PHỤ LỤc I. Tổng quan về phát triển ngành điện lực tới năm 2005


Tổng công suất các trạm 220 kV xây dựng giai đoạn 2006 – 2025



tải về 291.63 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu27.07.2016
Kích291.63 Kb.
#7101
1   2   3


Tổng công suất các trạm 220 kV xây dựng giai đoạn 2006 – 2025




Công suất (MVA)

Ghi chú

Các công trình xây dựng từ 2006 đến 2010

19076




Các công trình xây dựng từ 2011 đến 2015

14626




Các công trình xây dựng từ 2016 đến 2020

28750




Các công trình xây dựng từ 2021 - 2025

43813




Giai đoạn 2006 – 2015

106265




Tổng chiều dài các công trình đường dây 220 kV xây dựng giai đoạn 2006 – 2025




Số km

Ghi chú

Các công trình đưa vào từ 2006 đến 2010

815212




Các công trình xây dựng từ 2011 đến 2015

572213




Các công trình dự kiến xây dựng từ 2016 đến 2020

283814




Các công trình dự kiến xây dựng từ 2021 đến 2025

138115




IV. Một số nhận định về Chiến lược và Quy hoạch phát triển ngành điện đến 2015

1. Mặt được

Tính đúng đắn phù hợp của Chiến lược và quy hoạch đã được khẳng định trong quá trình xây dựng và triển khai thực hiện. Chiến lược phát triển ngành Điện Việt Nam giai đoạn 2004-2010, định hướng đến 2020 đã đề ra những căn cứ quan trọng để phát triển ngành điện đi trước một bước nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng của đất nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, đáp ứng nhu cầu điện cho sinh hoạt của nhân dân; đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Đẩy mạnh điện khí hoá nông thôn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo.

Quy hoạch điện VI cụ thể hóa để thực hiện trong giai đoạn 2006-2015 các yêu cầu, nhiệm vụ và định hướng đã đề ra trong Chiến lược. Đây là Quy hoạch điện có quy mô lớn nhất so với các quy hoạch điện từ trước đến nay. Quy hoạch điện VI được lập trên cơ sở các quy định của Luật Điện lực. Việc xây dựng quy hoạch VI được tiến hành có sự phối hợp giữa Bộ Công nghiệp (trước đây và nay là Bộ Công thương) với các Bộ, ngành và về cơ bản đã có sự phối hợp chặt chẽ với các địa phương.

2. Mặt hạn chế

Chiến lược phát triển ngành Điện ban hành vào thời điểm chưa ban hành Luật điện lực và Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2020. Do đó thiếu tính kết nối giữa phát triển ngành điện với việc bảo đảm năng lượng sơ cấp16 để phát triển ngành điện. Chiến lược phát triển năng lượng Quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 1855/QĐ-TTg ngày 27/12/2007 (hơn 5 tháng sau khi ban hành Quy hoạch điện VI) nhưng sau đó Quy hoạch điện VI chưa được kịp thời điều chỉnh phù hợp với Chiến lược này17, với các chiến lược, quy hoạch ngành dầu khí, than18. Thời điểm phê duyệt Chiến lược và Quy hoạch nhìn chung chậm so với thời điểm khởi đầu của niên độ19.


Đối với việc lập Quy hoạch phát triển điện lực, việc dự báo nhu cầu tăng trưởng điện năng chủ yếu căn cứ vào dự báo tăng gấp 2 lần so với tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) nên chưa sát với yêu cầu thực tiễn; chưa gắn với chiến lược tiết kiệm điện năng và quản lý công nghệ cùng với ứng dụng công nghệ mới tiêu tốn ít năng lượng; chưa gắn với khả năng bảo đảm vốn đầu tư, kết quả dẫn đến việc triển khai thực hiện quy hoạch thiếu tính chủ động, nhất là khi nền kinh tế có biến động (khi tốc độ tăng trưởng kinh tế không như dự báo và thực tế đã diễn ra).

Công suất nguồn điện chạy than còn lớn, phải nhập khẩu than trong khi chưa xác định được cụ thể nguồn nhập. Năng lượng tái tạo đã được quy hoạch trong Danh mục các nhà máy điện, tuy nhiên chưa được đề cập cụ thể từng loại (điện sức gió, điện mặt trời, điện địa nhiệt v.v...) để dễ thực hiện. Các nguồn điện (nhà máy nhiệt điện, nhà máy thủy điện v.v...) và các phụ tải lớn (khu công nghiệp, cụm công nghiệp, nhà máy luyện kim đen, luyện kim màu v.v...) được bố trí xa nhau dẫn đến tổn thất điện năng lớn. Quy mô các nhà máy thủy điện chưa được xác định hợp lý về hiệu quả có tính đến yêu cầu thủy lợi, chống hạn, phòng chống lụt bão, cắt lũ, kết hợp thoát lũ để bảo vệ nhà máy với bảo đảm an toàn đê điều ở hạ lưu.

Kinh phí từ ngân sách nhà nước cho việc lập quy hoạch điện ở một số địa phương còn hạn chế; các nội dung quy hoạch điện ở một số địa phương và các quy hoạch liên quan như quy hoạch xây dựng, quy hoạch phát triển công nghiệp ở các địa phương v.v... chưa được lồng ghép với nhau nên xảy ra tình trạng thiếu điện cục bộ ở một số vùng, địa phương; một số nội dung trong quy hoạch giai đoạn sau thường có sai số do số liệu thống kê giai đoạn trước chưa chính xác (nhất là thống kê về tổn thất điện năng).

Quy hoạch điện VI đã có nhiều quy định về phát triển điện nông thôn nhưng chưa đề cập trực tiếp đến sự phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong thi hành. Quy hoạch điện VI đã có các quy định chung về việc phối hợp giữa các bộ, ngành hữu quan để bảo đảm tính bao quát, tuy nhiên một số yêu cầu, nhiệm vụ quan trọng sẽ được thực hiện tốt hơn nếu Quy hoạch đề cập trực tiếp đến bộ, ngành cần phối hợp20. Cơ quan lập quy hoạch ở cấp trung ương phối hợp với một số cơ quan lập quy hoạch điện lực cấp địa phương chưa được chặt chẽ trong việc quy hoạch điện xây dựng các trung tâm điện lực (ngay sau khi Quy hoạch được thông qua, các địa phương đề nghị thêm nhiều trung tâm điện lực).



V. Quy hoạch điện VI cụ thể hóa nhiệm vụ Chiến lược trong một số chỉ tiêu như sau21

- Thực hiện chiến lược ưu tiên phát triển thuỷ điện, công suất các nhà máy thuỷ điện theo thiết kế của Quy hoạch điện VI, giai đoạn 2009-2018 dự kiến phát triển khoảng 9.000 MW, như vậy đến năm 2020, tổng công suất các nhà máy thuỷ điện của Việt Nam vào khoảng 14.000 MW (theo Chiến lược phát triển ngành điện khoảng 13.000-15.000 MW).

- Thực hiện chiến lược phát triển các nhà máy nhiệt điện:

+ Công suất các nhà máy nhiệt điện than theo Quy hoạch điện VI năm 2009 và 2010 được xây dựng khoảng 3.000 MW, như vậy đến năm 2010 tổng công suất của các nhà máy nhiệt điện than của nước ta vào khoảng 4.500 MW (theo Chiến lược phát triển ngành điện khoảng 4.400 MW). Ở giai đoạn 2011-2020, các nhà máy nhiệt điện than được dự kiến phát triển với tổng công suất cao hơn nhiều so với Chiến lược phát triển ngành điện (4.500-5.500 MW của phương án phụ tải cơ sở). Trong đó, một phần đáng kể của công suất nhà máy nhiệt điện than được thiết kế ở miền Nam nhằm tăng cường khả năng cung cấp điện cho khu vực phía Nam. Lý do của việc thiết kế nhiều công suất nhà máy nhiệt điện than so với chiến lược là do nhu cầu điện được dự báo ở mức cao hơn so với trước đây. Sử dụng than cho các nhà máy nhiệt điện than mới này chủ yếu là từ nguồn nhập khẩu.

+ Công suất các nhà máy nhiệt điện khí, theo Quy hoạch điện VI năm 2009 và 2010 được xây dựng 150 MW, như vậy đến năm 2010 tổng công suất của các nhà máy nhiệt điện khí của nước ta vào khoảng 3.350 MW (theo Chiến lược phát triển ngành điện khoảng 7.000 MW). Ở giai đoạn 2011-2020, các nhà máy nhiệt điện khí được dự kiến phát triển với tổng công suất khoảng 7.000 MW (theo Chiến lược phát triển ngành điện khoảng 3.500 MW). Lý do công suất nhà máy nhiệt điện khí ở giai đoạn đến năm 2010 được thiết kế thấp hơn so với Chiến lược ngành điện là vì khả năng cung cấp khí còn quá nhiều biến động.

- Thực hiện chiến lược đầu tư khảo sát, nghiên cứu, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để có thể xây dựng nhà máy điện nguyên tử đầu tiên ở Việt Nam với quy mô công suất khoảng 2.000 MW, dự kiến đưa vào vận hành giai đoạn sau năm 2015. Dự án nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở Ninh Thuận dự kiến phát triển với quy mô công suất khoảng 4.000 MW và đang trong quá trình thẩm định để trình Quốc hội trong năm 2009.

- Thực hiện chiến lược nhập khẩu điện từ Lào khoảng 2.000 MW, tiếp theo sẽ xem xét nhập khẩu điện từ Campuchia và Trung Quốc, theo thiết kế của Quy hoạch điện VI, từ năm 2006 đến năm 2015, công suất điện nhập khẩu từ Lào vào khoảng 1.311 MW, từ Campuchia vào khoảng 429 MW, từ Trung Quốc vào khoảng 510 MW. Hiện nay, một số doanh nghiệp Việt Nam đang quan tâm phát triển một số dự án thuỷ điện ở Lào. Trong đó, có dự án thuỷ điện Luôngprabăng với công suất hơn 1.000 MW.

VI. Chương trình phát triển nguồn điện đến năm 2030 (trích)22

Trên cơ sở cập nhật kết quả thực hiện Quy hoạch điện VI, chương trình phát triển nguồn điện đến năm 2030 được dự kiến như sau (Phương án phụ tải cơ sở, trích giai đoạn 2010- 2015):

- Đến năm 2010: Tổng công suất nguồn điện khoảng 21.000 MW

- Đến năm 2015: Tổng công suất nguồn điện khoảng 40.700 MW, trong đó thủy điện 35,4%, nhiệt điện than 35,5%, nhiệt điện khí và dầu 21,8%, thủy điện nhỏ và điện sử dụng năng lượng tái tạo 3,1%, nhập khẩu khoảng 4,1%



VII. Tiến độ phát điện theo Quy hoạch điện VI - Tiến độ khởi công thực tế xác định lại

Báo cáo của Bộ Công Thương đánh giá23: Theo báo cáo cuộc họp Ban chỉ đạo lần 5, tổng công suất nguồn điện dự kiến được đưa vào vận hành năm 2009 là 3.457,5 MW, nhưng chuẩn xác lại chỉ còn khoảng 3.157,5 MW, công suất các dự án không vào đúng dự kiến khoảng 300 MW. Theo tình thực thực tế hiện nay cho thấy, trong lần họp thứ tư chỉ có 05 dự án dự kiến khởi công trong năm 2009, lần này có thêm 02 dự án là Duyên Hải I và Nhơn Trạch II.



Về danh mục cụ thể tiến độ công trình, xin xem thêm các “Phụ lục I” và “Phụ lục II” ở các trang sau (bản fax, Nguồn: tài liệu đính kèm Thông báo của Văn phòng Chính phủ24).

Phụ lục I

TỔNG HỢP TIẾN ĐỘ CÁC DỰ ÁN ĐANG THI CÔNG

(Ban hành kèm theo Thông báo số 302/TB-VPCP
Ngày 25 tháng 9 năm 2009 của Văn phòng Chính phủ)



TT

Tên nhà máy

Công suất lắp máy (MW)

Chủ đầu tư

Tiến độ

phát điện

theo QHĐ VI

Tiến độ phát điện hiệu chỉnh tháng (quý)/năm

Phát điện tổ máy I

Phát điện tổ máy cuối cùng



NĐ Hải Phòng I

2 x 300

CTCPNĐ Hải phòng

2008-2009

11/2009

Quý I/2010



NĐ Hải Phòng II

2 x 300

CTCPNĐ Hải phòng

2009-2010

2011

2012



NĐ Quảng Ninh I

2 x 300

CTCPNĐ Quảng Ninh

2009

10/2009

Quý I/2010



NĐ Quảng Ninh II

2 x 300

CTCPNĐ Quảng Ninh

2010-2011

2011

2012



NĐ Cẩm Phả I

1 x 300

TKV

2009

9/2009






NĐ Cẩm Phả II

1 x 300

TKV

2010

10/2010






NĐ Uông Bí MR 11

1 x 300

EVN

2011

Quý IV/2011






NĐ Sơn Động

2 x 110

TKV

2008

9/2009

9/2009



NĐ Nông Sơn

30

TKV

2009

2010






NĐ Mạo Khê

2 x 220

TKV

2009-2010

2012

2012



NĐ Vũng Áng I

2 x 600

PVN

2010-2011

Quý III/2012

Quý I/2013



NĐ Lọc dầu Dung Quất

104

PVN

2009

2010






TBKHH Nhơn Trạch I-Đuôi Hơi

1 x 150

PVN

2008

7/2009






TBKHH Nhơn Trạch II

3 x 250

PVN

2011-2012

5/2011

12/2011



Ô Môn

1 x 300

EVN

2009

2009






TĐ Huội Quảng

2 x 260

EVN

2012

2013

2014



TĐ Bản Chát

2 x 110

EVN

2011

2012

2012



TĐ Bắc Hà

2 x 45

LICOGI

2010

Quý II/2011

Quý III/2011



TĐ Nho Quế 3

2 x 55

CTCPPT Điện lực VN

2013

Quý II/2011

Quý III/2011



TĐ Cửa ĐẠt

2 x 48,5

CTCPTĐ Cửa Đạt

2009

Quý I/2010

Quý II/2010



TĐ Bản Vẽ

2 x 150

EVN

2008-2009

Quý I/2010

Quý II/2010



TĐ Nậm Chiến

2 x 100

TCT Sông Đà

2011

2011

2011



TĐ Đắkđrinh

2 x 62,5

CTCPTĐ Đắkđrinh

2011

Quý III/2013

Quý IV/2013



TĐ Hủa Na

2 x 90

CTCP Hủa Na

2012

8/2012

11/2012



TĐ Sơn La

6 x 400

EVN

2012

12/2010

2012



TĐ Buôn Knốp

2 x 140

EVN

2008

5/2009

9/2009



TĐ Buôn Tua Srsh

2 x 43

EVN

2009

9/2009

11/2009



TĐ Srêpok 3

2 x 110

EVN

2010

6/2010

9/2010



TĐ Srêpok 4

2 x 40

CTCPĐTPT điện Đại Hải

2012

9/2010

11/2010



TĐ A Lưới

2 x 85

CTCPTD Miền Trung

2011

Quý IV/2011

Quý IV/2011



TĐ Sông Tranh 2

2 x 95

EVN

2010

Quý IV/2010

Quý IV/2010



TĐ Sông Côn 2

3 + 60

CTCPTĐ Grusco-Sông Côn

2009

Bậc 1:4/2009

Bậc 2 : 9/2009



TĐ ĐắcK My 4

2 x 74 + 2 x 21

IDICO

2011

6/2011

2011



TĐ Pleikrông

2 x 50

EVN

2008

9/2009

12/2009



TĐ Sông Sếan 4

3 x 120

EVN

2009-2010

9/2009

Quý IV/2009



TĐ Sê San 4A

63

CTCPTĐSê San 4A

2010

2011






TĐ An Khê-Knak

2x80+2x6,5

EVN

2009

Quý IV/2010

Quý I/2011



TĐ Sông Ba Hạ

2 x 110

EVN

2008

6/2009

11/2009



TĐ Đăck K”Tih

2x41+2x31

TCT Xây dựng số 1

2010

2011

2011



TĐ Đông Nai 3

2 x 90

EVN

2009

10/2010

12/2010



TĐ Đông Nai 4

2 x 170

EVN

2010

2011

2011



TĐ Xe Ka Man 3

2 x 125

CTCPTĐ Việt – Lào

2010

Quý I/2011

Quý II/2011



Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học

tải về 291.63 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương