Microsoft Word 12-ktxh-vuong quoc duy(105-113)



tải về 364.68 Kb.
Chế độ xem pdf
trang12/14
Chuyển đổi dữ liệu31.05.2022
Kích364.68 Kb.
#52173
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14
12-KTXH-VUONG QUOC DUY(105-113)
I-II
4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 
4.1 Kết luận 
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng phần lớn sinh 
viên Đại học Cần Thơ đi làm thêm trong thời gian 
học tập ở trường chiếm tỷ lệ khá cao với 50,3%. 
Sinh viên đi làm thêm với nhiều mục đích khác 
nhau như muốn tăng cường các kỹ năng mềm cần 
thiết, trải nghiệm công việc lúc học tập, rèn luyện 
tính tự lập, kiếm thêm thu nhập,… nhưng đa số 
sinh viên cho rằng việc đi làm thêm là quan trọng. 
Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra các nhân tố tác 
động tích cực đến quyết định đi làm thêm của sinh 
viên đó là năm đang học, thu nhập, chi tiêu, thời 
gian rãnh, kinh nghiệm-kỹ năng sống và kết quả 
học tập.
4.2 Đề xuất 
Từ kết quả nghiên cứu, một số đề xuất
nhằm nâng cao hiệu quả đi làm thêm của sinh viên 
như sau: 
4.2.1 Đối với nhà trường 
 Nhà trường nên thành lập một trung tâm hỗ 
trợ và tư vấn việc làm bán thời gian cho sinh viên 
có nhu cầu đi làm thêm trong phạm vi trường học 
để sinh viên yên tâm với công việc và nhà tuyển 
dụng vì không phải lo lắng bị lợi dụng hay lừa gạt. 


Tạp chı́ Khoa học Trường Đại học Cần Thơ
 
Phần D: Khoa học Chính trị, Kinh tế và Pháp luật: 40 (2015): 105-113 
112 
Nhà trường cần phải quản lý, kiểm tra và theo dõi 
chặt chẽ tình hình làm thêm của sinh viên.
 Nhà trường cần hướng dẫn sinh viên năm 
thứ nhất lập kế hoạch sử dụng quỹ thời gian ngoài 
giờ học. Đồng thời, kết hợp với các tổ chức đoàn 
thể để đưa ra một kết hoạch ngoài giờ lên lớp dài 
hạn để sinh viên có nhiều thời gian rãnh nghỉ ngơi 
và đi làm thêm được hiệu quả. 
 Nhà trường nên kết hợp với nhà tuyển dụng 
cung cấp những công việc làm thêm phù hợp với 
chuyên ngành để giúp sinh viên bổ sung thêm kiến 
thức thực tế và không tốn nhiều thời gian để sinh 
viên vừa học tốt và vừa làm việc hiệu quả. 
4.2.2 Đối với khoa 
Tăng cường liên hệ và kết hợp với doanh 
nghiệp để cung cấp các thông tin tuyển dụng và 
yêu cầu công việc nhằm giúp sinh viên có được 
thông tin rõ ràng và tìm kiếm công việc phù hợp 
với chuyên ngành. Bên cạnh đó, việc đánh giá năng 
lực sinh viên qua học tập, nghiên cứu khoa học, 
hoạt động xã hội cũng nên có quy chế khuyến 
khích, hỗ trợ cho những sinh viên đi làm thêm, có 
thể bằng hình thức cộng điểm, thưởng điểm rèn 
luyện nếu có những công trình, đề án mang tính 
thực tiễn cao,… 
4.2.3 Đối với tổ chức đoàn thể 
 Liên kết với các trung tâm xúc tiến việc làm 
hoặc đơn vị có nhu cầu tuyển dụng, tổ chức những 
buổi thảo luận, trao đổi với sinh viên về những 
hành vi lừa đảo của các công ty, nhà tuyển dụng 
“ma” để các bạn nhận biết và không vấp phải, tổ 
chức các lớp học miễn phí cho sinh viên về các kỹ 
năng xin việc, làm việc sau khi tốt nghiệp. 
 Tổ chức các chương trình giao lưu sinh 
viên – doanh nghiệp, giao lưu cựu sinh viên đã 
thành đạt,… giúp sinh viên học hỏi kinh nghiệm 
cho công việc, nắm rõ yêu cầu, tiêu chí của nhà 
tuyển dụng để có sự điều chỉnh bản thân về kiến 
thức, kinh nghiệm thực tiễn trước khi bắt đầu hành 
trình tìm việc. 
4.2.4 Đối với doanh nghiệp 
 Các doanh nghiệp và các tổ chức nên chủ 
động liên hệ và kết hợp với nhà trường, các Khoa, 
liên kết các tổ chức đoàn thể để cung cấp các thông 
tin tuyển dụng và yêu cầu công việc nhằm giúp 
sinh viên có được thông tin rõ ràng và tìm kiếm 
công việc phù hợp với chuyên ngành của các bạn. 
 Đa dạng hóa các công việc không chỉ có 
công việc làm toàn thời gian mà còn phát triển 
thêm các công việc bán thời gian dành cho sinh 
viên tham gia, làm nền tảng cho công việc sau này 
khi tốt nghiệp ra trường. 
 Đơn giản hóa thủ tục xin việc đối với sinh 
viên đi làm thêm chỉ cần chứng minh nhân dân 
hoặc thẻ sinh viên là được. Thực tế là sinh viên đi 
làm thêm thì không có thời gian để chuẩn bị hồ sơ 
dự tuyển, hoặc do quê quán quá xa họ không thể 
trở về quê nhà công chứng các giấy tờ cần thiết để 
hoàn tất thủ tục xin việc. 
4.2.5 Đối với gia đình 
 Hạn chế việc cấm cản sinh viên đi làm 
thêm. Ngược lại, gia đình nên ủng hộ và khuyến 
khích con em mình đi làm thêm để học hỏi kinh 
nghiệm thực tế, rèn luyện tính tự lập, giúp sinh 
viên cảm thấy năng động và tự tin hơn khi giao 
tiếp. Bên cạnh đó, sinh viên không phải bị áp lực 
về tinh thần khi che giấu gia đình để đi làm thêm. 
 Hỗ trợ và tư vấn cho con em mình chọn 
công việc làm thêm phù hợp. Bên cạnh đó, theo 
dõi, quản lý và giúp đỡ khi con em mình gặp rắc 
rối trong công việc. 

tải về 364.68 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương