Những tài liệu tham khảo: 1/ Lối vào Nhân minh học


III. Mười lỗi của Dụ      1. Ý nghĩa của dụ



tải về 402.24 Kb.
trang35/43
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích402.24 Kb.
#37897
1   ...   31   32   33   34   35   36   37   38   ...   43
III. Mười lỗi của Dụ 

    1. Ý nghĩa của dụ



Thành phần thứ ba của năng lập là dụ, tức ví dụ. Có thể minh họa:
Tôn: Âm thanh là vô thường 
Nhân: Vì âm thanh là cái bị làm ra 
Dụ: Như cái bình
Lấy cái bình làm ví dụ để chứng minh tôn: Âm thanh là vô thường. Vì cái bình cũng là vật bị làm ra cho nên là vô thường. Một ví dụ, muốn làm được chức năng chứng minh một tôn, thì phải có những điều kiện nhất định, chứ không thể đơn cử ví dụ một cách tùy tiện được.
Trước hết, cần phân biệt dụ có hai loại là đồng dụ (đồng phẩm) và dị dụ (dị phẩm).

     2. Hai loại của dụ



Tôn: Âm thanh là vô thường
Nhân: Vì âm thanh là vật bị làm ra
Dụ: như cái bình
Cái bình gọi là đồng dụ, không phải dị dụ. Dùng đồng dụ để chứng minh, thì Nhân minh học gọi là hợp tác pháp. Còn dùng dị dụ để chứng minh thì gọi là ly tác pháp. Cũng như đánh địch, có thể đánh trực diện, cũng có thể đánh từ trong lòng địch đánh ra. Cả hai mặt giáp công, địch nhất định thua. Đánh trực diện là hợp tác pháp. Đánh từ trong ra gọi là ly tác pháp.

Tôn: Âm thanh là vô thường


Nhân: Vì âm thanh là cái bị làm ra.
Dụ: Mọi vật bị làm ra đều vô thường, như cái bình v.v… (cái bình là đồng dụ).
Mọi vật không phải là vô thường, đều không phải bị làm ra như hư không (dị dụ)
Nói chung, sự phân biệt giữa hợp tác pháp và ly tác pháp đều ở nơi dụ, là thành phần thứ ba của năng lập.



tải về 402.24 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   31   32   33   34   35   36   37   38   ...   43




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương