ĐÁnh giá VÀ kiểM ĐỊnh trong giáo dụC ĐẠi họC



tải về 67.76 Kb.
trang10/26
Chuyển đổi dữ liệu10.10.2022
Kích67.76 Kb.
#53502
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   26
Đánh giá trong giáo dục ĐH

Thu thập các thông tin đánh giá

Trên cơ sở mục tiêu, tiêu chí đánh giá xác định, mô tả biểu hiện đối tượng đánh giá phản ánh mục tiêu, tiêu chí đánh giá trong thực tiễn, chủ thể đánh giá lựa chọn các phương pháp, kỹ thuật thu thập thông tin, dữ liệu phản ánh đối tượng đánh giá làm cơ sở cho các hoạt động đánh giá tiếp theo.
Trong giáo dục khâu này thường xác định là khâu kiểm tra. Kiểm tra và đánh giá là hai công việc vừa có thứ tự vừa đan xen vào nhau. Để đánh giá đối tượng phải thực hiện quá trình kiểm tra và cũng có những trường hợp kiểm tra nhưng không nhất thiết phải đánh giá.
Thực tiễn có nhiều dạng kiểm tra như: kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra tổng kết.

  • Kiểm tra thường xuyên là giảng viên tiến hành thường xuyên các hoạt động thu thập thông tin, dữ liệu phản ánh hoạt động học tập của sinh viên trong quá trình tổ chức dạy học nhằm kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy và học của chính giảng viên và sinh viên trên cơ sở đó thúc đẩy sự nỗ lực, tích cực học tập của sinh viên một cách liên tục, có hệ thống đạt được hiệu quả mục tiêu hoạt động học. Hoạt động kiểm tra, đánh giá hàng ngày được thực hiện chủ yếu thông qua quan sát, đàm thoại, thực hành, báo cáo... hoạt động học tập của sinh viên.

  • Kiểm tra định kì là hoạt động kiểm tra được thực hiện sau khi kết thúc một phần của chương trình hoặc sau một học kì để biết được mức độ đạt được của sinh viên so với mục tiêu học tập cần đạt được của chương trình đó. Kiểm tra định kì có tác dụng giúp giảng viên và sinh viên nhìn lại kết quả làm việc sau một thời gian nhất định, củng cố phát triển những điều đã học, tạo cơ sở để từ đó định hướng tiếp tục cho hoạt đông dạy và học tiếp theo. Hoạt động kiểm tra định kỳ thường được thực hiện bằng bài kiểm tra viết, bài thực hành, bài luận, bài báo cáo...


16




  • Kiểm tra tổng kết là hoạt động kiểm tra được thực hiện vào cuối mỗi năm học, cuối khóa học hoặc cuối mỗi học phần nhằm đánh giá kết quả học tập của sinh viên về học phần, khóa học đó so với mục tiêu học tập đã định sẵn. Hoạt động kiểm tra tổng kết thường được thực hiện bằng hình thức thi nhằm đánh giá trình độ kiến thức, kĩ năng của thí sinh so với yêu cầu chất lượng đã xác định trong các chương trình giáo dục.

Lưu ý tiến hành kiểm tra trong đánh giá kết quả học tập:

  • Tổ chức kiểm tra phải được tiến hành khoa học, nghiêm túc, khách quan.

  • Kết hợp nhiều dạng kiểm tra để thu thập nhiều, đầy đủ, toàn diện các dữ liệu thông tin phản ánh chính xác về đối tượng đánh giá.

  • Tránh gây trạng thái ức chế cho đối tượng đánh giá, cán bộ giám sát kiểm tra phải thể hiện sự bình tĩnh, thái độ tôn trọng, cởi mở hết sức tránh những lời quở mắng nặng nề. Cần có khuyến khích động viên kịp thời những tiến bộ dù là nhỏ ở đối tượng để giúp họ có thêm nghị lực vươn lên không ngừng.

  • Chú ý phát hiện kịp thời những biểu hiện sai sót, lệch lạc ở đối tượng đồng thời tìm hiểu rõ nguyên nhân của các biểu hiện đó để có những biện pháp điều chỉnh, hỗ trợ kịp thời.

      1. Đối chiếu các tiêu chuẩn với thông tin đã thu thập được

Trên cơ sở các thông tin, dữ liệu thu được phản ánh về đối tượng đánh giá, đối chiếu với các tiêu chuẩn (hệ thống thang đo, nguyên tắc tính hệ thống chuẩn mực - đơn vị dùng để đo). Kết quả được ghi nhận bằng một số đo hay một số kết luận về đối tượng (định lượng và định tính)
Sau khi đối chiếu với các tiêu chuẩn, kết quả về đối tượng đánh giá được ghi bằng 1 số đo (một ký hiệu) trong hệ thống thang đo là việc lượng giá.
Lượng giá là trên cơ sở kết quả đo đưa ra những thông tin về ước lượng về đối tượng đánh giá (VD: kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo sinh viên trong đánh giá kết quả học tập) nhằm làm sáng tỏ hơn nữa trình độ tương đối của đối tượng đánh giá. Lượng giá gồm 2 loại: lượng giá theo chuẩn, lượng giá theo tiêu chí.
Lượng giá theo chuẩn: là sự so sánh tương đối kết quả cá nhân đạt được với trung bình chung của tập hợp những người tham gia.
VD: Sinh viên A được 8/10 điểm ở 1 bài kiểm tra nhưng cả lớp chỉ có 8 điểm là cao nhất. Lượng giá theo chuẩn thì sinh viên A đứng thứ nhất trong lớp với kết quả của bài kiểm tra đó.
Lượng giá theo tiêu chí: là sự so sánh đối chiếu kết quả của cá nhân đạt được với các tiêu chí, các chuẩn đã đề ra.
VD: Sinh viên A được 8/10 ở 1 bài kiểm. Như vậy, lượng giá theo tiêu chí thì sinh viên A đạt loại khá so với yêu cầu của chương trình.


17



tải về 67.76 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   26




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương