lại phụ thuộc vào 
nhiều yếu tố trong đó có sự vui lòng chấp hành 
pháp luật thuế. Vì vậy, các tác giả như Andrreoni 
J., Erard B. bắt đầu xem xét đến tính tự nguyện 
của sự chấp hành pháp luật thuế (Andrreoni J., 
Erard B.(1998)). Tính tự nguyện sau đó đã được 
một số cơ quan thuế như cơ quan thu nội địa 
Hoa Kỳ (IRS) xem xét đến trong các định nghĩa 
về khoảng cách thuế. Theo đó, chấp hành pháp 
luật thuế được định nghĩa là hành vi chấp hành 
nghĩa vụ thuế một cách đầy đủ và tự nguyện. 
Nếu DN chấp hành pháp luật thuế chỉ bởi vì sự 
đe doạ và trừng phạt thì đó dường như không 
phải là sự chấp hành pháp luật thuế đúng nghĩa 
ngay cả khi 100% dự toán thuế được hoàn thành. 
Quản lý thu thuế thành công là hầu hết đối tượng 
chấp hành pháp luật thuế một cách tự nguyện 
mà ít cần đến sự chất vấn, điều tra, nhắc nhở 
hoặc đe doạ và các hành vi xử phạt hành chính 
khác. Khía cạnh “tự nguyện” trong định nghĩa 
trên đây rất quan trọng, giúp các cơ quan thuế 
phân biệt giữa khái niệm chấp hành pháp luật 
thuế mà ít cần hoạt động cưỡng chế trực tiếp và 
khái niệm chấp hành pháp luật thuế là kết quả 
của sự cưỡng chế. 
Theo đó, cần phát triển khái niệm này và 
đưa yếu tố thời gian vào như là một tiêu chí thể 
hiện sự chấp hành pháp luật thuế tự nguyện. Một 
DN cuối cùng cũng thanh toán đầy đủ nghĩa vụ 
thuế nhưng nếu nghĩa vụ thuế đó được thanh 
toán muộn thì cũng không phải sự chấp hành 
pháp luật thuế hoàn toàn. Hơn nữa, nếu lãi suất 
nộp muộn bị tính thì khoản thu đó cũng không 
phải là sự chấp hành pháp luật thuế hoàn toàn tự 
nguyện. Từ đó có thể định nghĩa sự chấp hành 
pháp luật thuế của DN là hành vi chấp hành 
nghĩa vụ thuế theo đúng mục đích của luật thuế 
một cách đầy đủ, tự nguyện và đúng thời gian. 
Như vậy khái niệm chấp hành pháp luật thuế 


5

tải về 3.2 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   166




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương