Nguyễn Duy Thục MỤc lục trang trang phụ BÌA


PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ



tải về 2.1 Mb.
trang5/19
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích2.1 Mb.
#13662
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19

PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

TỈNH BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN 1990-2005
2.1. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH BÌNH ĐỊNH

2.1.1. Vị trí địa lý

Tỉnh Bình Định nằm trong vùng Duyên hải Nam Trung bộ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có toạ độ địa lí từ 130 30’ đến 140 42’ vĩ độ Bắc, 1080 35’ đến 1090 18’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Nam giáp tỉnh Phú Yên, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai, phía Đông giáp biển đông. Bình Định là cửa ngõ quan trọng của các tỉnh Tây Nguyên đến các tỉnh đồng bằng và ra biển đông.

Thành phố Quy Nhơn là thành phố loại hai thuộc tỉnh Bình Định, có quốc lộ I đi qua, cách thủ đô Hà Nội 1065 km về phía bắc và cách thành phố Hồ Chí Minh 654 km về phía nam. Như vậy, với vị trí địa lý xa các trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là một khó khăn lớn trong phát triển kinh tế của Bình Định. Với lợi thế giáp biển, là cửa ngõ của các tỉnh Tây Nguyên, Bình Định có thể phát triển kinh biển, đồng thời phát triển giao thông vận tải và các dịch vụ gắn với kinh tế Tây Nguyên.

2.1.2. Đất đai

Tổng diện tích đất tự nhiên 602.555 ha, trong đó 45.634 ha đất phù sa chiếm 7,61% đất tự nhiên, phân bố dọc theo các lưu vực sông Kôn, sông Lại Giang, sông La Tinh, sông Hà Thanh. Đây là nhóm đất canh tác nông nghiệp tốt, cho sản lượng cao, thích hợp với trồng cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày.

Nhìn chung, tiềm năng đất của tỉnh Bình Định có chủng loại phong phú, nhưng độ phì kém. Đất có khả năng cho phát triển sản xuất không nhiều (117.569 ha), diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm do chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Việc bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất trên một ha đất là hết sức cần thiết.

Diện tích đất chưa sử dụng còn lớn (197.804 ha), chiếm khoảng 34% tổng diện tích đất tự nhiên. Hạn chế chủ yếu là do địa hình có độ dốc lớn, lượng mưa và cường độ mưa lớn nên dễ bị xói mòn và rửa trôi, khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất không cao cần có biện pháp bảo vệ để nâng cao độ phì của đất. Tuy nhiên, đây là nguồn tài nguyên lớn cần đưa vào khai thác sử dụng một cách hợp lý.

Theo số liệu tổng kiểm kê đất đai năm 2000, tổng diện tích mặt nước Bình Định có khoảng 10.819 ha (không kể 67000 ha mặt nước biển), đây là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản.

Đất chuyên dùng đến năm 2003 là 2985 ha chiếm 5% tổng diện tích đất tự nhiên (chưa kể khu kinh tế Nhơn Hội). Trong đất chuyên dùng đất xây dựng chiếm 0,4%, đất giao thông chiếm 1,2%, đất thuỷ lợi chiếm 1,7%, đất khai thác vật liệu xây dựng, khoáng sản và các loại đất chuyên dùng khác chiếm tỷ lệ nhỏ. Đặc biệt tại khu kinh tế Nhơn Hội có quỹ đất xây dựng lớn (trên 6.000 ha), để phát triển các khu chức năng trong khu kinh tế. Hầu hết khu vực này là nền đất cát, cao, không bị ngập lụt và có cấu tạo địa chất bền vững. Đây là điều kiện thuận lợi cho công tác quy hoạch và đầu tư xây dựng mới các công trình với chi phí thấp, tạo thế cạnh tranh cho các nhà đầu tư và thuê đất sản xuất kinh doanh.

Như vậy, đất đai ở Bình Định tuy không màu mỡ nhưng quỹ đất chưa sử dụng còn nhiều. Đây chính là yếu tố thuận lợi để Bình Định sử dựng quỹ đất cho phát triển công nghiệp và dịch vụ.

2.1.3. Giao thông vận tải

Bình Định có hệ thống giao thông khá đồng bộ, đó là một trong những yếu tố cơ bản hàng đầu để tỉnh giao lưu hội nhập với các địa phương trong cả nước và với quốc tế. Tỉnh có quốc lộ 1A chạy dọc khắp chiều dài tỉnh. Đặc biệt, tuyến quốc lộ Quy Nhơn - Sông Cầu mới được đưa vào sử dụng năm 2002 đã làm cho bộ mặt thành phố Quy Nhơn thay đổi to lớn. Quốc lộ 19 nối cảng Quy Nhơn với Tây Nguyên, Nam Lào, đông Bắc Campuchia sẽ tạo điều kiện tốt để vận chuyển hàng hoá, hợp tác, giao lưu kinh tế với các khu vực này. Hệ thống giao thông nội tỉnh được đầu tư nâng cấp ngày càng hoàn chỉnh, cộng với tỉnh lộ ven biển từ Quy Nhơn đến Tam Quan, bảo đảm giao thông thông suốt giữa các vùng: miền núi, đồng bằng và ven biển.

Đường sắt Bắc-Nam qua địa phận tỉnh dài 149 km, với ga Diêu Trì là một trong sáu ga lớn trong tuyến đường sắt xuyên Việt, phục vụ vận tải không chỉ cho Bình Định mà còn cho cả các tỉnh Tây Nguyên như Gia Lai, Kon tum.

Sân bay Phù Cát cách thành phố Quy Nhơn 30 km về phía Bắc, hàng ngày có các chuyến bay nối với thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội rất thuận tiện.

Đặc biệt, tỉnh Bình Định có cảng biển quốc tế Quy Nhơn là một trong mười cảng biển lớn nhất Việt Nam, với ưu thế là neo đậu kín gió, mực nước sâu có thể đón tầu trọng tải 30.000 tấn vào an toàn. Cảng Quy Nhơn chỉ cách phao số 0 khoảng 5 hải lý, gần tuyến đường hàng hải quốc tế nên rất thuận tiện cho tàu biển nước ngoài ra vào. Quy Nhơn nằm ở vị trí trung tâm của các nước trong vùng Đông Nam Á và Đông Á nên chi phí vận tải đến các nước trên là rất thấp. Cảng Quy Nhơn thông qua quốc lộ 19 nối liền với các tỉnh Tây Nguyên và các nước Đông Nam Á. Ngoài ra tỉnh Bình Định đang xây dựng đề án xây dựng thêm một cảng lớn nằm trong khu kinh tế Nhơn Hội. Hội nghị vùng sông Mêkông mở rộng tại Chiềng Mai (Thái Lan) tháng 6/1993 đã khẳng định: cảng Quy Nhơn-Nhơn Hội sẽ là cảng biển của vùng Đông Nam Á, là đầu mối con đường xuyên Á từ Quy Nhơn đi Pleiku, Kon Tum sang Păcsế (Lào), qua sông Mêkông tới Uđon (Thái Lan) và nối giao nhau với tuyến đường bộ từ Malayxia đến Myanmar.

Bình Định có mạng lưới giao thông phát triển phong phú, nếu được phát huy đầy đủ thì giao thông của Bình Định sẽ mang đến cơ hội và hiệu quả kinh doanh tốt cho các doanh nghiệp Bình Định.



2.1.4. Nguồn nhân lực

Dân số toàn tỉnh năm 2005 là 1,5615 triệu người, số người trong độ tuổi lao động là 867 nghìn người chiếm 55,6% dân số, trong đó lao động ở thành thị chiếm 40,6%, nông thôn chiếm 59,4%. Thời kỳ 2001-2005, tốc độ tăng dân số trong độ tuổi lao động bình quân là 1,02%. Cộng đồng dân cư gồm nhiều dân tộc chung sống, trong đó người Kinh chiếm 98%, Ba Na 1,14%, Hrê 0,4%, Chăm 0,2% và các dân tộc khác chiếm 0,26%. Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh là 254 người/km2. Dân cư phân bố không đều, miền núi chỉ 27-37người/km2, các huyện đồng bằng ven biển 520-750 người/km2.

Nguồn lao động trẻ, lao động dưới 30 tuổi chiếm tỷ trọng cao (52%), trong đó gần 69,6% làm việc trong khu vực nông-lâm-ngư nghiệp, công nghiệp-xây dựng chỉ chiếm 14,7%, dịch vụ 15,7%. Đặc điểm nổi bật của lao động Bình Định là trẻ, cần cù, có học vấn, bước đầu tiếp cận với kinh tế thị trường. Trong số lao động, số người đã qua đào tạo khoảng 88300 người, số người có trình độ cao đẳng, đại học là 14530 người. Muốn công nghiệp hoá-hiện đại hoá thành công thì việc phát triển nguồn nhân lực là một vấn đề quan trọng. Tỉnh Bình Định đang tiếp tục tập trung đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ văn hoá, có kiến thức khoa học kỹ thuật, có tay nghề và nghiệp vụ cao, có năng lực quản lý và lao động phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế của tỉnh.

Hiện nay trên địa bàn của tỉnh Bình Định có hai trường đại học: Đại học Quy Nhơn, Đại học Quang Trung, và các trường cao đẳng. Đây là những yếu tố thuận lợi để Bình Định thu hút nguồn nhân lực có chất lượng, phục vụ cho phát triển kinh tế của tỉnh.



2.1.5. Tài nguyên du lịch

Bình Định có nhiều vũng, vịnh với những bãi tắm đẹp, danh lam thắng cảnh biển hài hoà, hấp dẫn như: bán đảo Phương Mai, bãi tắm Hoàng Hậu, Tam Quan, đảo Yến, Quy Hoà, bãi Dại, Vĩnh Hội, Tân Thanh… đây là nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú để phát triển ngành kinh tế du lịch, nhất là du lịch sinh thái biển - núi - đầm. Trong quy hoạch khu kinh tế Nhơn Hội, khu vực Phương Mai đã được quy hoạch bổ sung vào khu du lịch trọng điểm quốc gia với vai trò là trung tâm du lịch của vùng Duyên hải Nam Trung bộ.

Quần thể di tích văn hoá Chàm: tháp Dương Long, Cánh Tiên, tháp Bánh Ít, tháp Bình Tiên, tháp Đôi là những di sản văn hoá cổ. Đặc biệt, Bình Định có những di tích của vua Quang Trung - Nguyễn Huệ, là nơi có thể phát triển du lịch văn hoá - lịch sử thuận lợi.

Với vị trí địa lí của tỉnh, có thể hình dung Bình Định như một tâm điểm nối các vùng du lịch của cả miền trung như: Nha Trang, Pleiku, Hội An, Đà Nẵng, Huế. Đồng thời, đây cũng là đầu mút giao thông nối quốc lộ 19, ngã ba Đông Dương, đường Hồ Chí Minh tạo điều kiện thuận lợi phát triển du lịch biên giới với du lịch lịch sử, núi, cao nguyên, phát triển du lịch nội địa với quốc tế.

Với hệ thống giao thông phát triển, nếu được đầu tư thích đáng, du lịch Bình Định với các sản phẩm cạnh tranh sẽ đem lại cho ngành du lịch sự phát triển mạnh mẽ, tương xứng với tiềm năng vốn có của du lịch Bình Định.

2.1.6. Tài nguyên thuỷ sản

Với bờ biển dài 134 km, vùng biển Bình Định có 500 loài cá (tỷ lệ cá nổi 65%, cá đáy 35%), trong đó có 38 loài có giá trị kinh tế cao và trữ lượng khoảng 50.000 tấn, sản lượng hàng năm có thể khai thác là từ 25.000 đến 30.000 tấn. Trữ lượng tôm hàng năm khoảng 1000-1.500 tấn, khả năng khai thác 300-500 tấn. Trữ lượng mực 1000-1.500 tấn, khả năng khai thác 50-100 tấn.

Biển Bình Định có nhiều loại hải sản sản quý hiếm, có giá trị xuất khẩu cao như yến sào, sản lượng khoảng 650kg/năm với tốc độ tăng trưởng 10-11% năm. Ngoài ra, còn có những loài đặc sản khác như: cua huỳnh đế, sò điệp, cá ngựa, hải sâm …

Nuôi tôm vốn là một nghề truyền thống của Bình Định. Diện tích nuôi tôm khoảng 2476 ha (năm 2000). Sản lượng tôm khoảng 5000-6000 tấn/năm.

Với lợi thế về biển, hiện tại và tương lai kinh tế biển nói chung, ngành thuỷ sản nói riêng luôn là ngành kinh tế mũi nhọn của Bình Định.

2.1.7. Tài nguyên rừng

Diện tích đất có rừng của Bình Định năm 2003 là 204.274 ha, trong đó trên 154.392 ha là rừng tự nhiên và 49.882 ha là rừng trồng. Rừng hiện nay có ý nghĩa quan trọng trong phòng hộ và môi trường. Rừng sản xuất có 72.094 ha chiếm 35,3%, rừng phòng hộ gần 131.864 ha chiếm 64,6%. Rừng Bình Định có trên 400 loài cây gỗ, hơn 40 loài cây có giá trị dược liệu, rừng cung cấp gỗ quí và nguyên liệu giấy. Ngoài ra, rừng Bình Định nằm ở gần thượng lưu các sông suối lớn nên đóng vai trò quan trọng trong phòng hộ và bảo vệ nguồn sinh thuỷ, không những cho Bình Định mà còn cho khu vực hạ lưu. Độ che phủ của rừng Bình Định đạt 34%.



2.1.8. Tài nguyên khoáng sản

Bình Định không giàu về tài nguyên khoáng sản, phần lớn chỉ có các mỏ nhỏ. Trong đó có một số loại khoáng sản đã được xác định có giá trị cao.

Bình Định có đá xây dựng với trữ lượng lớn khoảng 700 triệu m3, trong đó có các loại đá cao cấp như: granisinite màu đỏ, biotite hạt thể màu vàng có trữ lượng khoảng 500 triệu m 3.

Ngoài ra, còn một số loại cao lanh với trữ lượng 27 triệu m3, có thể làm nguyên liệu để sản xuất sứ điện hạ áp, trung áp và sứ dân dụng. Đất sét với trữ lượng 11,5 triệu m3. Cát phân bố dọc theo bờ biển với trữ lượng lớn có thể phục vụ cho sản xuất vật liệu xây dựng. Riêng cát trắng có trữ lượng khoảng 0,9 triệu m3.

Đặc biệt còn phải kể đến quặng Titan có trữ lượng lớn khoảng 2,5 triệu tấn, dự báo đến năm 2010 sản lượng xuất khẩu đạt 80 nghìn tấn/năm.

2.2. THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG VÀ CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH BÌNH ĐỊNH

2.2.1. Thực trạng tăng trưởng kinh tế tại tỉnh Bình Định

1. Tăng trưởng chung của nền kinh tế

Ngày 01/7/1989, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyết định tách tỉnh Nghĩa Bình thành hai tỉnh Bình Định và Quảng Ngãi, vì thế trong đề tài này các phân tích về kinh tế đều lấy mốc từ năm 1990. Từ năm 1990, nằm trong quỹ đạo chung của sự phát triển kinh tế cả nước kinh tế Bình Định bắt đầu có bước chuyển mình, tốc độ tăng trưởng tăng khá: trung bình thời kỳ 1991-1995: 8,8%; thời kỳ 1996-2000: 8,9%; thời kỳ 2001-2005: 9%. Nói chung, tốc độ tăng trưởng GDP của Bình Định là tương đối cao so với cả nước (tăng trưởng GDP cả nước 1991-1995: 8,18%, 1996-2000: 7%, 2001-2005: 7,5%). Nếu tính chung cho giai đoạn 1991-2005, mức tăng trưởng bình quân của Bình Định là 8,9%, điểm tăng bình quân là 0,43 điểm %/năm. Trong 3 khu vực thì công nghiệp-xây dựng có mức tăng trưởng bình quân cao nhất 15%/năm, điểm tăng bình quân năm sau so với năm trước là 1,26 điểm %, kế đến là khu vực dịch vụ tăng trưởng bình quân giai đoạn 9,3%/năm, khu vực nông nghiệp có mức tăng trưởng bình quân thấp nhất 6,7%/năm. Tương quan tỷ lệ giữa ngành sản xuất vật chất và dịch vụ chưa đảm bảo mức cần thiết, tỷ lệ tăng của khu vực sản xuất vật chất và khu vực dịch vụ đạt 1: 1,07 (tỷ lệ của các nước phát triển 1: 1,8).

Bình Định là tỉnh nghèo, có xuất phát thấp nên bình quân thu nhập trên đầu người vẫn thấp vào năm 2000: 3,091 triệu đồng/ người, bằng 54,01% mức bình quân của cả nước, (5,4 triệu đồng/người), năm 2004 đạt 5,16 triệu đồng, bằng 70% mức bình quân cả nước.


Dựa vào hình 2.1 có thể thấy tăng trưởng GDP giai đoạn 1990-2005 có thể chia làm 3 thời kỳ: thời kỳ thứ nhất từ năm 1990-1994, tốc độ tăng từ 4,7% đến đỉnh điểm là 17,7%; thời kỳ thứ 2 từ 1995-2001, tốc độ tăng trưởng GDP liên tục giảm sút thấp nhất là 5,8% vào năm 2001, đến năm 2002 GDP Bình Định tăng trở lại với mức tăng trưởng 7,7%. Trong mỗi thời kỳ, GDP có một số điểm dao động. Ví dụ: năm 1993, tỷ lệ tăng rất thấp 3,3%, nguyên nhân chủ yếu là do sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp bị giảm sút trầm trọng chỉ đạt 94,2% so với năm 1992, Bình Định là tỉnh nông-lâm-ngư nghiệp chiếm tỷ trọng lớn (51,1% năm 1993) nên tăng trưởng GDP năm 1993 đạt thấp. Đến năm 1994 lại có đột phá: tốc độ tăng trưởng đạt đỉnh điểm 17,7% trong đó (nông-lâm-ngư nghiệp: 18,9%, công nghiệp đạt đỉnh điểm 48,1%, dịch vụ đạt tốc độ tăng 5,8%). Do quy mô nền kinh tế của Bình Định còn nhỏ nên độ dao động rất lớn, đây sẽ là một trở ngại khi chúng ta xây dựng mô hình phân tích và dự báo kinh tế cho tỉnh.



Qua phân tích trên, ta thấy quá trình tăng trưởng của Bình Định cũng diễn ra tương tự như quá trình tăng trưởng của cả nước, tuy nhiên thời điểm thay đổi trạng thái thì có khác nhau. Tỷ lệ tăng trưởng của cả nước chia thành ba thời kì: Thời kỳ 1990-1995 tỷ tăng trưởng tăng liên tục từ 5.09% đến 9.54%, thời kỳ 1996-2000 tỷ lệ GDP của cả nước liên tục giảm, tỷ lệ GDP của cả nước tiếp tục tăng trở lại từ năm 2001 đến năm 2005. Trong khi đó tỷ lệ GDP của Bình Định liên tục giảm từ năm 1995 đến năm 1998, năm 1999 và 2000 tăng rồi lại giảm đột ngột vào năm 2001, năm 2002 tăng trở lại và tiếp tục tăng cho đến năm 2005. Bảng 2.1 cho ta thấy rõ nhận định trên.

Bảng 2.1. Tăng trưởng GDP của Bình Định và cả nước.


Năm

1990

I991

1992

1993

1994

1995

1996

1997

1998

Bình Định

4.7

4.3

6.9

3.3

17,7

12,6

10,0

9.2

7.0

Cả nước

5.09

5.81

8.7

8.08

8.83

9.54

9.34

8.15

5.76




Năm

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

Bình Định

9,4

9.0

5.8

7,7

9.4

10.6

11.14

Cả nước

4,77

6.79

6.89

7.08

7.34

7.79

8.43

Nguồn: Niên giám thống kê –TCTK và Niên giám thống kê tỉnh Bình Định-Cục thống kê Bình Định.


Hình 2.2: Đồ thị tăng trưởng GDP các ngành và toàn nền kinh tế (%)

TTCNXD - tăng trưởng ngành công nghiệp – xây dựng

TTGDP - tăng trưởng GDP

TTDV - tăng trưởng ngành dịch vụ

TTNLNN - tăng trưởng nông - lâm - ngư nghiệp

2. Tăng trưởng các nhóm ngành trong nền kinh tế

a. Ngành công nghiệp-xây dựng

N


gành công nghiệp Bình Định tăng trưởng có độ dao động lớn có thể thấy tương tự như ba thời kỳ của toàn nền kinh tế. Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm (giá cố định) tương đối cao: thời kỳ 1991- 1995 là 16,1%, 1996-2000 là 15,3%, 2000-2005 là 14%. Có thể thấy công nghiệp Bình Định tăng liên tục từ 1992 đến 1994 đỉnh điểm là năm 1994: 48,1%, sau đó giảm từ năm 1995, đến năm 1998 tăng trở lại, năm 2000 tăng với tốc độ khá: năm 2000 đạt 24,6% sau đó liên tục giảm vào năm 2001, 2002 và tăng trở lại vào từ năm 2003.





Hình 2.3: Đồ thị tăng trưởng GDP và các ngành kinh tế của Bình Định 1990-2005

b. Ngành nông-lâm-ngư nghiệp

Bình Định là tỉnh có địa hình và khí hậu không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, thường hay gặp bão lũ, nền nông nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng. GDP nông-lâm-ngư nghiệp biến động rất lớn, có năm tăng trưởng âm (năm 1993: âm 5,8%). Nhưng nhìn chung nông-lâm-ngư nghiệp của Bình Định phát triển tương đối khá, đỉnh điểm vào năm 1994, tốc độ đạt 18,9%, sau đó tốc độ tăng trưởng có giảm và thường không ổn định, nguyên nhân chính là điều kiện khí hậu thời tiết gây khó khăn lớn cho ngành nông nghiệp, cộng thêm ảnh hưởng dịch cúm gia cầm. Tốc độ tăng bình quân hàng năm ngành nông-lâm-ngư nghiệp: thời kỳ 1991-1995 là 7%, 1996-2000 là 7,2%, 2000-2005 là 5,7%.



c. Ngành dịch vụ

Trước năm 1990, ngành dịch vụ tỉnh Bình Định kém phát triển, khi nền kinh tế được giải phóng thì nhiều thành phần kinh tế tham gia vào ngành dịch vụ. Nhìn chung ngành dịch vụ cũng phát triển theo sự phát triển của nền kinh tế chung, tăng nhanh cho đến năm 1995 đạt tốc độ 15,4%, rồi giảm dần năm 1999 còn 7%, sau đó bắt đầu tăng trở lại từ năm 2000, đến năm 2005 đạt 14,6%. Nguyên nhân chủ yếu là trước đây tổng giá trị sản xuất của ngành này còn nhỏ bé, tốc độ tăng ban đầu chủ yếu là mở rộng quy mô, sau đó tốc độ tăng chậm lại, từ năm 2000, do được tăng đầu tư nên ngành dịch vụ có điều kiện tiếp tục phát triển. Tốc độ tăng bình quân hàng năm ngành dịch vụ Bình Định tương đối khá: thời kỳ 1991-1994 là 9,1%, 1996-2000 là 8,3%, 2000-2005 là 10,1%.

Hình 2.2 cho thấy nền kinh tế Bình Định tăng trưởng không ổn định với độ dao động lớn. Trong những năm đầu, GDP phụ thuộc nhiều vào ngành nông-lâm-ngư nghiệp, mà các ngành này lại phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu, cho nên trong những năm này khó duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định. Nhưng khi tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong nền kinh tế tăng dần thì chính hai ngành này là động lực quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

2.2.2. Đánh giá tác động của các yếu tố đầu vào đến tăng trưởng

Tăng trưởng GDP thông qua các yếu tố đầu vào, thường được đánh giá bằng đóng góp của hai yếu tố đầu vào: vốn, lao động.



1.Yếu tố vốn

Đầu tư phát triển xã hội của Bình Định tăng cả về qui mô và tốc độ tăng trưởng, tạo nguồn lực cho phát triển sản xuất. Nhìn chung, vốn đầu tư đóng vai trò chủ yếu và ngày càng tăng trong nền kinh tế, và chuyển đổi cơ cấu kinh tế vì xét về dài hạn thì đầu tư là nhân tố chính tạo ra quá trình tăng trưởng.



Bảng 2.2: Tổng hợp các nguồn vốn đầu tư phát triển của tỉnh Bình Định giai 1990-2005.

Đơn vị:Tỷ đồng

Chỉ tiêu

1991

1992

1993

1994

1995

1996

1997

1998

1999

2000

Tổng vốn đầu tư

Trong đó:

-Ngân sách NN

+Trung ương

+Địa phương

-Tín dụng

-DN, dân ĐT

-Vốn ĐTNN

Vốn khác


125
15

4.3


10.7

8

100


1

237
36

22

14



4

189
8



347
43

13.6


29.4

16

267


22

692
79

46.7


32.3

10

565


38

860
109

75.7


33.3

16

689


46

891
123

58.5


64.5

68

666


34

1025
204

99.6


104.4

66

706



10

38


1156
257

144.1


112.9

95

728



15

60


1227
286

64.8


221.2

141


751

2

48



1342
300

28

272



170

830


2

40



tải về 2.1 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương