MỤc lục I. Giới thiệu chung 1



tải về 423.75 Kb.
trang3/6
Chuyển đổi dữ liệu29.04.2018
Kích423.75 Kb.
#37595
1   2   3   4   5   6

1. Các thông tin cơ bản


Tên nước

Liên bang Nga (Russian Federation)

Thủ đô

Các thành phố chính

Mát-x cơ-va (Moscow)

Mát-x-cơ-va: 10,5 triệu dân; Saint Petersburg 4,5 triệu; Novosibirsk 1,3 triệu; Yekaterinburg 1,3 triệu; Nizhniy Novgorod 1,2 triệu.



Quốc khánh

12/6

Diện tích

17.098.242 km2

Dân số


142,470,272 người (dự tính đến tháng 7/2014), người Nga chiếm 79,8%, Tác -ta 3,8%, Ucraina 2%, Bashkir 1,2%, Chuvash 1,1%, khác 12,1%.

Tài nguyên

Nga là một trong những nước trên thế giới có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú bao gồm một trữ lượng lớn dầu khí, gas, than, gỗ và nhiều loại khoáng sản quý khác.

Khí hậu

Khí hậu thay đổi theo các vùng lãnh thổ. Khí hậu lục địa ẩm bao trùm vùng thảo nguyên nằm trên phần lãnh thổ Châu Âu của nước Nga, từ cận cực bắc của sa mạc Seberia ở phía Nam tới vùng lãnh nguyên ở cực Bắc. Vào mùa đông khí hậu mát mẻ ở vùng biển Đen và giá lạnh ở vùng sa mạc Seberia. Mùa hè, khí hậu thay đổi từ ấm áp ở vùng thảo nguyên tới mát mẻ ở vùng ven biển Bắc Băng Dương.

Ngôn ngữ

Tiếng Nga được coi là ngôn ngữ chính thức, chiếm phần lớn; còn lại sử dụng tiếng dân tộc thiểu số.

Tôn giáo

Chính thống Nga 15-20%, Hồi giáo 10-15%, Thiên chúa giáo khác 2%

Đơn vị tiền tệ

Đồng rúp (RUB) – Tỷ giá 1 USD = 62.9 (2014)

Múi giờ

Tại Mát-x cơ-va: GMT + 4 (nước Nga trải dài trên 9 múi giờ)

Thể chế

Liên bang. Quyền lập pháp thuộc về Quốc hội và Tổng thống. Quyền hành pháp thuộc về Tổng thống và Chính phủ. Tổng thống do dân bầu qua phổ thông đầu phiếu có nhiệm kỳ 4 năm. Quốc hội Liên bang lưỡng viện bao gồm Hội đồng Liên bang (178 ghế, nhiệm kỳ 4 năm) - Viện Duma (450 ghế, nhiệm kỳ 4 năm)

Tổng thống

Thủ tướng

Vladimir Vladimirovich Putin (lần thứ 2, tháng 3/2012)

Dmitry Medvedev (Ngày 8/5/2012)



2. Lịch sử


Năm 1237, những người Mông Cổ dưới sự lãnh đạo của Batu Khan đã thành công trong việc cướp chính quyền Nga và đặt những vùng của Nga dưới sự cai trị không thống nhất. Qua giai đoạn phát triển của chế độ quân chủ phong kiến dưới triều đại Nga Hoàng, đế quốc Nga đã trở thành một cường quốc trên thế giới. Sau cách mạng tháng Mười vĩ đại năm 1917 dưới sự lãnh đạo của V.I. Lê-nin, nước Nga là nước đầu tiên trên thế giới xây dựng chế độ XHCN và tập hợp nhiều nước trong khu vực trung Á, Ban Căng để trở thành liên bang Cộng hoà XHCN Xô viết (gọi tắt là Liên Xô) gồm 15 nước cộng hòa. Sau khi chế độ XHCN tan rã ở Liên Xô vào năm 1991, một số nước cộng hoà tách ra thành các nước độc lập và số các nước cộng hòa còn lại lập ra Liên bang Nga với chế độ dân chủ lập hiến và người đứng đầu là nhà nước liên bang là Tổng thống.

3. Đường lối đối ngoại


Quan hệ với Mỹ và phương Tây: là xu hướng quan trọng trong chính sách đối ngoại của Nga. Hai bên phát triển hợp tác trong lĩnh vực chống khủng bố và giải quyết các vấn đề quốc tế và khu vực. Nga có lợi ích lớn trong quan hệ kinh tế và năng lượng với EU. Tuy nhiên, gần đây, trong quan hệ Nga-Mỹ, Nga-EU có những bất đồng xung quanh việc Mỹ dự định triển khai hệ thống phòng thủ chống tên lửa tại Châu Âu, vấn đề dân chủ nhân quyền, vấn đề Nga gia nhập WTO, vấn đề hợp tác trong lĩnh vực năng lượng, vướng mắc trong việc ký Hiệp định mới về hợp tác Nga-EU…

Quan hệ với các nước SNG: được Nga chú trọng nhiều vì đây là khu vực có nhiều mối ràng buộc về lịch sử, an ninh, kinh tế, văn hoá với Nga. Nga đẩy mạnh hợp tác song phương với từng nước, đồng thời tăng cường và củng cố các liên minh tầng nấc trong SNG về chính trị, kinh tế và quân sự. Thời gian gần đây, Nga thi hành chính sách năng lượng mới, chuyển đổi cơ chế từ bao cấp sang thị trường trong quan hệ năng lượng với các nước SNG, tăng cường hợp tác với các nước Trung Á trong lĩnh vực này. Quan hệ của Nga với nhiều nước được cải thiện hơn so với trước (U-crai-na, Môn-đô-va, U-dơ-bê-kixtan). Tuy nhiên, xu thế ly khai vẫn tiếp tục diễn ra ở khu vực này, gây phức tạp cho Nga trong quan hệ.

Châu Á-Thái Bình Dương: là khu vực gần đây được Nga coi trọng hơn trước. Vì vậy, Nga chủ trương tích cực hội nhập và tham gia vào tất cả các cơ chế đối thoại của khu vực (ASEAN, ARF, APEC...), mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác với tất cả các nước ở khu vực, trong đó có các nước Đông Nam Á. Nga đẩy mạnh quan hệ song phương với Trung Quốc và Ấn Độ cũng như khuôn khổ hợp tác 3 bên Nga-Trung-Ấn. Về kinh tế-thương mại, Trung Quốc và Ấn Độ đều là thị trường tiềm năng rất lớn đối với Nga (kim ngạch thương mại Nga-Trung đạt hơn 30 tỷ USD năm 2006). Tuy nhiên, quan hệ Nga - Nhật vẫn gặp nhiều trở ngại xung quanh vấn đề tranh chấp lãnh thổ. Bên cạnh đó, Nga tích cực đa dạng hóa các mối quan hệ đối ngoại, chú trọng tới quan hệ với các nước Trung Đông, Mỹ La Tinh, Châu Phi, trong đó hợp tác kinh tế và kỹ thuật quân sự được đẩy mạnh.

4. Du lịch


Du lịch là ngành duy nhất không chỉ đứng vững được trong điều kiện cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, mà còn tiếp tục phát triển mạnh, chiếm 9% trong GDP quốc tế. Du lịch quốc tế đã tăng trưởng 5% trong 4 tháng đầu năm 2012 và mở ra một xu hướng khả quan trong các tháng còn lại của năm. Và Nga, nước đứng thứ 13 trong bảng xếp hạng du lịch toàn cầu, không phải là ngoại lệ.

Năm 2011, số khách du lịch nước ngoài đến Nga đã tăng thêm 12% - gần 25 triệu du khách nước ngoài đã ở thăm Liên bang Nga, trong số đó  có đặc biệt nhiều công dân Phần Lan, Trung Quốc và Ba Lan. Nga thu hút du khách nước ngoài bởi nền văn hóa, thiên nhiên và các thành phố cổ kính. Tổng thư ký Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) Taleb Rifai nói lên ý kiến như sau: “Ưu thế của Nga là nền văn hóa độc đáo bao gồm kiến trúc, nghệ thuật dân gian và thủ công mỹ nghệ. Khách du lịch nước ngoài cũng rất quan tâm đến cuộc sống của người dân. Thiên nhiên chiếm vị trí thứ hai. Tôi không nghĩ rằng, nhiều người trên thế giới biết rõ về sự đa dạng của thiên nhiên Nga. Cuối cùng, thứ ba - các đô thị du lịch: Matxcơva, Saint-Peterburg và các thành phố lớn khác của Nga”.

Theo dự đoán của Tổ chức Du lịch Thế giới, trong năm 2012 số lượng khách du lịch quốc tế sẽ tăng đến 1 tỷ người. Không có nghi ngờ gì rằng, trong số đó sẽ có nhiều du khách Nga. Các chỉ số của Nga trong lĩnh vực này đang tăng trưởng ổn định. Đặc biệt, năm 2012 – 2013 được tổng thống Nga chọn làm năm du lịch hai chiều giữa Nga và Trung Quốc (Year of Two-way Tourism between Russia and China). Trung Quốc luôn là thị trường tiềm năng quan trọng của ngành du lịch Nga, năm 2011, hơn 845.500 du khách Trung Quốc chọn điểm đến là nước Nga, và 2.5 triệu lượt công dân Nga đến du lịch tại Trung Quốc. Năm 2012-2013 hứa hẹn là một năm thúc đẩy mạnh mẽ du lịch Nga phát triển

5. Văn hóa – Xã hội:


Văn học: Văn học Nga đã bắt đầu xuất hiện trong những người Xla-vơ Đông, sau phong trào cơ đốc hoá vào thế kỷ thứ 10. Những bài văn tế lễ được viết bằng ngôn ngữ dân gian đã làm cho văn học Nga phát triển nhanh chóng. Thời kỳ ngay sau cách mạng Nga là một giai đoạn thử nghiệm của văn học và cũng đã nổi lên nhiều nhóm nhà văn khác nhau. Hầu hết những tác phẩm trong thập kỷ 1920 mô tả về cuộc nội chiến trong nước. Tác phẩm được nhiều người biết đến trong giai đoạn này là “Thép đã tôi thế đấy” của Nikolay Ostrovskiy. Một tác phẩm độc đáo của thập kỷ 1930 là cuốn tiểu thuyết viết về cuộc nội chiến, cuốn “Nhà quý tộc im lặng” của Mikhail Sholokhov, đã mang đến cho tác giả của nó giải Nobel văn học năm 1965.

Trong thời gian từ 1953 đến 1991, văn học Nga đã sản sinh ra một tầng lớp nhà văn ưu tú. Cuốn tiểu thuyết “Bác sĩ Zhivago của Pasternak” đã gây nhiều xúc động khi được xuất bản ở phương Tây năm 1957. Giải thưởng Nobel văn học năm 1958 đã được công bố cho Pasternak qua tác phẩm này. Cuốn “Một ngày trong đời” của Ivan Denissovich của Aleksandr Solzhenitsyn là một bước ngoặt của thời đại này.



Ẩm thực: Hầu hết người Nga thường ăn một bữa điểm tâm đầy đủ với bánh kếp hoặc cháo đặc vốn có nhiều calo, cùng với pho mát và kem chua. Bữa ăn trưa thường được ăn trong khoảng từ 1 đến 4 giờ chiều. Bữa ăn tối theo kiểu truyền thống thường chỉ bao gồm zakuski và trà. Người Nga rất hay ăn súp. Súp bắp cải, ăn với một bánh kem chua thật to vốn là món ăn chính của người Nga hai nghìn năm nay. Trong khi đó Ukha (Ухо), là súp cá, là biểu tượng của lòng mến khách của người Nga. Người Nga không quan niệm rằng phải là một món súp lớn có nhiều thịt mới là bữa ăn chính. Các món ăn chính thường chế biến từ thịt, thường là thịt bò, thịt cừu, hay thịt heo, đôi khi kèm với nấm, kem chua hay nước sốt pho mát. Thịt cũng được dùng trong món Pelmeny (пельмени), một dạng bánh bao của Nga. Hầu hết các quán ăn đều có nhiều món khác nhau cho khách lựa chọn và những nhà hàng cũng có những món ăn chay hấp dẫn, chẳng hạn như món đậu hầm hay món cà tím nhồi. Cá đã được ướp là món khai vị phổ biến, trong khi cá tươi, thường là cá hồi, cá tầm hay cá peeca-thường là món ăn chính trong các nhà hàng có uy tín.

Lễ hội: Là đất nước có một nền văn hoá lâu đời, nước Nga nổi tiếng với rất nhiều lễ hội đặc sắc. Những lễ hội ấy phản ánh nét sinh hoạt mùa màng của nền nông nghiệp vùng ôn đới, của xứ sở của bạch dương và tuyết trắng. Và những lễ hội ấy cũng gắn liền với những chiến tích, những di tích lịch sử, những bãi chiến trường nổi tiếng của nước Nga.

  • Lễ tiễn mùa đông

  • Hội Ivan Kupala mùa đông

  • Hội Ivan Kupala mùa hạ

Thể thao: Đa số người dân Nga đều yêu thể thao và các môn thể thao được ưu chuộng nhất bao gồm: bóng đá, khúc côn cầu, tennis, đua công thức 1 và bóng rổ.

7. Văn hóa kinh doanh Nga


Chào hỏi và đón tiếp:

Lời chào thể hiện sự thân thiện, tuy nhiên không nên nở nụ cười. Có thể bắt tay (nhưng không bắt buộc) khi chào hỏi hoặc khi ra về. Nên tháo bỏ găng tay trước khi bắt tay. Lưu ý không bắt tay khi đi qua ngưỡng cửa (Tín ngưỡng người dân Nga cho rằng hành động này sẽ dẫn đến một cuộc tranh cãi)



Ngôn ngữ cơ thể:

Người Nga rất thích biểu lộ tình cảm, nên họ thường dùng ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp. Người cùng giới hoặc các thành viên trong gia đình thường ôm, vuốt ve, vỗ lưng và thậm chí thơm má. Người Nga thường đứng gần khi nói chuyện. Tuy nhiên, đưa ngón cái qua ngón trỏ và ngón giữa, hoặc làm dấu hiệu OK được coi là cử chỉ thô lỗ.



Văn hóa doanh nghiệp:

Người Nga đánh giá cao sự đúng giờ. Các buổi đàm phán thường bắt đầu đúng thời gian đã định. Thường không có sự ưu ái hay ưu đãi nào trong các vấn đề đàm phán, có nghĩa là hầu như câu trả lời bạn nhận được là “Không”. Tuy nhiên, câu trả lời “Không” không có nghĩa là chấm dứt vấn đề. Một người cần thương lượng và kiên trì để đạt được những điều mình muốn từ người Nga.

Danh thiệp kinh doanh được dùng rộng rãi ở Nga và được trao đổi trong các cuộc họp kinh doanh. Lế giới thiệu và nhận danh thiếp kinh doanh là rất quan trọng ở Nga, không nên xem nhẹ.

Đại diện của một công ty hay chính phủ Nga thường ngồi ở một bên của bàn đàm phán, và phía đối tác sẽ ngồi ở đối diện. Công ty của bạn nên có một đội ngũ chuyên gia. Các bài thuyết trình nên được chuẩn bị kĩ lưỡng, chi tiết, thực tế và ngắn gọn. Người Nga thường rất am hiểu về các vấn đề kĩ thuật, nhưng lại chưa hiểu đầy đủ về thực tiễn kinh doanh theo lối phương Tây. Bạn nên giải thích rõ ràng các nhu cầu của mình với đối tác là doanh nhân Nga.

Người Nga khó chấp nhận các sai lầm. Và họ cũng thấy mạo hiểm khi chấp nhận sự sai phạm của mình khi làm ăn với đối tác. Các mối quan hệ cá nhân đóng vai trò quan trọng trong văn hóa kinh doanh của Nga. Các cuộc đàm phán thường diễn ra trong thời gian dài để kiểm chứng sự kiên nhẫn của đối tác.

Ăn uống và giải trí

Khi ăn uống trong nhà hàng, hãy tới đúng giờ. Người Nga là những người chủ hiếu khách và muốn mời khách đến nhà. Họ thường bày biện nhiều thức ăn lên bàn để chứng tỏ sự khoản đãi. Khách nên để lại thức ăn trên đĩa để chứng tỏ họ đã ăn no.

Nếu bạn được mời đến ăn tối ở nhà của người Nga, bạn ko nên có một kế hoạch khác sau đó. Thời gian sau bữa ăn nên dành để giao tiếp.

Lời mời đến một dacha Nga (nhà nước) là một vinh dự lớn. Không nên từ chối một sự chào đãi đồ ăn, đó được coi là thô lỗ vì người Nga rất hiếu khách. Tại các buổi tiếp đãi trang trọng, khách không nên dùng đồ ăn trước chủ nhà. Tại các buổi như vậy, không ai được ra về khi khách danh dự của chủ nhà chưa về. Do vậy, nếu bạn là khách danh dự, ko nên ờ lại quá lâu.

Nên biết giới hạn khi uống rượu ở Nga. Việc chúc rượu thường kéo dài và mang tính hài hước. Chủ nhà bất đầu và người khách thường đáp lại. Không uống rượu cho đến khi món bánh mì nướng đầu tiên được mang ra.Sau khi dùng bánh mì, người Nga thích chạm ly rượu với nhau. Tuy nhiên, đừng làm như vậy nếu bạn uống đồ uống không có cồn.

Ăn mặc:

Một doanh nhân nghiêm túc cần ăn mặc trang trọng và cẩn thận. Mặc trang phục màu sắc tươi sáng quá sẽ khiến bạn trở nên lười nhác và không đáng tin cậy theo quan niệm của người Nga. Nam giới nên mặc complê và thắt cà vạt. Nữ giới nên mặc đầm hoặc đồ công sở.



Quà tặng:

Một món quà nhỏ trong kinh doanh là thích hợp, nhưng trị giá món quà cần phù hợp với cấp bậc của doanh nhân Nga mà bạn làm việc cùng. Theo nguyên tắc chung, không nên tặng một món quà có thể dễ kiếm ở Nga. Khi đến thăm một nhà ở Nga có thể mang theo một món quà cho người chủ nhà, hoặc một món quà cho trẻ nhỏ cũng được đánh giá cao ở Nga.



Lời khuyên hữu ích:

Người Nga rất tự hào về văn hóa của họ và luôn thích nói chuyện về âm nhạc, nghệ thuật, văn học, yêu thích. Hiểu biết về các lĩnh vực này được người Nga đánh giá cao.

Hãy học tiếng Nga! Học ngôn ngữ mang lại nhiều hiệu quả cho cá nhân, công ty của bạn. Hãy cố gắng học ít nhất một vài câu tiếng Nga đơn giản. Người Nga đánh giá cao nỗ lực của người học tiếng nói của họ.

Không bao giờ gọi một người Nga là “Đồng chí”. Không nên tìm kiếm một nơi “không có khói thuốc” ở Nga.



Đặc biệt với phụ nữ:

Phụ nữ thường hay bị hoài nghi xem xét, và họ phải tự chứng minh bản thân họ. Trước khi tiếp cận, nên có một đồng nghiệp trung lập giữa hai bên gửi thư giới thiệu bạn. Danh thiếp nên ghi rõ trình độ học vấn và cấp bậc. Một khi xác lập được khả năng và vị trí của mình, bạn sẽ gặp ít vấn đề hơn.

Nên nữ tính. Cho phép đàn ông mở cửa ra vào, châm điếu thuốc…cho bạn. Đừng nghĩ như vậy là cổ hủ, nên tôn trọng văn hóa lịch sự của đối tác người Nga.

Nữ doanh nhân nước ngoài có thể tận dụng ưu thế nữ giới với đối tác là nam người Nga. Doanh nhân nam người Nga có thể chấp nhận một vài điều đối tác nữ không tuân thủ để chứng tỏ phép lịch thiệp của nam giới, tuy nhiên, điều này không được chấp nhận với nam doanh nhân nước ngoài.



Nữ giới có thể mời một nam doanh nhân Nga đi ăn uống và trả tiền hóa đơn. Tuy nhiên có một vài trường hợp người Nga coi đó là hành động tán tỉnh.


tải về 423.75 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương