MỘt số SÂu bệnh hại chính trên cây thông 3 LÁ VÀ biện pháp phòng trừ TẠi lâM ĐỒng I. MỘt số SÂu bệnh hại chíNH



tải về 3.22 Mb.
trang9/9
Chuyển đổi dữ liệu17.12.2017
Kích3.22 Mb.
#35058
1   2   3   4   5   6   7   8   9

10. Bệnh vàng còi thông 3 lá

10.1. Triệu chứng gây hại

- Bệnh vàng còi gây hại trên mọi cấp tuổi của cây, phổ biến ở giai đoạn từ 5 tuổi đến 20 tuổi.




- Cây sinh trưởng chậm, thân cây còi cọc, lá tươi màu vàng, chiều dài lá ngắn hơn bình thường, rễ không có nấm cộng sinh (rừng trồng 5 tuổi, chiều cao bình quân chỉ đạt 2-3 mét).

Bệnh vàng còi thông 3 lá



10.2.Nguyên nhân gây bệnh và điều kiện phát bệnh

- Rừng trồng thông 3 lá bị nhiễm bệnh vàng còi do 2 yếu tố: Mức độ thoái hóa đất và độ dày tầng đất mặt mỏng.

- Rừng trồng thông 3 lá trên đất hạng IV, V, xấu và rất xấu, đất nông cạn, kết von, đá lẫn nhiều trong đất, tầng đất mặt khô và bí chặt, độ tơi xốp dưới 50%, khả năng thoát nước kém. Trong môi trường này, nấm cộng sinh không hình thành và phát triển được ở rễ rừng trồng thông 3 lá, cây dễ bị bệnh vàng còi.

- Nấm cộng sinh ở rễ thông 3 lá là nấm ngoại sinh, bao gồm những sợi nấm nhỏ li ti bao bọc dầy đặc quanh rễ đảm nhận chức năng của lông hút, gián tiếp tăng diện tiếp xúc giữa rễ và môi trường lên nhiều lần. Trong môi trường đất tơi xốp (>55%) và chua (pH = 4,5-5) thì mới có nấm cộng sinh. Cũng chính môi trường này thông mới sinh trưởng phát triển tốt được.



II. QUY TRÌNH PHÒNG TRỪ TỔNG HỢP

1. Quy trình PTTH sâu bệnh hại thông 3 lá trên vườn ươm

- Địa điểm đặt vườn ươm: Chọn nơi cao ráo, thoáng gió, đủ nắng để làm vườn ươm, xung quanh vườn phải có rãnh thoát nước tránh trường hợp ngập úng lúc trời mưa.

- Hạt giống: Chọn mua hạt giống ở những Trung tâm giống có uy tín và chất lượng. Ngâm và ủ hạt giống bình thường, khi hạt giống nảy mầm tiến hành xử lý hạt giống trước khi gieo 8-12 giờ bằng cách phun tưới lên hạt giống và đảo đều hạt giống để hạn chế nấm bệnh.

- Xử lý đất vườn ươm: Để hạn chế các loài sâu hại như bọ hung nâu lớn, bọ hung nâu nhỏ, sâu xám gây hại ở giai đoạn vườn ươm phải kết hợp xử lý đất vườn ươm với thuốc BVTV.

- Phân bón: Sử dụng các chất kích kháng như phân bón qua lá hợp lý, chú ý bổ sung phân lân và kali, sử dụng phân chuồng đã được ủ hoai mục, không bón phân đạm quá nhiều để tăng khả năng chống chịu của cây. Không bón thúc trước lúc đem trồng một tháng.

- Vệ sinh vườn ươm: Định kỳ hàng tháng tiến hành thu gom những cây bị bệnh, sâu hại cắn phá đem tiêu hủy nhằm tránh nơi trú ẩn của các loài sâu hại trong vườn ươm.

- Kiểm tra, phòng trừ sâu bệnh: Thường xuyên kiểm tra vườn ươm phát hiện và xử lý sâu bệnh kịp thời.

+ Bệnh rơm lá thông: Những cây bị nhiễm bệnh nặng phải nhổ bỏ và đốt đi.

+ Để ngăn chặn mối cắn phá cây con nên gieo ươm cây con trong các túi ni lông hoặc bầu nhựa. Khi đem trồng, để bầu nhựa nổi trên mặt đất khoảng 3-4 cm, với bầu là túi ni lông, chỉ cắt đáy rồi rút túi lên quần quanh gốc cây con

* Tiêu chuẩn cây con xuất vườn (theo QĐ 1517/QĐ/NN-PTNT ngày 13 tháng 12 năm 1997 của Sở Nông nghiệp&PTNT)

+ Cây từ 6 -8 tháng tuổi

+ Chiều cao cây: 15 -20cm

+ Đường kính cổ rễ: 1,5 -2mm

+ Cây có màu xanh lục, thân cứng và bắt đầu hóa gỗ. Cây sinh trưởng tốt, phát triển cân đối, không bị cong queo, sâu bệnh.

2. Qui trình phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại thông 3 lá trên rừng trồng

2.1. Biện pháp canh tác:

- Cây giống: Chỉ lựa chọn và sử dụng cây giống đủ tiêu chuẩn xuất vườn, sạch bệnh. Nếu phải mua giống chọn các cơ sở gieo ươm có chất lượng, cây giống tốt. Không mua cây giống ở những vườn ươm đã nhiễm bệnh chưa được xử lý.



- Chuẩn bị đất trồng rừng: Trên diện tích rừng chuẩn bị trồng phải đào hết gốc cây, thu gom toàn bộ gốc, rễ, cành nhánh, cây bụi, thảm mục đốt dọn sạch. Xử lý thực bì cần phải hoàn tất trước khi trồng 1 tháng.

- Làm đất: Tiến hành cuốc hố theo quy cách (30x30x30)cm. Phơi hố 1 tuần trước khi trồng cây.

- Mật độ trồng: Tùy theo điều kiện đất đai, loài hình trồng rừng có thể trồng với mật độ từ 1.666 cây/ha – 3300 cây/ha (Theo QĐ 1517/QĐ/NN-PTNT ngày 13 tháng 12 năm 1997). Trồng với mật độ thích hợp đảm bảo đủ ánh sáng, giúp cây quang hợp tốt, tránh được sự phát triển của địa y, nấm bệnh.

- Trồng cây:

+ Khi bứng và vận chuyển cây phải tránh va chạm mạnh làm biến dạng hoặc vỡ bầu, gãy ngọn, dập thân. Khi trồng cho một lớp đất mặt xuống đáy hố. Cây trồng phải đặt ngay giữa hố, vừa lấp đất vừa nén chặt vừa phải xung quanh gốc tránh cây bị đổ ngã. Lấp đất cách miệng hố từ 3-5cm để cây tận dụng nước mưa và mùn.

+ Không nên trồng thông 3 lá trên đất hạng IV, V, xấu và rất xấu, đất nông cạn, kết von, đá lẫn nhiều trong đất, tầng đất mặt khô và bí chặt, độ tơi xốp dưới 50%, khả năng thoát nước kém. Trong môi trường này, nấm cộng sinh không hình thành và phát triển được ở rễ rừng trồng thông 3 lá.



- Thời vụ trồng: thời gian từ tháng 6 đến tháng 8.

- Trồng dặm: Sau khi trồng 2- 3 tuần, tiến hành kiểm tra tỷ lệ sống và trồng dặm những cây bị chết, khi trồng dặm phải chọn những cây có tiêu chuẩn tốt nhất, trồng vào lúc thời tiết thuận lợi để cây có tỷ lệ sống cao.



.- Bón phân: Đối với các diện tích rừng thông trồng trên các loại đất nghèo kiệt, để hạn chế bệnh vàng còi cần bón bổ sung phân super lân như sau:

+ Đối với rừng có mật độ từ 1200 cây/ha trở lên, đào xới đất theo rãnh giữa hai hàng cây, sâu: 40cm, rộng: 40cm. Bón Super Lân từ 3-5kg/cây tùy vào hạng đất và tuổi cây sau đó tiếp tục lấp đất cho đầy rãnh trên toàn diện tích.

+ Đối với rừng có mật độ dưới 1200 cây/ha, đào rãnh xung quanh gốc, từ hình chiếu tán cây trở ra: sâu: 40cm, rộng 40cm, sau đó: đảo, trộn đều đất đã đào xới cho tơi xốp, lấp đất đã đảo trộn đầy 30cm, rồi bón Super Lân từ 3-5kg/cây,

- Chăm sóc, vệ sinh rừng trồng:

* Đối với rừng trồng năm thứ nhất và năm thứ 2: Để hạn chế sâu hại trong thời gian chăm sóc rừng trồng cần kết hợp phát dọn thực bì, làm cỏ và xới đất xung quanh gốc cây để phát hiện và tiêu diệt sâu non, nhộng các loại sâu hại.

* Đối với rừng trồng năm thứ 3 thứ 4 còn trong giai đoạn chăm sóc và rừng trồng sau giai đoạn chăm sóc bị nhiễm bệnh:

+ Chặt toàn bộ cây bị chết, và những cây có triệu chứng nhiễm bệnh như: bệnh héo rủ thông 3 lá, bệnh nấm hồng, bệnh vàng khô đỏ lá thông, những ngọn, cành cây bị sâu đục thu gom và đem đốt

+ Phát dọn thực bì toàn diện trong khu vực rừng trồng bị nhiễm bệnh nhưng để lại những cây bụi lá rộng không chèn ép cây thông trồng (để bảo vệ một số loài ong ký sinh sâu non xén tóc).

+ Gom toàn bộ những cây đã chặt hạ và thực bì phát dọn ra chỗ trống để đốt, không làm ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng của những cây xung quanh và tuân theo qui định về phòng cháy rừng.

+ Nếu rừng bị nhiễm bệnh trong giai đoạn nuôi dưỡng mà chưa được tỉa thưa, thì kết hợp tỉa thưa và phải đốt dọn vệ sinh thảm thực bì, tạo đầy đủ ánh sáng cho rừng phát triển tốt hạn chế các loại bệnh như: bệnh phấn trắng, bệnh bồ hóng, ...

+ Nếu trên cành nhỏ, tán lá mà bị nhiều muội đen, bồ hóng thì có thể pha nước xà phòng phun kỹ trên tán sẽ làm cho nấm bồ hóng bong và trôi đi hết, nhất là kết hợp với đợt mưa.

+ Kết hợp kỹ thuật đốt trước, hun khói để tiêu diệt sâu non các loài sâu hại



2.3. Biện pháp sinh học

- Bảo vệ các loài thiên địch sẵn có trên rừng trồng thông 3 lá như: nhện, kiến, ong ký sinh, bọ xít, ong cự ... Ngoài ra chim, bọ ngựa cũng góp phần tiêu diệt sâu non, sâu trưởng thành của một số loài sâu hại như: xén tóc, ong ăn lá, sâu đục ngọn thông ...

- Bảo vệ các tầng cây bụi thảm tươi, hạn chế phun thuốc hóa học, tăng cường sử dụng thuốc sinh học như chế phẩm sinh học góp phần giảm ô nhiễm môi trường.

+ Ong ăn lá thông: khi mật độ sâu non cao có khả năng phát dịch dùng chế phẩm sinh học phun ướt toàn bộ bộ tán lá. Nên phun chế phẩm vào lúc chiều mát.



+ Bệnh thối cổ rễ: Khi mới trồng 1 đến 2 năm đầu cây bị nhiễm bệnh có thể dùng chế phẩm sinh học bón trực tiếp vào xung quanh gốc cây hoặc pha theo liều lượng phun kỹ lên cây.

2.4. Biện pháp vật lý cơ giới

- Bẫy dính ong ăn lá: Do sâu non có tập tính di chuyển xuống gốc cây để hóa nhộng nên có thể sử dụng biện pháp ngăn chặn sâu non của ong ăn lá bằng vòng dính, để vòng dính phát huy hiệu quả cao phải được bôi kín toàn bộ vùng thân cây cách mặt đất 1,3m với bề rộng 8-10cm.

- Bắt giết thủ công: Ong ăn lá thông vào kén ở phần gốc cây, tầng cây bụi và thảm thực bì, do đó có thể huy động nhân lực tham gia vào việc bắt giết thủ công. Bọ hung non tập trung xung quanh gốc cây cắn phá rễ có thể đào bắt và tiêu diệt thủ công

- Mồi nhử: Đặt bẫy trưởng thành xén tóc, bọ hung nâu lớn, bọ hung nâu nhỏ bằng cách chặt cây tươi, phân chuồng tươi để dẫn dụ trưởng thành đến đẻ trứng sau đó thu bẫy đốt hoặc ngâm nước để diệt trứng và sâu non. Thời gian thích hợp nhất từ đầu tháng 4 đến cuối tháng 5 và cuối tháng 8 đến giữa đầu tháng 10.



- Bẫy đèn: Một số côn trùng có tính xu quang do đó ban đêm dùng bóng đèn để thu hút con trưởng thành tiêu diệt như: các loài bọ hung, xén tóc, sâu róm, ....

tải về 3.22 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương