NguyễN ĐÌnh tâN


- Shigella flexneri DT 112(S. flexneri): Gây bệnh bệnh lỵ trực trùng ở trẻ em



tải về 0.59 Mb.
trang5/6
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích0.59 Mb.
#3114
1   2   3   4   5   6

- Shigella flexneri DT 112(S. flexneri): Gây bệnh bệnh lỵ trực trùng ở trẻ em.


* Vi khuẩn Gram (+):

- Bacillus cereus ATCC 9946 (B. cereus): Là trực khuẩn gram (+), sinh bào tử, thường không gây bệnh.

- Staphylococcus aureus ATTC 1228 (S. Aureus): Cầu khuẩn gram (+), gây mủ các vết thương, vết bỏng, gây viêm họng, nhiễm trùng có mủ trên da và các cơ quan nội tạng.

- Bacillus subtilis ATCC 10241(B. pumillus): là trực khuẩn cỏ khô hoặc trực khuẩn cỏ có khả năng tạo bào tử, có khả năng chịu đựng các điều kiện môi trường khắc nghiệt.

- Vi nấm : Aspergillus sp. VSSH1402 (Asp.sp)



2.5.3. Môi trường thử nghiệm

a. Môi trường canh thang nuôi cấy VK kiểm định:

NaCl 0,5% ; Pepton 0,5% ; cao thịt 0,3% ; nước vđ 100ml.

b. Môi trường thạch thường :

NaCl 0,5% ; Pepton 0,5% ; cao thịt 0,3% ; thạch 1,6% ; nước vđ 100ml.

c. Môi trường Sabouraud:

Pepton 1%; glucose 2%; thạch 1,6 %, nước vừa đủ 100 ml.

2.5.4. Mẫu kháng sinh chuẩn

Streptomycin : 20 IU/ml đối với vi khuẩn Gr(-).

Benzathin penicillin: 20 IU/ml đối với vi khuẩn Gr(+).

Kháng sinh chống nấm itraconazol 400 μg/ml pha trong methanol



2.5.5. Cách tiến hành

- Các khoanh giấy lọc vô trùng và đã được sấy khô được tẩm 3 lần với dung dịch mẫu thử (kháng sinh chuẩn), sau mỗi lần tẩm các khoanh giấy lọc có chứa mẫu thử (hoặc chuẩn) đều được sấy trên nhiệt độ < 60oC đến khô hết dung môi.

- Chuẩn bị môi trường và cấy VSV kiểm định:

VSV kiểm định được cấy vào môi trường canh thang, rồi nuôi cấy cho phát triển trong tủ ấm 37oC trong thời gian 18-24 giờ đến nồng độ 107 tế bào/ml (kiểm tra bằng pha loãng và dãy dịch chuẩn) (Nấm mốc được nuôi trên môi trường Sabouraud thạch nghiêng ở 28 oC trong 5 ngày, rồi sử dụng dung dịch xà phòng 0,2% vô trùng lấy đính bào tử với nồng độ 105 bào tử/ml) . Môi trường thạch thường (cũng như Sabouraud cho vi nấm) vô trùng (tiệt trùng 118oC/30 phút) được làm lạnh về 45-500C và được cấy giống VSV kiểm định vào với tỷ lệ 2,5 ml/ 100 ml. Lắc tròn để VSV kiểm định phân tán đều trong MT thạch, rồi đổ vào đĩa Petri vô trùng với thể tích 20ml/đĩa và để cho thạch đông lại.

- Đặt mẫu thử và chứng: khoanh giấy lọc đã được tẩm chất thử (kháng sinh chứng chuẩn) và xử lý như trên được đặt lên bề mặt môi trường thạch (thạch thường cũng như Sabouraud) chứa VSV kiểm định theo sơ đồ định sẵn.

- Ủ các đĩa Petri có mẫu thử và chứng được đặt như trên trong tủ ấm ở toC = 37oC đối với vi khuẩn (ở 28-30oC đối với vi nấm) trong 18-24h đối với vi khuẩn (24-72 giờ đối với vi nấm), rồi sau đó lấy ra đọc kết quả, đo đường kính vòng vô khuẩn (vụ nấm) nếu có bằng thước kẹp Panmer độ chính xác 0,02 mm.

- Đánh giá kết quả: Dựa trên đường kính vòng vô khuẩn (vụ nấm) và được đánh giá theo công thức:

= , s =

: Đường kính trung bình vòng vô khuẩn (vụ nấm)

Di: Đường kính vòng vô khuẩn (vụ nấm)

s: Độ lệch thực nghiệm chuẩn có hiệu chỉnh

n: Số thí nghiệm làm song song (3).

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HÀM LƯỢNG KIM LOẠI TRONG PHỨC CHẤT

Kết quả phân tích hàm lượng ion kim loại trong các phức chất và tính toán theo công thức giả định được chỉ ra trên Bảng 3.1:

Bảng 3.1. Kết quả phân tích hàm lượng kim loại trong các phức chất


STT

Phức chất

Hàm lượng ion kim loại

Lí thuyết (%)

Thực nghiệm (%)

1

Pd(thacp)2

21,63

21,78

2

Pd(mthacp)2

20,46

20,67

3

Pd(athacp)2

18,60

19,23

Kết quả trên cho thấy hàm lượng kim loại xác định theo thực nghiệm và tính toán lý thuyết khá phù hợp nhau, các kết quả này cũng hoàn toàn phù hợp với kết quả đã công bố trong tài liệu [2]. Điều đó khẳng định công thức giả định là hợp lý.


3.2 NGHIÊN CỨU PHỨC CHẤT BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHỔ KHỐI LƯỢNG

3.2.1 Phổ khối lượng của Pd(thacp)2

Phổ khối lượng của phức chất Pd(thacp)2 được đưa ra trên hình 3.1.



Hình 3.1. Phổ khối lượng của phức chất Pd(thacp)2

Như đã đề cập trong phần điều kiện ghi phổ, phổ khối lượng của các phức chất đều được ghi trong vùng có tỷ số m/z từ 50 - 20.000đvC.

Trên phổ khối lượng pic có tần suất xuất hiện và m/z lớn nhất có giá trị 491 đúng bằng trị số khối lượng của phức chất Pd(thacp)2 cộng thêm 1 đơn vị chứng tỏ đây là mảnh ion phân tử do phức chất bị proton hoá. Quan sát pic ion phân tử nhận thấy đó là một cụm pic với các tần suất xuất hiện khác nhau. Điều này được giải thích là do các nguyên tố Pd, S, N, C có nhiều đồng vị. Để xác nhận thêm công thức giả định của phức chất PdC18H20N6S2 chúng tôi so sánh cường độ tương đối của các pic trong cụm pic đồng vị trên phổ thực nghiệm và cường độ tương đối thu được từ tính toán lý thuyết bằng phần mềm isotope distribution caculator đối với công thức trên. Kết quả so sánh được tập hợp trong Bảng 3.2.

Bảng 3.2. Cường độ tương đối của pic đồng vị trong phổ khối lượng Pd(thacp)2

PdC18H20N6S2



m/z

Cường độ tương đối (%)

Lý thuyết

Thực tế

488

33,23

34,34

489

73,73

69,87

490

100

100

491

27,31

22,68

492

89,02

97,85

493

20,50

19,42

494

44,02

37,23

Qua biểu đồ ta có thể thấy cường độ tương đối của các pic đồng vị trong cụm pic ion phân tử hoàn toàn phù hợp với cường độ tính toán theo lý thuyết, các kết quả này cũng hoàn toàn phù hợp với kết quả đã công bố trong tài liệu [2]. Sự phù hợp này một lần nữa khẳng định sự tồn tại của pic ion phân tử phức chất PdC18H20N6S2

(M = 490).



3.2.2 Phổ khối lượng của Pd(mthacp)

Phổ khối lượng của Pd(mthacp)2 được chỉ ra trên hình 3.2





Hình 3.2. Phổ khối lượng của Pd(mthacp)2

Trên hình 3.2 xuất hiện pic có tần suất xuất hiện lớn nhất và có tỉ số m/z=519. Giá trị này đúng bằng khối lượng của mảnh ion phân tử khi phân tử phức chất Pd(mthacp)2 cộng thêm một proton. Bên cạnh pic này còn có các pic với tần suất xuất hiện nhỏ hơn tạo thành một cụm pic ion phân tử. Đây chính là cụm pic đồng vị do các nguyên tử Pd, N, O, C, S là các nguyên tố chứa nhiều đồng vị. Kết quả tính toán lý thuyết cường độ tương đối của các pic trong cụm pic đồng vị ứng với phân tử PdC20H24N6S2 được so sánh với cường độ tương đối trong phổ khối lượng của phức chất này. Kết quả được chỉ ra trong Bảng 3.3



Bảng 3.3. Cường độ tương đối của pic đồng vị trong phổ khối lượng Pd(mthacp)2

PdC20H24N6S2



m/z

Cường độ tương đối

Lý thuyết (%)

Thực tế (%)

516

32,71

30,28

517

73,26

71,3

518

100

100

519

29,07

23,69

520

88,18

83,39

521

22,12

20,90

522

43,77

41,02

Qua biểu đồ ta thấy sự phù hợp giữa lí thuyết và thực nghiệm, các kết quả này cũng hoàn toàn phù hợp với kết quả đã công bố trong tài liệu [2]. Như vậy có thể khẳng định công thức phân tử của phức chất là PdC20H24N6S2 (M=518) và kết luận này cũng trùng với kết luận đưa ra khi phân tích hàm lượng kim loại trong phức chất.



3.2.3. Phổ khối lượng của phức chất Pd(athacp)2

Phổ khối lượng của phức chất Pd(athacp)2 được chỉ ra trên hình 3.3.





Hình 3.3. Phổ khối lượng của phức chất Pd(athacp)2

Bảng 3.4. Cường độ tương đối của pic đồng vị trong phổ khối lượng Pd(athacp)2

PdC24H28N6S2



m/z

Cường độ tương đối

Lý thuyết (%)

Thực tế (%)

568

31,72

36,87

569

72,36

72,49

570

100

100

571

32,46

24,32

572

86,72

95,41

573

25,19

22,79

574

43,40

51,18

Trên phổ khối lượng tín hiệu có tần suất xuất hiện và m/z lớn nhất có giá trị 571 đúng bằng trị số khối lượng của phức chất Pd(athacp)2 sau khi bị proton hoá. Tín hiệu này xuất hiện với cụm tín hiệu, đó chính là cụm tín hiệu đồng vị. Để chứng minh công thức phân tử của phức chất PdC24H28N6S2 là đúng ta đi vào so sánh cụm tín hiệu đồng vị giữa giá trị thực tế là giá trị thu được từ Bảng số liệu của phổ và giá trị lý thuyết là giá trị thu được từ việc sử dụng phần mềm isotope distribution caculator để tính toán các tín hiệu đồng vị trong phân tử PdC24H28N6S2.

Biểu đồ trên cho thấy sự phù hợp về cường độ tương đối giữa tính toán và thực nghiệm của các tín hiệu đồng vị trong phổ khối lượng của phức chất Pd(athacp)2, các kết quả này cũng hoàn toàn phù hợp với kết quả đã công bố trong tài liệu [2] . Như vậy có thể khẳng định công thức phân tử của phức chất là PdC24H28N6S2 (M = 570).

3.3. NGHIÊN CỨU PHỨC CHẤT BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHỔ HẤP THỤ HỒNG NGOẠI

Cấu tạo của N(4) - thiosemicacbazon axetophenon và hai dạng tồn tại của các phối tử: dạng thion và thiol.





Axetophenon



straight arrow connector 1straight arrow connector 2





Dạng thion Dạng thiol
Phổ hấp thụ hồng ngoại của các phối tử và phức chất của nó với Pd(II) được chỉ ra trên Hình 3.4; 3.5; 3.6; 3.7; 3.8; 3.9 các dải hấp thụ được liệt kê trong Bảng 3.5.





Hình 3.4. Phổ hấp thụ hồng ngoại của Hthacp



Hình 3.5. Phổ hấp thụ hồng ngoại của Pd(thacp)2


Hình 3.6. Phổ hấp thụ hồng ngoại của Hmthacp


Hình 3.7. Phổ hấp thụ hồng ngoại của Pd(mthacp)2



Hình 3.8. Phổ hấp thụ hồng ngoại của Hathacp



Hình 3.9. Phổ hấp thụ hồng ngoại của Pd(athacp)2

Bảng 3.5. Các dải hấp thụ đặc trưng trong phổ của Hthacp, Pd(thacp)2, Hmthacp, Pd(mthacp)2, Hathacp và Pd(athacp)2

Hợp chất

Dải hấp thụ (cm-1)

(NH)

(N(2)=C)

(C=N(1))

(CNN)

(NN)

(C=S)

Hthacp

3409, 3151

-

1588

1450

1100

764

Pd(thacp)2

3373, 3188

1603

1523

1420

1021

702

Hmthacp

3340, 3261

-

1544

1411

1042

763

Pd(mthacp)2

3391, 3319

1565

1527

1409

1023

750

Hathacp

3079

-

1523

1441

1050

761

Pd(athacp)2

3371, 3067

1563

1517

1411

1033

750

Trên phổ hấp thụ hồng ngoại của các phối tử và phức chất đều xuất hiện dải hấp thụ ở vùng 3200 - 3400 cm1- dải hấp thụ đặc trưng cho dao động hoá trị của nhóm NH. Tuy nhiên khi đi vào trong phức chất thì cường độ các dải này đã bị giảm khá mạnh hoặc sự biến mất của 1 dải hấp thụ. Điều này có thể giải thích là khi tham gia tạo phức một nguyên tử H của nhóm NH đã bị tách ra và dải hấp thụ đặc trưng cho nhóm NH chỉ là dải hấp thụ của một nhóm NH chứ không phải là tín hiệu trùng chập của cả hai nhóm NH.

Trên phổ hấp thụ hồng ngoại của các phối tử tự do cũng không thấy xuất hiện dải hấp thụ đặc trưng cho dao động hoá trị của liên kết S – H ở vùng 2570 cm1 mà thấy xuất hiện dải hấp thụ đặc trưng cho dao động hoá trị của liên kết C = S, điều này cho thấy phối tử tự do tồn tại ở trạng thái thion trong điều kiện ghi phổ. Trên phổ của các phối tử tự do dải này xuất hiện ở khoảng 761 – 764 cm1 nhưng khi tạo phức dải đều bị giảm 4 - 13 cm-1 về số sóng. Sự chuyển dịch về phía số sóng thấp hơn này được giải thích là do sự thiol hoá của phần khung thiosemicacbazon và S sẽ tham gia liên kết với Pd. Một bằng chứng khác cho thấy nguyên tử H ở N(2)H bị tách ra là sự xuất hiện của dải hấp thụ đặc trưng cho dao động hoá trị của liên kết N = C ở 1603, 1565 và 1563 cm-1 lần lượt trong các phức chất Pd(thacp)2, Pd(mthacp)2, Pd(athacp)2.

Ngoài ra, ta còn thấy trên phổ của các phối tử tự do dải hấp thụ ở 1588, 1544 và 1523 cm1 lần lượt trong các phối tử Hthacp, Hmthacp và Hathacp đặc trưng cho dao động hoá trị của liên kết C = N(1) nhưng trong phổ của các phức chất thì dải này bị giảm về cường độ và dịch chuyển về số sóng thấp hơn ở 1523, 1527 và 1517 cm-1 lần lượt trong phức chất tương ứng. Điều này chứng tỏ nguyên tử N(1) có tham gia tạo liên kết phối trí với ion kim loại trung tâm. Vì khi tham gia liên kết, mật độ electron trên nguyên tử này giảm đi, kéo theo sự giảm về độ bội liên kết C = N và giảm số sóng của dải hấp thụ đặc trưng. Một bằng chứng khác cho thấy liên kết được thực hiện qua nguyên tử N(1) là sự chuyển dịch về số sóng thấp hơn của dải dao động hóa trị đặc trưng cho CNN và NN khi chuyển từ phối tử tự do vào phức chất tương ứng. Dải dao động hóa trị của CNN xuất hiện ở 1450, 1411 và 1441 cm-1 và giảm về 1420, 1409 và 1411 trong các phức chất tương ứng. Dải dao động hóa trị đặc trưng cho nhóm NN ở 1100, 1042 và1050 và giảm về 1021, 1023 và 1033 cm-1 trong phức chất Pd(II) .

Qua phân tích phổ hấp thụ hồng ngoại của các phối tử, phức ta có thể thấy khi tạo phức, các phối tử đóng vai trò như một anion và liên kết trong phức chất được xảy ra do cặp nguyên tử cho là N(1) và S, như mô hình dưới đây.




R: H, CH3, C3H5

M« h×nh t¹o phøc

3.4. PHỔ CỘNG HƯỞNG TỪ HẠT NHÂN 1H VÀ 13C CỦA CÁC PHỐI TỬ VÀ PHỨC CHẤT

3.4.1. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H và 13C của các phối tử Hthacp, Hmthacp và Hathacp trong dung môi DMSO

Công thức cấu tạo của các phối tử Hthacp, Hmthacp và Hathacp như sau:



(Hthacp)

(Hmthacp)



(Hathacp)


Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H và 13C của các phối tử Hthacp, Hmthacp và Hathacp được đưa ra trên Hình 3.11; 3.12; 3.13; 3.14; 3.15; 3.16. Để qui gán các tín hiệu cộng hưởng trong phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H và 13C chúng tôi tiến hành so sánh phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H và 13C của các phối tử thu được với phổ chuẩn của các chất đầu tương ứng. Phổ cộng hưởng từ proton của thiosemicacbazit trong dung môi DMSO - d6 trên máy Avance - 500 MHz và được đưa ra trên Hình 3.10



Hình 3.10. Phổ cộng hưởng từ proton của thiosemicacbazit (Hth)



Hình 3.11. Phổ cộng hưởng từ proton của phối tử Hthacp



Hình 3.12. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 13C của phối tử Hthacp



Hình 3.13. Phổ cộng hưởng từ proton của phối tử Hmthacp



Hình 3.14. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 13C của phối tử Hmthacp



Hình 3.15. Phổ cộng hưởng từ proton của phối tử Hathacp



Hình 3.16. Phổ cộng hưởng từ C13 của phối tử Hathacp

Khi tạo thành các thiosemicacbazon 2 nguyên tử H ở N(1) của thiosemicacbazit bị tách ra cùng với nguyên tử O của nhóm cacbonyl C=O. Thật vậy, trên phổ cộng hưởng từ proton của tất cả các phối tử đều không xuất hiện tín hiệu cộng hưởng của 2 proton nhóm N(1)H ở khoảng 4,42 và 4,80 ppm như trong phổ cộng hưởng từ proton của thiosemicacbazit và các dẫn xuất thế 4 – metyl, 4 – allyl của nó (Hình1.3 và Hình 1.5). Mặt khác, trên phổ cộng hưởng từ hạt nhân 13C của các phối tử cũng không thấy xuất hiện tín hiệu cộng hưởng của C nhóm C=O ở khoảng 197,85 ppm như trong phổ cộng hưởng từ hạt nhân 13C của axetophenon (Hình 1.8) mà thay vào đó là tín hiệu cộng hưởng của C nhóm C = N(1) ở 147,982; 147,598 và 147,598 ppm lần lượt trên phổ cộng hưởng từ hạt nhân 13C của các phối tử Hthacp, Hmthacp và Hathacp. Điều này chứng tỏ phản ứng ngưng tụ đã xảy ra, các phối tử đã được tạo thành.

Tín hiệu cộng hưởng ở vùng trường cao với độ chuyển dịch hóa học là 2,30 ppm, với tích phân là 3 được gán cho 3 proton của nhóm CH3 trong phần khung của axetophenon.

Trong phổ cộng hưởng từ proton của phối tử Hthacp, Hmthacp và Hathacp các tín hiệu singlet lần lượt ở 10,22; 10,21 và 10,27 ppm với tích phân là 1 được gán cho 1 proton của nhóm N(2)H. Sự xuất hiện tín hiệu cộng hưởng của proton nhóm N(2)H trên phổ cộng hưởng từ proton của các phối tử này là bằng chứng cho thấy các phối tử dãy này cũng tồn tại ở trạng thái thion trong điều kiện ghi phổ.

Tín hiệu cộng hưởng ở vùng trường cao trên phổ cộng hưởng từ proton của các phối tử Hthacp, Hmthacp và Hathacp với độ chuyển dịch hóa học là 2,30; 2,29 và 2,31 ppm, tích phân là 3 được gán cho 3 proton CH3 trong phần khung của axetophenon. Các tín hiệu cộng hưởng của cacbon nhóm này xuất hiện ở 14,02; 14,00; 14,08 ppm tương ứng trên phổ cộng hưởng từ hạt nhân 13C của các phối tử Hthacp, Hmthacp và Hathacp.

Trong phổ cộng hưởng từ proton của phối tử Hthacp, tín hiệu cộng hưởng singlet với tích phân là 1 ở 8,27 ppm là của 1 proton nhóm N(4)H2 và tín hiệu cộng hưởng quartet ở 7,92 ppm với tích phân là 2 là của 2 proton trong vòng thơm liên kết với C2’,6’. Tín hiệu cộng hưởng triplet ở 7,39 ppm với tích phân là 3 được gán cho 3 proton liên kết với C3’,4’, 5’.

Trên phổ cộng hưởng từ proton của phối tử Hmthacp, tín hiệu cộng hưởng doublet với tích phân là 1 ở 8,45 ppm là của 1 proton nhóm N(4)H và tín hiệu cộng hưởng multilet ở 7,92 ppm với tích phân là 3 là sự trùng chập tín hiệu cộng hưởng multilet của 1 proton nhóm N(4)H2 và 2 proton ở vị trí C2’,6’. Tín hiệu cộng hưởng triplet ở 7,38 ppm với tích phân là 3 được gán cho 3 proton liên kết với C3’,4’, 5’. Ngoài ra trên phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H của Hmthacp còn thấy xuất hiện tín hiệu singlet cộng hưởng ở 3,04 ppm, đây chính là tín hiệu cộng hưởng của 3 proton nhóm thế metyl. Tín hiệu cộng hưởng của cacbon nhóm thế này xuất hiện ở 31,13 ppm trên phổ cộng hưởng từ hạt nhân 13C của phối tử Hmthacp.

Tín hiệu cộng hưởng multilet với tích phân là 1 ở 8,60 ppm là của 1 proton nhóm N(4)H, tín hiệu này bị tách do ảnh hưởng của proton liên kết với C5 của nhóm allyl và tín hiệu cộng hưởng quartet ở 7,92 ppm với tích phân là 2 được gán cho 2 proton ở vị trí C2’,6’ trên phổ cộng hưởng từ proton của phối tử Hathacp. Tín hiệu cộng hưởng multilet ở 7,40 ppm với tích phân là 3 được gán cho 3 proton liên kết với C3’,4’, 5’. Tín hiệu cộng hưởng của các proton của nhóm thế allyl cũng xuất hiện đầy đủ trên phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H của phối tử Hathacp. Hai proton liên kết với C5 cộng hưởng ở 4,26 ppm với tích phân là 2, 1 proton nhóm C6 cộng hưởng ở 5,93 ppm với tích phân là 1 còn tín hiệu cộng hưởng multilet ở 5,14 ppm với tích phân là 2 được gán cho 2 proton liên kết với C7. Tín hiệu cộng hưởng của các nguyên tử cacbon nhóm này cộng hưởng lần lượt ở 45,86; 135,02; 115,43 ppm trên phổ cộng hưởng từ hạt nhân 13C của phối tử Hathacp.

Các tín hiệu còn lại trong khoảng 126,33 - 137,71 ppm là cacbon của vòng benzen cũng xuất hiện đầy đủ trên phổ cộng hưởng từ hạt nhân 13C của các phối tử nghiên cứu trong luận văn này. Các tín hiệu cộng hưởng trong phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H và 13C của các phối tử Hthacp, Hmthacp và Hathacp được liệt kê đầy đủ trong các Bảng 3.6 và 3.7.



Bảng 3.6. Các tín hiệu cộng hưởng trong phổ 1H - NMR của các phối tử

Qui kết

Vị trí, ppm

Hthacp

Hmthacp

Hathacp

N(2)H

10,22 (s, 1)

10,21(s,1)

10,27 (s,1)

N(4)H




8,27 (s, 1);

7,92 (m, 3)



8,34 (s, 1)

7,92 (m, 3)



8,60 (s, 1)

7,92 (m, 3)



Hvòng thơm

H2’,6’ (HC2’,6’)

7,92 (m, 3)

7,92 (q, 4)

7,92 (d, 1)

H3’,5’ (HC3’,5’)

7,38 (t, 3)

7,38 (t, 3)

7,41(d, 2)

H4’(HC4’)

-

-

7,38 (t, 3)

Hallyl

H5(HC5)

-

-

4,26 (d, 2)

H6(HC6)

-

-

5,93 (m,1)

H7(HC7)

-

-

5,14 (m, 2)

Hmetyl

H(HC5)


-

3,03 (d, 2)

-

CH3(acp)

2,30 (s, 3)

2,29 (s, 3)

2,30 (s,3)


Bảng 3.7. Các tín hiệu cộng hưởng trong phổ 13C - NMR của các phối tử

Qui kết

Vị trí, ppm

Hthacp

Hmthacp

Hathacp

C = S

178,96

178,71

178,20

C = N

147,98

147,60

147,91

Cvòng thơm

C1’

137,66

137,71

137,64

C2’,6’

129,27

129,18

129,17

C3,,5’

128,29

128,26

128,21

C4’

126,61

126,57

126,54

Cmetyl

C5

-

39,16

-

Callyl

C5

-

-

45,86

C6

-

-

135,02

C7

-

-

115,43

CH3(acp)

14,02

14,00

14,08

Từ các phân tích trên đây có thể khẳng định phối tử đã được hình thành phản ứng ngưng tụ xảy ra hoàn toàn vì trong sản phẩm không chứa hai chất đầu là thiosemicacbazit và axetophenon, công thức cấu tạo đúng với công thức dự kiến, các kết quả này cũng hoàn toàn phù hợp với kết quả đã công bố trong tài liệu [2], các phối từ này đều tồn tại dạng thion trong điều kiện ghi phổ phù hợp .



3.4.2. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H và 13C của các phức chất Pd(thacp)2, Pd(mthacp)2 và Pd(athacp)2 trong dung môi DMSO

Công thức cấu tạo của các phức chất Pd(thacp)2, Pd(mthacp)2 và Pd(athacp)2 được giả thiết như sau:




Pd(thacp)2



Pd(mthacp)2



Pd(athacp)2



Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H và `13C của các phức chất Pd(thacp)2, Pd(mthacp)2 và Pd(athacp)2 được chỉ ra trên các Hình 3.17, 3.18, 3.19, 3.20, 3.21, 3.22 các tín hiệu đặc trưng và sự qui gán được chỉ ra trên Bảng 3.8 và Bảng 3.9



Hình 3.17. Phổ cộng hưởng từ proton của phức chất Pd(thacp)2



Hình 3.18. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 13C của phối tử Pd(thacp)2



Hình 3.19. Phổ cộng hưởng từ proton của phức chất Pd(mthacp)2


Hình 3.20. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 13C của phối tử Pd(mthacp)2


Hình 3.21. Phổ cộng hưởng từ proton của phức chất Pd(athacp)2



Hình 3.22. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 13C của phối tử Pd(athacp)2

Bảng 3.8. Các tín hiệu trong phổ cộng hưởng từ proton của các phức chất trong dung môi DMSO

Qui kết

Vị trí, ppm

Hthacp

Pd(thacp)2

Hmthacp

Pd(mthacp)2

Hathacp

Pd(athacp)2

N(2)H

10,22 (s,1)

-

10,21(s,1)

-

10,27(s,1)

-

N(4)H


8,27 (s,1);

7,92 (m,3)



6,59

(s, 2)


8,34(s,1)

7,92(m,3)



6,92

(s, 1)


8,60(s,1)

7,92(m,3)



7,02

Hvòng thơm

H2’,6’ (HC2’,6’)


7,92 (m, 3)

7,96

7,92(q,4)

7,96

7,92(d,1)

7,96

(s, 2)


H4’(HC4’)


7,92(q,4)

7,52

7,92(q,4)

7,41

7,92(d,1)

7,40

H3’,5’ (HC3’,5’)


7,38(t,3)

7,52

7,38(t,3)

7,41

7,41(d,2)

7,40

Hmetyl

H5(HC5)

-

-

3,03(d,2)

2,66



-

-

Hallyl

H5

(CH5)



-

-

-

-

4,27(d,2)

3,73

H6

(CH6)



-

-

-

-

5,93(s,1)

5,86

H7

(CH7)



-

-

-

-

5,18(d,2)

5,12

CH3 (acp)

2,30 (s, 3)

1,69

(s, 3)


2,29(s,3)

1,71

(s,3)


2,30(s,3)

1,70

(s, 3)



Phổ cộng hưởng từ proton của các phối tử và phức chất tương ứng có sự khác biệt rất rõ nét, chứng tỏ phức chất đã được tạo thành. Điều khác biệt nhất khi quan sát hai phổ này đó là tín hiệu ở vùng trường thấp - tín hiệu cộng hưởng của proton trong nhóm N(2)H trên phổ của các phối tử, không thấy xuất hiện trên phổ của các phức chất. Chứng tỏ đã xảy ra sự thiol hoá và proton này đã bị tách ra để Pd(II) liên kết với S. Bằng chứng là không thấy xuất hiện tín hiệu cộng hưởng đặc trưng cho proton nhóm SH ở 2550 - 2600cm-1. Trên phổ cộng hưởng từ hạt nhân 13C của các phức chất tín hiệu cộng hưởng của nhóm CN1 đều bị chuyển về vùng trường thấp, độ chuyển dịch hóa học cao do mật độ electron giảm khi N(1) tham gia phối trí với ion kim loại trung tâm Pd(II), các kết quả này cũng hoàn toàn phù hợp với kết quả đã công bố trong tài liệu [2].

Bảng 3.9. Các tín hiệu cộng hưởng trong phổ 13C - NMR của các phức chất trong dung môi DMSO

Qui kết

Vị trí, ppm

Hthacp

Pd(thacp)2

Hmthacp

Pd(mthacp)2

Hathacp

Pd(athacp)2

C = S

178,96

172,24

178,71

162,29

178,20

162,39

C = N

147,98

161,88

147,59

138,05

147,91

137,95

Cvòng thơm

C1’

137,66

138,12

137,71

138,05

137,64

137,95 

C2’,6’

129,27

129,47

129,18

129,46

129,17

135,24

C3’,5’

128,29

128,33

128,26

128,84 

128,21

129,37 

C4’

126,61

126,93

126,57

127,46 

126,33

127,47

Cmetyl

H5(HC5)


-

-

39,16

31,56

-

-

Callyl

C5

-

-

-

-

45,71

47,35

C6

-

-

-

-

115,13

115,29

C7

-

-

-

-

38,92

39,83

CH3 (acp)

14,02

14,25

14,00

18,83

13,73

18,75

Tín hiệu cộng hưởng của proton trong nhóm N(4)H thay đổi không đáng kể khi chuyển từ phối tử tự do vào phức chất. Các tín hiệu này cộng hưởng lần lượt ở 7,97; 7,96 và 7,96 ppm trong các phức chất Pd(thacp)2, Pd(mthacp)2 và Pd(athacp)2. Điều đó cho thấy sự tạo phức không xảy ra trên nguyên tử N(4) và cũng không ảnh hưởng nhiều tới proton của nhóm này.

Các tín hiệu xuất hiện ở vùng trường thấp trong khoảng từ 6 - 8 ppm còn lại được qui gán cho các proton trong vòng benzen trong phổ của các phức chất Pd(thacp)2, Pd(mthacp)2 và Pd(athacp)2 cũng thay đổi không đáng kể khi chuyển từ phối tử vào phức chất, được liệt kê đầy đủ trong Bảng 3.8.

Các tín hiệu cộng hưởng của các proton và cacbon còn lại xuất hiện đầy đủ trên phổ công hưởng từ hạt nhân 1H và 13C của các phức chất và được liệt kê đầy đủ trong Bảng 3.8 và Bảng 3.9.

Qua sự phân tích trên đây có thể thấy phức chất được tạo thành qua bộ nguyên tử cho là S và N(1).Tuy nhiên khi nghiên cứu phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H của phức chất Pd(thacp)2 nhận thấy có sự xuất hiện các tín hiệu nhỏ bên cạnh các tín hiệu lớn với các đặc điểm khá tương đồng.

Từ phân tích trên chúng tôi giả thiết rằng phức chất Pd(thacp)2 có thể tồn tại giữa hai dạng đồng phân như sau:







Đồng phân trans của Pd(pthacp)2




Đồng phân cis của Pd(pthacp)2

Các cặp tín hiệu nhỏ đó không phải là các tín hiệu của chất đầu cũng như của dung môi vì đều không thấy xuất hiện trong phổ của phối tử. Đặc biệt trên các phổ của phức chất đều thấy sự vắng mặt của proton nhóm N(2)H ở 10,21 ppm trong phổ của phối tử Hthacp. Trên hình phổ cộng hưởng từ proton phóng to của Pd(thacp)2 (Hình 3.23) có thể thấy các tín hiệu cộng hưởng trong cùng một cặp giống nhau về đặc điểm pic, nhưng cường độ khác nhau rõ rệt. Tỷ lệ tương đối của tín hiệu có cường độ nhỏ và lớn khoảng 1 : 4,21 trong dung môi DMSO. Khi đo trong dung môi CDCl3 cũng thu được một cặp tín hiệu với tỷ lệ khoảng 1 : 4,8. theo tác giả trong tài liệu [2].





Hình 3.23. Dạng phóng to của phổ cộng hưởng từ proton của phức chất Pd(thacp)2 trong dung môi DMSO

Như vậy, chúng tôi giả thiết đó là cân bằng giữa hai dạng đồng phân

cis ↔ trans trong phức chất Pd(thacp)2 . Thông thường về mặt năng lượng thì dạng trans bền hơn dạng cis. Vì vậy, chúng tôi giả thiết đồng phân chiếm tỷ lệ lớn hơn là đồng phân trans.

3.5. NGHIÊN CỨU PHỐI TỬ VÀ PHỨC CHẤT BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHỔ HẤP THỤ ELECTRON

Các kết quả nghiên cứu phức chất bằng các phương pháp phân tích nguyên tố, phổ hấp thụ hồng ngoại, phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H và 13C đã cho phép xác định công thức phân tử chung của các phức chất là Pd(L)2. Trong đó L là các phối tử có dung lượng phối trí 2. Vậy phức chất thu được có số phối trí 4.

Như chúng ta đã biết, với số phối trí 4, Pd2+ có khả năng tạo thành phức vuông phẳng hoặc phức tứ diện. Để xác định cấu hình hình học của các phức chất chúng tôi tiến hành nghiên cứu các phức chất bằng phương pháp phổ hấp thụ electron.


Phổ hấp thụ electron của phối tử và các phức chất được trình bày trên các hình 3.24, 3.25 và 3.26 . Bước sóng ứng với các cực đại hấp thụ được liệt kê trong Bảng 3.10.


Hình 3.24. Phổ UV- Vis của phối tử Hthacp và phức chất Pd(thacp)2



Hình 3.25. Phổ UV- Vis của phối tử Hmthacp và phức chất Pd(mthacp)2



Hình 3.26. Phổ UV- Vis của phối tử Hathacp và phức chất pd(athacp)2

Bảng 3.10. Các cực đại hấp thụ trên phổ UV - Vis của các phối tử và các phức chất


Chất

Bước sóng (nm)

Hthacp

325

-

Pd(thacp)2

362

494

Hmthacp

323

-

Pd(mthacp)2

367

471

Hathacp

321

-

Pd(athacp)2

363

473

Qui gán

Chuyển nội phối tử

Chuyển d - d


Phổ của phức chất và các phối tử tương ứng khác nhau cả về hình dạng phổ, số lượng, vị trí và cường độ các cực đại hấp thụ, chứng tỏ đã có phức chất tạo thành giữa ion trung tâm và phối tử. Trong khi phổ của phối tử chỉ có cực đại trong vùng sóng ngắn (nhỏ hơn 400nm) thì phổ của các phức chất nghiên cứu còn có thêm một cực đại ở vùng từ 471 - 494 nm. Chúng tôi cho rằng phổ hấp thụ electron của phức chất Pd(II) sẽ gần giống với phổ của phức chất Ni(II). Theo Gray-Ballhausen, phổ của phức chất vuông phẳng của Ni(II) với các phối tử trường mạnh thường có một dải hấp thụ ở vùng 440 - 460 nm, ứng với bước chuyển 1A1g - 1A2g. Như vậy, có thể giả thiết rằng các cực đại hấp thụ trong 3 phức chất nghiên cứu của Pd(II) ở vùng 471- 494 nm là thuộc bước chuyển d-d, trong trường vuông phẳng của Pd(II).


Như vậy từ các phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận văn này: Phương pháp phân tích hàm lượng kim loại, phương pháp phổ hấp thụ hồng ngoại, phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H, 13C và phổ hấp thụ electron có thể đưa công thức cấu tạo chung của các phức chất như sau:

R: H, CH3, C3H5




3.6. KẾT QUẢ THỬ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA PHỐI TỬ VÀ PHỨC CHẤT


Bước đầu thăm dò hoạt tính sinh học của các phối tử và phức chất tổng hợp được, chúng tôi chọn đại diện các phối tử Hthacp, Hmthacp và các phức Pd(II) tương ứng để tiến hành thử hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định. Các mẫu được thử ở nồng độ kháng sinh chuẩn: 128g/ml với các chủng khuẩn Gram (-): Escherichia coli ATCC 25922 (E. coli), Salmonella typhi DT 220 (S. typhi), Shigella flexneri DT 112(S. flexneri). Vi khuẩn Gram (+): Bacillus cereus ATCC 9946 (B. cereus) Bacillus subtilis ATCC 10241(B. pumillus), Staphylococcus aureus ATTC 1228(S. Aureus) và vi nấm : Aspergillus sp. VSSH1402(Asp.sp).

Kết quả thử hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định được chỉ ra trên Bảng 3.11. Kết quả thử hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm theo phương pháp khuếch tán được trình bày trong hình 3.27.



Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường

tải về 0.59 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương