Microsoft Word Tịnh Độ Tam Kinh doc



tải về 0.62 Mb.
Chế độ xem pdf
trang7/11
Chuyển đổi dữ liệu29.06.2023
Kích0.62 Mb.
#54917
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11
tinh-do-tam-kinh

Ðiều ác thứ năm: Người đời ỷ lại lười biếng chẳng 
chịu làm điều lành sửa mình tu nghiệp. Gia đình quyến 
thuộc đói rét khốn khổ. Cha mẹ có dạy răn thì giận dỗi 
chống trái, bất hiếu bất mục, phụ ân vô nghĩa, không có 
lòng báo đáp. Nghèo cùng khốn thiếu, sang đoạt phóng 
đãng, lấy ngang của người để tự cung cấp. Thích ngon ưa 
rượu, ăn uống vô độ, gây gổ xung đột chẳng biết nhơn tình. 
Thấy người hay tốt thì ganh ghét. Vô nghĩa vô lễ không hề 
kiêng kỵ. Phóng túng chơi bời không ai khuyên can được. 
Với lục thân quyến thuộc, thiếu đủ không hề đoái hoài. 
Chẳng nghĩ ơn cha mẹ, chẳng biết nghĩa thầy bạn. Tâm 
thừing nghĩ ác, miệng thường nói ác, thân thường làm ác, 


66 
không có được chút lành. Chẳng tin kinh pháp của chư Phật 
hiền thánh. Chẳng tin hành đạo sẽ được giải thoát. Chẳng 
tin sau khi chết thần thức đầu thai trở lại. Chẳng tin làm 
lành được lành, làm dữ được dữ. Muốn giết người chơn tu, 
phá rối chúng Tăng. Muốn hại cha mẹ anh em quyến thuộc. 
Tông tộc đều chán ghét muốn nó chết đi. Người như vậy, 
tâm ý họ cháy phừng ngu si mê muội mà họ tự cho là sáng 
suốt. Chẳng biết sanh từ đâu đến, chết sẽ về đâu. Bất nhơn 
bất thuận ác nghịch trời đất, mà lại muốn cầu may được 
trường thọ. Có ai thương dạy bảo điều lành lẽ phải, khai thị 
con đường sanh tử thiện ác, họ vẫn chẳng tin, khổ tâm cạn 
lời cũng thành vô ích. Lòng họ bít lấp, ý họ chẳng tỏ ngộ. 
Lúc sắp chết mới biết lo sợ ăn năn thì đâu còn kịp nữa. 
Trong trời đất năm loài phân minh, rộng rãi mịt mờ mênh 
mênh mông mông. Báo ứng lành dữ, họa phước kéo dắt tự 
mình lãnh chịu, không ai thay thế được. Người lành làm 
lành thì từ vui vào vui, từ sáng vào sáng. Người dữ làm dữ 
thì từ khổ vào khổ, từ tối vào tối. Ai biết được đó? Chỉ một 
mình đức Phật biết rõ dạy bảo khai thị. Người tin làm theo 
rất ít. Vì thế nên sanh tử chẳng thôi, ác đạo chẳng tuyệt. 
Người đời tạo ác như vậy nên có tự nhiên tam đồ khổ sở vô 
lượng. Xoay vần trong ấy nhiều đời nhiều kiếp không có 
thời kỳ ra khỏi, khó được giải thoát đau đớn chẳng nói 
được. Ðây là năm đại ác, năm thống, năm thiêu, như lửa 
lớn đốt cháy thân người. 
Nếu có ai trong ấy nhứt tâm chế ý đoan thân chánh niệm, 
ngôn hạnh tương ưng, việc làm chí thành, chuyên làm điều 


67 
lành chẳng phạm điều ác thì được độ thoát, có nhiều phước 
đức được sanh lên cõi trời hay chứng nhập Niết bàn. Ðây là 
năm đại thiện vậy.
Nầy A Dật Ða! Ðó là năm điều ác trong đời khổ não 
như vậy. Năm thống, năm thiêu xoay vần sanh lẫn nhau. 
Chẳng tu đức lành mà chỉ làm những điều ác thì đều tự 
nhiên đọa vào ác đạo. Hoặc có kẻ hiện đời nay, trước hết bị 
bệnh hoạn cầu chết chẳng được, cầu sống chẳng được, cho 
mọi người thấy sự chiêu cảm của tội ác. Khi thân chết, thần 
thức theo ác nghiệp mà đi vào ba ác đạo chịu vô lượng 
thống khổ. 
Tội ác từ mảy nhỏ lần thành to lớn, đều do tham làm tài 
sắc chẳng chịu ban bố. Chạy theo dục vọng si cuồng, phiền 
não buộc trói không tháo mở được.Tranh lợi về mình chẳng 
biết tự xét. Phú quí vinh hoa đương thời đắc ý, chẳng hay 
nhẫn nhục, chẳng biết làm lành. Không bao lâu oai thế tiêu 
diệt, thân bị khổ nhọc càng ngày càng nặng, nhơn xấu quả 
khổ, nhơn quả tự nhiên không hề sai sót, xưa nay đều như 
vậy thiệt rất đáng thương.
Này A Dật Đa! Người đời phần đông đều như vậy. Nay 
ông và chư Thiên cùng nhơn dân với người đời sau được 
kinh giáo của đức Phật phải suy ngẫm chín chắn, có thể y 
theo trong ấy mà đoan thân chánh hạnh, người trên làm 
lành rồi đem cảm hóa người dưới, luân chuyển dạy bảo 
nhau đều giữ gìn thật hành, tôn bực Thánh, kính người 
lành, nhơn từ bác ái, chẳng dám trái lời Phật dạy. Phải cầu 
xuất thế nhổ đứt gốc sanh tử tội ác, rời hẳn con đường tam 


68 
đồ vô lượng lo sợ khổ đau. Các người ở cõi nầy vun trồng 
cội công đức lớn rộng, ban ơn bố thí, chớ phạm cấm giới, 
nhẫn nhục, tinh tiến, nhứt tâm và trí huệ. Giáo hóa lẫn 
nhau, tu đức lập thiện, chánh tâm chánh ý, trai giới thanh 
tịnh một ngày một đêm còn hơn ở nước An Lạc làm lành cả 
trăm năm. 
Tại sao vậy? 
Quốc độ An Lạc của đức Vô Lượng Thọ Phật vô vi tự 
nhiên đều chứa những điều lành, không có tơ hào việc ác. 
Ở cõi nầy làm lành mười ngày mười đêm hơn ở cõi khác 
làm lành ngàn năm. 
Tại sao vậy? 
Những cõi khác, người làm lành nhiều, người làm ác ít, 
phước đức tự nhiên không có chỗ để tạo ác. Chỉ ở thế gian 
nầy không có phước đức tự nhiên, nhiều người làm ác, cần 
khổ theo dục vọng, khi dối lẫn nhau, lao tâm khổ thân, 
uống đắng ăn độc, sự ác triền miên không bao giờ ngừng 
nghỉ. 
Ta vì thương mọi người mà hết lời khuyên dạy hành 
đạo làm lành, tùy nghi dìu dắt truyền kinh pháp của Phật, 
tất được thọ dụng, theo ý nguyện cầu đều làm cho đắc đạo 
cả. Chỗ nào đức Phật đi đến, hoặc quốc ấp, hoặc xóm làng, 
không đâu là chẳng nhờ giáo hóa. Thiên hạ hòa thuận, nhựt 
nguyệt trong sáng, gió mưa phải thời, tai dịch chẳng khởi, 
nước thạnh dân an, binh đao vô dụng, sùng đức trọng nhơn 
chuyên làm lễ nghĩa. 


69 
Ta thương mọi người còn hơn cha mẹ thương con. Nay 
ta ở đời nầy làm Phật cảm hóa năm ác, tiêu trừ năm thống, 
tuyệt diệt năm thiêu. Ðem điều lành công phá tội ác, dứt 
khổ sanh tử, khiến được năm đức đến chỗ an ổn vô vi. 
Sau khi ta nhập diệt rời bỏ thế gian nầy, kinh đạo diệt lần, 
nhơn dân siểm ngụy trở lại làm ác, năm thống, năm thiêu 
hoàn lại như trước, về sau càng nặng chẳng nói hết được. 
Ta chỉ nói lược đó thôi.” 
Ðức Phật bảo Ngài Di Lặc Bồ Tát:“Các người phải 
khéo suy gẫm dạy bảo lẫn nhau đúng như kinh pháp của 
Ðức Phật, không được phạm ác”.
Ngài Di Lặc Bồ Tát chắp tay bạch rằng: “Bạch đức Thế 
Tôn! Lời đức Phật dạy rất hay. Người đời quả thật có như 
vậy. Ðức Như Lai từ mẫn làm cho họ được độ thoát. Chúng 
tôi xin lãnh lời Phật cặn kẽ dạy bảo, chẳng dám sai thất”.
Ðức Phật bảo Ngài A Nan:“Nầy A Nan! Ông đứng dậy 
chỉnh y phục chắp tay cung kính đảnh lễ đức Vô Lượng 
Thọ Phật. Chư Phật Như Lai ở nhũng quốc độ mười 
phương thường ca ngợi đức Vô Lượng Thọ Phật chẳng 
chướng ngại chẳng nhiễm trước”.
Ngài A Nan đứng dậy chỉnh y phục, chánh thân hướng 
về phương Tây chắp tay cung kính năm vóc gieo xuống đất 
đảnh lễ đức Vô Lượng Thọ Phật mà bạch rằng: “Bạch đức 
Thế Tôn! Chúng tôi mong được thấy quốc độ An Lạc, đức 
Phật và chư Bồ Tát cùng Thanh Văn đại chúng”. 
Liền đó đức Vô Lượng Thọ Phật phóng đại quang 
minh chiếu khắp tất cả thế giới của chư Phật mười phương. 


70 
Những núi Kim Cang, núi Thiết Vi, núi Tu Di, các núi lớn 
nhỏ và tất cả vạn vật đều đồng một màu sắc. Như thời kỳ 
đại thủy tai, nước ngập tràn đầy tất cả, vạn vật đều chìm 
ngập chẳng còn, chỉ thấy mặt nước mênh mông. Quang 
minh của đức Vô Lượng Thọ Phật chiếu khắp cũng như 
vậy. Quang minh của tất cả Bồ Tát, Thanh Văn đều bị che 
ẩn, chỉ thấy Phật quang sáng rỡ. Ngài A Nan thấy đức Vô 
Lượng Thọ Phật oai đức nguy nguy, tướng hảo đầy đủ 
quang minh rực rỡ như núi Tu Di cao vượt trên tất cả thế 
giới. Tất cả hàng tứ chúng nơi đây cũng đồng thấy như vậy. 
Ðại chúng ở nước An Lạc cũng nhìn thấy bên cõi Ta Bà 
nầy. 
Ðức Phật bảo Ngài A Nan và Ngài Di Lặc Bồ Tát rằng: 
“Các ông có thấy ở nước An Lạc ấy, từ mặt đất báu lên đến 
không gian, tất cả vạn vật đều vi diệu thanh tịnh tự nhiên 
chăng?”. 
– Bạch đức Thế Tôn! Chúng tôi đều thấy. 
– Các ông có nghe âm thanh to lớn của đức vô Lượng Thọ 
Phật tuyên bố khắp tất cả thế giới giáo hóa chúng sanh 
chăng? 
– Bạch đức Thế Tôn! Chúng tôi có nghe. 
– Các ông có thấy người nước An Lạc ngồi cung điện thất 
bửu rộng lớn trăm ngàn do tuần đến khắp những quốc độ 
mười phương cúng dường chư Phật không bị chướng ngại 
chăng? 
– Bạch đức Thế Tôn! Chúng tôi đều thấy. 
– Các ông có thấy trong nước An Lạc, những cây thất bửu, 


71 
những ao thất bửu, những hoa trời đẹp thơm luôn luôn mưa 
rải khắp mặt đất thất bửu để làm trang nghiêm chăng? 
– Bạch đức Thế Tôn! Chúng tôi đều thấy. 
– Các ông có thấy trong nước an Lạc, các loài chim đẹp lạ 
bay liệng trên không kêu hót hòa nhã không khác âm thanh 
của Phật, tiếng chim vang khắp thế giới. Các lời chim ấy 
đều do đức Phật Vô Lượng Thọ biến hóa ra, chẳng phải là 
thiệt súc sanh chăng? 
– Bạch đức Thế Tôn! Chúng tôi đều nghe thấy. 
– Các ông có thấy chúng sanh ở nước An Lạc ngày đêm 
sáu thời tự nhiên niệm Phật tương tục chăng? 
– Bạch đức Thế Tôn! Chúng tôi đều nghe thấy. 
– Các ông thấy ở nước An Lạc, chư Thiên và nhơn dân thọ 
dụng những thứ cần dùng có khác nhau chăng? 
– Bạch đức Thế Tôn! Chúng tôi thấy trời và người ở nước 
An Lạc thọ dụng đồng nhau không có một chút sai khác. 
– Các ông có thấy tại nước An Lạc, có người ở trong thai 
chăng?
– Bạch đức Thế Tôn! Chúng tôi thấy tại nước An Lạc, 
người ở trong thai cung điện bảy báu, như Trời Ðao Lợi ở 
trong cung điện thất bửu hoặc rộng lớn một trăm do tuần, 
hoặc năm trăm do tuần sung sướng, vui vẻ. Chúng tôi cũng 
thấy tại nước An Lạc, có người từ hoa sen thất bửu tự nhiên 
hóa sanh”. 
Lúc ấy Di Lạc Bồ Tát bạch đức Phật: “Bạch đức Thế 
Tôn! Duyên cớ gì mà người nước An Lạc có thai sanh và 
hóa sanh?”. 


72 
Ðức Phật dạy: “Nầy A Dật Ða! Nếu có chúng sanh 
chẳng hiểu rõ Phật trí, bất tư nghị trí, bất khả xưng trí, đại 
thừa quảng trí, vô đẳng luân tối thượng thắng trí. Với 
những trí ấy nghi hoặc chẳng tin, nhưng lại tin nhơn quả tội 
phước tu tập hạnh lành cầu nguyện sanh về nước An Lạc 
của đức Vô Lượng Thọ Phật. Chúng sanh ấy sanh về nước 
An Lạc ở trong cung điện thất bửu năm trăm năm, chẳng 
thấy Phật, chẳng nghe kinh pháp, chẳng thấy Bồ Tát và 
chúng Thanh Văn. Vì thế nên ở nước ấy gọi là thai sanh. 
Nếu chúng sanh biết và tin Phật trí, cho đến biết và tin vô 
đẳng luân tối thượng thắng trí, tu các công đức kính tin hồi 
hướng nguyện cầu sanh về nước An Lạc của đức Vô Lượng 
Thọ Phật. Các chúng sanh ấy sanh về nước An Lạc ở trong 
hoa sen thất bửu tự nhiên hóa sanh ngồi kiết già, khoảnh 
khắc những thân tướng, quang minh, trí huệ, công đức đều 
thành tựu đầy đủ như chư Bồ Tát. 
Lại nầy A Dật Ða! Chư đại Bồ Tát ở cõi nước phương 
khác phát tâm muốn thấy đức Vô Lượng Thọ Phật để cung 
kính cúng dường và muốn thấy chúng Bồ Tát Thanh Văn 
nước ấy. Chư đại Bồ Tát ấy lúc mạng chung được sanh về 
nước An Lạc ở trong hoa sen thất bửu tự nhiên hóa sanh. 
Nầy A Dật Ða! Tại nước An Lạc, những người hóa 
sanh vì có trí huệ thù thắng. Người thai sanh không có trí 
huệ, trong năm trăm năm thường chẳng thấy Phật, chẳng 
nghe kinh pháp, chẳng thấy Thánh chúng Bồ Tát và Thanh 
Văn. Không do đâu để được cúng dường đức Phật, chẳng 
biết phép tắc của Bồ Tát, chẳng tu tập được các công đức. 


73 
Phải biết những người nầy lúc ở đời trước vì không có trí 
huệ, chẳng diệt nghi hoặc mà ra. 
Nầy A Dật Ða! Thí như vua Chuyển Luân Thánh 
Vương có nhà ngục bảy báu trang nghiêm, trần thiết 
giường màn, treo phan kết tụ. Nếu có hàng Tiểu Vương Tử 
mắc tội, bèn đem giam vào trong nhà ngục ấy trói bằng dây 
xích vàng, cấp dưỡng đầy đủ đồ uống ăn mền nệm hoa 
hương kỹ nhạc, đồng như Chuyển Luân Thánh Vương 
không để thiếu thốn. Ý ông nghĩ sao, A Dật Ða! Các Tiểu 
Vương Tử ấy có vui thích chăng?” 
– Bạch đức Thế Tôn! Không vui thích được. Họ chỉ 
mong có phương cách gì để ra khỏi ngục. 
– Nầy A Dật Ða! Cũng vậy. Các chúng sanh ấy vì nghi 
hoặc Phật trí mà sanh trong cung điện thất bửu không có 
hình phạt, cũng không có một niệm ác sự. Chỉ trong vòng 
năm trăm năm, chẳng thấy Tam Bảo. Chẳng được cúng 
dường, chẳng được tu các đức lành mà lấy đó làm khổ, dầu 
có những sự vui, nhưng vẫn chẳng thích chỗ ấy. Nếu các 
chúng sanh ấy biết tội đời trước rất ăn năn tự trách cầu rời 
chỗ ấy liền được toại ý qua đến chỗ Vô Lượng Thọ Phật 
cung kính cúng dường, cũng được đến khắp vô lượng vô số 
chỗ chư Phật mười phương tu các công đức. 
Nầy A Dật Ða! Có Bồ Tát nào sanh lòng nghi hoặc đối 
với Phật trí thì mất lợi lớn. Vì thế nên phải biết và tin trí 
huệ vô thượng của Phật”. 


74 
Ngài Di Lặc Bồ Tát thưa: “Bạch đức Thế Tôn! Ở cõi 
Ta Bà nầy có bao nhiêu Bồ Tát bất thối sanh về nước An 
Lạc ấy?”. 
– Nầy A Dật Ða! Cõi Ta Bà nầy có sáu mươi bảy ức 
Bồ Tát bất thối sanh về nước An Lạc ấy. Mỗi Bồ Tát nầy 
đã từng cúng dường vô số chư Phật gần như Di Lặc vậy. 
Còn hàng tiểu Bồ Tát và người tu tập công đức ít thì số 
đông chẳng thể kể nói, sẽ được sanh về nước ấy. 
Nầy A Dật Ða! Chẳng phải chỉ có các Bồ Tát ở cõi nầy 
vãng sanh nước ấy mà quốc độ phương khác cũng như vậy. 
Trong nước của đức Phật thứ nhứt là đức Phật Viễn 
Chiếu có một trăm tám mươi ức Bồ Tát, sẽ đều vãng sanh 
về nước An Lạc của đức Vô Lượng Thọ Phật. 
Ðức Phật thứ hai là Ðức Bửu Tạng Phật, có chín mươi ức 
Bồ Tát đều sẽ vãng sanh. 
Ðức Phật thứ ba là đức Phật Vô Lượng Âm có hai trăm hai 
mươi ức Bồ tát sẽ đều vãng sanh. 
Ðức Phật thứ bốn là đức Phật Cam Lộ Vị có hai trăm năm 
mươi ức Bồ Tát sẽ đều vãng sanh. 
Ðức Phật thứ năm là đức Phật Long Thắng có mười bốn ức 
Bồ Tát sẽ đều vãng sanh. 
Ðức Phật thứ sáu là đức Phật Thắng Lực có một vạn bốn 
ngàn Bồ tát sẽ đều vãng sanh. 
Ðức Phật thứ bảy là đức Phật Sư Tử có năm trăm ức Bồ 
Tát sẽ đều vãng sanh. 
Ðức Phật thứ tám là đức Phật Ly Cấu Quang có tám mươi 
ức Bồ Tát sẽ đều vãng sanh. 


75 
Ðức Phật thứ chín là đức Phật Ðức Thủ có sáu mươi ức Bồ 
Tát đều sẽ vãng sanh. 
Ðức Phật thứ mười là đức Phật Diệu Ðức Sơn có sáu mươi 
ức Bồ Tát sẽ đều vãng sanh. 
Ðức Phật thứ mười một là đức Phật Nhơn Vương có mười 
ức Bồ Tát sẽ đều vãng sanh. 
Ðức Phật thứ mười hai là đức Phật Vô Thượng Hoa có vô 
số bất khả xưng kể Bồ Tát sẽ đều vãng sanh. 
Ðức Phật thứ mười ba là đức Phật Vô Úy có bảy trăm chín 
mươi ức đại Bồ tát, chư Bồ Tát nhỏ và chúng Tỳ Kheo 
chẳng tính kể được, đều sẽ vãng sanh về nước An Lạc của 
đức Vô Lượng Thọ Phật. 
Nầy A Dật Ða! Chẳng phải chỉ có chúng sanh trong 
mười bốn cõi nước trên đây sẽ vãng sanh về nước An Lạc, 
mà trong thế giới mười phương có vô lượng cõi nước, 
chúng sanh vãng sanh cũng như vậy, rất đông rất nhiều, 
dầu ta có kể nói luôn ngày đêm suốt một kiếp cũng chẳng 
hết được. Nay ta chỉ nói lược đó thôi. 
Nầy A Dật Ða! Có ai được nghe danh hiệu đức Vô 
Thượng Thọ Phật mà hớn hở vui mừng cho đến chừng một 
niệm, phải biết người ấy đã được lơi ích rất lớn, là đã đầy 
đủ công đức vô thượng. 
Vì thế nên giả sử có lửa lớn đầy khắp cả Ðại Thiên thế 
giới vẫn cần phải lướt qua để nghe kinh pháp nầy rồi vui 
mừng tin ưa thọ trì đọc tụng tu hành đúng theo. 
Tại sao vậy? Có rất nhiều Bồ tát muốn được nghe kinh 
nầy mà chẳng được. Nếu chúng sanh vào nghe kinh nầy thì 


76 
không con thối chuyển đạo Vô thượng Chánh giác. Vì lẽ ấy 
nên cần phải chuyên tâm tin ưa thọ trì đọc tụng giảng 
thuyết thực hành. 
Nay ta vì chúng sanh mà nói kinh pháp nầy, làm cho họ 
được thấy đức Vô Lượng Thọ Phật, tất cả vạn vật ở nước 
An Lạc và Thánh chúng Bồ Tát, Thanh Văn ở nước ấy. 
Chớ nên sau khi ta diệt độ mà sanh lòng nghi hoặc. 
Ðời tương lai, lúc kinh pháp diệt tận, ta dùng oai lực từ 
bi đặc biệt lưu kinh nầy lại một trăm năm, có chúng sanh 
nào gặp kinh nầy thì tùy ý họ nguyện cầu đều được độ 
thoát. 
Nầy A Dật Ða! Ðức Như Lai ra đời khó gặp khó thấy, 
kinh pháp của Phật khó được khó nghe. Các môn Ba la 
mật, các pháp thù thắng của Bồ Tát được nghe cũng khó. 
Gặp thiện tri thức nghe pháp mà làm được cũng là khó. 
Nếu nghe kinh nầy mà tin ưa thọ trì thì là khó trong 
khó, không gì khó hơn. Vì thế nên pháp của ta, làm như 
vậy, nói như vậy, dạy như vậy, phải nên tin thuận y theo tu 
hành”. 
Lúc đức Thế Tôn nói kinh nầy, có vô lượng chúng sanh 
phát tâm Vô thượng Bồ đề. Một muôn hai ngàn na do tha 
người được pháp nhãn thanh tịnh. Hai mươi hai ức chư 
Thiên và nhơn dân được quả A Na Hàm. Tám mươi vạn Tỳ 
Kheo lậu tận ý giải thành A La Hán. Bốn mươi ức Bồ Tát 
được chẳng thối chuyển, dùng công đức hoằng thệ tự trang 
nghiêm, ở đời tương lai sẽ thành Chánh Giác. 


77 
Bấy giờ Ðại Thiên thế giới chấn động sáu cách. Quang 
minh lớn chiếu khắp cõi nước mười phương. Trăm ngàn 
âm nhạc tự nhiên hòa tấu. Vô lượng hoa đẹp thơm tho rưới 
xuống. 
Ðức Phật nói kinh nầy xong, Di Lặc Bồ Tát và chúng 
Bồ Tát từ mười phương đến, Trưởng lão A Nan và chư đại 
Thanh Văn, tất cả đại chúng nghe lời đức Phật dạy đều rất 
vui mừng tín thọ phụng hành. 

tải về 0.62 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương