Phó Tổng Biên tập ts. Nb. Trần hanh Vũ Hội đồng Biên tập Chủ tịch: ts. Lê Bích Phương



tải về 3.2 Mb.
Chế độ xem pdf
trang6/166
Chuyển đổi dữ liệu14.07.2022
Kích3.2 Mb.
#52648
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   166
nhan to sanh huong den hai long
CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM MỘT CÁI NHÌN TOÀN CẢNH
Các yếu tố ảnh hưởng . . .
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC 
NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý thuyết
2.1.1. Khái niệm nộp thuế 
Thuế, theo quy định của pháp luật, là khoản 
đóng góp mang tính bắt buộc mà các tổ chức và 
cá nhân phải có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà 
nước (NSNN). Các tác giả ở Học Viện Tài chính 
viết: “Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc từ 
các thể nhân và pháp nhân cho nhà nước theo 
mức độ và thời hạn pháp luật quy định nhằm 
sử dụng cho mục đích công cộng” (Nguyễn Thị 
Liên, Nguyễn Văn Hiệu (2007)). Do vậy, nộp 
thuế là nghĩa vụ tất yếu của DN. Tính tất yếu 
này xuất phát từ một số cơ sở như sau: 
- Thuế là khoản chi phí mà DN phải trả cho 
việc sử dụng các tài sản quốc gia như vốn, tài 
nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng (điện, nước, 
giao thông, hệ thống thông tin.v.v.). Vì vậy, DN 
phải có nghĩa vụ đóng góp một phần thu nhập 
cho Nhà Nước để duy trì và phát triển tài sản 
quốc gia mà họ sử dụng. 
- Thuế thu từ DN là khoản thu chủ yếu của 
NSNN nhằm phục vụ cho mục đích chi tiêu phát 
triển kinh tế xã hội như chi tiêu cho các hoạt 
động cung ứng các dịch vụ công, chi cho điều 
tiết kinh tế vĩ mô.v.v. Vì vậy, bất kỳ một quốc 
gia nào cũng phải thu thuế để đáp ứng nhu cầu 
chi tiêu cho xã hội, đặc biệt ở những nước mà 
NSNN chủ yếu dựa vào nguồn thu nội bộ. Thuế 
tồn tại trong môi trường chính trị kinh tế và xã 
hội, vì vậy nếu các DN chấp hành pháp luật thuế 
đầy đủ thì đó chính là tín hiệu tích cực và có lợi 
đối với NSNN. 
- Nộp thuế của DN đảm bảo cho Nhà nước 
thực hiện được các mục tiêu điều tiết vĩ mô nền 
kinh tế thông qua kiểm kê, kiểm soát, hướng 
dẫn, khuyến khích, điều chỉnh các hoạt động sản 
xuất kinh doanh (SXKD), các hoạt động đầu tư 
trong nước và đầu tư nước ngoài, đảm bảo sự 
cân đối trong nền kinh tế và thực hiện các định 
hướng phát triển của Nhà nước. Mặt khác, nghĩa 
vụ nộp thuế của DN là tất yếu bởi đây là công 
cụ mà Nhà nước sử dụng để phân phối, điều hoà 
thu nhập giữa các tổ chức và cá nhân trong nền 
kinh tế nhằm đảm bảo mục tiêu công bằng. 
- Nộp thuế của DN sẽ đảm bảo tính công 
bằng trong chấp hành pháp luật thuế giữa các 
DN ở các thành phần kinh tế, ở các ngành kinh tế 
và ở các loại hình quy mô khác nhau. Việc chấp 
hành nghĩa vụ thuế của một DN sẽ ảnh hưởng 
tích cực đến các DN khác và tăng cường sự nhận 
thức công bằng trong cộng đồng DN, kích thích 
sự chấp hành pháp luật thuế của đại bộ phận các 
DN còn lại, đặc biệt là các đối tượng hoạt động 
trong khu vực phi chính thức và các DN đang 
khai thác các hình thức tránh thuế. Xét theo ảnh 
hưởng tâm lý hành vi, việc nhận thức được nộp 
thuế là nghĩa vụ tất yếu sẽ tạo môi trường quản 
lý thuế dân chủ hơn, tối thiểu hoá sự miễn cưỡng 
đối đầu cao của các DN, kích thích sự chấp hành 
pháp luật thuế tiềm năng. 
Tóm lại, nộp thuế phải được các DN nhận 
thức là một nghĩa vụ tất yếu. Quản lý thu thuế 
của Nhà nước quan trọng nhất là phải làm cho 
các DN nhận thức được điều này, đó là cơ sở của 
sự chấp hành pháp luật thuế một cách đầy đủ và 
kịp thời.

tải về 3.2 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   166




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương