Ngày nay, với quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, chất lượng sản phẩm



tải về 0.56 Mb.
trang7/64
Chuyển đổi dữ liệu09.08.2022
Kích0.56 Mb.
#52842
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   64
Giáo trinh QTCL

2. Dịch vụ và chất lượng dịch vụ:

2.1 Khái niệm, phân loại và đặc điểm của dịch vụ


Dịch vụ (sản phẩm vô hình) là kết quả đầu ra của một quá trình hay một hoạt động nào đó. Tuy nhiên, do tính chất vô hình của nó nên dịch vụ được định nghĩa là “kết quả của một quá trình hay một hoạt động nào đó nhưng không thể nhìn thấy được, không đo được và không đếm đươc”.
Theo TCVN ISO 9000:2015 Dịch vụ là kết quả tạo ra do các hoạt động tiếp, xúc
giữa người cung ứng và khách hàng và các hoạt động nội bộ của người cung ứng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Nếu như sản phẩm hữu hình có các bộ phận cấu thành sản phẩm thì dịch vụ cũng
có các bộ phận cấu thành dịch vụ. Theo quan điểm hiện hành, dịch vụ được cấu thành bởi
hai bộ phận sau:
- Dịch vụ chính (core service) hay còn gọi là dịch vụ cơ bản. Dịch vụ chính là dịch
vụ cốt lõi mà thông qua dó nhu cầu sử dụng dịch vụ đó được thỏa mãn. Ví dụ, dịch vụ
chính của ngân hàng là hoạt động huy động vốn và hoạt động cho vay; dịch vụ chính của
đào tạo là tiến hành các khóa đào tạo.
- Dịch vụ giá trị gia tăng (value - added service) hay còn gọi là dịch vụ hỗ trợ. Dich
vụ hỗ trợ là các dịch vụ đi kèm nhằm tăng thêm mức độ thỏa mãn của khách hàng khi sử
dụng dịch vụ chính. Ví dụ dịch vụ hỗ trợ của ngân hàng là hoạt động tư vấn đầu tư. tư
vấn kinh doanh thông qua dịch vụ tư vấn đầu tư, tư vấn kinh doanh ngân hàng sẽ nâng
cao mức độ hài lòng của khách hàng, từ đó có thể xây đắp được mối quan hệ chiến lược
lâu dài đối với khách hàng của mình. Vì vậy, dịch vụ hỗ trợ là hoạt động tạo điều kiện
thực hiện tốt dịch vụ căn bản và làm tăng giá trị của dịch vụ căn bản.
- Dịch vụ tổng thể (dịch vụ trọn vẹn) là sự tổng hợp của dịch vụ căn bản (hay còn
gọi là dịch vụ chính) và dịch vụ hỗ trợ. Cùng với xu thế phát triển của xã hội loài người,
tỷ trọng của dịch vụ hỗ trợ trong cơ cấu các bộ phận cấu thành của dịch vụ tổng thể có xu hướng ngày càng tăng lên. Trong cơ cấu của bản thân một dịch vụ hay một một sản
phẩm, trong cơ cấu của bản thân một doanh nghiệp hay một quốc gia, tỷ trọng của phần dịch vụ hỗ trợ trên tổng dịch vụ hoặc tỷ trọng của phần dịch vụ trên tổng giá trị sản phâmhay GDP phản ánh mức độ phát triển của dịch vụ hay trình độ phát triển của nền kinh tế đó. Cách phân loại dịch vụ theo ngành như trên có lẽ chỉ có tác dụng đối với quản lý nhà nước là chính. Tuy nhiên, đứng trên quan điểm doanh nghiệp, đứng trên góc độ cạnhtranh, phân loại địch vụ chỉ dừng ở lại ở góc độ quản lý là chưa đủ, mà phân loại dịch vụ phải phục vụ cho mục tiêu cạnh tranh của doanh nghiệp. Xét trên góc độ phục vụ cho mục tiêu cạnh tranh, phân loại dịch vụ theo bộ phận cấu thành phần nào đã thể hiện được mục tiêu đáp ứng nhu cầu khách hàng; tuy nhiên cách phân loại này chưa thể hiện rõ và quyết liệt mục tiêu cạnh tranh.
Để thể hiện rõ ý đồ cạnh tranh của doanh nghiệp, hiện tại các học giả đã tiến hành phân loại dịch vụ theo biểu đồ ở hình 1.3 sau:

Hình 1.3. Phân loại dịch vụ mang tính cạnh tranh
Với cách tiếp cận như ở hình 1.3, chúng ta thấy rằng để cạnh tranh thành công trên thị trường, để giành thắng lợi so với đối thủ, các doanh nghiệp cần phải tập trung phát triển dịch vụ giá trị gia tăng, mà đặc biệt phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng không thu tiền. Bởi vậy, dịch vụ mà đặc biệt là dịch vụ giá trị gia tăng đã trở thành vũ khí cạnh tranh trên thị trường đối với các doanh nghiệp.
Giống như sản phẩm hữu hình, dịch vụ cũng có những đặc điểm riêng của mình.
Để có thể quản lý chất lượng dịch vụ một cách hữu hiệu nhất, các nhà quản trị cần thiết
phải nắm rõ các đặc điểm riêng có của chất lượng dịch vụ, từ đó rút ra được các phương
sách phù hợp để tiến hành kinh doanh dịch vụ một cách tốt nhất. Sau đây là một số đặc
điểm của dịch vụ.
- Tính vô hình (hay phi vật chất). Đây là tính không thể nhìn thấy, không nếm được,
không nghe được, không cầm được dịch vụ trước khi tiêu dùng chúng. Đặc điểm này đòi
hỏi nhà quản trị phải dựa vào các các yếu tố gián tiếp để tổ chức cung ứng dịch vụ và
đánh giá chất lượng dịch vụ.
- Tính không thể chia cắt được. Quá trình cung ứng và sử dụng dịch vụ diễn ra đồng
thời. Vì vậy, dịch vụ không thể dự trữ, không thể lưu kho và hơn thế nữa, khách hàng là
một trong những yếu tố trực tiếp quyết định chất lượng dịch vụ.
- Tính không ổn định. Chất lượng dịch vụ dao động trong một khoảng rất rộng, tùy
thuộc vào hoàn cảnh tạo ra dịch vụ (như người cung ứng, thời gian, địa điểm cung ứng)
Ví dụ: Chuẩn đoán bệnh đúng hay sai tùy thuộc vào trình độ và thái độ của bác sĩ, cùng
một bác sĩ có thể lúc này chuẩn đoán bệnh tốt, lúc khác chuẩn đoán bệnh không tốt.
- Tính không lưu giữ được. Dịch vụ không lưu giữ được, đó là lý do mà các công ty
hàng không đưa vào điều khoản phạt trong trường hợp hủy bỏ chuyến bay. Do đặc điểm
này, nhiều công ty cung ứng dịch vụ thường áp dụng các biện pháp điều hòa tốt nhất về
cung và cầu theo thời gian. Cụ thể, các hãng dịch vụ đã:
+ Định giá phân biệt để có thể dịch chuyển một phần nhu cầu từ giờ cao điểm sang
giờ vắng khách;
+ Có thể chủ động làm tăng nhu cầu vào thời kỳ suy giảm bằng cách giảm giá dịch
vụ;
+ Áp dụng hệ thống đặt hàng trước;
+ Thi hành các biện pháp nhằm tạo điều kiện tăng năng lực hiện có như: để phục
vụ khách hàng vào giờ cao điểm có thể huy động tăng nhân viên từ các bộ phận khác.

tải về 0.56 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   64




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương