PHỤ LỤc I. Tổng quan về phát triển ngành điện lực tới năm 2005


Phụ lục II DỰ KIẾN TIẾN ĐỘ KHỞI CÔNG CÁC DỰ ÁN NGUỒN ĐIỆN



tải về 291.63 Kb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu27.07.2016
Kích291.63 Kb.
#7101
1   2   3

Phụ lục II

DỰ KIẾN TIẾN ĐỘ KHỞI CÔNG CÁC DỰ ÁN NGUỒN ĐIỆN

( Ban hành kèm theo Thông báo số 302/TB- VPCP
ngày 25 tháng 9 năm 2009 của Văn phòng Chính phủ)
________________



TT

Tên nhà máy

Công suất lắp máy

(MW)

Chủ đầu tư

Tiến độ phát điện theo QHD VI

Tiến độ phát điện hiệu chỉnh

Tiến độ khởi công

1

NĐ Thái Bình I

2x300

EVN




2013-2014

2011

2

NĐ Thái Bình II

2x600

PVN




2013-2014

2010

3

NĐ Mông Dương I

2x500

EVN

2011-2012

2013-2014

Quý I/2010

4

NĐ Mông Dương II

2x600

AES (BOT)

2011-2012

2013-2014




5

NĐ Nghi Sơn I

2x300

EVN

2012-2013

2012-2013

2009

6

NĐ Nghi Sơn II

2x600

Đấu thầu BOT

2012-2013

2013-2014

2010

7

NĐ Vũng Áng II

2x600

VAPCO (BOT)

2013

2014-2015

2010

8

NĐ Thăng Long

2x300

CTCPNĐ Thăng Long

2011

2013-2014

2010

9

NĐ Vĩnh Tân I

2x600

CSG/TKV

2011-2012

2013

2010

10

NĐ Vĩnh Tân II

2x600

EVN

2011-2012

2012-2013

2009

11

NĐ Long Phú I

2x600

PVN

2013-2014

2013-2015

2011

12

NĐ Duyên Hải I

2x600

EVN




2013-2014

2009

13

TĐ Trung Sơn

4x65

EVN

2012

2014-2015

2010

14

TĐ Lai Châu

4x300

EVN

2014-2015

2015-2017

2010

15

TĐ Sông Bung 4

2x78

EVN

2012

2014

2010

16

TĐ Thượng Kon Tum

2x110

CTCP Vĩnh Sơn- Sông Hinh

2013

2014

2009




1 Bộ Công thương, Số: 69 /BC-BCT, Hà Nội, ngày 18/8/2009, Báo cáo Về thực hiện Chiến lược và Quy hoạch phát triển ngành điện đến năm 2015.

2 Nghị quyết của Quốc hội ngày 28/12/1977 về kế hoạch nhà nước 5 năm 1976-1980 và nhiệm vụ cụ thể của kế hoạch nhà nước năm 1978 đã quy định chỉ tiêu kế hoạch nhà nước về điện. Trong đó quy định: chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch Nhà nước năm 1978 về điện là “3 tỷ 900 triệu kWh”. Gần đây nhất, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2009 Chính phủ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khoá XII được Quốc hội tán thành đã dự kiến một số cân đối lớn của nền kinh tế trong kế hoạch năm 2009 bao gồm một số cân đối về điện: dự kiến công suất điện tăng thêm 3.351 MW, cùng với dự kiến công suất nguồn điện có đến hết năm 2008 là 15.218 MW, tổng sản lượng điện sản xuất và mua vào của Tập đoàn điện lực Việt Nam là 86,7 tỷ Kwh, điện thương phẩm là 77,1 tỷ kWh, tăng 14,5% so với năm 2008; dự kiến nhu cầu điện năng trong năm 2009 khoảng 78,1 tỷ Kwh (Chính phủ, số: 157/CP-KTTH, ngày 13 tháng 10 năm 2008, V/v báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2008 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2009).

3 Trong đó định hướng: Mục tiêu cụ thể “Phấn đấu đến năm 2005 đạt sản lượng khoảng 53 tỷ kWh; năm 2010 đạt sản lượng từ khoảng 88 đến 93 tỷ kWh và năm 2020 đạt sản lượng từ 201 đến 250 tỷ kWh”.

4 Luật Điện lực được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 03 tháng 12 năm 2004, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2005.

5 Khoảng cuối năm 2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký Quyết định số 1855/QĐ-TTg, phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2020.

6 Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 5 đã quyết nghị "Xúc tiến công tác điều tra cơ bản, dự báo, lập tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất, nghiên cứu chiến lược kinh tế xã hội, dự thảo kế hoạch triển vọng”. Chỉ thị của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng số 212-CT ngày 4/8/1983 quy định “Tổng sơ đồ là một trong những tài liệu kế hoạch cung cấp căn cứ khoa học cho việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở trung ương và địa phương”; “Tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất của cả nước được xây dựng trên cơ sở các sơ đồ ngành và vùng kinh tế, tập trung giải quết những vấn đề liên ngành, liên vùng và những vấn đề chung về phân bố lực lượng sản xuất”; “Tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất của cả nước được xây dựng trên cơ sở các sơ đồ ngành và vùng kinh tế, tập trung giải quyết những vấn đề liên ngành, liên vùng và những vấn đề chung về phân bố lực lượng sản xuất”; “Mỗi ngành đều xây dựng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất của ngành, đặt khung cảnh của tổng sơ đồ chung của cả nước và các vùng”; “Lập tổng sơ đồ phải xuất phát từ việc nghiên cứu sâu sắc các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và chính trị của Việt nam, vận dụng những kinh nghiệm sáng tạo của quần chúng, tích cực trong học tập những kinh nghiệm phong phú của Liên Xô và các nước khác về phân bố lực lượng sản xuất, vận dụng có sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam”.

7 Luật Điện lực được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 03/12/2004. Luật có 1 chương riêng quy định về Quy hoạch và Đầu tư phát triển điện lực.

8 Hệ số đàn hồi năng lượng = tỷ số giữa tốc độ tăng tiêu thụ năng lượng/tốc độ tăng GDP trong cùng giai đoạn.

9 Ký hiệu KV từ trong nguyên bản của Quy hoạch điện VI.

10 Ghi chú: Các trạm và đường dây 500KV sẽ được hiệu chỉnh lại sau khi có kết quả tính toán cân đối hệ thống điện 500 - 220 KV (dự kiến trong năm 2007).

11 Ghi chú: Các trạm và đường dây 500KV sẽ được hiệu chỉnh lại sau khi có kết quả tính toán cân đối hệ thống điện 500 - 220 KV (dự kiến trong năm 2007).

12 8152 km (miền Bắc 4097+ miền Trung 1858+ miền Nam 2197).

13 5722 km (miền Bắc 1414+ miền Trung 1981+ miền Nam 2327).

14 2838 km (miền Bắc 1349+ miền Trung 603 + miền Nam 886).

15 1381 km (miền Bắc 1027+ miền Trung 116+ miền Nam 238).

16 Than, dầu, khí.

17 Ví dụ: Chiến lược phát triển năng lượng Quốc gia xác định “Đến năm 2010 đạt 95% số hộ dân nông thôn có điện, đến năm 2020 hầu hết số hộ dân nông thôn có điện.” (Điều 1 khoản 2 điểm “b) Mục tiêu cụ thể”), trong khi Quy hoạch quy định các chỉ tiêu này đối với “xã”; chỉ tiêu “đến năm 2010 độ tin cậy cung cấp của nguồn điện là 99,7%; lưới điện bảo đảm tiêu chuẩn N-1” (Điều 1 khoản 2 điểm “b) Mục tiêu cụ thể”), trong khi Quy hoạch chưa quy định các chỉ tiêu độ tin cậy của nguồn điện, tiêu chuẩn của lưới điện v.v... các chỉ tiêu này của Chiến lược phát triển năng lượng Quốc gia cao hơn Quy hoạch quy định.

18 Dẫn đến gây nên nhiều khó khăn cho ngành điện như do thiếu khí nên các Trung tâm Điện lực như Ô Môn và Nhơn Trạch không thể thực hiện được đúng tiến độ; quy mô công suất của Trung tâm Điện lực Nhơn Trạch từ 4 nhà máy với tổng công suất 2700MW nay chỉ còn 2 nhà máy với tổng công suất 1200MW. Tình trạng thiếu khoảng 25 triệu tấn than vào năm 2015, 70 triệu tấn vào năm 2020 và những thông tin về việc Việt Nam sẽ phải nhập khẩu than từ năm 2012, mà việc nhập khẩu than cũng hết sức khó khăn do thị trường than trên thế giới đã được sắp xếp tương đối ổn định; những thông tin này thời gian gần đây mới nắm được một cách đầy đủ. Điều này dẫn đến việc xây dựng các nhà máy nhiệt điện chạy than đã có trong danh mục phát triển nguồn điện của Quy hoạch điện VI, đặc biệt là các nhà máy nhiệt điện chạy than đặt ở phía Nam nước ta không tránh khỏi khó khăn về tiến độ thực hiện bị kéo dài cũng như nếu nhập được than thì giá thành sản xuất điện sẽ tăng cao.

19 Quyết định phê duyệt Chiến lược vào ngày 05/10/2004, có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Trong khi đó giai đoạn của chiến lược là 2004-2010, chậm gần 10 tháng. Quy hoạch được quyết định ngày 18/7/2007, có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Trong khi đó giai đoạn của Quy hoạch là 2006-2010, chậm hơn 1 năm 7 tháng so với thời điểm khởi đầu của niên độ.

20 Ví dụ: Ở cấp thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình các dự án điện, đặc biệt là các dự án thuỷ điện và nhiệt điện chạy than, việc có được thoả thuận của Bộ Tài nguyên môi trường thường chậm nên cấp có thẩm quyền không phê duyệt được đúng tiến độ, ví dụ Dự án nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2. Đối với các dự án đường dây đã được phê duyệt trong quy hoạch, đặc biệt nằm trên địa bàn các thành phố lớn thường gặp nhiều khó khăn trong việc cấp đất, thoả thuận hành lang tuyến. Khi triển khai lập quy hoạch địa điểm và dự án đầu tư xây dựng công trình đã chưa có sự phối hợp tốt với Bộ Văn hoá thể thao và Du lịch làm ảnh hưởng lớn đến tiến độ thực hiện dự án: Dự án nhà máy nhiệt điện Hải Phòng 3 4x600MW đến nay vẫn chưa nhận được thoả thuận về địa điểm của Bộ này vì lý do ảnh hưởng đến di tích Bãi Cọc Bạch Đằng; Dự án nhà máy thuỷ điện Pleikrong đã gặp rất nhiều khó khăn trong giải phóng mặt bằng lòng hồ cũng do xuất hiện các di tích lịch sử, văn hoá. Vấn đề chọn địa điểm cho bãi thải tro xỉ cho các Trung tâm Điện lực chạy than có công suất lớn là hết sức khó khăn. Ngành điện cần phối hợp với Bộ Xây dựng giải quyết vấn đề sử dụng tro xỉ làm vật liệu xây dựng nhằm giảm diện tích chiếm đất nhất là đất nông nghiệp.

21 BỘ CÔNG THƯƠNG, BÁO CÁO Về thực hiện Chiến lược và Quy hoạch phát triển ngành điện đến năm 2015, gửi Uỷ ban kinh tế của Quốc hội, Số 69/BC-BCT, ngày 18 tháng 8 năm 2009

22 Chính phủ, Tờ trình Báo cáo xin chủ trương đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, số 15/TTr-CP, ngày 23 tháng 10 năm 2009, trang 5, MẬT

23 Bộ Công thương: Báo cáo Tình hình thực hiện các dự án điện theo Quy hoạch điện VI, Hà Nội, ngày 14/9/2009 (Tài liệu họp Ban chỉ đạo NN QHĐ VI lần thứ sáu ngày 15/9/2009).

24 Thông báo số 302/TB-VPCP, ngày 25 tháng 9 năm 2009, Thông báo Ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại cuộc họp Ban chỉ đạo Nhà nước Quy hoạch điện VI (Phiên họp thứ sáu)

- -

Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học

tải về 291.63 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương