MÔn sinh vật câu 1



tải về 169.74 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích169.74 Kb.
#23700
1   2   3
Câu 84: Biến đổi nào sau đây không phải của thường biến:

A. Hồng cầu tăng khi di chuyển lên vùng cao. B. Xù lông khi gặp trời lạnh.

C. Tắc kè đổi màu theo nền môi trường. D. Thể bạch tạng ở cây lúa.

Câu 85: Trong chọn giống, người ta dùng phương pháp tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết nhằm mục đích:

A. Tạo ưu thế lai.

B. Tạo dòng thuần có các cặp gen đồng hợp về đặc tính mong muốn.

C. Nâng cao năng suất vật nuôi, cây trồng.

D. Tạo giống mới.

Câu 86: Đối với những cây giao phấn, khi tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ thấy xuất hiện hiện tượng:

A. Chống chịu kém. B. Sinh trưởng, phát triển chậm.

C. Năng suất giảm, nhiều cây chết. D. Cả 3 câu A, B và C.

Câu 87: Dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên, theo con đường phân li tính trạng, sinh giới đã tiến hoá theo chiều hướng chung nào sau đây:

A. Thích nghi ngày càng hợp lí. B. Tổ chức cơ thể ngày càng cao.

C. Ngày càng đa dạng, phong phú. D. Cả 3 câu A, B và C.

Câu 88: Cá thể có kiểu gen AaBbDdee sẽ cho:

A. 2 loại giao tử. B. 4 loại giao tử. C. 8 loại giao tử. D. 16 loại giao tử.



Câu 89: Loại đột biến gen nào sau đây không làm thay đổi trật tự sắp xếp các acid amin trong phân tử protein:

A. Đột biến mất 1 cặp Nu. B. Đột biến thêm 1 cặp Nu.

C. Đột biến đồng nghĩa. D. Đột biến vô nghĩa.

Câu 90: Gen A chỉ huy tổng hợp một phân tử protein gồm 198 axit amin. Đột biến thêm 1 cặp Nu ở giữa cặp số 6 và số 7 thì protein do gen đột biến tổng hợp có gì khác so với protein ban đầu:

A. Không có gì khác.

B. Axit amin thứ 2 bị thay đổi.

C. Từ axit amin thứ 3 trở về sau bị thay đổi.

D. Số lượng axit amin không thay đổi và thành phần axit amin thay đổi từ axit amin thứ 2 trở về sau.

Câu 91: Khi đoạn gen còn lại tự nhân đôi nhu cầu về từng loại Nu đã giảm đi bao nhiêu so với gen ban đầu cũng tự nhân đôi.

A. Agiảm = Tgiảm = 300 Ggiảm = Xgiảm = 930

B. Agiảm = Tgiảm = 75 Ggiảm = Xgiảm = 60

C. Agiảm = Tgiảm = 150 Ggiảm = Xgiảm = 120

D. Agiảm = Tgiảm = 600 Ggiảm = Xgiảm = 1860

Câu 92: Đột biến nhiễm sắc thể là:

A. Những biến đổi liên quan tới số lượng nhiễm sắc thể.

B. Sự thay đổi về cấu trúc hay số lượng nhiễm sắc thể.

C. Những biến đổi trong cấu trúc của sợi nhiễm sắc.

D. Những biến đổi trong cấu trúc của ADN.

Câu 93: Thường biến là:

A. Những biến đổi đồng loạt về kiểu gen.

B. Những biến đổi đồng loạt về kiểu hình của cùng kiểu gen.

C. Những biến đổi đồng loạt về kiểu gen tạo ra cùng kiểu hình.

D. Những biến đổi đồng loạt về kiểu gen do tác động của môi trường.

Câu 94: Mức phản ứng là gì?

A. Là giới hạn phản ứng của kiểu hình trong điều kiện môi trường khác nhau.

B. Là giới hạn phản ứng của kiểu gen trong điều kiện môi trường khác nhau.

C. Là giới hạn biến đổi của kiểu gen trong điều kiện môi trường khác nhau.

D. Là những biến đổi đồng loạt về kiểu hình của cùng kiểu gen.

Câu 95: Ý nghĩa của thường biến trong thực tiễn là gì?

A. Ý nghĩa gián tiếp trong chọn giống và tiến hoá.

B. Ý nghĩa trực tiếp quan trọng trong chọn giống và tiến hoá.

C. Giúp sinh vật thích nghi trong tự nhiên.

D. Cả 2 câu A và C.

Câu 96: Kĩ thuật chuyển gen ứng dụng loại đột biến nào sau đây?

A. Đột biến gen. B. Đột biến dị bội.

C. Đột biến chuyển đoạn nhỏ. D. Đột biến đa bội.

Câu 97: Trường hợp nào sau đây được xem là sinh vật đã bị biến đổi gen?

A. Cà chua bị làm bất hoạt gen gây chín sớm làm hư quả khi vận chuyển.

B. Bò tạo ra nhiều hócmon sinh trưởng nên lớn nhanh, năng suất thịt và sữa đều tăng.

C. Gen kháng thuốc diệt cỏ từ cây thuốc lá cảnh Petunia chuyển vào cây bông và cây đậu tương.

D. Cả 3 câu A, B và C.

Câu 98: Những hiểm họa tiềm tàng của sinh vật biến đổi gen là gì?

A. Sinh vật biến đổi gen dùng làm thực phẩm có thể không an toàn cho người.

B. Gen kháng thuốc diệt cỏ làm biến đổi tương quan trong hệ sinh thái nông nghiệp.

C. Gen kháng thuốc kháng sinh làm giảm hiệu lực các loại thuốc kháng sinh.

D. Cả 3 câu A, B và C.

Câu 99: Điểm khác nhau giữa các loại tia phóng xạ và tia tử ngoại dùng trong việc gây đột biến nhân tạo là:

A. Giá trị năng lượng. B. Khả năng xuyên thấu.

C. Đối tượng sử dụng. D. Cả 3 câu A,B và C.

Câu 100: Phép lai nào sau đây là lai xa?

A. Lai khác loài, khác chi, khác họ. B. Lai khác thứ, khác nòi.


C. Lai khác dòng đơn, lai khác dòng kép. D. Lai kinh tế, lai khác thứ tạo giống mới.

Câu 101: Câu nào sau đây không đúng?

A. Hệ số di truyền cao khi tính trạng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen.

B. Hệ số di truyền thấp khi tính trạng chịu ảnh hưởng nhiều của kiểu gen.

C. Hệ số di truyền thấp khi tính trạng chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường.

D. Hệ số di truyền biểu thị ảnh hưởng của kiểu gen và của môi trường lên tính trạng.

Câu 102: Thế nào là chọn lọc cá thể?

A. Chọn ra một nhóm cá thể phù hợp để làm giống.

B. Chọn một dòng cá thể tốt nhất để làm giống.

C. Chọn một số ít cá thể tốt nhất để làm giống.

D. Cả 3 câu A,B và C.

Câu 103: Nhược điểm của chọn lọc hàng loạt trong chọn giống là gì?

A. Không phân biệt được các đặc điểm tốt do kiểu gen hay do hiện tượng thường biến.

B. Phải theo dõi chặt chẽ vì phải kiểm tra cả kiểu gen lẫn kiểu hình.

C. Đạt hiệu quả đối với tính trạng có hệ số di truyền thấp.

D. Tích lũy các biến dị có lợi cho giống.

Câu104: Dựa vào các yếu tố nào người ta sử dụng một trong hai hình thức chọn giống?

A. Kiểu gen, kiểu hình và đặc điểm di truyền của giống.

B. Kiểu gen, kiểu hình và hệ số di truyền.

C. Kiểu gen, kiểu hình và môi trường.

D. Cả 3 câu A, B và C.

Câu105:Phương pháp nào dưới đây không được áp dụng để nghiên cứu di truyền người:

A. Phương pháp phả hệ. B. Phương pháp lai phân tích.


C. Phương pháp di truyền phân tử. D. Phương pháp nghiên cứu di truyền quần thể.

Câu 106: Cơ sở di truyền học của luật hôn nhân gia đình: Cấm kết hôn gần trong vòng 3 đời là:

A. Gen trội có hại có điều kiện át chế gen lặn.

B. Gen trội được biểu hiện gây hại.

C. Gen lặn có hại có điều kiện biểu hiện ở trạng thái đồng hợp gây ra những bất thường về kiểu hình.

D. Cả 3 câu A, B và C.

Câu 107: Hội chứng Đao dễ dàng xác định bằng phương pháp:

A. Phả hệ. B. Di truyền phân tử.

C. Nghiên cứu tế bào. D. Nghiên cứu trẻ đồng sinh.

Câu 108: Đặc điểm nào dưới đây không thuộc về kỉ Tam điệp:

A. Cây hạt trần phát triển mạnh.

B. Hình thành các nhóm cao trong bò sát như thằn lằn, rùa, cá sấu.

C. Xuất hiện những thú đầu tiên từ bò sát răng thú.

D. Bò sát khổng lồ chiếm ưu thế tuyệt đối.

Câu 109: Trong lịch sử phát triển của sinh giới, đại có thời gian ngắn nhất là:

A. Tân sinh. B. Trung sinh. C. Cổ sinh. D. Nguyên sinh.



Câu 110: Theo học thuyết của La-Mác tiến hóa là:

A. Sự tích lũy các biến dị có lợi cho sinh vật, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.

B. Là sự phát triển có kế thừa lịch sử theo hướng từ đơn giản đến phức tạp.

C. Do tác động của ngoại cảnh, tạo ra các đột biến, sự tích lũy các đột biến có lợi cho sinh vật đưa đến sự hình thành loài mới

D. Sự biến đổi loài cũ thành các loài mới dưới tác động chọn lọc tự nhiên.

Câu 111: Động lực gây ra sự phân ly tính trạng trong điều kiện tự nhiên là:

A. Nhu cầu và thị hiếu khác nhau của con người.

B. Sự đấu tranh sinh tồn của sinh vật ở những vùng phân bố địa lý khác nhau.

C. Sự xuất hiện các yếu tố cách ly.

D. Sự hình thành các loài mới.

Câu 112: Theo quan niệm của Đác-Uyn, loài mới đã được hình thành như thế nào?

A. Khởi đầu bằng sự biến đổi của các loài cũ qua trung gian của những dạng chuyển tiếp nhỏ dưới tác động của ngoại cảnh không ngừng biến đổi.

B. Khởi đầu bằng sự phân chia các loài cũ thành các loài phụ thông qua quá trình phân ly tính trạng dưới áp lực của chọn lọc tự nhiên. Nhờ có các yếu tố cách ly loài phụ sẽ biến thành loài mới.

C. Khởi đầu bằng sự biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể do các nhân tố đột biến, giao phối, và chọn lọc tự nhiên hình thành các nòi địa lý. Do các yếu tố cách ly, các nòi địa lý biến thành các loài mới.

D. Cả 2 câu B và C.

Câu113: Nhân tố nào làm biến đổi tần số các alen ở các lôcút trong quần thể nhanh nhất?

A. Đột biến. B. Giao phối. C. Chọn lọc tự nhiên. D. Cách ly.



Câu 114: Mặt hạn chế của định luật Hacđi-Vanbec là:

A. Đột biến và chọn lọc thường xuyên xảy ra.

B. Sức sống của thể đồng hợp và dị hợp trong thực tế khác nhau.

C. Các biến động di truyền có thể xảy ra.

D. Tất cả 3 câu A, B và C.

Câu 115: Tần số tương đối của một alen được tính bằng:

A. Tỉ lệ phần trăm các kiểu hình của alen đó trong quần thể.

B. Tỉ lệ phần trăm các kiểu gen của alen đó trong quần thể.

C. Tỉ lệ phần trăm số giao tử của alen đó trong quần thể.

D. Tổng tần số tỉ lệ phần trăm các alen của cùng một gen.

Câu 116: Đột biến nào có thể mất đi trong quá trình sinh sản sinh dưỡng?

A. Đột biến tiền phôi. B. Đột biến sôma trội.

C. Đột biến sôma lặn. D. Đột biến giao tử.

Câu 117: Bộ NST trong tế bào sinh dưỡng của một cá thể được ký hiệu là 2n+1, đó là dạng đột biến nào?

A. Thể một nhiễm. B. Thể tam nhiễm.

C. Thể đa nhiễm. D. Thể khuyết nhiễm.

Câu 118: Tại sao không thể sử dụng tất cả các phương pháp nghiên cứu di truyền ở động vật cho người?

A. Vì ở người sinh sản ít và chậm (đời sống một thế hệ kéo dài).

B. Vì lý do xã hội (phong tục, tôn giáo).

C. Không thể gây đột biến bằng các tác nhân lý hóa.

D. Tất cả các nguyên nhân trên.

Câu 119: Quần thể tự phối ban đầu có toàn kiểu gen Aa, sau 3 thế hệ tự thụ phấn, tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tồn tại trong quần thể là:

A. 25% B. 50% C. 75% D. 87,5%



Câu 120: Đặc điểm nào là của quần thể giao phối?

A. Không có quan hệ bố mẹ, con cái.

B. Chỉ có quan hệ tự vệ, kiếm ăn.

C. Có tính đa hình về kiểu gen và kiểu hình.

D. Tần số tương đối của các alen ở mỗi gen thay đổi.

Câu 121: Trong một quần thể cây hoa mõm chó có 80 cây hoa trắng, 100 cây hoa hồng và 20 cây hoa đỏ biết rằng hoa đỏ có kiểu gen CrCr, hoa hồng có kiểu gen CrCw, hoa trắng có kiểu gen CwCw. Tần số alen Cr trong quần thể là:

A. 0,25 B. 0,35 C. 0,45 D. 0,65



Câu 122: Hiện tượng nào sau đây không tạo nên nguyên liệu cho quá trình tiến hóa?

A. Đột biến.

B. Sự biến đổi cơ thể do việc sử dụng hay không sử dụng các cơ quan.

C. Giảm phân và sự tái tổ hợp trong thụ tinh.

D. Tiếp hợp và trao đổi chéo trong giảm phân.

Câu 123: Tồn tại chính trong học thuyết tiến hóa của Đác-Uyn là:

A. Chưa giải thích được nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền các biến dị.

B. Chưa phân biệt được biến dị di truyền và biến dị không di truyền.

C. Chưa hiểu rõ cơ chế tác động của sự thay đổi của ngoại cảnh.

D. Chưa thành công trong giải thích cơ chế hình thành các đặc điểm thích nghi của sinh vật

Câu 124: Điểm nào giống nhau trong sự tự nhân đôi ADN và tổng hợp mARN?

A. Nguyên tắc bổ sung. B. Do tác động cùng một loại enzym.

C. Thời gian diễn ra như nhau. D. Tất cả đều đúng.

Câu 125: Thể truyền là gì?

A. Plasmit của vi khuẩn.

B. Thể thực khuẩn Lambda.

C. Phân tử ADN có khả năng mang gen ghép và tự nhân đôi độc lập.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 126: Tại sao trong chăn nuôi và trồng trọt để cải thiện về năng suất thì ưu tiên phải chọn giống?

A. Vì giống qui định năng suất. B. Vì kiểu gen qui định mức phản ứng của tính trạng.

C. Vì các biến dị di truyền là vô hướng. D. Tất cả các lý do trên.

Câu 127: Hiệu quả của gây đột biến nhân tạo phụ thuộc vào yếu tố nào?

A. Liều lượng và cường độ của các tác nhân.

B. Liều lượng của các tác nhân và thời gian tác động.

C. Đối tượng gây đột biến và thời gian tác động.

D. Tất cả các yếu tố trên.

Câu 128: Ở một loài thực vật, gen A qui định tính trạng hoa vàng là trội so với alen a qui định tính trạng hoa trắng. Cho cây hoa vàng kiểu gen Aa tự thụ phấn bắt buộc qua 2 thế hệ liên tiếp thì tỉ lệ cây hoa vàng ở F2 là bao nhiêu?

A. 3/8 B. 5/8 C. 1/ 4 D. 3/4



Câu 129: Một loài mới có thể được hình thành sau 1 thế hệ:

A. Từ sự cách ly địa lý.

B. Ở một quần thể lớn phân bố trên một vùng địa lý rộng lớn.

C. Nếu có sự thay đổi về số lượng NST để vựợt qua rào cản sinh học.

D. Từ sự biến đổi tần số các alen của quần thể giao phối.

Câu 130: Tính chất nào sau đây chỉ có ở thường biến, không có ở đột biến và biến dị tổ hợp

A. Kiểu gen bị biến đổi. B. Không di truyền.

C. Không xác định. D. Không định hướng.

Câu 131: Vi khuẩn đường ruột E.coli được dùng làm tế bào nhận nhờ các đặc điểm:

A. Có cấu tạo đơn giản. B. ADN plasmit có khả năng tự nhân đôi.

C. Sinh sản nhanh. D. Thể thực khuẩn dễ xâm nhập.

Câu 132: Cơ thể nào được đề cập dưới đây là chắc chắn đã được chuyển gen.

A. Cây dương xỉ phát triển từ môi trường nuôi cấy gen.

B. Cây hướng dương chứa gen cố định đạm.

C. Một người được điều trị bằng insulin sản xuất bởi vi khuẩn E.coli.

D. Trong điều trị bệnh, một người truyền đúng nhóm máu.

Câu 133: Tự thụ phấn là hiện tượng thụ phấn xảy ra giữa hoa cái và hoa đực của:

A. Hai cây cùng một loài. B. Hai cây có cùng kiểu hình.

C. Cùng một cây. D. Hai cây có cùng kiểu gen.

Câu 134: Cây hạt kín xuất hiện và phát triển nhanh trong:

A. Kỉ Tam điệp. B. Kỉ Giura. C. Kỉ Thứ tư. D. Kỉ Phấn trắng.



Câu 135: Các nhân tố chủ yếu làm biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể là do:

A. Sự cách ly. B. Quá trình đột biến và giao phối.

C. Quá trình chọn lọc tự nhiên. D. Cả 3 câu A, B và C.

Câu 136: Đột biến không làm mất hoặc thêm vật chất di truyền là:

A. Mất đoạn và lặp đoạn.

B. Lặp đoạn và chuyển đoạn

C. Chuyển đoạn tương hỗ và đảo đoạn.

D. Chuyển đoạn tương hỗ và chuyển đoạn không tương hỗ

Câu 137: Trong giai đoạn tiền sinh học, lớp màng hình thành bao lấy coaxecva, cấu tạo bởi các phân tử:

A. Prôtêin. B. Prôtêin và lipit.

C. Prôtêin và axit nuclêic. D. Prôtêin và gluxit.

Câu 138: Ở người bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên NST thường qui định. Nếu bố bị bệnh, mẹ bình thường. Khả năng sinh con bị bạch tạng là:

A. 25% B. 50% C. 75% D. 100%



Câu 139: Trong các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thì dạng nào có ứng dụng quan trọng nhất?

A. Mất đoạn. B. Đảo đoạn.

C. Chuyển đoạn nhỏ. D. Lặp đoạn hay thêm đoạn.

Câu 140: Thể tứ bội (4n) AAaa có thể cho các loại giao tử nào?

A. 1AA : 4Aa : 1aa B. AA hoặc AA. C. AA hoặc aa D. Cả 3 câu A, B vàC.



Câu 141: Đặc điểm nào sau đây là của tính trạng chất lượng?

A. Khó thay đổi khi điều kiện môi trường thay đổi.

B. Khó đo lường được bằng các kỹ thuật thông thường.

C. Ít được nhận biết bằng quan sát thường.

D. Cả 3 câu A, B và C.

Câu 142: Những hóa chất có phản ứng chọn lọc với từng loại nucleotit xác định có thể ứng dụng nhằm gây đột biến:

A. Gen. B. Cấu trúc nhiễm sắc thể.

C. Thể đa bội. D. Thể dị bội.

Câu 143: Thể đột biến đa bội thường được áp dụng nhằm tạo ra:

A. Cây công nghiệp cho năng suất cao. B. Động vật lai xa khác loài.

C. Các giống cây trồng thu hoạch cơ quan sinh dưỡng. D. Cả 3 câu A, B và C.

Câu 144: Trong chăn nuôi ở nước ta, người ta áp dụng phương pháp nào sau đây để tạo ưu thế lai?

A. Lai khác dòng. B. Lai trở lại.

C. Lai thuận nghịch. D. Lai phân tích.

Câu 145: Thế nào là chọn lọc hàng loạt?

A. Chọn ra một nhóm cá thể phù hợp để làm giống.

B. Chọn một dòng cá thể tốt nhất để làm giống.

C. Chọn một số ít cá thể tốt nhất để làm giống.

D. Cả 3 câu A,B và C.

Câu 146: Điều nào sau đây đúng đối với chọn lọc hàng loạt?

A. Áp dụng để sản xuất giống phục tráng có chất lượng để sản xuất đại trà.

B. Áp dụng lai tạo và cải tiến giống, tạo giống mới có chất lượng cao.

C. Phân biệt được các đặc điểm tốt do đột biến hay do thường biến.

D. Kiểm tra được kiểu gen, tạo được giống mới ổn định.

Câu 147: Giai đoạn tiến hoá hoá học các chất hữu cơ được tổng hợp từ các chất vô cơ đơn giản là nhờ:

A. Sự xuất hiện của cơ chế tự sao chép.

B. Sự hình thành các côaxecva.

C. Các nguồn năng lượng tự nhiên.

D. Tác động của các enzim và nhiệt độ cao của vỏ quả đất nguyên thủy.

Câu 148: Hệ tương tác nào dưới đây hình thành những cơ thể sống đầu tiên và phát triển cho đến ngày nay:

A. Prôtêin lipit B. Prôtêin saccarit

C. Prôtêin prôtêin D. Prôtêin axit nuclêôtit

Câu 149: Sự xuất hiện dương xỉ có hạt ở kỉ Than đá do:

A. Mưa nhiều làm các rừng quyết khổng lồ bị vùi dập.

B. Cuối kỉ biển rút, khí hậu khô hơn, tạo điều kiện cho sự phát triển của dương xỉ có hạt

C. Đảm bảo cho thực vật phát tán đến những vùng khô hạn.

D. Cung cấp thức ăn dồi dào cho sâu bọ bay phát triển mạnh.

Câu 150: Chim thuỷ tổ xuất hiện ở kỉ:

A. Phấn trắng. B. Giura. C. Tam điệp. D. Pecmi.



Câu 151: Cây hạt kín xuất hiện vào kỉ:

A. Tam điệp. B. Giura. C. Cambri. D. Pecmi.



Câu 152: Các dạng vượn người đã bắt đầu xuất hiện ở:

A. Kỉ phấn trắng. B. Kỉ Pecmi. C. Kỉ Thứ tư. D. Kỉ Thứ ba.



Câu 153: Mặt chưa thành công trong học thuyết của La-Mác là:

A. Chưa giải thích được tính thích nghi của sinh vật.

B. Chưa giải thích được chiều hướng tiến hóa từ đơn giản đến phức tạp.

C. Chưa phân biệt được biến dị di truyền và biến dị không di truyền.

D. Cả 3 câu A, B và C.

Câu 154: Nội dung chính trong học thuyết tiến hóa của Đác-Uyn gồm:

A. Tính biến dị của sinh vật cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên.

B. Tính di truyền của sinh vật tạo phương tiện tích lũy các biến dị có lợi cho sinh vật.

C. Chọn lọc tự nhiên trong mối tương quan với các điều kiện sống giữ lại các biến dị có lợi cho sinh vật, đào thải các biến dị có hại dẫn đến tính thích nghi và nhiều dạng của sinh giới.

D. Cả 3 câu A, B và C.

Câu 155: Để giải thích tai thỏ dài, quan niệm nào sau đây là của Đác-Uyn:

A. Thỏ có bản năng tự vệ yếu đuối, khi ăn cỏ chúng phải vươn tai lên để nghe ngóng phát hiện địch thủ từ xa do đó tai chúng ngày càng dài ra, biến dị này được di truyền cho các thế hệ sau tạo thành thỏ tai dài.

B. Thỏ lúc đầu tai chưa dài, trong quá trình sinh sản phát sinh nhiều biến dị cá thể: Tai ngắn, tai vừa, tai dài. Khi có động vật ăn thịt xuất hiện trên môi trường thì thỏ tai dài phát hiện sớm và thoát hiểm, còn thỏ tai ngắn và tai vừa phát hiện muộn, số con cháu giảm dần rồi bị đào thải. Thỏ tai dài tiếp tục sinh sản, di truyền củng cố biến dị tạo thành loài thỏ tai dài.

C. Thỏ lúc đầu tai chưa dài, trong quá trình sinh sản đột biến gen qui định tính trạng tai dài xảy ra. Đột biến ở trạng thái lặn nên không được biểu hiện ngay ra kiểu hình mà chỉ được phát tán chậm chạp trong quần thể qua giao phối. Chỉ qua rất nhiều thế hệ sau, các cá thể dị hợp mới có khả năng gặp gỡ nhau quá trình giao phối tạo điều kiện cho đột biến gen lặn ở trạng thái đồng hợp và biểu hiện ra kiểu hình thành thỏ tai dài. chịu tác động của chọn lọc tự nhiên. Khi có động vật ăn thịt xuất hiện thì kiểu gen lặn có lợi cho thỏ và được giữ lại tạo thành loài thỏ tai dài.

D. Cả 2 câu B và C.

Câu 156: Thực chất của chọn lọc tự nhiên là:

A. Một quá trình song song, vừa tích lũy các biến dị có lợi đồng thời đào thải các biến dị không có lợi cho nhu cầu của con người.

B. Một quá trình song song, vừa tích lũy các biến dị có lợi cho sinh vật, vừa đào thải các biến dị có hại.

C. Đó là quá trình sống sót của những dạng thích nghi nhất.

D. Cả 2 câu B và C.

Câu 157: Động lực gây ra sự phân ly tính trạng trong điều kiện tự nhiên là:

A. Nhu cầu và thị hiếu khác nhau của con người.

B. Sự đấu tranh sinh tồn của sinh vật ở những vùng phân bố địa lý khác nhau.

C. Sự xuất hiện các yếu tố cách ly.

D. Sự hình thành các loài mới.

Câu 158: Theo Đác-Uyn, các yếu tố cách ly có vai trò:

A. Tăng cường sự phân ly tính trạng từ loài gốc. B. Tránh hiện tượng tạp giao.

C. Đưa đến sự cách ly sinh sản. D. Tất cả các vai trò trên.

Câu 159: Đặc điểm nào của quần thể giao phối?

A. Không có quan hệ đực cái. B. Chỉ có quan hệ tự vệ, kiếm ăn.

C. Quần thể có tính đa hình. D. Cả 3 câu A, B và C.

Câu 160: Định luật Hacđi-Vanbec về sự ổn định của các alen ở mỗi lôcút trong quần thể phối được biểu thị dưới dạng toán học như thế nào?

A. H = 2pq B. ( p+q) (p-q ) = p2 q2

C. (p + q)2 = 1 D. (p2 + 2pq ) = 1

Câu 161: Nhóm máu ở người được qui định bởi 2 alen đồng trội LM = LN

Nhóm máu M kiểu gen LMLM, nhóm N kiểu gen LNLN, nhóm MN kiểu gen LMLN... Trong một cộng đồng có 6129 cư dân gồm 1787 người có nhóm máu M, 3037 người có nhóm máu MN và 1305 người có nhóm máu N. Tần số của alen LM trong cộng đồng là:

A. 0,48 B. 0,52 C. 0,54 D. 0,58

Câu 162: Định luật Hacđi-Vanbec có ý nghĩa gì?

A. Giải thích được sự ổn định qua thời gian của những quần thể tự nhiên.

B. Biết được tần số các alen có thể xác định được tần số kiểu gen và kiểu hình trong quần thể.

C. Từ tỉ lệ kiểu hình trong quần thể có thể suy ra tần số tương đối của các alen.

D. Cả 3 câu A, B và C.

Câu 163: Giả sử một gen có 2 alen A và a. Gọi p là tần số alen A, q là tần số alen A. Sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử sẽ tạo ra thế hệ tiếp sau với thành phần kiểu gen:

A. pAA, qaa B. p2AA; q2aa C. p2AA; 2pqAa; q2aa D. pqAa





tải về 169.74 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương