ĐÁnh giá VÀ kiểM ĐỊnh trong giáo dụC ĐẠi họC



tải về 67.76 Kb.
trang17/26
Chuyển đổi dữ liệu10.10.2022
Kích67.76 Kb.
#53502
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   26
Đánh giá trong giáo dục ĐH

P
' N '
R: Số người trả lời đúng câu trắc nghiệm
N: Số người làm bài trắc nghiệm
P: Độ khó của câu trắc nghiệm
P: Từ 0 đến 1
P: Gần đến 1 thì câu trắc nghiệm dễ
P: Gần đến 0 thì câu trắc nghiệm khó
P: V (50 %) thì câu trắc nghiệm tốt (Độ khó vừa phải)
Như vậy, chỉ số độ khó thay đổi từ 0 đến 1, các câu trắc nghiệm trong bài trắc nghiệm thường có các độ khó khác nhau, giá trị độ khó càng nhỏ thì câu trắc nghiệm càng khó và ngược lại, giá trị độ khó càng lớn thì thể hiện câu trắc nghiệm càng dễ. Độ khó của câu trắc nghiệm vừa phải là tốt nhất đối với bài trắc nghiệm. Tuy nhiên, bài trắc nghiệm gồm nhiều câu trắc nghiệm nên không nhất thiết câu trắc nghiệm nào cũng cần đạt độ khó vừa phải mà chỉ cần P từ 30% - 70% là có thể dùng được. Vì câu trắc nghiệm này có thể đạt P = 30% thì có câu trắc nghiệm khác đạt 70% Như vậy trong một bài trắc nghiệm vẫn đảm bảo độ khó vừa phải.
Độ phân biệt có liên quan chặt chẽ đến độ khó của một câu trắc nghiệm hay của một bài trắc nghiệm. Nếu một bài trắc nghiệm dễ hay khó đến mức mọi sinh viên đều làm tốt hoặc đều không làm được thì các điểm số đạt được sẽ chụm ở phần điểm cao hoặc đểm kém thì điều đó cũng có nghĩa là bài trắc nghiệm đó độ phân biệt kém. Nếu một bài trắc nghiệm có độ khó vừa phải thì các điểm số trải rộng trong thang điểm và như vậy bài trắc nghiệm đó cũng có độ phân biệt tốt.
Độ khó của bài trắc nghiệm phụ thuộc vào trình độ của thí sinh, thí sinh khá có điểm trắc nghiệm cao, thí sinh kém sẽ có điểm trắc nghiệm thấp, do vậy một bài trắc nghiệm có thể là dễ đối với thí sinh khá, giỏi nhưng có thể lại là khó đối với thí sinh kém hoặc trung bình, do đó độ khó của bài trắc nghiệm đối với một lớp học là tỷ số giữa điểm trung bình của bài trắc nghiệm với tổng số câu trắc nghiệm.
Một bài trắc nghiệm tốt không phải chỉ toàn câu khó hay toàn câu dễ mà phải gồm những câu có độ khó vừa phải.

  1. Xác định mức độ lôi cuốn của các phương án nhiễu trong câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn

Đối với câu trắc nghiệm khách quan loại câu nhiều lựa chọn, ngoài hai chỉ số về độ khó và độ phân biệt thì cần phân tích thêm một chỉ số nữa đó là mức độ lôi cuốn vào các phương án trả lời.


30




Khi phân tích mức độ lôi cuốn người học vào các phương án trả lời cho sẵn ở từng câu trắc nghiệm phải xem xét cụ thể tần số lựa chọn ở từng phương án trả lời đó. Cụ thể:

  • Phương án đúng tỉ lệ chọn chiếm đa số, đặc biệt thí sinh nhóm điểm cao chọn nhiều hơn thí sinh nhóm điểm thấp thì câu trắc nghiệm tốt.

  • Phương án gây nhiễu người chọn ít hơn (nhóm điểm cao chọn ít hơn nhóm điểm thấp) thì câu trắc nghiệm tốt.

  • Phương án nhiễu quá nhiều người lựa chọn so với phương án đúng thì phải xem lại câu dẫn (có sự hiểu lầm).

  • Phương án nhiễu không ai lựa chọn thì sức hấp dẫn kém (phương án đó sai là hiển nhiên).

Phương pháp thống kê tính toán các chỉ số của câu trắc nghiệm đã trình bày ở trên là những phương pháp rất thông dụng, đơn giản, và dễ thực hiện. Tuy nhiên nó chưa thoả mãn được các yêu cầu về đo lường trong giáo dục, bởi vì một trong những nhược điểm của nó là: cùng một bài trắc nghiệm, các chỉ số thống kê sẽ thay đổi ở những mẫu (nhóm sinh viên) khác nhau. Do đó các chuyên gia không ngừng tìm cách đo lường đảm bảo tính độc lập với đối tượng khảo sát. Georg Rasch (nhà toán học Đan Mạch) năm 1960 đã cung cấp một lý thuyết để phân tích câu trắc nghiệm, mặc dù cơ sở toán học của lý thuyết này rất phức tạp và rắc rối, nhưng đây vẫn là phương pháp ngày càng được sử dụng nhiều hơn với sự phát triển của máy tính điện tử. Lý thuyết đáp ứng câu hỏi (IRT - Item respons theory) được sử dụng để mô tả một cách tiếp cận lý thuyết khi định nghĩa và xác định các nét tiềm ẩn. Mô hình Rasch được tiến hành với các phần mềm do các nhà chuyên môn soạn thảo.
Trong các bước tiến hành xây dựng trắc nghiệm, có một số bước cần phải lặp lại nhiều lần để hoàn thiện và tăng dần số lượng câu trắc nghiệm trong ngân hàng câu trắc nghiệm, như viết trắc nghiệm, thảo luận trong nhóm đồng nghiệp, biên tập câu trắc nghiệm, lập đề thi và tổ chức thi thử, chấm thi và phân tích thống kê các kết quả thi thử gia công các câu trắc nghiệm kém chất lượng. Có thể thấy rằng, ngân hàng câu trắc nghiệm không phải là kho lưu trữ cố định, mà nó luôn được bổ sung loại bỏ, hoàn thiện và phát triển.

tải về 67.76 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   26




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương