PHỤ LỤc I. Tổng quan về phát triển ngành điện lực tới năm 2005



tải về 291.63 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu27.07.2016
Kích291.63 Kb.
#7101
  1   2   3
PHỤ LỤC
I. Tổng quan về phát triển ngành điện lực tới năm 2005 (trước khi thực hiện Quy hoạch điện VI năm 2006)

1. Về công suất, tổng công suất các nguồn điện đã tăng 1,8 lần, từ 6.192 MW năm 2000 lên 11.298 MW năm 2005, đáp ứng nhu cầu của hệ thống phụ tải. Chênh lệch công suất giữa giờ cao điểm và giờ thấp điểm của hệ thống điện trên 1,8 lần, làm cho việc vận hành hệ thống điện khó khăn và không bảo đảm hiệu quả kinh tế.

2. Về truyền tải và phân phối điện tới năm 2005, tính chung các cấp điện áp, tổng chiều dài là 132.391 km, tổng công suất là 68.253 MVA chi tiết trong bảng:

Điện áp (kV)

Chiều dài (km)

Công suất (MVA)

500

2.469

6.150

220

4.795

14.890

66-110

9.819

18.609

6-35

115.308

28.604

Tính gộp các điện áp

132.391

68.253

Qua bảng có thể thấy cơ cấu các cấp điện áp của hệ thống truyền tải và phân phối điện tới năm 2005 được bố trí tương đối phù hợp giữa đường dây và công suất với cấp điện áp.

3. Về điện năng: Điện thương phẩm, tăng từ 22,4 tỷ kWh năm 2000 lên tới 45,6 tỷ kWh năm 2005, về cơ bản đáp ứng đủ điện năng cho nền kinh tế và cho đời sống nhân dân trong giai đoạn này. Tốc độ tăng bình quân của điện thương phẩm cao hơn 4% so với mục tiêu của kế hoạch 5 năm 2001-2005 đề ra. Mặc dù vậy, điện thương phẩm tiêu thụ bình quân của nước ta năm 2005 là 540 kWh/người/năm thuộc diện quốc gia nghèo về điện. Năm 2005, điện sản xuất đạt 53,46 tỷ kWh1, vượt 0,46 tỷ kWh so với mức 53 tỷ kWh đã đề ra trong Chiến lược. Ở một số địa phương đến cuối năm 2004 đã có 100% số xã và 100% hộ dân nông thôn có điện.

Tính đến năm 2005, ngành điện lực đã có bước phát triển tạo cơ sở vững chắc cho việc thực hiện Chiến lược và Quy hoạch điện VI. Các dự án nguồn điện và lưới điện đã được thực hiện theo đúng đề án Quy hoạch V; về cơ bản đáp ứng được nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng của xã hội. Năm 2005, sản lượng điện sản xuất đạt 53,46 tỷ kWh, vượt 0,46 tỷ kWh so với mức sản lượng 53 tỷ kWh đã đề ra trong Chiến lược. Số hộ dùng điện tăng đáng kể. Tổn thất điện năng cũng giảm đáng kể (năm 2005 giảm xuống còn 11,18%, gần đạt mức 10% mà Chiến lược đề ra cho năm 2010). Việc bảo đảm đáp ứng nhu cầu điện cho khu vực nông thôn có tiến bộ (ở một số địa phương đến cuối năm 2004 đã có 100% số xã và 100% hộ dân nông thôn có điện)

Một số hạn chế đáng lưu ý như: mức tiêu dùng điện thấp phản ánh tình trạng nghèo về điện; ở một số địa phương, có thay đổi cơ cấu đầu tư, có tháng trong mùa khô, cung ứng điện không đảm bảo mục tiêu theo quy hoạch đã được phê duyệt; điện nông thôn chưa bảo đảm an toàn và chưa bảo đảm cho thiết bị chiếu sáng hoạt động đủ công suất.

II. Việc xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển ngành điện

Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch là những văn bản nhà nước chủ yếu định hướng phát triển ngành điện trong những năm qua. Trước năm 1980 đến nay, ngành điện được phát triển theo định hướng của kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm2. Từ năm 1980, ngành điện có thêm căn cứ để phát triển, đó là các bản quy hoạch phát triển. Từ 2004, ngành điện có thêm căn cứ nữa để phát triển, đó là chiến lược phát triển.

- Chiến lược phát triển ngành Điện Việt Nam giai đoạn 2004-2010, định hướng đến 2020 được Thủ tướng Chính phủ quyết định tại văn bản số 176/2004/QĐ-TTG ngày 05/10/2004 với những nội dung chủ yếu về quan điểm phát triển, mục tiêu phát triển3, chiến lược phát triển nguồn điện, chiến lược phát triển lưới điện, chiến lược phát triển điện nông thôn và miền núi, chiến lược tài chính và huy động vốn, chiến lược phát triển khoa học công nghệ, định hướng phát triển viễn thông và công nghệ thông tin, định hướng phát triển cơ khí điện, chiến lược phát triển tư vấn xây dựng điện, chiến lược phát triển ngành xây lắp điện, chiến lược phát triển nguồn nhân lực, chiến lược phát triển thị trường điện, giải pháp thực hiện.

Chiến lược phát triển ngành Điện Việt Nam giai đoạn 2004-2010, định hướng đến 2020 được ban hành ngày 05/10/2004 căn cứ vào kết luận của Bộ Chính trị về Chiến lược và quy hoạch phát triển ngành điện lực Việt Nam ngày 24 tháng 10 năm 2003. Chiến lược phát triển ngành Điện ban hành vào thời điểm chưa ban hành Luật điện lực4 và chưa có Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 20205.

Chất lượng của bản Chiến lược phát triển ngành Điện được thể hiện ở độ chính xác của các dự báo và tính khả thi của các định hướng được nêu ra (đề cập ở phần kết quả và hạn chế trong thực hiện chiến lược và quy hoạch).

- Từ 1980 đến 2005, ngành điện Việt Nam được phát triển theo từng giai đoạn 5 năm của 5 bản quy hoạch. Hiện nay, ngành điện đang thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006-2015 có xét đến 2025.

Các bản quy hoạch điện đã có như sau:

+ Tổng sơ đồ điện6 giai đoạn I (1980-1985);

+ Tổng sơ đồ điện giai đoạn II (1986-1990);

+ Tổng sơ đồ điện giai đoạn III (1991-1995);

+ Tổng sơ đồ phát triển điện giai đoạn 1996-2000 và dự báo đến năm 2010 (Tổng sơ đồ điện giai đoạn IV);

+ Quy hoạch phát triển điện lực Việt Nam giai đoạn 2001-2010 có xét triển vọng đến năm 2020 (gọi tắt Quy hoạch điện V);

+ Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006-2015 có xét đến năm 2025 (gọi tắt là Quy hoạch điện VI).

Giai đoạn của các bản quy hoạch phát triển điện lực là 10 năm. Triển vọng (hoặc định hướng) đến năm thứ 20 tính từ năm đầu của kỳ quy hoạch. Các bản quy hoạch phát triển điện lực đề ra các mục tiêu chủ yếu như sản lượng, tiến trình điều chỉnh giá v.v... đến hết năm thứ 5 tính từ năm đầu của kỳ quy hoạch. Khi năm thứ 5 của bản quy hoạch này kết thúc, lại có bản quy hoạch cho 5 năm kế tiếp. Do vậy thực chất của quy hoạch điện lực là kế hoạch 5 năm.

Quy hoạch điện VI được lập căn cứ vào Luật Điện lực7. Những nội dung chủ yếu của Quy hoạch phát triển điện lực bao gồm dự báo phụ tải; phát triển nguồn điện; phát triển lưới điện; điện nông thôn, miền núi, hải đảo; nguồn vốn đầu tư; cơ chế tài chính; đổi mới tổ chức quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động điện lực; nhiệm vụ của các Bộ, ngành, địa phương và các đơn vị liên quan; danh mục các nhà máy điện đưa vào vận hành trong giai đoạn quy hoạch; danh mục dự án phát triển lưới điện.

Nhiều vấn đề tồn tại hiện nay trong Quy hoạch phát triển điện lực bao gồm: việc căn cứ theo tốc độ GDP hàng năm và theo hệ số đàn hồi năng lượng để tính dự báo nhu cầu điện năng trong khi hệ số này còn cao do chứa đựng tình trạng sử dụng điện kém hiệu quả, tiêu thụ năng lượng lớn8; còn những văn bản có sự chồng chéo trong việc quy định nội dung, trình tự, thủ tục lập và thẩm định quy hoạch phát triển điện lực dẫn đến khó khăn cho các đơn vị lập quy hoạch; kinh phí từ ngân sách nhà nước cho việc lập quy hoạch hạn chế; các quy hoạch liên quan như quy hoạch xây dựng, quy hoạch phát triển công nghiệp ở các địa phương v.v... lồng ghép với các nội dung quy hoạch điện riêng lẻ thiếu tính hệ thống chuyên ngành và liên ngành; sai số lớn do số liệu thống kê chưa chính xác (nhất là thống kê về tổn thất điện năng).



Chất lượng của Quy hoạch phát triển ngành Điện còn được thể hiện ở độ chính xác của các dự báo và tính khả thi của các định hướng được nêu ra (đề cập ở phần kết quả và hạn chế trong thực hiện chiến lược và quy hoạch).

III. Những yêu cầu, nhiệm vụ đề ra trong Chiến lược và Quy hoạch phát triển ngành điện đến 2015

1. Những yêu cầu, nhiệm vụ đề ra trong Chiến lược phát triển ngành Điện Việt Nam giai đoạn 2004- 2010, định hướng đến 2020

Đáp ứng đầy đủ nhu cầu điện cho phát triển kinh tế - xã hội. Năm 2010 đạt sản lượng từ khoảng 88 đến 93 tỷ kWh và năm 2020 đạt sản lượng từ 201 đến 250 tỷ kWh. Năm 2010 đạt 90%, năm 2020 đạt 100% số hộ dân nông thôn có điện. Xây dựng các cụm khí - điện - đạm ở Phú Mỹ, thuỷ điện Sơn La. Năm 2005 đạt sản lượng khoảng 53 tỷ kWh. Trong khoảng 20 năm tới xây dựng hầu hết các nhà máy thuỷ điện tại những nơi có khả năng xây dựng. Năm 2020 tổng công suất các nhà máy thủy điện khoảng 13.000 - 15.000 MW. Nhiệt điện than đến năm 2010 có tổng công suất khoảng 4.400 MW, giai đoạn 2011 - 2020 xây dựng thêm khoảng 4.500 - 5.500 MW (phụ tải cơ sở), 8.000 - 10.000 MW (phụ tải cao). Xây dựng các nhà máy điện sử dụng than nhập. Nhiệt điện khí đến năm 2010 có tổng công suất khoảng 7.000 MW, giai đoạn 2011-2020 cần xây dựng thêm khoảng 3.500 MW - 7.000 MW. Xây dựng nhà máy điện nguyên tử đầu tiên ở Việt Nam đảm bảo an toàn tuyệt đối với quy mô công suất khoảng 2.000 MW, đưa vào vận hành giai đoạn sau năm 2015. Nhập khẩu khoảng 2.000 MW công suất từ Lào; tiếp theo sẽ nhập khẩu từ Campuchia và Trung Quốc. Phát triển nguồn điện và phát triển lưới điện đi đôi với nhau. Giảm bớt cấp điện áp trung thế của lưới điện phân phối. Giảm sự cố và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện. Giảm tổn thất điện năng xuống khoảng 10% vào năm 2010 và dưới 10% vào những năm sau. Đẩy mạnh điện khí hoá nông thôn; kiểm soát giá điện nông thôn để đảm bảo thực hiện theo đúng giá trần do Chính phủ quy định. Tổng công ty Điện lực Việt Nam chỉ đầu tư những công trình phát điện có công suất từ 100 MW trở lên, ODA chỉ giao cho Tổng công ty Điện lực Việt Nam. Các ngân hàng trong nước không đáp ứng được thì vay các ngân hàng thương mại nước ngoài. Tham gia thị trường chứng khoán, phát hành trái phiếu trong và ngoài nước để đầu tư các công trình điện. Tiếp tục thực hiện lộ trình cải cách giá điện đã được duyệt. Tận dụng mọi ưu thế về hệ thống hạ tầng viễn thông ngành điện, kết hợp viễn thông phục vụ điều hành sản xuất kinh doanh điện với phát triển dịch vụ viễn thông công cộng. Nhà nước giữ độc quyền ở khâu truyền tải, xây dựng và vận hành các nhà máy thuỷ điện lớn, các nhà máy điện nguyên tử. Trình Quốc hội thông qua Luật Điện lực vào năm 2004 làm cơ sở pháp lý cho mọi hoạt động điện lực, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động kiểm soát và điều phối thị trường điện lực. Giao Tổng công ty Điện lực Việt Nam thực hiện vai trò chủ đạo trong đảm bảo đầu tư phát triển nguồn và lưới điện đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, phù hợp với năng lực tài chính và khả năng trả nợ của Tổng công ty. Giải quyết nhanh vấn đề đền bù, giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ các công trình đầu tư điện lực. Công bố công khai danh mục các dự án đầu tư khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư vào lĩnh vực phát điện và phân phối điện. Cho phép Tổng công ty Điện lực Việt Nam thực hiện hạch toán riêng phần dịch vụ mang tính công ích. Giảm thuế giá trị gia tăng cho sản phẩm điện từ 10% xuống còn 5%. Hỗ trợ vốn ngân sách cho các dự án điện khí hoá nông thôn, miền núi, hải đảo. Hỗ trợ cấp vốn ngân sách cho phần đầu tư nguồn và lưới điện phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế vùng sâu, vùng xa và điện khí hoá nông thôn, các công trình thuộc kết cấu hạ tầng mang tính công ích; cấp vốn ngân sách để đầu tư cung cấp điện bằng các nguồn năng lượng tái tạo ở những nơi không thể cung cấp được bằng lưới điện quốc gia. Cổ phần hoá các công trình điện mà Nhà nước không cần giữ 100% vốn.

2. Những yêu cầu, nhiệm vụ đề ra trong Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006-2015 có xét đến năm 2025

Đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của cả nước với mức tăng GDP khoảng 8,5% - 9%/năm giai đoạn 2006-2010 và cao hơn, dự báo nhu cầu điện nước ta tăng ở mức 17% năm (phương án cơ sở), 20% năm (phương án cao) trong giai đoạn 2006-2015, trong đó xác định phương án cao là phương án điều hành, chuẩn bị phương án 22% năm cho trường hợp tăng trưởng đột biến. Chủ động trao đổi điện năng với các nước trong khu vực. Đảm bảo tiến độ xây dựng thủy điện có các lợi ích tổng hợp như: chống lũ, cấp nước, sản xuất điện. Phát triển nhiệt điện khí; nhiệt điện than. Phát triển thủy điện nhỏ, năng lượng mới và tái tạo ở các vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo. Chuẩn bị đầu tư Dự án nhà máy điện hạt nhân. Phát triển phù hợp các trung tâm điện lực ở các khu vực trong cả nước. Ngầm hóa lưới điện các thành phố, thị xã. Năm 2010 có 95% và năm 2015 có 100% các xã có điện. Từ 2007 đến 2010 tiếp tục hỗ trợ giá điện cho người nghèo, người có thu nhập thấp và các hộ sinh sống ở nông thôn (hiện chiếm 80% dân số cả nước).

Tiếp tục thực hiện Quyết định số 276/2006/QĐ-TTg ngày 04/12/2006 của Thủ tướng Chính phủ về giá bán điện, đặc biệt là quy định từ năm 2010, giá bán lẻ điện theo giá thị trường. Đơn vị phát điện độc lập trực tiếp bán lẻ điện theo thỏa thuận nhưng không vượt quá ± 25% giá quy định. Đến 2010, toàn ngành điện thực hiện được mục tiêu tiết kiệm chi phí từ 3% - 4%/năm (không bao gồm khấu hao tài sản). Tổn thất toàn hệ thống điện giảm xuống còn 8% vào năm 2010. Chênh lệch thu được từ tăng giá điện được sử dụng cho đầu tư phát triển điện. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, giám sát các đơn vị, tổ chức bán điện đến hộ dân nông thôn trên địa bàn thực hiện theo quy định giá trần điện sinh hoạt nông thôn.

Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đối với những doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực:

+ Truyền tải hệ thống điện quốc gia.

+ Sản xuất điện quy mô lớn đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.

Nhà nước nắm giữ trên 50% tổng số cổ phần đối với những doanh nghiệp:

+ Đảm bảo cân đối lớn của nền kinh tế.

+ Bình ổn thị trường hoạt động trong lĩnh vực sản xuất điện.

Cổ phần hoá các đơn vị trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam tiến hành chặt chẽ và có bước đi thích hợp.



Thủ tướng Chính phủ Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Nhà nước về Quy hoạch điện VI.

Tổng quan về danh mục cụ thể các dự án nguồn điện được quy hoạch theo phương án cơ sở, các dự án lưới điện, như sau:

CÁC DỰ ÁN NHÀ MÁY ĐIỆN

Các nhà máy điện vào vận hành trong giai đoạn 2006-2015 (Phương án cơ sở)

Từ 2006 - 2010

Số nhà máy




Công suất đặt (MW)

Ghi chú

4

Công trình vào vận hành năm 2006

861

Bao gồm cả TĐ nhỏ và mua điện của TQ (346 MW)

6

Công trình vào vận hành năm 2007

2096

Bao gồm cả TĐ nhỏ và mua điện của TQ (414 MW)

9

Công trình vào vận hành năm 2008

3271

Bao gồm cả TĐ nhỏ (363 MW)

13

Công trình vào vận hành năm 2009

3393

Bao gồm cả TĐ nhỏ (370 MW)

13

Công trình vào vận hành năm 2010

4960

Bao gồm cả TĐ nhỏ (213 MW)

45

Công trình vào vận hành từ 2006 đến 2010

14581

Bao gồm cả TĐ nhỏ và mua điện của TQ (1.706 MW)

Từ 2011 - 2015

Số nhà máy




Công suất đặt (MW)

Ghi chú

12

Công trình vào vận hành năm 2011

5401

Bao gồm cả TĐ nhỏ + NL tái tạo (100 MW)

10

Công trình vào vận hành năm 2012

6554

Bao gồm cả TĐ nhỏ + NL tái tạo (150 MW)

13

Công trình vào vận hành năm 2013

7309

Bao gồm cả TĐ nhỏ + NL tái tạo (305 MW)

9

Công trình vào vận hành năm 2014

7177

Bao gồm cả TĐ nhỏ + NL tái tạo (500 MW) và nhập điện từ Lào (475 MW)

5

Công trình vào vận hành năm 2015

7722

Bao gồm cả TĐ nhỏ + NL tái tạo (200 MW)

49

Công trình vào vận hành từ 2011 đến 2015

34163

Bao gồm cả TĐ nhỏ + NL tái tạo (1.255 MW) và nhập điện từ Lào (475 MW)

Từ 2006 - 2015

Số nhà máy




Công suất đặt (MW)

Ghi chú

45

Công trình vào vận hành từ 2006 đến 2010

14581

Bao gồm cả TĐ nhỏ và mua điện của TQ (1.706 MW)

49

Công trình vào vận hành từ 2011 đến 2015

34163

Bao gồm cả TĐ nhỏ + NL tái tạo (1.255 MW) và nhập điện từ Lào (475 MW)

94

Công trình vào vận hành từ 2006 đến 2015

48744

Bao gồm cả TĐ nhỏ + NL tái tạo và nhập điện (3.436 MW)

Các nhà máy điện vào vận hành giai đoạn 2016 - 2025 (Phương án cơ sở)




Công suất đặt (MW)

Ghi chú

Công suất vào vận hành năm 2016

9317




Công suất vào vận hành năm 2017

10025




Công suất vào vận hành năm 2018

10150




Công suất vào vận hành năm 2019

10982




Công suất vào vận hành năm 2020

11250




Công suất vào vận hành năm 2021

11700




Công suất vào vận hành năm 2022

12650




Công suất vào vận hành năm 2023

13850




Công suất vào vận hành năm 2024

15450




Công suất vào vận hành năm 2025

16150




Công suất vào vận hành từ 2016 đến 2025

121524




CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LƯỚI ĐIỆN ĐẾN NĂM 2025

Công suất các trạm 500 kV9 xây dựng giai đoạn 2006-202510




Công suất (MVA)

Ghi chú

Giai đoạn 2006 - 2010

8400




Giai đoạn 2011 - 2015

13200




Giai đoạn 2016 - 2020

17550




Giai đoạn 2021 - 2025

19650




Giai đoạn 2006 - 2025

58800





Tổng chiều dài các công trình đường dây 500 kV xây dựng giai đoạn 2006 – 202511




Số km

Ghi chú

Các công trình hiện có đến 2006

1939




Các công trình xây dựng từ 2007 đến 2010

1977.7




Các công trình xây dựng từ 2011 đến 2015

3100




Các công trình dự kiến xây dựng từ 2016 đến 2020

7377




Các công trình dự kiến xây dựng từ 2021 đến 2025

6170




Giai đoạn 2006 – 2025

20563.7




Каталог: UserControls -> ckfinder -> userfiles -> files
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> UỶ ban thưỜng vụ quốc hội ban dân nguyện kỳ HỌp thứ SÁU quốc hội khoá XII
files -> Phụ lục số 1 danh mục các văn bản hưỚng dẫn thi hành pháp luật về giao thôNG
files -> PHỤ LỤC 1 KẾt quả XỬ LÝ ĐƠN, thư CỦa uỷ ban tư pháp từ sau kỳ HỌp thứ SÁU ĐẾn truớc kỳ HỌp thứ BẢy quốc hội khóa XII
files -> Phần I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
files -> II. Các kiến nghị về chính sách đối với giáo viên
files -> BÁo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo trong giáo dục đại học

tải về 291.63 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương