ĐÁnh giá VÀ kiểM ĐỊnh trong giáo dụC ĐẠi họC



tải về 67.76 Kb.
trang16/26
Chuyển đổi dữ liệu10.10.2022
Kích67.76 Kb.
#53502
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   26
Đánh giá trong giáo dục ĐH

Trọng số điểm

Mục tiêu đo

Loại

rp
câu T

Số câu T

Nhớ

Hiểu

Vận
dụng

Vận dụng sáng tạo

A






















B






















C






















D














































9 r rp ^ ^
Tổng so























Bảng đặc trưng được coi như bảng hướng dẫn cho các khâu tiếp theo để xây dựng 1 bài trắc nghiệm Đồng thời là cơ sở để kiểm soát quá trình xây dựng các câu trắc nghiệm hướng vào mục tiêu đánh giá.
Bước 2: Viết câu trắc nghiệm
Khi viết câu trắc nghiệm, dù là trắc nghiệm theo chuẩn hay trắc nghiệm theo tiêu chí thì cũng phải căn cứ vào bảng đặc trưng. Bảng đặc trưng này được coi là một công cụ hữu ích giúp cho người biên soạn trắc nghiệm viết các câu hỏi phù hợp với mục tiêu môn học.
Các câu trắc nghiệm khi viết cần căn cứ vào bảng đặc trưng, đảm bảo cho các câu trắc nghiệm bám sát các mục tiêu đã xác định, tránh trường hợp thừa hoặc thiếu câu trắc nghiệm cần đo lường đối với mỗi mục tiêu. Có một số gợi ý cho việc viết từng loại câu trắc nghiệm:

  • Cần bám sát bảng đặc trưng và đảm bảo đúng kỹ thuật biên soạn từng loại câu trắc nghiệm.

  • Câu trắc nghiệm diễn đạt gọn, rõ, chính xác, không gây hiểu lầm, hiểu sai

  • Không nên đưa vào một câu trắc nghiệm nhiều thông tin nhất là những thông tin không thuộc một loại kiến thức.

  • Không nên làm tăng độ khó của câu trắc nghiệm bằng cách làm cho nội dung của câu trắc nghiệm thêm phức tạp, diễn đạt quanh co dài dòng.

  • Tránh cung cấp những thông tin đầu mối hay gợi ý dẫn đến câu trả lời hay. câu trắc nghiệm này là đầu mối cho câu trắc nghiệm khác.

  • Tránh những câu trắc nghiệm dập khuôn trong sách giáo khoa.

  • Tránh câu trắc nghiệm có tính chất thăm dò gài bẫy.

  • Đề phòng câu trắc nghiệm thừa giả thiết hay có nhiều phương án trả lời đúng.

  • Một bài trắc nghiệm ít nhất có 10 câu trở lên, câu trắc nghiệm khách quan loại đa phương án chiếm nhiều nhất trong bài tập trắc nghiệm khách quan.


27




- Nên phối hợp sử dụng câu trắc nghiệm tự luận và câu trắc nghiệm khách quan trong một bài trắc nghiệm hoặc trong một chương trình học.
Bước 3: Hoàn thiện các câu trắc nghiệm
Các câu trắc nghiệm viết xong cần có sự góp ý của các chuyên gia về môn học để hoàn thiện câu trắc nghiệm. Mục đích góp ý nhằm phát hiện ra những câu chưa đảm bảo yêu cầu về mặt kiến thức và kỹ thuật trắc nghiệm, hoàn thiện các câu, bài trắc nghiệm.
Khi góp ý cần xem xét độ chính xác của thuật ngữ, của các mệnh đề, cách diễn đạt câu; Đối chiếu các câu trắc nghiệm với các mục tiêu, yêu cầu về chương trình học, kỹ thuật trắc nghiệm; Đảm bảo sự phù hợp với đối tượng, thời gian làm bài; Hình thức trình bày và các vấn đề có liên quan; Các câu trắc nghiệm được chỉnh sửa theo sự thống nhất của các chuyên gia.
Các câu trắc nghiệm sau khi được góp ý chỉnh sửa và hoàn thiện trước khi sử dụng để đánh giá kết quả học tập cần được thử nghiệm (trắc nghiệm thử).
Bước 4. Thử nghiệm và phân tích câu trắc nghiệm
Thử nghiệm bài trắc nghiệm nhằm mục đích để đo chất lượng, tính khả thi của các câu trắc nghiệm và bài trắc nghiệm mới xây dựng. Bằng phương pháp thử nghiệm này sẽ giúp cho giảng viên có những chỉ số định lượng về mặt thống kê kiểm soát chất lượng công cụ đánh giá kết quả học tập của sinh viên.
Dựa vào kết quả của trắc nghiệm thử mà thu được các số liệu thống kê, chúng ta có thể tiến hành phân tích câu trắc nghiệm và bài trắc nghiệm trên cơ sở những số liệu thống kê đó. Việc phân tích có thể được tính toán đơn giản bằng máy tính cầm tay, cũng có thể nhờ các phần mềm được xây dựng theo các mô hình toán học về đo lường giáo dục.
Phân tích các chỉ số của câu trắc nghiệm giúp chúng ta biết được những câu trắc nghiệm nào chưa đạt yêu cầu cần phải loại bỏ, những câu trắc nghiệm nào cần phải sửa chữa và những câu trắc nghiệm nào tốt có thể giữ lại đưa vào ngân hàng câu trắc nghiệm để sử dụng.
Việc phân tích từng câu trắc nghiệm và toàn bộ bài trắc nghiệm phụ thuộc vào mục đích trắc nghiệm, do đó các đặc trưng thống kê phải phản ánh được mục đích này. Chẳng hạn nếu bài trắc nghiệm có mục đích so sánh thành tích giữa các sinh viên với nhau thì chỉ số về độ phân biệt cần được nhấn mạnh và quan tâm hơn. Nếu bài trắc nghiệm có mục đích đo lường để xác định sinh viên đã đạt được các mục tiêu học tập của môn học như thế nào thì những thông tin về độ phân biệt và độ khó cũng có thể không nhất thiết phải loại bỏ câu trắc nghiệm.
Khi phân tích câu trắc nghiệm, hai chỉ số cơ bản cần phân tích là độ phân biệt và độ khó của câu trắc nghiệm. Đối với câu nhiều lựa chọn cần có chỉ số nữa cần phân tích, đó là mức độ lôi cuốn vào các phương án trả lời.


28


  1. Phân tích độ phân biệt của câu trắc nghiệm

Trong một nhóm thí sinh làm bài trắc nghiệm, chúng ta thường muốn phân biệt trong nhóm đó những thí sinh có trình độ khác nhau trong lĩnh vực mà bài trắc nghiệm cần đo lường. Khả năng mà câu trắc nghiệm thể hiện được sự phân biệt đó được gọi là độ phân biệt.
Như vậy, một câu trắc nghiệm có độ phân biệt tức là có khả năng phân biệt được sinh viên giỏi và sinh viên kém theo mục đích đặt ra cho bài trắc nghiệm. Có nhiều cách tính độ phân biệt của câu trắc nghiệm. Một trong những cách tính đơn giản và thông dụng để tính độ phân biệt là:
Nc - Nt
E =
n
E: Độ phân biệt
n : Chiếm 27% tổng số người tham gia làm bài trắc nghiệm
Nc : Số người trả lời đúng của nhóm đạt điểm cao bài trắc nghiệm
Nt : Số người trả lời đúng của nhóm đạt điểm thấp bài trắc nghiệm
Giá trị độ phân biệt của câu trắc nghiệm E thay đổi từ -1 đến +1 thì câu trắc nghiệm dùng được và nếu ngoài khoảng đó thì câu trắc nghiệm không dùng được.
E = 0.25 trở lên: Độ phân biệt tốt
E = 0.05 ^ 0.25: Độ phân biệt trung bình
E = 0 ^ 0.05: Độ phân biệt kém
E = 0 : Không có độ phân biệt
E = -1 ^ 0 : Độ phân biệt theo hướng nghịch với trên.
Yêu cầu về chỉ số độ phân biệt cần căn cứ vào mục đích bài trắc nghiệm. Nếu bài trắc nghiệm theo chuẩn (nhằm mục đích phân biệt, lựa chọn người học) thì cần những câu trắc nghiệm có chỉ số độ phân biệt cao (VD: E= 0,25 đến 1), còn bài trắc nghiệm theo tiêu chí (xác định mức độ đạt được mục tiêu môn học) thì chỉ số E chỉ cần từ -1 đến 1.

  1. Phân tích độ khó của câu trắc nghiệm

Độ khó của câu trắc nghiệm
căn cứ vào số người trả lời đúng câu trắc nghiệm, nếu hầu như tất cả mọi người đều trả lời đúng thì câu trắc nghiệm ấy được xem như là câu dễ, nếu có rất ít người trả lời đúng thì câu trắc nghiệm ấy được coi là câu khó. Khi nói tới độ khó cũng cần thiết phải xem câu trắc nghiệm đó là khó đối với đối tượng nào, do đó việc thử nghiệm trên đối tượng thí sinh phù hợp giúp cho việc tính được độ khó của câu trắc nghiệm.


29




Cách tính độ khó thông dụng nhất của câu trắc nghiệm là tính tỷ lệ phần trăm số người trả lời đúng câu trắc nghiệm

tải về 67.76 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   26




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương