Neutrophil đẠi cưƠng các chức năng sinh học của neutrophil



tải về 54.96 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu24.09.2017
Kích54.96 Kb.
#33342




NEUTROPHIL

****

1. ĐẠI CƯƠNG

2. CÁC CHỨC NĂNG SINH HỌC CỦA NEUTROPHIL

2.1. Tính bám dính (adherence)

2.2. Tính hoá hướng động (chemotaxis)

2.3. Tính thực bào

2.4. Cơ chế diệt khuẩn

2.4.1. Cơ chế diệt khuẩn phụ thuộc oxygen

2.4.2. Cơ chế diệt khuẩn không phụ thuộc oxygen

3. LEUKOTRIENES VÀ PROSTAGLANDIN

1.ĐẠI CƯƠNG

Neutrophil là một trong các loại bạch cầu đảm nhiệm chức năng bảo vệ cơ thể động vật đối với các tác nhân gây bệnh, nhất là vi khuẩn. Neutrophil có tác động làm suy yếu và tiêu diệt các vi sinh vật. Dựa vào hệ thống mạch quản, neutrophil bám dính vào các tế bào biểu mô, di chuyển qua thành mạch và di trú trong mô bào; chúng tiếp xúc với các vi khuẩn để thực hiện quá trình thực bào. Trong phần này đề cập đến một số cơ chế về sự bám dính, thấm nhập, thực bào và tiêu diệt vi khuẩn của neutrophils.



2.CÁC CHỨC NĂNG SINH HỌC CỦA NEUTROPHILS

2.1. Tính bám dính (Adherence)

Dựa vào đặc tính bám dính, tập đoàn neutrophils trong cơ thể động vật phân chia 2 nhóm: nhóm neutrophils có tính bám dính và nhóm neutrophils không có tính bám dính.

Các neutrophils có tính bám dính xếp dọc theo thành mạch quản. Giones và ctv.(1995) ghi nhận sự bám dính của neutrophils với các tế bào nội mạc của thành mạch máu là do sự tương tác động học giữa dòng máu với các phân tử bám dính ở tế bào biểu mô hay các receptors hoặc các ligand trên bề mặt của neutrophils, tiến trình này rất phức tạp và bị chi phối bởi các yếu tố trung gian có trong máu như chất gây viêm hay các chất sinh bệnh (độc tố của vi khuẩn) hoặc các chất trong huyết tương; ngoài ra, quá trình bám dính còn tuỳ thuộc vào tế bào nội mạc, bạch cầu và các tế bào của mô... trong đó tác động quan trọng nhất là tác động giữa các phân tử bám dính với các ligand.

Các phân tử bám dính chia 2 lớp: selectin và integrin (Meuer, 1994).



  • Selectin cấu tạo là protein, thực hiện chức năng kết dính neutrophils với các tế bào nội mạc thành mạch máu.

Selectin gồm có 3 thành viên L-selectin, P-selectin và E-selectin, chúng có cấu trúc tương tự, chỉ khác biệt chiều dài của domain (L-selectin < E-selectin < P-selectin). L-selectin được tổng hợp từ các bạch cầu (L-leukocytes), trong khi E-selectin và P-selectin được tổng hợp từ các tế bào nội mạc (E-endothelial cell), ngoài ra P-selectin còn được tổng hợp từ các tiểu cầu (P-platelet) (Forrest và Paulson, 1995).

Trong tế bào nội mạc, sự tổng hợp P-selectin và E-selectin cảm ứng bởi các chất như thrombin và histamin đối với P-selectin hay interleukin-1 (IL-1) và tumor necrosis factor- (TNF-) đối với E-selectin.

Ngoài ra trong quá trình viêm, hiện tượng dãn mạch đã hổ trợ cho neutrophils tiếp xúc với các tế bào nội mạch dọc theo thành mạch quản (Shappell và Smith, 1994).

Selectin liên kết với các cấu tử sialic acid và fucose trong thành phần glycoprotein và glycolipid của màng tế bào nội mạc (Forrest và Paulson, 1995).



  • Integrin cấu tạo là protein, giúp cho neutrophil thực hiện chức năng thấm nhập qua thành mạch máu và di trú trong các mô bào khi hiện tượng viêm nhiễm xảy ra. Integrin có cấu trúc dimer dị thể, bao gồm 2 subunit là  và .

Subunit  gồm có 3 loại là CD11a, CD11b và CD11c và subunit  cũng gồm 3 loại là 1, 2 và 3, Mỗi subunit  sẽ liên kết tạo dimer dị thể với một trong 3 loại subunit . Trong neutrophil, subunit 2 CD18 liên kết với một trong 3 loại subunit  (Meuer, 1994).

Theo Meuer và Anderson, 1995 ghi nhận sự kết hợp giữa các subunit  và  tạo ra các phân tử integrin có chức năng ligand khác nhau:



  • Phức hợp CD18+CD11a tạo thành chất tương tác thứ nhất giữa kháng nguyên-bạch cầu (LAF-1 - leukocyte function associated antigen 1). Chất này có trong neutrophil và thực hiện quá trình kết dính nên còn gọi là phân tử kết dính nội bào thứ nhất (ICAM-1, intercellular adhension molecule 1).

  • Phức hợp CD18+CD11b tạo thành chất tương tác giữa kháng nguyên với đại thực bào thứ nhất (Mac-1- marcophage antigen 1). Chất này có tác động làm vô hoạt tiểu phần C3b trong hệ thống complement huyết thanh (iC3b).

  • Phức hợp CD18+CD11c tạo thành p150 và p95 và chưa xác định được chức năng sinh học.

Ngoài ra, integrin còn có khả năng liên kết với các chất fibronectin, fibrinogen, collagen và các chất khác ở bề mặt tế bào.

    1. 2.2. Tính hoá hướng động (Chemotaxis)

Sau khi neutrophils bám dính vào lớp tế bào nội mạc, chúng thấm nhập qua thành mạch quản đi vào các khoảng trống trong mô bào có sự hiện diện của các vi sinh vật. Sự di chuyển của chúng dựa vào các chất hấp dẫn (chất tạo cảm ứng hay chất hoá học hướng động-chemotaxin) tập trung với nồng độ cao, điều này có thể được giải thích bằng cơ chế cảm ứng hay cơ chế hoá hướng động.

Hiện tượng hoá hướng động xảy ra khi các tế bào neutrophils tiếp cận với vùng tập trung các chất gây cảm ứng với nồng độ cao trong khoảng cách bằng đường kính của neutrophil.

Trên bề mặt neutrophils có một số receptor cảm ứng, có thể nhận biết gradient hoá học của môi trường thông qua nồng độ của chất gây cảm ứng.

Receptor ở 2 trạng thái: trạng thái bảo hoà và trạng thái không bảo hoà; trạng thái bảo hoà xảy ra khi các receptor liên kết tuần tự với chất gây cảm ứng; chính nhờ sự kết hợp này giúp cho neutrophil di chuyển và neutrophil sẽ ngừng di chuyển khi tất cả receptor cảm ứng đã liên kết hoàn toàn với chất gây cảm ứng, đây là trạng thái bảo hoà hoàn toàn.

Các chất cảm ứng ảnh hưởng đến tính hoá hướng động của neutrophils bao gồm các chất N-formyl peptid, C5a, LTB4, interleukin 8 (IL-8) và yếu tố hoạt hoá tiểu cầu (PAF-platelet activating factor) (Mcphail và Harvath, 1993).

Ngoài ra, sự di chuyển của neutrophils còn do biến đổi hình dạng tế bào từ dạng cầu tròn, trơn, nhẵn sẽ kéo dài, dẹp lại và uốn lượn tạo chân giả – dạng pseudopodia (như trường hợp của amib); từ dạng pseudopodia, tế bào càng dẹp lại và trải rộng, mỏng như tấm lamella nên gọi là dạng lammellipodia; dần dần chuyển sang dạng uropodia tạo đầu nhọn ở phía trước. Sự biến đổi hình dạng tế bào neutrophils xảy ra liên tục với sự co vào và duỗi ra của bộ xương tế bào. Quá trình này được điều khiển bởi các chất cảm ứng giúp cho neutrophils di chuyển về phía trước (Senda và ctv., 1975)

Căn nguyên chính tạo ra sự biến đổi hình dạng của neutrophils là do phản ứng của giữa các phân tử actin và myosin. Actin và myosin là thành phần cấu tạo của protein cơ và protein cơ là thành phần tạo dựng nên bộ khung xương của tế bào, phản ứng giữa actin và myosin thành lập actomyosin phụ thuộc vào nồng độ calcium nội bào (Ca2+ICF) và tạo ra hiện tượng co duỗi tương tự như tế bào cơ (Edward, 1994).

Actin là thành phần cấu tạo chính trong tơ cơ mỏng, chiếm tỉ lệ khoảng 5-8% trong tổng số protein của neutrophil, actin có cấu tạo gồm 375 cấu tử amino acid có cấu trúc dạng cầu với nhiều tiểu đơn vị (monomer); dạng này được gọi là G-actin (globular actin), mỗi tiểu đơn vị đều có chứa 1 mol ATP. Khi tế bào ở trạng thái nghỉ (duỗi) thì 50-70% actin ở dạng G-actin. Trùng hợp các phân tử G-actin tạo thành actin dạng sợi (fibrous actin), phản ứng trùng hợp được cung cấp năng lượng từ ATP, F-actin sẽ liên kết với phần đầu tròn của phân tử myosin (Edwards, 1994).

Myosin là một loại protein đơn giản trong tơ cơ dày, chiếm tỉ lệ khoảng 60-70% với trọng lượng phân tử 540 kD, gồm 6 chuỗi polypeptid với 2 chuỗi nặng kết hợp 2 đôi chuỗi nhẹ quan trọng (ELC- essential light chain) và chuỗi nhẹ điều hoà (RLC -regulatory light chain) khác biệt nhau. Myosin có cấu trúc đặc biệt vừa dạng sợi, vừa dạng cầu. Mỗi chuỗi nặng có ½ chuỗi ở đầu N cuộn lại tạo thành đầu tròn kích thước khoảng 55x200 Ao và ½ chuỗi đầu C có dạng xoắn  helix, hai chuỗi nặng sẽ xoắn vào nhau ở phần đầu C liên kết với các chuỗi nhẹ ELC và RLC, RLC liên kết với Ca2+.

Hình 1. Cấu trúc của actin và myosin trong tế bào cơ

Trong tơ cơ dày có chứa hàng trăm phân tử myosin được tổ chức sắp xếp nối đuôi nhau trên đường ray theo phần xoắn  helix, phần đầu tròn tự do hướng ra ngoài và có tác động như enzyme ATPase.

Sự co duỗi các cơ được thể hiện qua tiến trình tổng hợp và phân giải actomyosin, tiến trình cần cung cấp năng lượng từ sự phân giải glucose trong điều kiện hiếm khí. Sự biến dưỡng glucose được kích thích khi neutrophils cảm ứng với các chất hoá học hướng động có trong môi trường.

Edwin Taylor, 1994 giải thích sự co cơ bằng cơ chế thủy phân ATP trung gian qua actomyosin gồm 4 giai đoạn:

(1). ATP liên kết với myosin và tách rời actin tự do, thành lập sản phẩm Myosin-ATP (trạng thái duỗi).

(2). Myosin-ATP bị thủy phân nhanh chóng tạo thành phức hợp cao năng lượng Myosin-ADP-Pi (3). Actin liên kết với myosin tạo ra actin-myosin-ADP-Pi.

(4). Tách ADP và Pi, trả lại actomyosin (trạng thái co).

Như vậy, ATP có vai trò điều dẫn phản ứng phân giải và tổng hợp actomyosin được gọi lực vector của quá trình co cơ dưới sự kiểm soát của calcium nội bào (Ca2+ICF), tropomyosin và troponin.





Hình 2. Tiến trình tế bào cơ co và duỗi

Hàm lượng calcium nội bào được điều hành bởi 2 loại thông tín viên c.AMP và c.GMP tùy thuộc vào sự kích thích enzyme adenylate cyclase hoặc guanylate cyclase.

Một số chất hoá hướng động có tác động kích thích hoặc ức chế enzyme adenylate cyclase và một số chất khác có tác động kích thích hoặc ức chế enzyme guanylate cyclase (Smith và Lumsden, 1983). Đối với prostaglandin, chúng có thể tham gia vào quá trình điều hoà nồng độ c.AMP và c.GMP do vậy sẽ điều hoà tính hoá hướng động của neutrophils (Dechatelet, 1979).

Tác động của c.AMP và c.GMP đối với nồng độ calcium nội bào được giải thích theo cơ chế protein G và dòng thác inositol (PIP-phosphatidyl inositol phosphate)



2.3.Tính thực bào (Phagocytosis)

Sự thực bào xảy ra khi neutrophil xâm nhập vào khu vực cảm nhiễm, tiếp xúc với vi khuẩn. Trước khi thực bào, tế bào vi khuẩn trải qua quá trình opsonin hoá (Dechatelet, 1979). Hiện tượng opsonin hoá được thực hiện bởi các phân tử immunoglobulin và bổ túc thể, nhằm tạo ra sự cảm ứng giữa tế bào vi khuẩn với các receptor trên bề mặt neutrophil (Klebanoff và Clark, 1978).

Morgan (1990) ghi nhận bổ thể C3 và C4 dự phần vào quá trình opsonin hoá, các receptor của neutrophil tương ứng với C3 và C4 là CR1, CR3 và CR4. CR1 có ligand nhất cấp là CD35, liên kết với C3b hoặc liên kết với C3bi hay C4b, nhưng kém hơn. Các receptor CR3 và CR4 chuyển hoá từ CD18 và CD11 của dimer integrin.

Quá trình opsonin cần có sự hổ trợ của phân tử immunoglobulin như IgA hoặc IgG. Ig liên kết với receptor neutrophil bằng tiểu phần Fc và liên kết vi khuẩn bằng tiểu phần Fab.

Theo Rosales và Brown (1993), các receptor neutrophil đối với IgG bao gồm FcγRI, FcγRII và FcγRIII, thực hiện các chức năng:


  • Tạo liên kết giữa tế bào vi khuẩn với neutrophil hoặc monocyte.

  • Hoạt hoá tiến trình hô hấp mô bào của neutrophil hoặc monocyte (tiến trình oxid hoá sinh học).

  • Chuyển vận các phức hợp miễn dịch thể dịch.

  • Giải phóng các sản phẩm trung gian từ quá trình viêm và các chất gây độc tế bào phụ thuộc vào kháng thể (ADCC-antibody dependent cell mediated cytotoxicity).

Đồng thời, các tác giả còn cho rằng các receptor có tác động bổ sung cho nhau, khi một receptor liên kết với Ig thì receptor khác lại thực hiện việc truyền dẫn tín hiệu hoá học vào trong tế bào chất của neutrophil.

Ngoài ra, các chất trong huyết thanh khác như fibronectin, amyloid P và laminin có tác động hổ trợ quá trình thực bào. Fibronectin có khả năng liên kềt với macrophage và neutrophil, gia tăng sự tấn công của các bạch cầu này đối với vi khuẩn (Hormann, 1982; Protor và ct., 1982).

Najjar (1983) còn ghi nhận quá trình thực bào của neutrophil, macrophage hay monocyte gia tăng nhờ tác động của tuftsin (tetrapeptide Thr-Lys-Pro-Arg). Chất này được tạo ra từ sự phân giải leukokinin S do enzyme protease của neutrophil.

Sự thực bào của bạch cầu còn phụ thuộc vào tính chất ưa nước hay kị nước của vi khuẩn. Quá trình opsonin và thực bào tăng cao đối với các vi khuẩn kị nước (Van Oss và Gillman, 1973; Van Oss và ctv., 1974).

Đối với vi khuẩn Gr -, lớp capsule lipopolysaccharide có tính háo nước mạnh, do đó chúng có khả năng ngăn cản quá trình opsonin hoá hay thực bào của bạch cầu (Van Oss và Gillman, 1973; Horwitz và Silverstein, 1980; Verhoef và Visser, 1993).

Các thành phần hoá học khác của vách tế bào vi khuẩn như peptidoglycan, teichoic acid, protein A, protein M có thể ảnh hưởng đến tính chất nhạy cảm của vi khuẩn đối với sự thực bào (Hendricks và ctv., 1986).

Protein A liên kết với tiểu phần Fc của IgG, ngăn chận liên kết giữa neutrophil và vi khuẩn. Protein M và protein A của Streptococcus gây trở ngại quá trình opsonin, bởi vì các phân tử protein này có điện thế âm cao (do thành phần cấu tử amino acid tính acid có tỉ lệ cao) giảm thiểu sự va chạm giữa neutrophil và vi khuẩn (Verhoef và Visser, 1993).

3.CƠ CHẾ DIỆT VI KHUẨN

Tác động thực bào và diệt khuẩn của neutrophil và các bạch cầu được giải thích theo 2 cơ chế:



3.1.Hệ thống enzyme Oxidase-NADPH phụ thuộc oxygen

Hệ thống enzyme oxidase-NADPH định vị trên màng của các bạch cầu thực bào đã được kích hoạt (Babior, 1978; Rossi và ctv., 1985; Borregaard, 1985; Edwards, 1994).

Mcphail và Harvath (1993) xác định oxidase-NADPH có cấu tạo ít nhất 4 gồm phần, 2 gồm phần liên kết với protein màng và 2 gồm phần trong tế bào chất:


  • Gồm phần ở màng là cytochrome b558, có cấu tạo là dimer dị thể với β-subunit là glycoprotein (91 kD) và α-subunit là protein 22kD.

  • Gồm phần ở tế bào chất là protein 47 kD (p47-phox) và protein 67 kD (p67-phox). Gồm phần này đảm nhận vai trò cofactor của enzyme oxidase.

Ngoài ra, phản ứng hoạt hoá eznyme oxidase còn có sự tham dự của các protein liên kết với GTP như protein G (rap-1A) và RAC p21 phối hợp cùng nhóm flavoprotein trong quá trình vận chuyển electron.

Cơ chế diệt khuẩn

Hệ thống enzyme oxidase-NADPH xúc tác phản ứng khử phân tử oxyen tạo thành anion superoxide (O2-0). Tác động sinh học của enzyme oxidase gia tăng nhanh chóng gây ra sự bùng nổ quá trình tiêu thụ oxygen ở tế bào, tăng quá trình hô hấp mô bào; đồng thời sản sinh chất độc hại (hydrogen peroxide). Chất này tích trữ trong các không bào của bạch cầu thực bào (Babior, 1978; Badwey và Karnovsky, 1980).

Tuy nhiên, tốc độ của phản ứng phụ thuộc vào quá trình khử NADP tạo ra NADPH.H+ từ tiến trình oxid hoá trực tiếp glucose (HMP-hexose monophosphate shunt). Đây là nguồn cung cấp hydrogen cho sự thành lập hydrogen peroxide dưới sự xúc tác của enzyme SOD (superoxid dismutase)(Babior, 1978).

Hydrogen peroxide nhanh chóng bị phân giải, tạo ra OH0 và O. OH0 tiếp tục phản ứng với các ion haloid nhu Cl-, Br- hay I-. Do nồng độ Cl- cao hơn các ion haloid khác, do đó OH0 kết hợp với Cl- tạo thành sản phẩm hypochlorous acid (ClOH) chất này có tính diệt khuẩn cao (Edwards, 1994).

Ngoài ra, trong macrophage, anion superoxide (O2-0) kết hợp với nitric oxid (NO0) tạo thành anion peroxynitrite (ONOO-). Chất này có tính diệt khuẩn cao, bằng cách tác động gây thoái hoá các thành phần nucleic acid, protein, carbohydrate và lipid của vi khuẩn (Ward và Mulligan, 1992).

Tuy nhiên, sản phẩm phân giải từ hydrogen peroxide chẳng những có tác động diệt khuẩn mà còn tác động đến tế bào động vật (Bqadwey và Karnovsky, 1980; Gabid và Babior, 1981; Rossi và ctv., 1985; Ward và Mulligan, 1992). Trong điều kiện sinh lý, hydrogen peroxid bị phân giải tạo thành nước và oxygen phân tử không độc tính nhờ tác động của glutathione peroxidase, glutathione reductase và catalase (Klebanoff và Clark, 1978).



3.2.Hệ thống enzyme trong bạch cầu hạt không phụ thuộc oxygen

Các enzyme và các hợp chất sinh học có khả năng phân huỷ protein của vi khuẩn, hổ trợ cho hệ thống enzyme oxidase-NADPH trong quá trình diệt khuẩn. Các chất này tích chứa trong các hạt ở tế bào chất của nhóm bạch cầu hạt như acidophil, basophil, neutrophil, bao gồm:

-Hạt nhất cấp có chứa các enzyme phân huỷ protein thuộc nhóm cationic protein (protein có tính acid) như defensin, cathepsin G, azurocidin, proteion BPI (bactericidal/permeability increasing protein) (Klebanoff và Clark, 1978) và các enzyme thuỷ phân hydrolase như elastase, collagenase, β glucuronidase (Lehrer và Granz, 1990).

-Hạt nhị cấp có chứa lysozyme, lactoferrin, protein liên kết với B12, gelatinase, các receptor chất kết dính và chất hoá hướng động (Leffell và Spitznagel, 1972; Cane và Peters, 1975; Klebanoff và Clark, 1978; Lehrer và Granz, 1990).

-Hạt tam cấp có chứa các enzyme gelatinase và hydrolase có tính acid trong hạt tam cấp của neutrophil của người, bò, ngựa, cừu, dê, chó và thỏ.

-Hạt tứ cấp có kích thước to lớn và chỉ có trong neutrophil, chứa lysozyme.



Cơ chế diệt khuẩn

-Thay đổi pH môi trường

Trong các tiểu thể lysosome của bạch cầu thực bào, pH kiềm nhẹ. Khi enzyme oxidase-NADP xúc tác phản ứng sẽ làm pH giảm dần, bởi vì enzyme này có tác động như bơm proton H+. Cặp đương lượng khử từ NADPH.H+ cung cấp cho pyruvate tạo thành lactate dưới sự xúc tác của lactate dehydrogenase



Nồng độ lactate càng tăng, pH môi trường càng giảm và có tác động ức chế sự phát triển của tế bào vi khuẩn.



-Tác động của defensin

Defensin là peptide kháng khuẩn có tính kiềm,vì thành phần cấu tạo có nhiều cấu tử cystein và arginine. Chúng hiện diện trong heterophil ở loài cầm và trong neutrophil ở động vật có vú (Ganz và ctv., 1985; Lehrer và Ganz, 1990; Evans và Harmon, 1995). Số lượng amino acid và cấu tử cystein trong thành phần defenin khác nhau giữa các loài động vật.

Defensin của bò cấu tạo gồm 6 cấu tử cystein, chúng liên kết với nhau bằng cầu nối disulfide, trong đó, cấu tử cystein thứ nhất liên kết với cấu tử thứ sáu tạo dạng vòng và gọi là β defensin (Selted và ctv., 1993). Trong khi defensin ở heo gồm 16-18 amino acid với 4 cấu tử cystein (Evans và Harmon, 1995).

Defensin có tác động kháng đối với các vi khuẩn Gr -, Gr +, vi khuẩn yếm khí, envelop của virus, protozoa và nhiều loại nấm mốc (Ganz và ctv., 1986; Lehrer và ctv., 1991; Evans và Harmon, 1995).



-Tác động của cathepsinG

Cathepsin G có trong neutrophil và monocyte (Ohlsson và ctv., 1977; Edward, 1994). Thành phần cấu tạo nhiều cấu tử arginine, nhưng không có cystein (Ganz và ctv., 1986). Cathepsin có tac động kháng các vi khuẩn Gr -, Gr + và nấm mốc (Lehrer và ctv., 1975; Odeberg và Ohlsson, 1975).

Cathepsin G ức chế quá trình hô hấp mô bào, tiến trình sinh tổng hợp protein, quá trình tổng hợp DNA và RNA của vi khuẩn (Edward, 1994). Tác động kháng khuẩn của cathepsin G bị giảm khi lực ion hoá trong môi trường tế bào vi khuẩn mạnh và mất khả năng phân giải protein vi khuẩn ở môi trường nhiệt độ cao (Odeberg và Ohlsson, 1975; Edward, 1994).

-Tác động của protein BPI (bactericidal/permeability increasing protein)

BPI có cấu tạo protein (55-60 kD), nhiều cấu tử lysine. Protein BPI có tác động kháng khuẩn cao đối với vi khuẩn Gr -, nhất là E. coliSalmonella typhimurium, nhưng không có tác động đến vi khuẩn Gr + và nấm mốc (Ganz và ctv., 1986; Lehrer và Ganz, 1990). Tuy nhiên, đặc tính kháng khuẩn của protein BPI còn thay đổi theo dòng vi khuẩn Gr -, kháng vi khuẩn Gr – dòng nhám (rough strain) mạnh hơn so với dòng trơn (smooth strain), bởi vì dòng nhám có lớp envelop với chuỗi polysaccharide ngắn (Weiss và ctv., 1978; Lehrer và Ganz, 1990).

Tác động kháng khuẩn của protein BPI được ghi nhận qua sự liên kết với lớp màng ngoài vi khuẩn Gr -, gia tăng tính thấm của màng, đồng thời hoạt hoá enzyme phân giải thành phần phospholipid và peptidoglycan ở envelop.

Ngoài ra, đối với E. coli, protein BPI còn có tác động ức chế quá trình hô hấp mô bào (Lehrer và Ganz, 1990).



-Tác động của azurocidin

Azurocidin là protein (29 kD), có khả năng tiêu diệt E. coli, Streptococcus faecalisCandida albicansin vitro, tác động này gia tăng trong môi trường có lực ion hoá thấp và pH acid. Ngoài ra, một loại protein p29b cũng có tác động diệt khuẩn ở in vitro. CAP (37 kD)(cationic antimicrobial protein) có tác động tương tự như azurocidin trên nhiểu loài vi khuẩn Gr- (Lehrer và Ganz, 1990).



-Tác động của lysozyme

Lysozyme là protein (14.400 D) được tìm thấy trong các hạt nhất cấp và nhị cấp của neutrophil, monocyte và macrophage, trong huyết thanh và các dịch tiết của cơ thể động vật (Ganz và ctv., 1986). Lysozyme có tác động phân giải vách tế bào vi khuẩn (phân giải liên kết 1-4 glucosidic của cấu tử N-acetyl muramic acid và N-glucosamine trong thành phần peptidoglycan)(Spitznagel, 1984; Ganz và ctv., 1986).



-Tác động của lactoferrin

Lactoferrin là protein liên kết với sắt (78 kD) liên quan đến transferrin huyết thanh. Lactoferrin có trong các dịch chất như nước mắt, tinh dịch và sữa. Ngoài ra, lactoferrin hiện diện trong các hạt nhị cấp của neutrophil. Tác động diệt khuẩn của lactoferrin theo cơ chế cạnh tranh Fe với vi khuẩn (Bullen và ctv., 1978).



-Tác động của các enzyme hydrolase có tính acid

Hydrolase là enzyme thuỷ phân, hoạt động trong môi trường acid. Enzyme này có trong các hạt nhất cấp của neutrophil, bao gồm các loại enzyme thuỷ phân như phosphatase, cathepsin, aryl sulfatase, neuraminidase và nulease (Klebanoff và Clark, 1978. Các hydrolase có thể bị ức chế bởi glycosaminoglycan sulfate, heparin và chondroitin sulfate ở pH acid (Avia và Convit, 1976).



4.CÁC HỢP CHẤT SINH HỌC PROSTAGLANDIN, THROMBOXAN VÀ LEUKOTRIENE

Trong quá trình diệt khuẩn của các bạch cầu thực bào, một số hợp chất sinh học khác tham gia vào quá trình này như prostaglandin, thromboxan và leukotriene.

Prostaglandin (PGs-Prostate gland), thromboxan (TXs-Thrombocyte-platelet) và leucotriene (LTs-leukocyte) được tổng hợp trong nhiều loại tế bào động vật như neutrophil, macrophage, tế bào mast, basophil và acidophil từ arachidonic acid hoặc các acid béo 20C có 3, 4 hay 5 nối đôi. Các hợp chất sinh học này có tác động ngay tại chổ hơn là dự trữ (local hormon). Tiến trình tổng hợp được kích thích bởi lyphokine và các sản phẩm từ quá trình thực bào vi khuẩn.

Lewis và Austen (1974) ghi nhận neutrophil tổng hợp LTB4, acidophil tổng hợp LTC4, macrophage và monocyte tổng hợp LTB4 và LTC4.

Tác động sinh học bao gồm:

-Ảnh hưởng đến phản ứng viêm tại mô bào

-Gây ra đau đớn và sốt

-Tác động đến huyết áp

-Điều dẫn quá trình đông máu

-Ảnh hưởng đến tác động của các cơ chất liên quan đến hiện tượng quá mẫn (SRS-slow reacting substance of anaphylaxis).

-Quan hệ đến tính hoá hướng động của bạch cầu thực bào

Tuy nhiên, các hợp chất sinh học trong mỗi nhóm có tác động trái nghịch nhau như:

-Throboxan A2 (TXA2) có tác động hấp dẫn, tập trung các tiểu cầu nhưng prostagcyclin có tác động ngược lại (Roubin và Benveniste, 1985).

-LTB4 (leukotriene B4) vừa các tác động mồi, vừa kích ứng hoá hướng động trực tiếp đến neutrophil, monocyte và acidophil, kích thích sự tụ hội neutrophil, cảm ứng phóng thích lysozyme, tăng sản sinh peroxide, trưng bày các receptor CD11a/CD18 và CD11b/CD18 bám dính đối với tế bào nội mạc của thành mạch và thúc đẩy phản ứng hoạt hoá bổ túc thể trong huyết thanh (Hutchinson, 1983; Koenig và ctv., 1984; Czanetzki và Grabbe, 1983; Lewis và Austin, 1984; Bates, 1995).

-LTC4(leukotriene C4) và LTD4(leukotriene D4) tăng cường quá trình co thắt cơ trơn ở đường hô hấp, tiêu hoá đồng thời gia tăng tính thấm và bám dính thành mạch của neutrophil (Lewis và Austin, 1984).

-Macrophage là tế bào chính sản sinh PGE2. Chất này có tác động đến sự thực bào và kích thích hệ thống miễn dịch tế bào (cơ chế điều hoà dưới-downregulation) do các hợp chất lymphokin sản sinh từ lymphocyt T. Các hợp chất prostaglandin có thể có tác động ức chế tính hoá hướng động bằng cách tăng cường quá trình thành lập c.GMP, ức chế quá trình thực bào và sự phóng thích enzyme từ lysosome (Dechatelet, 1979).




TS. Đỗ Hiếu Liêm BM.Sinh Lý Sinh Hoá Khoa CNTY - ĐHNL


tải về 54.96 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương