ĐÁnh giá VÀ kiểM ĐỊnh trong giáo dụC ĐẠi họC



tải về 67.76 Kb.
trang11/26
Chuyển đổi dữ liệu10.10.2022
Kích67.76 Kb.
#53502
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   26
Đánh giá trong giáo dục ĐH

Lưu ý: Thực hiện phép đo lường trong giáo dục, kết quả phép đo ảnh hưởng rất lớn bới tính chủ quan của người chấm (sức khỏe, trạng thái, tâm lý, tính cách, quan điểm cá nhân, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm,...). Do vậy, tổ chức thực hiện phép đo lường trong giáo dục đòi hỏi cần có sự quản lý, tổ chức khoa học, nghiêm túc nâng cao tinh thần trách nhiệm, sự công bằng của giảng viên.



      1. Kết luận và đưa ra những quyết định

Trên cơ sở kết quả của phép đo, giảng viên cần đưa ra những nhận định, những phán đoán về kết quả thực chất của đối tượng đánh giá. Chỉ ra những điều đạt được và chưa đạt được đồng thời chỉ ra những định hướng, biện pháp chính xác, phức hợp để cải thiện thực trạng của đối tượng theo chiều hướng tích cực. Đặc biệt lưu ý cần có sự động viên, khuyến khích, tin tưởng ở sinh viên tiếp tục nỗ lực vươn lên trong tương lai.

    1. Các hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên đại học

      1. Các hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập

Có nhiều cách phân loại các hình thức kiểm tra đánh giá trong giáo dục đại học tùy vào mục đích, mục tiêu đánh giá, phương thức thu thập thông tin, dữ liệu ...

  • Trên cơ sở mục đích đánh giá đối tượng giáo dục trong đánh giá kết quả học tập của sinh viên ta có: Đánh giá chẩn đoán, đánh giá quá trình, đánh giá tổng kết.

  • Trên cơ sở chức năng của đánh giá trong đánh giá kết quả học tập của sinh viên ta có: Đánh giá định hướng cá nhân, Đánh giá định hướng nhóm, đánh giá theo chuẩn.

  • Trên cơ sở tính chất hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên ta có: kiểm tra, đánh giá thường xuyên; kiểm tra, đánh giá định kì; kiểm tra tổng kết.

  • Trên cơ sở các phương thức thu lượm thông tin, dữ liệu đánh giá kết quả học tập của sinh viên ta có: Kiểm tra viết, kiểm tra vấn đáp, kiểm tra thực hành, kiểm tra hồ sơ, sản phẩm học tập.

      1. Các phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập

Phương pháp kiểm tra, đánh giá trong giáo dục là những cách thức, biện pháp thu thập các thông tin, dữ liệu, nguồn minh chứng về đối tượng làm cơ sở cho việc đánh giá đối tượng. Đánh giá trong giáo dục luôn liên quan đến tri thức, kỹ năng, thái độ của con người. Vì vậy Đánh giá trong giáo dục bao gồm các phương pháp cơ bản sau đây:

        1. Phương pháp quan sát

Quan sát là một phương pháp kiểm tra, đánh giá sử dụng tri giác (trực tiếp hoặc gián tiếp) để thu nhận các thông tin phản hồi về các đặc điểm, tính chất, trạng


18




thái của các đối tượng cần đánh giá. Phương pháp này được sử dụng phổ biến trong đánh giáo dục.

  1. Ưu điểm của phương pháp quan sát

  • Thu được thông tin về thái độ, hành vi, hoạt động, trạng thái... của đối tượng cần đánh giá.

  • Có thông tin trực tiếp, sinh động, trung thực và nhanh chóng

  • Có khả năng tìm hiểu được nhiều khía cạnh của đối tượng quan sát.

  • Dễ dàng thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc, không đòi hỏi nhiều về phương tiện kỹ thuật.

  1. Nhược điểm của phương pháp quan sát

  • Thông tin thu được thường mang tính chất định tính, bề ngoài, hình thức đôi khi bộc lộ bản chất đối tượng.

  • Chịu ảnh hưởng của môi trường, ngoại cảnh và chủ quan của người quan sát.

  • Khó quan sát khi đối tượng đông và có nhiều hoạt động phức tạp

  • Mất thời gian khi xử lý các dữ liệu thu được.

  1. Yêu cầu khi sử dụng phương pháp quan sát

  • Xây dựng kế hoạch trước khi quan sát: xác định mục tiêu, đối tượng, nội dung, hệ thống hành vi liên quan đến mục tiêu cũng như các mức độ của hành vi cần quan sát.

  • Xây dựng biên bản quan sát chi tiết, cụ thể và có thể lượng hóa đến từng biểu hiện hành vi của đối tượng với các mức độ khác nhau nhằm mô tả biểu hiện của đối tượng trên cơ sở mục tiêu đánh giá.

  • Người quan sát cần phải nắm được cơ sở lý luận có liên quan đến nội dung vấn đề quan sát trên cơ sở đó những thông tin quan sát mới đúng mục đích và cần thiết cho việc đánh giá.

  • Nên có nhiều người cùng quan sát trên một đối tượng để kết quả đánh giá khách quan hơn.

  • Cần có lượng thông tin quan sát phải đủ, nhiều lần quan sát liên tục về đối tượng để đánh giá đảm bảo độ tin cậy, chính xác.

  • Có thể sử dụng các phương tiện kỹ thuật vào quá trình quan sát như máy ảnh, carmera


        1. tải về 67.76 Kb.

          Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   26




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương