MỘt số SÂu bệnh hại chính trên cây thông 3 LÁ VÀ biện pháp phòng trừ TẠi lâM ĐỒng I. MỘt số SÂu bệnh hại chíNH



tải về 3.22 Mb.
trang3/9
Chuyển đổi dữ liệu17.12.2017
Kích3.22 Mb.
#35058
1   2   3   4   5   6   7   8   9
Trứng: Màu trắng nhạt sau chuyển màu hơi vàng, kích thước dài khoảng 1mm.

Sâu non xén tóc



2.2.Đặc điểm gây hại

- Xén tóc là loài nguy hiểm nhất vừa phá hại thông, vừa là vectơ truyền bệnh tuyến trùng cho thông 3 lá làm thông trồng chết hàng loạt.

- Trưởng thành thường khoét những lỗ có đường kính 1-2 mm trên lớp vỏ của thân các cây yếu hoặc chết do bị bệnh héo thông để đẻ trứng. Mỗi lỗ chỉ có một trứng tuy nhiên số lượng lỗ có trứng chỉ chiếm tỷ lệ 50-65%.

- Sâu non tuổi 1 sống và ăn phần dưới của lớp vỏ. Sau một giai đoạn phát triển sâu non đục vào phần tượng tầng nơi dẫn nhựa của cây và tiếp tục đục vào phần gỗ của cây, ăn và sống tại đó cho tới khi hoá nhộng. Trong giai đoạn này sâu non lột xác 3- 4 lần và chuyển sang giai đoạn nhộng.

- Thời gian gây hại chính: Lứa thứ nhất khoảng giữa đến cuối tháng 4, lứa thứ 2 vào khoảng cuối tháng 8 đến giữa tháng 9.

3. Sâu đục ngọn thông (Rhyacionia cristata Wals)

3.1. Đặc điểm hình thái và tập tính sinh học

- Con trưởng thành: Cánh trước màu nâu đỏ có những mảng màu trắng tạo thành những vùng trắng và nâu đỏ, sải cánh dài từ 1,2-1,7cm. Cánh sau màu vàng nhạt, râu hình sợi chỉ. Con trưởng thành đẻ trứng xung quanh gốc lá, dưới những vẩy lá kim. Sâu non nở ra đục vào ngọn theo hướng đi lên, đến lúc gần thành thục quay xuống gần lỗ chui vào để hoá nhộng.

- Trứng: màu vàng nhạt, vỏ trứng không nhẵn, kích thước dài 0,8-1mm, rộng 0,4-0,8 mm.

- Sâu non: có màu nâu sẫm, thân màu trắng sữa có khi hơi vàng. Có 3 đôi chân ngực, 5 đôi chân bụng. Sâu non thành thục dài 0,7-1,0 cm.

- Nhộng: màu vàng đến nâu sẫm, mỗi đốt có một đôi lỗ thở, mép đốt có hình răng cưa, kích thước dài 0,8-1,3cm.





Thời gian gây hại chính của sâu đục ngọn vào tháng 4-5, trên rừng thông non 5-7 tuổi ngọn bị úa vàng và héo nhiều nhất.

Trưởng thành sâu đục ngọn Cành bị sâu đục ngọn



3.2. Đặc điểm gây hại

- Trên rừng thông non mới trồng từ 3-5 tuổi, thường thấy ngọn chính, ngọn cành bị héo vàng gục xuống, có nhựa chảy ra khô trắng ở khoảng cách 20-30cm từ ngọn. - Một cây thông có thể có một ngọn hoặc nhiều ngọn cành bị hại. Khi ngọn bị sâu hại, do vết đục, gió to làm ngọn bị gãy gục và héo vàng. Tỷ lệ hại do sâu đục ngọn thông gây ra ở loài thông 3 lá có nơi trên 30%.



4. Bọ hung nâu lớn (Holotrichia trichophora Fairmare)

4.1. Đặc điểm hình thái và tập tính sinh học:

- Trưởng thành: dài 22- 24 mm, bụng tròn, to hơn ngực. Toàn thân màu nâu sẫm hay nâu nhạt. Ban ngày con trưởng thành chui xuống đất, chập tối bay ra ăn hại. Sáng lại chui xuống đất. Trưởng thành sống khoảng 200-300 ngày và đẻ trứng trong đất và trong phân chuồng.

- Trứng: dài khoảng 1,5 mm, màu trắng xám.



- Sâu non: Có 3 tuổi, lúc mới nở màu trắng, sau chuyển sang màu trắng xám, các đốt cuối có màu đen. Cơ thể cong như chữ C, 3 chân ngực phát triển. Mảnh bụng đốt 10 có nhiều lông cứng và đặc biệt có vòng lông nằm ngang hình trăng khuyết. Sâu non sống trong đất, thường di chuyển lên xuống theo nhiệt độ của đất. Ban đêm chúng cắn rễ cây.





tải về 3.22 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương