MỘt số SÂu bệnh hại chính trên cây thông 3 LÁ VÀ biện pháp phòng trừ TẠi lâM ĐỒng I. MỘt số SÂu bệnh hại chíNH


Nguyên nhân gây bệnh và điều kiện phát bệnh



tải về 3.22 Mb.
trang8/9
Chuyển đổi dữ liệu17.12.2017
Kích3.22 Mb.
#35058
1   2   3   4   5   6   7   8   9
Tuyến trùng Bursaphelenchus sp.

7.2. Nguyên nhân gây bệnh và điều kiện phát bệnh

- Bệnh héo rủ thông 3 lá gây hại do loài tuyến trùng Bursaphelenchus sp.

- Môi giới truyền tuyến trùng là xén tóc Monochamus alternatus. Tuyến trùng Bursaphelenchus sp. không tự di chuyển từ cây này sang cây khác được mà phải dựa vào xén tóc Monochamus alternatus.

- Xén tóc trưởng thành đẻ trứng qua máng vào cây đã bị bệnh hoặc cây suy yếu. Khi xén tóc vũ hóa, chúng mang theo một lượng lớn tuyến trùng bám vào các lỗ thở. Sau khi vũ hóa, xén tóc trưởng thành phải ăn bổ sung 1-2 tuần để thành thục. Trong quá trình ăn bổ sung, gặm vỏ cành thông non, truyến trùng từ cơ thể xén tóc vào cây khỏe.

- Giai đoạn đầu do mật độ tuyến trùng còn thấp, cây bình thường. Tuyến trùng phát triển mạnh trong thân cây, lượng nhựa trong cây giảm dần, cây bắt đầu héo. Lá khô có màu nâu đỏ. Cây chết dần.

- Nhiệt độ cho tuyến trùng phát triển từ 9,5-330C, thích hợp nhất ở 250C.



8. Bệnh thối cổ rễ thông

8.1.Triệu chứng gây hại

- Bệnh thối cổ rễ thường làm cho các tế bào vỏ rễ bị mất đi, vỏ ngoài bị thối màu nâu đến màu đen, không hình thành rễ mới, phần trên bị héo, biến màu và chết.



- Cây bị nhiễm bệnh bộ rễ và cổ rễ phồng lên chứa nhiều nước, về sau thối, mạch dẫn biến màu nâu thắt lại và đổ gục xuống, lá cây khô héo dần. Bệnh có thể gây ra cho cả hạt giống, mầm hạt làm cho cây con không mọc lên được. Ngoài ra có hiện tượng cây chết đứng sau khi cây con hoá gỗ. Vì vậy bệnh có các triệu chứng thối hạt, thối mầm, đổ gục, chết đứng.

Bệnh lở cổ rễ thông 3 lá

8.2.Nguyên nhân gây bệnh và điều kiện phát bệnh

Bệnh thối cổ rễ chủ yếu do nấm Rhizoctonia một số ít trường hợp là Fusarium.

- Mầm bệnh thối cổ rễ cư trú trên tàn dư cây, lá bệnh trong đất và tập trung ở độ sâu 0-10 cm, nên việc xử lý hạt giống và trừ độc cho đất là biện pháp cơ bản để phòng bệnh thối cổ rễ cho cây.

- Sự hoạt động và xâm nhiễm của nấm vào cây rất nhanh nên cần tổ chức theo dõi thường xuyên để phát hiện kịp thời và phun thuốc đúng lúc.

- Nấm Rhizoctonia, Fusarium có vòng đời tương đối ngắn, vì vậy nó có nhiều chu kỳ sống liên tục, nên phòng trừ cũng phải tiến hành liên tục.

- Phương thức trồng cũng ảnh hưởng đến bệnh, trồng dày thường bị bệnh nặng.



9. Bệnh rơm lá thông (Cercospora pinidensiflorae Hori et Nambu)

9.1.Triệu chứng gây hại:



B
an đầu trên lá xuất hiện chấm màu vàng rồi lan rộng dần, bệnh nặng có thể vàng thành từng đoạn. Lá héo vàng từ nơi bị bệnh đến ngọn lá. Trên phần vàng, lá khô dần thành màu nâu sẫm hoặc nâu xám, lá bệnh sau khi khô không rụng và xoăn lại. Trên phần khô xuất hiện các chấm đen nhỏ xếp song song với nhau thành đám. Các đám chấm đen không liên tục. Bào tử lây sang lá khác xâm nhiễm và gây ra trên nhiều lá. Hầu hết các lá xoăn lại với nhau giống như búi rơm, nên gọi là bệnh rơm lá thông.

Bệnh rơm lá thông 3 lá



9.2. Nguyên nhân gây bệnh và điều kiện phát bệnh

- Bệnh rơm lá thông do nấm Cercospora pinidensiflorae Hori et Nambu gây ra.

- Nấm qua đông bằng sợi nấm trong mô bệnh. Nếu lấy lá bệnh vùi trong đất khả năng sống tuỳ theo độ sâu khi vùi. Sau khi qua đông gặp điều kiện thích hợp hình thành bào tử phân sinh. Bào tử lây lan nhờ gió.

- Cây thông mọc trong điều kiện đất mỏng, giữ nước kém, cây dày, sinh trưởng kém bệnh thường nặng. Những vườn liên canh, không loại bỏ cây bệnh, đất không cày sâu bệnh cũng rất nặng.



tải về 3.22 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương