Nghiên Cứu Chiến Lược Marketing Quốc Tế của Tập Đoàn ford motor giáo Viên Hướng Dẫn : Ths. Quách Thị Bửu Châu


Liên tục thua lỗ trong những năm gần đây và còn đánh mất cả vị trí vào tay Toyota



tải về 0.54 Mb.
trang7/7
Chuyển đổi dữ liệu12.09.2017
Kích0.54 Mb.
#33104
1   2   3   4   5   6   7

4.2.3. Liên tục thua lỗ trong những năm gần đây và còn đánh mất cả vị trí vào tay Toyota.

Trong ngành xe hơi Mỹ, Ford cũng là nạn nhân lớn nhất của tình trạng tăng lãi suất, tăng giá xăng và sự thoái trào của thị trường xe bán tải.

Ford đã lỗ 7 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm 2006, dự kiến sẽ lỗ thêm 4,86 tỷ USD trong quý 4/2006 vì công ty phải chịu chi phí lớn khi quyết định đóng cửa một số nhà máy và cắt giảm 38.000 việc làm nhằm tái cơ cấu.

Tình hình tài chính của Ford bị tác động lớn bởi số lượng và giá xe bán tải - dòng xe mang lại lợi nhuận lớn nhất cho Ford - sụt giảm nghiêm trọng. Năm 2006 công ty đã công bố doanh số tại Mỹ giảm 8%,công ty lỗ tới 12,7 tỷ USD, mức cao nhất trong lịch sử 103 năm. Tính trung bình, Ford lỗ 1.925 USD cho mỗi chiếc xe bán ra. Năm 2007 tình hình có vẻ khá hơn nhưng Ford vẫn thông báo lỗ 2.7 tỷ đôla. Năm 2008 tình hình vẫn chưa có dấu hiệu tiến triển, Ford đã lỗ kỷ lục tới 14,6 tỉ USD và đang cố gắng tránh phải đề nghị các khoản vay từ chính phủ để có thể tồn tại khi mà doanh số ô tô bán ra tại Mỹ giảm xuống mức thấp nhất trong gần 27 năm trở lại đây. Để ứng phó với tình trạng này Ford dự định bộ phận tín dụng của hãng sẽ cắt giảm 1200 việc làm, tương đương 20% lực lượng lao động của tập đoàn xe hơi này.

Sụt giảm liên tiếp việc hang mất vị trí vào tay Toyota la điều không thể tránh khỏi nhưng hãng thậm chí còn tỏ ra yếu thế ngay cả ở sân nhà. Năm ngoái, lần đầu tiên trong lịch sử, Ford đã bị đối thủ Nhật Bản Toyota thế chỗ ở vị trí thứ 2 trong số các hãng xe hơi có thị phần lớn nhất tại Mỹ. Sự việc này gợi ra một dấu hiệu đáng báo động khi trước kia nó được cho là bắt nguồn từ xuất phát từ những ưu thế không “trong sáng” mà chính phủ Nhật Bản “tặng” cho các công ty của họ. Điển hình nhất là chế độ tiền lương nhân công, hệ thống trợ cấp sức khỏe và thậm chí, chính phủ còn chi tiền phát triển ngành ắc-quy hỗ trợ cho hybrid.

Tuy nhiên Toyota đã đánh cho Ford “tơi tả” bằng việc sản xuất xe ngay trên “thánh địa” Bắc Mỹ bởi chính thiết bị và nhân công Bắc Mỹ - những người hưởng lương và trợ cấp sức khỏe theo luật pháp Mỹ. Hơn nữa, những nhà sản xuất Nhật Bản còn sử dụng công nghệ Mỹ do chính người Mỹ sáng tạo nên. Vấn đề được cho có lẽ xuất phát từ chính Ford với chính sách lương hưu tiền thưởng quá cao lại được quy định trong nhiều năm làm giảm sức phấn đấu trong bộ máy. Đây là điều mà hang cần lưu ý nếu ko muốn tiếp tục lún sâu vào thất bại!



4.3. Bài học kinh nghiệm

4.3.1. Phải biết thận trọng trong những chiến lược, tìm hiểu nhu cầu khách hàng để đáp ứng tối đa, đưa ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu cũng như thẩm mỹ.

Bài học này được rút ra từ Edsel, đứa con đau lòng của Ford. Vì đứa con này mà hãng đã mất uy tín, suy giảm sức mạnh thương hiệu trong một thời gian dài. Khi Edsel ra đời với một sự kỳ vọng to lớn hãng sai lầm khi thực hiện một chiến lược marketing thái quá làm kích thích khách hàng nhưng đến khi sản phẩm ra đời với sự toan tính của các nhà sản xuất Edsel đã làm thất vọng những người tiêu dùng những người đã kì vọng vào nó.

Với cái tên không mấy ấn tượng cộng với một hình thù quá độc đáo, Edsel đã làm người ta thất vọng, khen cung có chê cũng có nhưng phần nhiều là không mấy hài lòng với những gì họ đã quảng cáo trước đó. Thêm một điều nữa là trong khi xu hướng người tiêu dùng đang đi theo hướng ưa chuộng dòng xe giá rẻ thì Edsel lại được bán với giá quá đắt và được coi là không tương xứng với thể hiện của chiếc xe. Tất cả điều này đã khiến nó trở thành một trong những sản phẩm thất bại nhất trong lịch sử.Và bài học này cũng nên được các nhà quản lý ghi nhớ.

4.3.2. Phải dám nghĩ dám làm, hướng các hoạt động của công ty vào lợi ích chung, chú trọng đến quyền lợi của nhân viên, công nhân dưới quyền.

Bài học này xuất phát từ những gì mà Henry Ford đã làm được trong quá khứ. Vào năm 1914, Henry Ford, một trong những nhà công nghiệp vĩ đại nhất, nhà tư bản giàu có nhất, đã làm sững sờ cộng đồng kinh doanh Mỹ với lời tuyên bố rằng tất cả nhân viên của Ford Motor Company sẽ được trả lương gấp 2 lần so với mức lương của bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào đồng thời rút thời gian làm việc từ 9 giờ xuống còn 8 giờ/ngày.

Điều gì đã khiến “nhà tư bản lớn nhất thế giới” thực hiện quyết định kỳ quặc này? Một số nhà quan sát tuyên bố “Chủ nghĩa xã hội!” - trong khi một số kẻ khác thì thầm “Điên rồ!”. ‘‘Đam mê là một trong số ít những tài sản quý giá nhất của con người. Một người quyết đoán có thể thành công trong hầu hết công việc mà anh ta theo đuổi. Nhưng nếu không đam mê, thì những thành công cũng chẳng còn mấy ý nghĩa.” Henry Ford đã nghĩ như vậy.

Theo Henry Ford, giá bán đúng không phải là giá khách hàng phải trả; lương trả đúng không phải là mức lương tối thiểu người thợ phải nhận để sống. Giá bán đúng phải là giá thấp nhất của một sản phẩm được bán ra thường xuyên. Lương trả đúng phải là tiền lương cao nhất có thể trả. Phương châm của ông là: Người chỉ huy một hãng công nghiệp tư nhân có đủ tự do theo đuổi mục đích riêng của mình nhưng không được quên rằng dù muốn hay không, anh ta phải mang lại hạnh phúc cho người tiêu dùng!

Và rồi với tư duy, chiến lược đúng đắn đó chỉ trong vòng 10 năm, Ford đã chi phối được thị trường ô tô Hoa Kỳ và Henry Ford đã trở thành một trong những người giàu có nhất nước Mỹ.

Ford đã sáng chế ra hệ thống đặc quyền để bán và dịch vụ ô tô. “Road men” của Ford trở thành một phần quen thuộc của người Mỹ bản địa. Vào năm 1912 có 7,000 người buôn bán xe Ford trên khắp nước. Cùng cách đó, ông đã phát triển một cơ sở hạ tầng máy móc tự động cùng với ô tô. Ông tham gia chiến dịch bảo tồn và phát triển các hệ thống đại lộ giữa các nước, hệ thống này đã trở thành sự thèm muốn của cả thế giới

Sức mạnh lớn của Ford là sản xuất theo quá trình - không theo phát minh. Chỉ riêng dây chuyền lắp đặt của công ty đã đưa cả cuộc Cách mạng công nghiệp của Mỹ đi vào guồng hoạt động hết công suất. Thay vì việc để nhiều công nhân lắp một chiếc ô tô hoàn hảo, những người bạn nối khố của Ford, những người làm nên cả một cỗ máy lớn từ Scotland, đã tổ chức thành những đội lần lượt thêm các bộ phận cho mỗi mẫu T khi nó được chuyển xuống dây chuyền. Năm 1914, dây chuyền sản xuất tự động đầu tiên của thế giới đã cho ra lò một chiếc xe bốn bánh sau mỗi 93 phút – một tốc độ kỉ lục!

Như vậy chúng ta đã thấy xuyên suốt cả phần là những thành công, thất bại và những bài học kinh nghiệm dáng nhớ của Ford, chúng ta hãy cùng chờ xem Ford sẽ làm gì để thoát khỏi hoàn cảnh hiện tại và điều gì sẽ xảy ra với Ford trong tương lai.



Lời Kết

Một doanh nghiệp muốn thành công phải có chiến lược marketing của riêng mình, đây được xem là điểm khác biệt và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, đặc biệt đối với các doanh nghiệp, các công ty đa quốc gia.



Trong nền kinh tế đầy biến động như hiện nay, việc xây dựng chiến lược Marketing không còn là công việc xa lạ, mà nó ngày càng có vai trò rất quang trọng đối với hầu hết các doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào có chiến lược Marketing cũng thành công trong tương lai. Một chiến lược được lựa chọn là phải được xây dựng trên cơ sở kết hợp các điều kiện môi trường bên ngoài với tình hình nội bộ bên trong và phù hợp với xu hướng dự báo trong tương lai. Xây dựng chiến lược chỉ là một trong những yếu tố thành công hoặc thất bại của doanh nghiệp. Mà yếu tố chính quyết định sự thành công của một chiến lược là phụ thuộc nghệ thuật, tài năng của nhà lãnh đạo, sự vận dụng hợp lý các nguồn lực và linh động xử lý với hoàn cảnh môi trường biến đổi trong tương lai. Một doanh nghiệp thành công là doanh nghiệp đó có chiến lược kinh doanh khả thi và có một lực lượng quản trị gia lãnh đạo linh hoạt, uyển chuyển trong mọi tình huống biến đổi của thị trường. Và Ford đã thực hiện được những điều đó.

Danh Mục Tài Liệu Tham Khảo
Sách và tạp chí:

  • Kinh doanh toàn cầu ngày nay – NXB Thống Kê – TS. Nguyễn Đông Phong, TS. Nguyễn Văn Sơn, TS. Ngô Thị Ngọc Huyền, ThS. Quách Thị Bửu Châu.

  • Quản Trị Kinh Doanh Quốc Tế - NXB Thống Kê – TS. Bùi Lê Hà, TS. Nguyễn Đông Phong, TS. Ngô Thị Ngọc Huyền, ThS. Quách Thị Bửu Châu, ThS. Nguyễn Thị Dược, ThS. Nguyễn Thị Hồng Thu.

  • Quản Trị Chiến Lược - NXB Thống Kê – PGS.TS. Lê Thế Giới, TS. Nguyễn Thanh Liêm, ThS. Trần Hữu Hải.

  • Quản Trị Marketing - NXB Thống Kê – Philip Kotler

  • Ford of Global Strategy: the North America (2002).

  • Automaker Rankings 2007_the environmental performance of car companies – union of concerned scientists


Các trang web tham khảo.

    • http://thailandtonight.blogspot.com/2007/08/thailand-has-decided-to-impose-excise.html

    • http://vietbao.vn/O-to-xe-may/Sony-cung-cap-dai-han-he-thong-audio-cho-Ford/75155510/350/

    • http://choxe.net/tintuc/news.html?do=detail&id=256

    • http://vi.wikipedia.org/wiki/Henry_Ford

    • http://en.wikipedia.org/wiki/Ford_Motor_Company

    • http://www.tin247.com/my_hang_ford_motor_bi_thua_lo_lon_nhat_trong_lich_su-3-47943.html

    • http://www.giaothongvantai.com.vn/Desktop.aspx/News/quoc-te/Nganh_cong_nghiep_o_to_trong_khung_hoang-Ford_Motor_it_kho_khan_hon

    • http://vietbao.vn/O-to-xe-may/Ford-thong-nhat-ngon-ngu-thiet-ke-toan-cau/75154138/350/

    • http://www.autoblog.com/2007/01/23/mulally-pledges-one-ford-global-design-theme-in-7-years

    • http://www.ford.com/about-ford/company-information/one-ford

    • http://74.125.153.132/search?q=cache:f0M0wPHafcoJ:www.channelnet.com/SiteBuilder/sites/f25af40f-8a0a-44e8-93ce-113633b97f5b/images/cnmedia95.pdf+ford+promotion&cd=1&hl=vi&ct=clnk&gl=vn

    • http://ford.digitalsnippets.com/fordplan

    • www.ford.com.vn

    • www.ford.com

    • www. Ford..com.tha

    • www.ford.com.uk



Trang


tải về 0.54 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương