Máu tụ ngoài màng cứng máu tụ DƯỚi màng cứng cấp tíNH



tải về 31.08 Kb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2023
Kích31.08 Kb.
#54975
  1   2   3   4
Quy trình phẫu thuật thần kinh sọ não.
New Microsoft Word Document

MỤC LỤC



  • MÁU TỤ NGOÀI MÀNG CỨNG

  • MÁU TỤ DƯỚI MÀNG CỨNG CẤP TÍNH

  • VẾT THƯƠNG LÓC DA ĐẦU PHỨC TẠP

  • MÁU TỤ DƯỚI MÀNG CỨNG MÃN TÍNH

  • VÁ KHUYẾT SỌ SAU MỞ SỌ GIẢI ÁP

  • XỬ LÝ VẾT THƯƠNG SỌ NÃO




  1. KỸ THUẬT MỔ MÁU TỤ NGOÀI MÀNG CỨNG.

I.Chỉ định phẫu thuật
- Máu tụ NMC có khoảng tỉnh, trong chấn thương sọ não có khoảng tỉnh thường ít bị tổn thương, bệnh nhân hôn mê do khối máu tụ lớn chèn ép não, chính vì thế nếu mổ sớm giải phóng được chèn ép não sẽ có kết quả tốt.
- Máu tụ NMC làm giãn đồng tử tăng dần hoặc liệt nửa người tiến triển các dấu hiệu này xuất hiện thường kèm giảm tri giác nhưng cũng có khi tri giác chưa biến động mà có các dấu hiệu này
- Máu tụ NMC kích thước tăng dần trên các phim chụp.
- Máu tụ NMC trên 30 gam. Tuy nhiên chỉ nên mổ với những khối máu tụ làm tặng áp lực nội sọ, vì vậy ở những bệnh nhân teo não thường mổ khi khối máu tụ lớn, còn những bệnh nhân trẻ có chỉ định mổ sớm hơn người già.
II. Phương pháp vô cảm
Gây mê nội khí quản là bắt buộc để kiểm soát hô hấp một cách tối đa.
III. Chuẩn bị trước phẫu thuật
-Phẫu thuật viên thần kinh, hai phụ mổ.
-Bác sỹ gây mê, phụ mê,kỹ thuật viên phụ giúp.
-Dụng cụ viên, giúp việc chạy ngoài.
-Làm hoàn thiện toàn bộ xét nhiệm phục vụ phẫu thuật. Giải thích kỹ với gia đình về tình trạng trước mổ, những tai biến , biến chứng , dị ứng thuốc có thể xảy ra trong, sau phẫu thuật, do cơ địa người bệnh.
-Bộ dụng cụ phẫu thuật thần kinh.
IV. Các bước tiến hành phẫu thuật.
1.Tư thế bệnh nhân
-Tùy theo vị trí máu tụ mà có tư thế thích hợp , ví dụ máu tụ vùng trán nằm ngửa, máu tụ thái dương nằm nghiêng và máu tụ vùng chẩm cần nằm sấp.
-Đầu cao 20 độ, không vẹo cổ, vai tỳ vào vùng cổ có thể gây phù não.
-Không dùng khung cố định Mayfield vì gây bẹp hộp sọ.
2. Các bước phẫu thuật
- Bước 1. Da đầu
+ Gây tê trong da và dưới da bằng Lidocain 2% pha với adrenalin vừa hạn chế chảy máu vừa giảm đau sau mổ.
+ Rạch da theo ranh giới khối máu tụ
+ Đối với những máu tụ lớn, tri giác xấu nhanh cần rạch da khoảng 3cm trên đường dự kiến mổ, khoan sọ một lỗ hút máu tụ để giải ép trước mổ cửa sổ xương.
+ Dùng kéo tách da ra khỏi cân Galea
+ Dùng dao điện đơn cực cắt màng xương
+ Dùng lóc màng xương tách màng xương một khoảng 1cm theo 3 cạnh của màng xương định cắt.
-Bước 2 : Xương sọ.
+ Mở cửa sổ xương đến rìa khối máu tụ ( máu tụ đến đâu mở xương đến đấy) , trừ các trường hợp nền sọ không mở được sát nền.
+ Khoan sọ 3- 5 lỗ thành hình vuông hoặc hình chữ nhât.
+ Dùng que luồn , luồn dây cưa cắt màng xương theo 4 cạnh, theo nguyên tắc vùng nào ít nguy cơ chảy máu nhất cưa trước, vùng có nguy cơ chảy máu như xoang tĩnh mạch, động mạch màng não giữa phải cưa sau.
+ Cắt vát cạnh để đặt lại xương dễ liền hơn.
-Bước 3: Lấy máu tụ.
+Nếu máu loãng dùng máy hút để hút máu tụ.
Nếu máu tụ đóng bánh cần dùng van mềm để lấy máu tụ, nhưng cần chú ý không làm bóc tách thêm màng cứng dễ gây chảy máu, đặc biệt gần xoang tĩnh mạch. Để tránh bóc tách màng cứng có thể hút máu tụ tại vị trí khâu treo, sau đó khâu treo màng cứng rồi lấy toàn bộ máu tụ
+ Xử lý nguyên nhân.

  • Nếu nguồn gốc của máu tụ do chảy máu từ xương xốp cần dùng sáp sọ cầm máu.

  • Nếu chảy máu từ màng cứng dùng dao điện lưỡng cực để đốt, các mạch lớn hư thân động mạch màng não giữa dùng chỉ nhỏ khâu thắt sẽ an toàn hơn.

  • Nếu do tổn thương xoang tĩnh mạch tùy theo tổn thương mà xử trí như khâu, dùng cơ hoặc các chất cầm máu như surgicel, spongel.

+ Khâu treo màng cứng bằng chỉ nilon 4/0.
Trong trường hợp não xẹp quá nên bơm nước vào khoang dưới màng cứng hoặc mở màng cứng thì mới áp sát được màng cứng vào xương sọ.
+ Nếu màng cứng căng hoặc bùng nhùng phải mở ra để kiểm tra xem có máu tụ dưới màng cứng không. Dùng huyết thanh mặn 9%o bơm vào dưới màng cứng để rửa sạch tìm nguyên nhân chảy máu.
+ Khoan các lỗ ở giữa miếng xương sọ để khâu treo trung tâm.
+ Đặt dẫn lưu ngoài màng cứng.
+ Đặt lại xương sọ và cố định chắc chắn bằng nẹp vis.
+ Đóng da đầu 2 lớp.
V. Theo dõi sau mổ và tai biến
1. Theo dõi
+ Toàn trạng bệnh nhân: tri giác ( theo thang điểm Glasgow) , mạch, nhiệt độ, huyết áp.
+ Tình trạng vết mổ, dẫn lưu vết mổ, nguy cơ chảy máu sau mổ
2. Tai biến:
+ Chảy máu sau mổ: mổ lại để cầm máu , truyền máu, có thể rối loạn động máu kèm theo
+ Động kinh: thuốc điều trị động kinh
+ Viêm não, màng não, viêm xương: Cấy khuẩn làm kháng sinh đồ.



  1. KỸ THUẬT MỔ MÁU TỤ DƯỚI MÀNG CỨNG CẤP TÍNH

I.Chỉ định phẫu thuật
- Máu tụ DMC có khoảng tỉnh, khi máu tụ có khoảng tỉnh nghĩa là chỉ có máu tụ đơn thuần hoặc kèm theo các tổn thương nhẹ, cần mổ sớm để hạn chế tổn thương thứ phát.
- Máu tụ DMC tri giác xấu dần, dựa theo điểm Glasgow, với máu tụ DMC tri giác xấu dần chụp CLVT kiểm tra thấy tổn thương to lên cần mổ giải phóng chèn ép và giải tỏa não kèm theo.
- Máu tụ DMC có dấu hiệu thần kinh khu trú tiến triển, khi có dãn đồng tử tăng dần nghĩa là có dấu hiệu tụt kẹt của thùy thái dương cần mổ để tránh hậu quả của tụt kẹt là làm co thắt mạch não sau gây thiếu máu vùng chẩm.
- Máu tụ DMC gây tăng áp lực nội sọ, khi có khối máu tụ và xác định nó là nguyên nhân chính gây tăng áp lực nội sọ cần phẫu thuật sớm, cần lưu ý rằng khối máu tụ nhiều khi không đồng hành với TALNS mà phụ thuộc nhiều vào diện tích trốn trong hộp sọ, chính vì thế người già, nghiện rượu có khi khối máu tụ lớn nhưng ít biểu hiện TALNS. Ngoài ra TALNS còn phụ thuộc vào tình trạng phù não.
- Máu tụ DMC tăng dần trên các phim chụp CLVT, MRI thông thường kèm theo tri giác xấu dần nhưng nhiều khi tri giác không thay đổi vẫn thấy kích thước máu tụ to lên trên phim CLVT là do tình trạng phù não được cải thiện hơn. Trong trường hợp máu tụ to lên nhưng tri giác ổn định thì có thể chờ khối máu tụ lỏng dần dể mổ như máu tụ bán cấp hoặc mạn tính.

II. Phương pháp vô cảm


-Gây mê nội khí quản là bắt buộc để kiểm soát hô hấp một cách tối đa.
III. Chuẩn bị trước phẫu thuật
-Phẫu thuật viên thần kinh, hai phụ mổ.
-Bác sỹ gây mê, phụ mê,kỹ thuật viên phụ giúp.
-Dụng cụ viên, giúp việc chạy ngoài.
-Làm hoàn thiện toàn bộ xét nhiệm phục vụ phẫu thuật. Giải thích kỹ với gia đình về tình trạng trước mổ, những tai biến , biến chứng , dị ứng thuốc có thể xảy ra trong, sau phẫu thuật, do cơ địa người bệnh.
-Bộ dụng cụ phẫu thuật thần kinh.
IV. Các bước tiến hành phẫu thuật.
1.Tư thế bệnh nhân
-Tùy theo vị trí máu tụ mà có tư thế thích hợp , ví dụ máu tụ vùng trán nằm ngửa, máu tụ thái dương nằm nghiêng và máu tụ vùng chẩm cần nằm sấp.
-Đầu cao 20 độ, không vẹo cổ, vai tỳ vào vùng cổ có thể gây phù não.
- Bước 1. Da đầu
+ Gây tê trong da và dưới da bằng Lidocain 2% pha với adrenalin vừa hạn chế chảy máu vừa giảm đau sau mổ.
+ Rạch da theo ranh giới khối máu tụ
+ Đối với những máu tụ lớn, tri giác xấu nhanh cần rạch da khoảng 3cm trên đường dự kiến mổ, khoan sọ một lỗ hút máu tụ để giải ép trước mổ cửa sổ xương.
+ Dùng kéo tách da ra khỏi cân Galea
+ Dùng dao điện đơn cực cắt màng xương
+ Dùng lóc màng xương tách màng xương một khoảng 1cm theo 3 cạnh của màng xương định cắt.
-Bước 2 : Xương sọ.
+ Mở cửa sổ xương đến rìa khối máu tụ ( máu tụ đến đâu mở xương đến đấy) , trừ các trường hợp nền sọ không mở được sát nền.
+ Khoan sọ 3- 5 lỗ thành hình vuông hoặc hình chữ nhât.
+ Dùng que luồn , luồn dây cưa cắt màng xương theo 4 cạnh, theo nguyên tắc vùng nào ít nguy cơ chảy máu nhất cưa trước, vùng có nguy cơ chảy máu như xoang tĩnh mạch, động mạch màng não giữa phải cưa sau.
+ Cắt vát cạnh để đặt lại xương dễ liền hơn.

  • Bước 3: Màng cứng.

+ Khâu treo màng cứng vào xương qua các lỗ khoan hoặc vào màng xương, hoặc cân Galea để tránh bị bóc tách màng cứng do xẹp não sau khi lấy máu tụ.
+Mở màng cứng theo 2 cách hình vòng cung hoặc hình chữ thập, cuống màng cứng ở phía xoang tĩnh mạch dọc trên hoặc nền sọ.
+Khâu lật màng cứng để bộc lộ máu tụ và các tổn thương phía dưới.

  • Bước 4:Lấy máu tụ

>Dùng máy hút áp lực thấp để lấy máu tụ, chú ý không được hút vào tổ chức não lành, có thể bơm nước cho máu tụ lỏng, tự trôi ra sẽ dễ hút hơn.
>Dùng sonde nelaton luồn theo các hướng bơm nước đẩy máu tụ ở xung quanh vùng mở màng cứng.
+Xử lý nguyên nhân.
> Nếu nguồn gốc máu tụ do dập não chảy máu, cần dùng dao điện lưỡng cực đốt cầm máu, chú ý dao điện chỉ để số 10-12 để hạn chế tổn thương não.
> Nếu chảy máu từ tĩnh mạch đổ vào xoang nhỏ có thể đốt điện cầm máu. > Nếu máu chảy từ các tĩnh mạch lớn đặc biệt là vùng chức năng như tĩnh mạch Rolandique hoăc tĩnh mạch Labee bên bán cầu ưu thế sẽ nguy cơ liệt hoặc thất ngôn cần phải bảo tồn tối đa bằng surgicel hoặc spongel quanh chỗ rách và bơm keo sinh học để cầm máu.
> Nguyên nhân do não dập
Hút nhẹ nhàng tổ chức não dập và cầm máu bằng dao điện lương cực số nhỏ 10-12. Nếu dập não vùng chức năng quan trọng như vùng vận động, tiếng nói không nên hút trực tiếp vào tổ chức não dập mà nên dùng nước bơm nhẹ nhàng cho não dập chảy ra ngoài, những chỗ rỉ máu thì đắp surgicel không nên đốt điện vào vùng này vì sẽ ảnh hưởng đến chức năng não.
Sử dụng surgicel hoặc spongel đặt lên vùng não dập để cầm máu và bảo vệ tổ chức não.

  • Bước 5:Đóng vết mổ.

+ Nếu não không phù: Glassgow trước mổ trên 8 điểm, hồi sức sau mổ tốt, tổn thương dập não ít có thể đóng kín màng não.
+ Màng não: đóng kín bằng chỉ Prolene 4/0, khâu văt. Khâu từ thấp đến cao, khi khâu mũi cuối cùng cần bơm nước vào khoang dưới màng cứng để đuổi khí.
+ Xương sọ: đặt lại xương và cố định chắc chắn bằng nẹp vis. Khâu treo trung tâm màng cứng vào xương.
+ Da đầu: đóng da 2 lớp, đặt dẫn lưu dưới da rút sau 48h.
Nếu não phù, điểm Glassgow thấp, dập não nhiều hoặc không có phương tiện hồi sức đặc biệt là thở máy sẽ có nguy cơ phù não sau mổ, trong trường hợp này nên mở rộng và vá chùng màng não để giải tỏa.
+ Xương sọ: gặm xương xuống sát nền thái dương, mở xương đủ rộng ít nhất 8 cm đường kính, gửi xương vào ngân hàng mô bảo quản lạnh sâu.
+ Màng não: tạo hình màng não bằng cân thái dương hoặc cân cơ đùi, làm cho kín màng não và vá chùng màng cứng để khoảng trống cho não phù, tránh chèn ép não.
+ Da đầu: đóng da 2 lớp, đặt dẫn lưu dưới da rút sau 48h.
V. Theo dõi sau mổ và tai biến
1. Theo dõi
+ Toàn trạng bệnh nhân: tri giác ( theo thang điểm Glasgow) , mạch, nhiệt độ, huyết áp.
+ Tình trạng vết mổ, dẫn lưu vết mổ, nguy cơ chảy máu sau mổ
2. Tai biến:
+ Chảy máu sau mổ: mổ lại để cầm máu , truyền máu, có thể rối loạn động máu kèm theo
+ Động kinh: thuốc điều trị động kinh
+ Viêm não, màng não, viêm xương: Cấy khuẩn làm kháng sinh đồ.

  1. QUY TRÌNH PHẪU THUẬT VẾT THƯƠNG LÓC DA ĐẦU PHỨC TẠP

  1. Chỉ định phẫu thuật

  • Vết thương lóc da , cơ rộng vùng đầu.

II. Phương pháp vô cảm
Gây mê nội khí quản là bắt buộc để kiểm soát hô hấp một cách tối đa.
III. Chuẩn bị trước phẫu thuật
-Phẫu thuật viên thần kinh, hai phụ mổ.
-Bác sỹ gây mê, phụ mê,kỹ thuật viên phụ giúp.
-Dụng cụ viên, giúp việc chạy ngoài.
-Làm hoàn thiện toàn bộ xét nhiệm phục vụ phẫu thuật. Giải thích kỹ với gia đình về tình trạng trước mổ, những tai biến , biến chứng , dị ứng thuốc có thể xảy ra trong, sau phẫu thuật, do cơ địa người bệnh.
IV. Các bước tiến hành phẫu thuật.
- Làm sạch vết thường bằng nước, oxy già, betadin.
- Lấy bỏ tối đa các dị vật.
- Cắt bỏ tổ chức dập nát, bẩn.
- Cầm máu bằng dao điện lưỡng cực.
- Đặt dẫn lưu dưới da đầu, hút áp lực âm.
- Đóng vết mổ 2 lớp.
- Băng ép.
V. Theo dõi sau mổ và tai biến
1. Theo dõi
+ Toàn trạng bệnh nhân: tri giác ( theo thang điểm Glasgow) , mạch, nhiệt độ, huyết áp.
+ Tình trạng vết mổ, dẫn lưu vết mổ, nguy cơ chảy máu sau mổ
2. Tai biến:
+ Chảy máu sau mổ: mổ lại để cầm máu , truyền máu, có thể rối loạn động máu
+ Nhiễm trùng: Cấy khuẩn làm kháng sinh đồ.
+ Chết vạt da: phẫu thuật chuyển vạt.

  1. QUY TRÌNH PHẪU THUẬT MÁU TỤ DƯỚI MÀNG CỨNG MÃN TÍNH

I.Chỉ định phẫu thuật
- Máu tụ lớn gây đè đẩy đường giữa nhiều đã số bệnh nhân bị máu tụ mãn tính là những khối máu tụ lớn vì khối máu tụ tiến triển chậm , não có thời gian thích nghi với những khối máu tụ lớn đều không có khả năng hấp thu nên bắt buộc phải phẫu thuật.
- Máu tụ có biểu hiện lâm sàng rõ như gây liệt nửa người, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn tâm thần hoặc hôn mê, với những khối máu tụ gây nên những dấu hiệu lâm sàng này cần mổ cấp cứu ngay.
- Máu tụ to dần trong quá trình theo dõi cần theo dõi trong thời gian dài, có trường hợp vào viện biểu hiện khối máu tụ bán cấp, nếu tình trạng tri giác tốt có thể đợi cho khối máu tụ trở thành mãn tính, phẫu thuật sẽ đơn giản hơn.
- Máu tụ không lớn nhưng ở người trẻ tuổi, gây đau đầu nhiều, điều trị nội khoa không hiệu quả. Với những người trẻ diện tích trống hộp sọ ít nên có máu tụ nhỏ cũng biểu hiện dấu hiệu lâm sàng cần phẫu thuật dẫn lưu máu tụ , bệnh nhân mới hết đau được.
-Máu tụ ở trẻ nhỏ làm cho vòng đầu to nhanh, thóp căng , trẻ em khi các khớp sọ chưa kín hoặc còn thóp khi có máu tụ làm cho vòng đầu to lên, cần mổ lấy máu tụ và dẫn lưu.
II. Phương pháp vô cảm

  • Gây tê tại chỗ là tốt nhất, dùng lidocain 2% pha với Adrenalin 1/200000. Cần chú ý là máu tụ mãn tính chủ yếu gặp ở người già nên dễ có biến chứng sau gây mê do chức năng gan thận suy giảm, đặc biệt là các biến chứng như viêm phế quản, viêm phổi sau gây mê và thở máy, chính vì vậy gây tê được là tốt nhất.

  • Gây mê toàn thân khi bệnh nhân không hợp tác, nhất là trẻ em, hoặc khối máu tụ có nhiều vách, cần mở rộng nhiều hơn, giảm đau tê tại chỗ không hiệu quả.

III. Chuẩn bị trước phẫu thuật
-Phẫu thuật viên thần kinh, hai phụ mổ.
-Bác sỹ gây mê, phụ mê,kỹ thuật viên phụ giúp.
-Dụng cụ viên, giúp việc chạy ngoài.
-Làm hoàn thiện toàn bộ xét nhiệm phục vụ phẫu thuật. Giải thích kỹ với gia đình về tình trạng trước mổ, những tai biến , biến chứng , dị ứng thuốc có thể xảy ra trong, sau phẫu thuật, do cơ địa người bệnh.
-Bộ dụng cụ phẫu thuật thần kinh.
-Tư thế bệnh nhân nằm nghiêng, đầu nghiêng 45-90 độ. Vị trí mổ lúc nào cũng cao nhất của hộp sọ để tránh tràn khí
IV. Các bước tiến hành phẫu thuật
Bước 1: Rạch da.
+ Sau khi gây tê khoảng 10-15 phút, rạch da ~ 3cm sát xương, dùng lóc màng xương tách cân, cầm máu da đầu bằng dao điện lưỡng cực.
+ Dùng panh tự động tách rộng hai mép da.
Bước 2: Xương sọ.
+Khoan sọ một lỗ, nếu máu tụ mói, vỏ bao máu tụ mỏng nên gặm rộng lỗ khoan để luồn sonde dẫn lưu không bị tổn thương não.
+Dùng sáp sọ cầm máu xương, chú ý không làm tách màng não ra khỏi xương sọ vì dễ gây chảy máu khoang ngoài màng cứng.
+Nếu ổ máu tụ có nhiều vách cần mở rộng xương để có đủ không gian phá vách
Bước 3: Màng não
+ Dùng dao điện đơn cực đốt màng não thành một lộ rộng hơn đường kính ngoài của ống dẫn lưu để bơm nước muối sinh lý bơm rửa.
Bước 4: Lấy máu tụ:
+ Rạch bao ngoài khối máu tụ cần chú ý cần đốt điện cầm máu bao ngoài vì nếu không dễ gây chảy máu sau mổ. Không dùng máy hút trước tiếp vào ổ máu tụ vì gây giảm áp lực nội sọ đột ngột gây chảy máu trong sọ.
+ Dùng ống Nelaton mềm luồn vào ổ máu tụ theo các hướng khác nhau để bơm rửa , bơm rửa bằng nước muối sinh lý NaCl 0.9% ( chú ý khi luồn sonde vào khoang máu tụ cần nhẹ nhàng, khi có càm giác vướng thì phải rút ra khoảng 1cm, rồi mới tiến hành bơm rửa, tránh gây thêm áp lực.
+ Có thể dùng nước để trên cao cho chảy từ từ qua dây truyền huyết thanh nối với sonde vào ổ máu tụ.
+ Trong trường hợp khối máu tụ có nhiều vách cần mở rộng xương, màng não và bao ngoài đủ để thấy vách, nếu không khối máu tụ vẫn sẽ tồn tại và hình thành.
Bước 5: Dẫn lưu
+ Đặt dẫn lưu hướng ra phía trán , cách vết mổ khoảng 3cm về phía sau rạch 1 lỗ nhỏ đủ để luồn dẫn lưu và cố định. Dẫn lưu ra phía trước đỡ tràn khí sau mổ hơn vì nếu cho ra sau khi nằm não sẽ xuống làm tắc dẫn lưu, máu không dẫn ra ngoài được.
+ Đóng vết mổ 2 lớp.
+ Đặt ống dẫn lưu vào ống dẫn áp lực 0mmHg, để thấp hơn so với vị trí lỗ tai ngoài của bệnh nhân khoảng 50-80cm.
+Rút dẫn lưu sau 48 tiếng.
V. Biến chứng và tình huống bất thường có thể gặp trong mổ
+ Khoan không đúng vị trí: khi khoan sọ thấy màng não trắng, mở màng não ra không thấy máu tụ mà não phù, do nhầm vị trí máu tụ. Cần đóng vết mổ và khoan lại lỗ khác.
+ Bao ngoài và bao trong chập vào nhau. Cần đóng vết mổ, rạch da vị trí khác cách vị trí cũ 3cm.
+ Sonde bơm rửa chọc vào não: hay gặp trong trường hợp máu tụ mới, bao trong mỏng và máu tụ ít chiều dày. Cần khoan rộng và không đưa trực tiếp vuông góc sonde bơm rửa vào ổ máu tụ, chú ý lỗ khoan phải ở vị trí cao nhất.
+ Chảy máu dưới màng cứng: rất ít gặp nhưng rất nguy hiểm, có thể phát hiện ngay trong mổ vì máu tươi chảy ra, cần mở vollet sọ để tìm và giải quyết nguyên nhân chảy máu.
VI. Theo dõi sau mổ và tai biến
1.Theo dõi sau mổ:
+ Toàn trạng bệnh nhân: tri giác ( theo thang điểm Glasgow) , mạch, nhiệt độ, huyết áp.
+ Tình trạng vết mổ, dẫn lưu vết mổ, nguy cơ chảy máu sau mổ
2. Tai biến:
+ Tràn khí sau mổ: chủ yếu do tư thế, nếu ít có thể tự hấp thu, nếu nhiều phải mổ lại để bơm rửa.
+ Chảy máu sau mổ.
+ Chảy mủ sau mổ.

E.VÁ KHUYẾT SỌ SAU MỞ SỌ GIẢI ÁP.


I.CHỈ ĐỊNH PHẪU THUẬT.
- Khuyết sọ đường kính lớn hơn 3cm ở mọi vị trí trên vòm sọ
- Khuyết sọ đường kính 1-3cm tại vùng trán
II.PHƯƠNG PHÁP VÔ CẢM.
Mê nội khí quản hoặc gây tê tại chỗ nếu vết mổ nhỏ.
III.CHUẨN BỊ TRƯỚC PHẪU THUẬT.
-Phẫu thuật viên thần kinh, hai phụ mổ.
-Bác sỹ gây mê, phụ mê,kỹ thuật viên phụ giúp.
-Dụng cụ viên, giúp việc chạy ngoài.
-Làm hoàn thiện toàn bộ xét nhiệm phục vụ phẫu thuật. Giải thích kỹ với gia đình về tình trạng trước mổ, những tai biến , biến chứng , dị ứng thuốc có thể xảy ra trong, sau phẫu thuật, do cơ địa người bệnh.
-Bộ dụng cụ phẫu thuật thần kinh.
IV.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH.

tải về 31.08 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương