MỤc lục I. Giới thiệu chung 1


Các ngành kinh tế mũi nhọn



tải về 423.75 Kb.
trang5/6
Chuyển đổi dữ liệu29.04.2018
Kích423.75 Kb.
#37595
1   2   3   4   5   6

2. Các ngành kinh tế mũi nhọn:


Kinh tế của Nga chủ yếu dựa vào xuất khẩu hàng hóa, với các nhóm hàng xuất khẩu chính là dầu mỏ, khí đốt, hóa chất, kim loại, vũ khí cá nhân và vũ khí phục vụ quốc phòng. Trong giai đoạn hiện nay, Nga đang tập trung ưu tiên cho phát triển ngành năng lượng do năng lượng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn giúp kinh tế Nga cất cánh và nâng cao vị thế quốc tế trong những năm gần đây. Cho tới năm 2020, sản lượng khai thác dầu mỏ của Nga sẽ tăng khoảng 9%, trong khi sản lượng khai thác khí đốt tăng 35,2% so với năm 2007, đạt 880 tỷ m3.

Ngày 6/8/2008, Nga đã công bố Kế hoạch phát triển năng lượng hạt nhân của nước này đến năm 2020. Kế hoạch đặt ra các mục tiêu: nâng sản lượng điện hạt nhân của Nga vào năm 2020 chiếm 20-22% toàn bộ nhu cầu năng lượng điện của nước này; kể từ năm 2020 trở đi các nhà máy điện hạt nhân của Nga sẽ chuyển dần sang sử dụng công nghệ mới; xây dựng hạ tầng cơ sở có hiệu quả trong việc xử lý nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng và các chất thải phóng xạ... Một trong những hướng ưu tiên của Nga là xây dựng các trung tâm quốc tế làm giàu Urani trên lãnh thổ nước này, nhằm đưa Nga trở thành đối tác toàn cầu trong lĩnh vực năng lượng và kinh doanh năng lượng hạt nhân. Các trung tâm như vậy có nhiệm vụ bảo đảm quyền bình đẳng của các nước phi hạt nhân, trong việc tiếp cận các nguồn nhiên liệu hạt nhân được làm giàu ở mức độ thấp, với điều kiện phải tuân thủ Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT).

Nga cũng chủ trương tăng cường xây dựng thêm các nhà máy điện hạt nhân công suất vừa và nhỏ, để cung cấp điện cho các vùng sâu, vùng xa. Đồng thời, đẩy mạnh bán công nghệ hạt nhân cho các nước đang phát triển, bảo đảm xuất khẩu trang thiết bị và kỹ thuật hạt nhân đạt khoảng 8-14 tỷ USD vào năm 2020. Kế hoạch trên nhằm bảo đảm vị trí dẫn đầu về công nghệ của Nga trên thế giới trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân và khả năng cạnh tranh cao của các nhà máy điện hạt nhân của Nga, cũng như đẩy mạnh hợp tác với các đối tác nước ngoài trong lĩnh vực này.

4. Các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài:


Chính phủ Nga đánh giá cao tầm quan trọng của đầu tư nước ngoài trong sự phát triển kinh tế của mình. Luật đầu tư năm 1991 đảm bảo quyền công bằng của nhà đầu tư nước ngoài như với các nhà đầu tư trong nước (Tuy nhiên một số ngành có những hạn chế đối với quyền sở hữu nước ngoài). Luật đầu tư nước ngoài năm 1999 cũng phê chuẩn nguyên tắc này. Ở cấp khu vực, nhiều chính quyền địa phương đã phát triển các điều luật và chương trình để thu hút vốn FDI, bao gồm cả các dự án thành lập các khu công nghệ gần các trường đại học và các khu chế xuất gần với cảng và biên giới. Mặc dù những cải cách về thuế ở cấp liên bang nhằm tạo ra một sân chơi công bằng cho các nhà đầu tư và hạn chế mức khuyến khích do các khu vực đưa ra, nhưng thực tế thì các nhà đầu tư nước ngoài có máu mặt vẫn tiếp tục nhận được sự khuyến khích này từ các chính quyền địa phương. Mấy năm gần đây, Nga đúc rút bài học kinh nghiệm từ "liệu pháp sốc", tìm kiếm con đường cải cách phù hợp với kinh tế trong nước và nhanh chóng chuyển đổi mô hình kinh tế, tích cực tạo ra hệ thống kinh tế thị trường. Sau 15 năm cải cách, môi trường kinh tế Nga đã có sự cải thiện rõ rệt, vì thế càng hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.

Tình hình đầu tư nước ngoài vào và đầu tư ra nước ngoài Liên bang Nga:

Năm 2005, vốn đầu tư nước ngoài vào Nga đạt 26,1 tỷ USD, tăng gấp đôi so với năm 2004. Năm 2007 số vốn đầu tư nước ngoài là 82,5 tỷ USD, cũng tăng gần gấp đôi năm 2006. Năm 2008 đầu tư nước ngoài (ĐTNN) vào Nga so với năm 2007 giảm 14,2%, đạt 103,8 tỉ USD. Trong năm 2009, đầu tư vào kinh tế Nga đã giảm 17%, đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm 41% và chỉ đạt mức 3,6%, mặc dù Chính phủ Nga đã thực thi các biện pháp chống khủng hoảng, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư và phát triển một nền kinh tế mở đối với đầu tư.

Theo Ngân hàng Trung ương Nga, môi trường đầu tư được cải thiện đã có sức hút mạnh với các công ty lớn thế giới. Những công ty khổng lồ về sản xuất ô tô nay đã có mặt tại Nga: Ford, General Motors, Toyota, Nissan, Volkswagen, BMW, Renault, KIA… Kinh tế nước Nga ngày càng hội nhập sâu vào kinh tế thế giới. Theo Ủy ban thống kê quốc gia LB Nga (Rossatt), tổng mức đầu tư nước ngoài của LB Nga từ tháng giêng đến tháng chín năm 2008 đạt 91 tỷ 343 triệu đô la Mỹ, tăng 68,6% so với cùng kỳ năm 2007. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Nga năm 2009 giảm xuống mức 40 tỷ USD do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Năm 2010 số FDI đổ vào Nga chỉ đạt 13 tỷ USD. Tổng vốn đầu tư của Nga ra nước ngoài, năm 2010 đạt 260,5 tỷ USD.

III. QUAN HỆ NGOẠI GIAO – CHÍNH TRỊ VỚI VIỆT NAM


Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Việt Nam: 30/1/1950

Từ năm 1997, hai bên thường xuyên trao đổi các đoàn cấp cao, thể hiện rõ mối quan hệ truyền thống và hợp tác nhiều mặt vốn có.


1. Các chuyến thăm cao cấp gần đây


Phía Nga sang thăm ta: Chủ tịch Đu-ma Quốc gia Xe-le-dơ-nhốp và Chủ tịch Chính phủ Liên bang Nga Chéc-nô-mư-rơ-đin (năm 1997); Tổng thống Nga Pu-tin (28/02-02/03/2001); Tổng thống Nga V. Putin sang thăm Việt Nam nhân kỳ họp APEC 2006 tại Hà Nội; Tổng thống Nga V. Medvedev năm 2010 nhân kỳ họp thượng đỉnh ASEAN tại Hà Nội, Thủ tướng Nga D. Medvedev (tháng 11/2012)

Phía ta sang thăm LB Nga: Thủ tướng Võ Văn Kiệt (tháng 6/1994); Chủ tịch nước Trần Đức Lương (tháng 8/1998);Thủ tướng Phan Văn Khải (tháng 9/2000); Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh (tháng 10/2002); Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An (từ ngày 14-18/1/2003); Chủ tịch nước Trần Đức Lương (từ ngày 17-19/5/2004). Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (Tháng 9/2007), Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (tháng 10/2008), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng (22-26/4/2009), Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (2010), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (2010), Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải (11-08-2011); Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh (7-2012), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (7/2012)

Cơ sở điều ước pháp lý mới cho quan hệ hợp tác song phương đã được tạo dựng khá đầy đủ. Từ năm 1991 đến 2007 đã có khoảng 50 văn kiện song phương được ký kết. Đặc biệt, hai nước đã thúc đẩy giải quyết dứt điểm thỏa đáng một số vấn đề tồn đọng trong quan hệ từ thời Liên Xô để lại như xử lý nợ của Việt Nam, vấn đề Nga chấm dứt trước thời hạn việc sử dụng quân cảng Cam Ranh. Trên cơ sở quan hệ hữu nghị truyền thống, tin cậy, xuất phát từ quan điểm gần gũi trong nhiều vấn đề quốc tế và khu vực, Việt Nam và Liên bang Nga đã và đang phối hợp chặt chẽ tại Liên hợp quốc và các diễn đàn đa phương khác.


2. Cộng đồng người Việt Nam tại Liên bang Nga


Do yếu tố lịch sử và trên cơ sở quan hệ hữu nghị giữa hai nước, cộng đồng người Việt Nam (khoảng 60 - 80 nghìn người) đã tồn tại và làm ăn, sinh sống tại Nga gần hai thập kỷ. Tuy có vấn đề địa vị pháp lý còn chưa rõ ràng ổn định, nhưng nhìn chung, người Việt không bị kỳ thị và phân biệt đối xử. Năm 2004, Hội người Việt Nam tại Liên bang Nga được thành lập với mục đích tập hợp, đoàn kết, bảo vệ và hỗ trợ cộng đồng trong các hoạt động làm ăn, sinh sống ở nước sở tại; đẩy mạnh hoạt động nhằm góp phần củng cố, phát triển tình hữu nghị tốt đẹp giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Liên bang Nga; tích cực động viên cộng đồng hướng về quê hương, đất nước.

Cho đến nay, Hội đã có 3 tiểu ban hoạt động là Tiểu ban Đối ngoại - Văn hóa - Xã hội, Tiểu ban Pháp luật - An ninh, Tiểu ban Kinh tế - Tài chính và 20 chi hội cơ sở trên khắp các vùng miền của nước Nga. Hai nước Nga – Việt đã ký và hoàn tất việc phê chuẩn 03 Hiệp định liên quan đến bảo hộ công dân: Hiệp định về lao động có thời hạn, Hiệp định hợp tác đấu tranh chống di cư bất hợp pháp và tạo thuận lợi cho di cư hợp pháp và Hiệp định nhận trở lại công dân tạo cơ sở pháp lý cho cộng đồng ta cư trú hợp pháp ở Nga và mở ra triển vọng hợp tác trong lĩnh vực sử dụng lao động.

Cộng đồng người VN tại Nga là một cộng đồng trẻ, trong đó có hơn 5.000 học sinh, sinh viên, các nhà khoa học đang học tập và công tác tại các trường đại học lớn và các viện nghiên cứu của Nga; có hàng trăm doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư, sản xuất, tư vấn pháp luật… Cộng đồng Việt Nam tại Nga là một cộng đồng đoàn kết, gắn bó, có đời sống văn hóa, tinh thần lành mạnh. luôn nỗ lực vượt lên khó khăn. Phần lớn người Việt Nam làm ăn ở Nga đã chuyển đổi ngành nghề cho phù hợp những quy định mới, tiếp tục ở lại kinh doanh tại Nga, chỉ khoảng 15% số người Việt phải về nước do không có điều kiện chuyển đổi.

Cộng đồng tại Nga cũng là “cầu nối” để các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào thị trường Nga. Các doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động tại Nga là những người quảng bá tích cực nhất cho các mặt hàng chất lượng cao của Việt Nam. Thông qua hệ thống cửa hàng của người Việt Nam, những sản phẩm công nghiệp nhẹ, nông sản, thực phẩm của Việt Nam đã từng bước chiếm lĩnh một phần thị trường tiêu dùng Nga.


IV. QUAN HỆ KINH TẾ VỚI VIỆT NAM

  1. Hợp tác thương mại


I. Tình hình hợp tác

1. Quan hệ thương mại và đầu tư

1.1. Thương mại

Quan hệ thương mại Việt - Nga có rất nhiều tiềm năng để phát triển mạnh. Trong những năm trở lại đây, kim ngạch thương mại hai chiều luôn có sự tăng trưởng cao, cụ thể năm 2000 mới đạt hơn 400 triệu USD đến năm 2007 đạt 1,01 tỷ USD, năm 2010 đạt 1,83 tỷ USD và năm 2013 đạt 2,76 tỷ USD (theo số liệu của LB Nga là 3,97 tỷ USD).

Những mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Nga trong nhiều năm gần đây vẫn là xăng dầu, sắt thép, phân bón, máy móc thiết bị. Hiện nay, những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Nga bao gồm điện thoại và linh kiện (chiếm khoảng trên 40% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nga), máy vi tính và sản phẩm điện tử, hàng dệt may, giày dép, thủy sản, cà phê, hạt điều, gạo, rau quả.

Năm 2014, trong bối cảnh ”khủng hoảng Ucraina”, thương mại song phương giữa Việt Nam và Liên bang Nga (LB Nga) gặp nhiều khó khăn, chủ yếu do ở khâu thanh toán (biến động tỷ giá đồng rúp so với đô la Mỹ và euro, chuyển khoản qua ngân hàng,...). Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, tổng kim ngạch thương mại song phương Việt – Nga năm 2014 đạt 2,55 tỷ USD, giảm 7,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu từ Việt Nam sang LB Nga đạt khoảng 1,7 tỷ USD, giảm 9,3% và nhập khẩu từ LB Nga sang Việt Nam đạt 820 triệu USD, giảm 3.8%.



1.2. Đầu tư

Về đầu tư trong năm 2014, có 104 dự án đầu tư trực tiếp của LB Nga tại Việt Nam với tổng số vốn đăng ký gần 2 tỷ USD, xếp thứ 17 trong số nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Các dự án đầu tư của LB Nga tập trung chủ yếu vào các ngành dầu khí, công nghiệp chế tạo, khai khoáng, giao thông vận tải, viễn thông, nuôi trồng và đánh bắt hải sản. Hiện nay, LB Nga là nước đứng thứ 3 trong số nước và vùng lãnh thổ mà Việt Nam đầu tư ra nước ngoài với 17 dự án với tổng vốn đầu tư là 2,4 tỷ USD, chủ yếu vào lĩnh vực khai thác dầu khí, chế biến thực phẩm, may mặc, giầy dép.



1.3. Tình hình đàm phán FTA với Liên minh Hải quan

Kể từ khi Việt Nam và Liên minh Hải quan chính thức tuyên bố khởi động đàm phán Hiệp định VCUFTA vào tháng 3 năm 2013 tại Hà Nội cho đến nay, hai Bên đã tổ chức được 8 Phiên đàm phán chính thức và ngày 15 tháng 12 năm 2014 tại Kiên Giang, Việt Nam, hai Bên đã tuyên bố kết thúc cơ bản đàm phán Hiệp định này

Đoàn đàm phán hai bên cũng đang nỗ lực trao đổi, tích cực xử lý những nội dung kỹ thuật còn lại của Hiệp định để phấn đấu ký tắt Hiệp định này vào cuối tháng 3, đầu tháng 4 năm 2015 và ký kết chính thức trong đầu năm 2015.


    1. Tổ Công tác cấp cao về các dự án đầu tư ưu tiên

Cho đến nay, hai Bên đã thông qua Danh mục 17 dự án đầu tư ưu tiên, gồm 12 dự án được phê duyệt tại Khóa họp 16 UBLCP Việt - Nga năm 2013 và 05 dự án - tại Khóa họp 17 UBLCP Việt - Nga năm 2014.

Tại cuộc họp Ban Thư ký của Tổ công tác vào ngày 25 tháng 12 năm 2014 tại Hà Nội, hai Bên đã rà soát lại việc thực hiện các dự án trong Danh mục nêu trên và thông qua Lộ trình thực hiện của các dự án để triển khai thực hiện trong thời gian tới.



1.5. Trung tâm kỹ thuật đa ngành

Hiện nay Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đang trao đổi làm việc với phía Nga để tiếp tục triển khai dự án Trung tâm kỹ thuật đa ngành Nga tại Hà Nội theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.



1.6. Khả năng thúc đẩy các mặt hàng nông, thủy, hải sản, dệt may, giày dép sang thị trường Nga

Trong năm 2014, trong bối cảnh tình hình thị trường Nga có nhiều biến động, Bộ Công Thương đã phối hợp với các Bộ ngành liên quan triển khai nhiều biện pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sang LB Nga. Tại Khóa họp 17 UBLCP Việt – Nga, hai Bên đã thống nhất nỗ lực thúc đẩy thương mại các mặt hàng nông, thủy sản, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà xuất khẩu hàng nông thủy sản của hai nước bao gồm hàng thủy sản, rau quả và sản phẩm từ động vật. Đến nay, phía Nga đã cho phép 23 doanh nghiệp của Việt nam được xuất khẩu thủy sản vào LB Nga và Liên minh Hải quan, trong đó có 7 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra.

Trong tháng 9 năm 2014, Bộ Công Thương đã chủ trì tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp Việt – Nga tại Mát-xcơ-va, Tọa đàm về xuất khẩu hàng nông, thủy sản sang Nga tại Hà Nội, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham dự Hội chợ “Mùa thu vàng” tại Mát-xcơ-va vào tháng 10 năm 2014 và tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp trong khuôn khổ Hội chợ này.

Phía Việt Nam đã cung cấp cho phía LB Nga Danh sách các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng nông thủy sản và đề nghị phía Nga xem xét cho phép các doanh nghiệp này được xuất khẩu vào LB Nga, đồng thời thông tin rộng rãi cho doanh nghiệp Việt Nam Danh sách các doanh nghiệp nhập khẩu hàng nông thủy sản của Nga.

Trong đầu năm 2015, Bộ Công Thương đã phối hợp với các Bộ ngành liên quan tổ chức 2 cuộc họp nhằm tìm ra các biện pháp để thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường LB Nga.

Với các biện pháp trên, mặc dù tình hình thị trường Nga gặp nhiều khó khăn, xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang Nga năm 2014 vẫn có tăng trưởng nhẹ.



2. Hợp tác trong lĩnh vực năng lượng

2.1. Dầu khí

a) Hợp tác với Zarubezhneft

Tại Việt Nam, ngoài Liên doanh Vietsovpetro, Zarubezhneft còn tham gia các hợp đồng dầu khí lô 04-1, 04-3, 09-3, 09-3/12, 12/11, 42. Ngày 16/6/2014, được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, PVN đã ký Biên bản Ghi nhớ (MOU) nghiên cứu tham gia lô 125, 126 và các lô dầu khí khác thuộc Bể Phú Khánh, thềm lục địa Việt Nam với Zarubezhneft và Rosneft.

Liên doanh Vietsovpetro (PVN 51% và Zarubezhneft 49%) khai thác dầu tại lô 09-1 theo Hiệp định giữa hai Nhà nước với sản lượng khai thác năm 2014 đạt 5,36 triệu tấn dầu thô và 1,51 tỷ mét khối khí. Công ty dầu khí VRJ (Zarubezhneft (50%), PVEP (35%) và Idemitsu (15%)) do Vietsovpetro là Người điều hành đang khai thác dầu từ mỏ Nam Rồng - Đồi mồi tại lô 09-3 với sản lượng khai thác của năm 2015 dự kiến đạt khoảng 231.700 tấn. Các lô 04-1, 09-3/12 và 42 của Vietsovpetro và các lô 04-3, 12/11 của Zarubezhneft đang trong giai đoạn triển khai các hoạt động tìm kiếm thăm dò. Để sớm đưa vỉa khí thiên nhiên và condensate khu vực Đông bắc Rồng vào khai thác, ngày 27 tháng 2 năm 2010 Chính phủ Việt Nam và Chính phủ LB Nga đã ký kết Nghị định thư bổ sung cho Hiệp định giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ LB Nga về việc tiếp tục hợp tác trong lĩnh vực thăm dò địa chất và khai thác dầu và khí ở thềm lục địa CHXHCN Việt Nam trong khuôn khổ Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro. Do giá dầu hiện nay đang biến động mạnh theo chiều hướng suy giảm, hai Phía tham gia Liên doanh đang báo cáo và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét giữ lại số tiền kết dư Quỹ dự phòng tăng giá dầu và tiền dầu còn lại so với kế hoạch năm 2014 để bổ sung kinh phí hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư Lô 09-1 trong năm 2015.

Tại LB Nga, Công ty Rusvietpetro với sự tham gia của Zarubezneft (51%) và PVN (49%) đang thực hiện các hoạt động thăm dò, phát triển khai thác tại 13 mỏ dầu của 04 lô thuộc khu tự trị Nhenhexky. Tới cuối năm 2012, Rusvietpetro đã đưa vào khai thác 3 mỏ có trữ lượng lớn nhất là Bắc Khosedaiu, Visovoi và Tây Khosedaiu trong số 13 mỏ và hiện đang triển khai các công việc cần thiết để đưa các mỏ còn lại vào khai thác. Sản lượng khai thác năm 2014 của Rusvietpetro xấp xỉ 3,2 triệu tấn dầu, tổng sản lượng dầu khai thác lũy kế từ đầu dự án đến ngày 31 tháng 12 năm 2014 đạt 9,84 triệu tấn, doanh thu lũy kế ước đạt khoảng 4,37tỷ USD cho các bên tham gia.

Dự án thăm dò khai thác dầu khí 04 lô tại khu tự trị Nhenhexky-LB Nga được hưởng ưu đãi thuế tài nguyên với thuế suất 0% đến hết năm 2015 theo Khoản 12, Điều 342 Luật thuế LB Nga. Về mặt thực tiễn, lô số 4 đã được gia hạn thời gian ưu đãi thuế khai thác tài nguyên đến ngày 01 tháng 01 năm 2022 (do chỉ được đưa vào khai thác bắt đầu từ năm 2015), còn các lô số 1, 2 và 3 chưa được gia hạn thời hạn ưu đãi thuế khai thác tài nguyên. Công ty Liên doanh Rusvietpetro là dự án trọng điểm hàng đầu trong các dự án đầu tư ra nước ngoài của PVN. Trong trường hợp Công ty Liên doanh Rusvietpetro không được miễn thuế khai thác tài nguyên đến hết đời Dự án (năm 2033) như hiện nay thì hiệu quả kinh tế của Petrovietnam với NPV 10% giảm từ 678,62 triệu USD còn 196,21 triệu USD, IRR giảm từ 20,33% xuống còn 14,16%.

Việc đề nghị cho Công ty Liên doanh Rusvietpetro đã được đưa vào Biên bản các kỳ họp Uỷ ban liên Chính phủ Việt-Nga lần thứ 15, 16 và 17 và nội dung các cuộc hội đàm giữa lãnh đạo cấp cao hai nhà nước Việt Nam – LB Nga. Ngày 3 tháng 2 năm 2015, Bộ Công Thương đã có Công hàm số 18/BCT-TCNL gửi Bộ Năng lượng Liên bang Nga về Dự thảo Hiệp định Liên Chính phủ về việc cho Công ty Liên doanh Rusvietpetro được miễn thuế khai thác tài nguyên cho hết thời hạn của Giấy phép các lô thuộc đới nâng trung tâm Khoreiver thuộc khu tự trị Nhenhexky LB Nga nhằm tránh việc suy giảm nghiêm trọng hiệu quả kinh tế của Công ty Liên doanh Rusvietpetro và đề xuất kế hoạch đàm phán Hiệp định trong tháng 3 năm 2015 tại Liên bang Nga. Tuy nhiên, đến nay Bộ Năng lượng Liên bang Nga vẫn chưa có ý kiến về kế hoạch đàm phán.



b) Hợp tác với Rosneft

Ở Việt Nam, Rosneft tham gia 35% lô 06-1 và là Người điều hành, đầu tư đường ống khí Nam Côn Sơn. Khí và Condensate được khai thác từ mỏ Lan Tây và Lan Đỏ với sản lượng khai thác cộng dồn đến hết năm 2014 là 44,91 tỷ m3 khí và 18,2 triệu thùng condensate.  Tổng vốn đầu tư cho toàn bộ dự án đến hết năm 2014 khoảng 1.374 triệu USD. Năm 2014, sản lượng khai thác là 3,735 tỷ m3 khí và 0,959 triệu thùng condensate.

Hợp đồng Chia sản phẩm Dầu khí Lô 05-3/11 được ký giữa PVN và Công ty Dầu khí TNK Việt Nam (là công ty con của Rosneft kể từ khi Rosneft mua TNK-BP cuối 2013) ngày 15 tháng 5 năm 2013, TNK Việt Nam nắm giữ 100% quyền lợi tham gia và là Người điều hành. Năm 2013, nhà thầu đã hoàn thành thu nổ 1.180 km2 địa chấn 3D. Năm 2014, Nhà thầu tiếp tục xử lý, minh giải tài liệu địa chấn 3D đã thu nổ năm 2013 và chuẩn bị các phương án địa chấn phục vụ cho thiết kế giếng khoan thăm dò đầu tiên, dự kiến thi công vào cuối năm 2015. Tổng chi phí cho hoạt động dầu khí năm 2014 khoảng 8,5 triệu USD.

Thực hiện Biên bản Ghi nhớ giữa PVN và Rosneft về việc Rosneft tham gia Lô 15-1/05 tại thềm lục địa Việt Nam, Rosneft và PVEP đang đàm phán thoả thuận chuyển nhượng để Rosneft tham gia 25% quyền lợi tham gia trong PSC Lô 15-1/05. Hiện nay, hai phía còn có một số bất đồng quan điểm về Mốc thanh toán chi phí quá khứ (phần chi phí quá khứ tính cho 25% tham gia của Rosneft là khoảng 74 triệu USD) và Cơ chế kiểm soát dự án trong giai đoạn tạm thời.

PVN đã ký Biên bản Ghi nhớ với Rosneft và Zarubezhneft để đánh giá và tham gia lô 125, 126 Bể Phú Khánh ngoài khơi Việt Nam. Rosneft đã đọc tài liệu nhưng, cho đến nay, mặc dù PVN đã giục nhiều lần Rosneft vẫn chưa đề xuất hướng triển khai cụ thể. Đây là 2 lô Chính phủ VN dành riêng cho đối tác Nga trong danh mục các dự án cảng Cam Ranh. Hiện nay, PVN đang đề nghị Rosneft triển khai tích cực để có thể sớm ký Hợp đồng Chia sản phẩm Dầu khí (PSC).

Ở LB Nga, PVN xem xét khả năng tham gia hai lô Nam Rusky và Tây Matveev tại vùng biển Pechora, thuộc biển Bắc cực. Hiện nay, Chính phủ và các Bộ, ngành đang xem xét đề xuất của PVN về dự án Pechora.

Ngoài ra, tháng 5 năm 2014, Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PVOil) đã ký Biên bản Ghi nhớ những nguyên tắc cơ bản về cung cấp dầu thô dài hạn đến năm 2039 cho NMLD Dung Quất. Hiện nay, PVOil đang đàm phán chi tiết Hợp đồng cung cấp dầu thô ESPO với Rosneft.

c) Hợp tác với Gazprom

Tại Việt Nam, Gazprom tiếp tục triển khai công tác thăm dò thẩm lượng tại các lô 111/04, 112, 113, trong giai đoạn 2014-2015 sẽ khoan 2 giếng đầu tiên tại các lô nước sâu 129-132. Sau khi Gazprom E&P International tham gia 49% tại Hợp đồng chia sản phẩm dầu khí lô 05-2 và 05-3, ngày 14 tháng 6 năm 2014 PVN và Gazprom E&P International đã ký Thoả thuận điều hành chung lô 05-2, 05-3 và đã hoàn tất các thủ tục pháp lý để Gazprom E&P International tham gia vào dự án này.

Tại LB Nga, Liên doanh Gazpromviet đã đưa vào khai thác thử khí và condensate tại lô Nagumanov, đang lập sơ đồ công nghệ mỏ để đưa vào khai thác mỏ Bắc Purov. Tại kỳ họp Ủy ban điều phối PVN – Gazprom lần thứ 6 tại Hà Nội tháng 10/2013, Gazprom thống nhất chuyển tiếp mỏ Akobin (trữ lượng thu hồi khí 16 tỷ m3) cho PVN. Hiện nay, PVN đang đánh giá khả năng phát triển mỏ Akobin và cùng với Gazprom đàm phán công thức giá khí áp dụng cho Liên doanh Gazpromviet.

Ngày 04 tháng 3 năm 2014, Tổng Công ty Khí Việt Nam (PVGas) và Gazprom Marketing & Trading Singapore, Pte đã ký Hợp đồng khung về mua bán khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) cho dự án kho cảng nhập LNG Thị Vải. Dự kiến dự án kho cảng LNG Thị Vải đi vào hoạt động năm 2018.

Bên cạnh đó, PVN và Công ty Gazprom E&P International BV đã thống nhất thành lập liên doanh và hiện đang chuẩn bị lập Luận chứng kinh tế khả thi để triển khai dự án “Sản xuất và sử dụng khí thiên nhiên làm nhiên liệu động cơ tại Việt Nam”.

Đối với việc tham gia của Gazprom vào Lô 111/04-112-113

Vị trí địa lý của Lô 111/04-112-113 nằm ở vị trí chiến lược cửa vịnh Bắc Bộ. Trong quá trình hoạt động triển khai công tác thu nổ địa chấn, khoan đều bị phía Trung Quốc gây rối cản trở.

Việc phát triển khai thác và tiếp tục hoạt động tìm kiếm thăm dò với đối tác Gazprom tại khu vực này có ý nghĩa không những về kinh tế mà là về an ninh quốc phòng, chủ quyền lãnh thổ.

Việc Gazprom là một công ty dầu khí lớn của Nga đang có hợp đồng tại các lô này có vai trò rất quan trọng đối với PVN. Gazprom đã đầu tư vào đây với kinh phí lớn nên rất cần tạo điều kiện để phía Bạn tiếp tục triển khai các công việc tiếp theo của hợp đồng dầu khí.



Đối với việc Gazprom tham gia vào Lô 129-132

Khu vực Lô 129-132 là khu vực nước sâu, xa bờ, thuộc vùng nhạy cảm. Khu vực này chưa có nhiều nghiên cứu và chưa có giếng khoan. Căn cứ theo chương trình công tác ngân sách năm 2015 của Gazprom, dự trù sẽ khoan 2 giếng khoan nước sâu tại Lô này. Việc này có lợi rất lớn đối với PVN và Việt Nam, không những về mặt hoạt động tìm kiếm thăm dò khu vực nước sâu xa bờ mà còn có ý nghĩa rất lớn về việc khẳng định chủ quyền vùng biển của Việt Nam.



Tình hình đàm phán Hiệp định liên Chính phủ về hợp tác đầu tư, mở rộng, nâng cấp Nhà máy lọc dầu Dung Quất

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 8829/VPCP-KTN ngày 22 tháng 10 năm 2013 số 101/VPCP-QHQT ngày 16 tháng 01 năm 2014 của Văn phòng Chính phủ về chủ trương và nguyên tắc đàm phán Hiệp định, Bộ Công Thương đã thành lập Đoàn đàm phán liên Bộ, ngành triển khai công tác đàm phán Hiệp định liên Chính phủ Việt Nam - LB Nga về hợp tác trong lĩnh vực vận hành và nâng cấp, mở rộng NMLD Dung Quất (Hiệp định) với Bộ Năng lượng LB Nga và Công ty Gazpromneft (GPN).

Trong năm 2014, Bộ Công Thương đã chủ trì nhiều vòng đàm phán với phía LB Nga về các nội dung của dự thảo Hiệp định, dự thảo Thoả thuận bảo lãnh và cam kết của Chính phủ cho Dự án (GGU). Đến nay, Dự thảo Hiệp định đã cơ bản được thống nhất, đã được thẩm định và kiểm tra theo quy định để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc ký kết Hiệp định sau khi PVN và GPN thống nhất toàn bộ các thỏa thuận của Dự án.

Ở cấp doanh nghiệp, trong năm 2014, PVN và GPN cũng đã tích cực đàm phán và đạt được một số kết quả nhất định như: thống nhất phương án công nghệ; ký kết Thỏa thuận cung cấp dầu thô ESPO dài hạn cho Dự án. Hiện nay, hai Bên đang tiếp tục đàm phán về Thoả thuận chuyển nhượng vốn (giá giao dịch, thời hạn thanh toán).

Từ ngày 24 đến 28 tháng 02 năm 2015, đoàn công tác của PVN đã sang LB Nga làm việc với GPN. Tại cuộc họp, hai Bên đã rà soát cập nhật các nội dung đã thống nhất và trao đổi về các nội dung chưa thống nhất liên quan đến hợp tác của hai bên, đặc biệt là vấn đề ký kết Thỏa thuận các điều khoản nguyên tắc chính (Termsheet) và định giá công ty BSR. Hai Bên cũng trao đổi về hiệu quả kinh tế Dự án theo các kịch bản ưu đãi thuế nhập khẩu sản phẩm cho Dự án, các cơ chế chính sách ưu đãi của Chính phủ cho Dự án. Đồng thời, hai Bên thống nhất cập nhật lại kế hoạch triển khai các công việc chưa hoàn thành làm cơ sở chỉ đạo các Bên thực hiện theo tiến độ.

Hiện nay, PVN và GPN đang tích cực trao đổi để có thể ký kết Thỏa thuận các điều khoản nguyên tắc chính (Termsheet) về hợp tác trong lĩnh vực vận hành và nâng cấp, mở rộng nhà máy lọc dầu Dung Quất nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng LB Nga D. Mét-vê-đép vào tháng 04 năm 2015.

Về Hiệp định liên Chính phủ về hợp tác trong lĩnh vực vận hành và nâng cấp, mở rộng nhà máy lọc dầu Dung Quất, về cơ bản, hai Bên đã thống nhất dự thảo Hiệp định và dự kiến sẽ ký sau khi doanh nghiệp ký kết Termsheet.

2.3. Điện


  1. Hợp tác với Power Machines

Ngày 27 tháng 12 năm 2013, PVN đã ký Hợp đồng Tổng thầu EPC Nhà máy chính của dự án Nhà máy nhiệt điện Long Phú 1 (2 x 600 MW) với Liên danh nhà thầu “Power Machines” (PM)/Nga - BTG Holding/Slovakia – PTSC/Việt Nam, trong đó nhà thầu “Power Machines” là thành viên đứng đầu liên danh, chịu trách nhiệm cung cấp lò hơi, một số hệ thống phụ trợ của Nhà máy và quản lý tiến độ chung của Dự án.

Ngày 27 tháng 12 năm 2014, PVN và PM đã ký kết Phụ lục bổ sung Hợp đồng, theo đó toàn bộ nghĩa vụ của BTG được bàn giao cho phía PM.

Từ ngày 09 đến 13 tháng 02 năm 2015, Ban QLDA cùng với PVN đã tổ chức họp triển khai dự án (Kick-off meeting) với các thành viên Liên danh nhà thầu PM/PTSC để lên kế hoạch chi tiết thực hiện dự án. Các thành viên Liên danh PM/PTSC đã hoàn thiện sơ bộ sơ đồ tổ chức dự án. Tổng thầu đã lập kế hoạch triển khai cùng các quy trình triển khai Dự án (Kế hoạch quản lý dự án, Kế hoạch kiểm soát tiến độ, thiết kế, mua sắm, xây dựng quản lý chi phí, chất lượng của nhà máy) và sẽ tiếp tục cập nhật/hoàn thiện để trình Chủ đầu tư trong tháng 7/2015. Hiện các bên đang tiến hành công tác lựa chọn Nhà thầu phụ thiết kế và chuẩn bị công tác mua sắm, chế tạo thiết bị và thu xếp vốn cho dự án.


  1. Hợp tác với Công ty Bolid

Năm 2014, EVN đã hợp tác với Công ty BOLID – LB Nga chế tạo và lặp đặt thiết bị hạn chế dòng ngắn mạch cho hệ thống lưới truyền tải và đã lắp đặt thử nghiệm thành công thiết bị đầu tiên tại trạm Bình An – thành phố Hồ Chí Minh.

c) Tiến độ triển khai dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1

Tại Khóa họp lần thứ 17 UBLCP Việt – Nga, phía Việt Nam đã công bố lựa chọn lựa công nghệ AES-2006 (V491) cho Dự án xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1. Tháng 10 năm 2014, Tư vấn E4 đã bàn giao toàn bộ hồ sơ Tư vấn lập Dự án (FS) cho EVN. Tháng 12 năm 2014, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã thẩm tra hồ sơ, dịch sang tiếng Việt và trong đầu năm 2015 đã trình Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định Báo cáo phân tích an toàn và trình Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Hiện nay, EVN đang trao đổi, thống nhất với Công ty Atomstroyexport (ASE) về tiến độ khung tổng thể giai đoạn khởi đầu Dự án để trình Bộ Công Thương phê duyệt. EVN cũng đã trao đổi với ASE về các nội dung của Hợp đồng lập Thiết kế kỹ thuật và Hợp đồng thiết kế các công trình phụ trợ, các hạng mục chuẩn bị cho khởi công Dự án nhằm chuẩn bị sẵn sàng ký Hợp đồng trước khi phê duyệt FS, khi được cấp có thẩm quyền cho phép. Hiện nay, hai Bên đã thống nhất được một số nội dung chính như Chương trình khảo sát; Hồ sơ cấp phép xây dựng; Phạm vi công việc, nội dung của các thiết kế; Mẫu Hợp đồng và đang tiếp tục trao đổi để thống nhất một số nội dung khác và thời điểm có thể ký kết hai Hợp đồng này.

Ngày 23 tháng 12 năm 2014, EVN và ASE đã thống nhất ký kết Biên bản về Hợp đồng khảo sát địa điểm Dự án. Hiện nay, EVN đang triển khai các bước tiếp theo để có thể ký kết Hợp đồng khảo sát địa chất trong tháng 6 năm 2015.



2.4. Than

Tháng 8 năm 2014, Công ty Coalimex ký hợp đồng mua bán than với đối tác Siberian Anthracite và nhập khẩu 41.500 tấn để tiến hành pha trộn với than Việt Nam cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện.

Ngày 05 tháng 02 năm 2015, Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) đã ký kết với Công ty Siberian Anthracite Biên bản ghi nhớ về việc cung cấp anthracite dài hạn cho Vinacomin, theo đó năm 2015 Vinacomin dự kiến nhập khẩu 500 ngàn tấn, năm 2016 là 750 ngàn tấn, năm 2017 là 1,5 triệu tấn, năm 2018 là 2 triệu tấn, năm 2019 là 2,5 triệu tấn và năm 2020 là 3 triệu tấn.

3. Hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp

3.1. Công nghiệp nhẹ

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của hai đồng Chủ tịch UBLCP Việt – Nga tại Khóa họp 17 về việc ưu tiên thúc đẩy hợp tác đầu tư vào vùng Viễn Đông, đặc biệt trong các lĩnh vực chế biến thủy sản và khai thác, chế biến, sản xuất đồ gỗ, Bộ Công Thương đã tổ chức buổi làm việc với Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản và Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam để giới thiệu về tiềm năng của Vùng Primorie, những khó khăn thuận lợi khi đầu tư vào vùng này.

Chính quyền Vùng Primorie cũng đã gửi cho phía Việt Nam thông tin về các dự án kêu gọi đầu tư và các chính sách ưu đãi dành cho nhà đầu tư nước ngoài. Những thông tin này đã được đăng tải trên trang điện tử của các Hiệp hội.

Phía Việt Nam mong muốn được đón tiếp đoàn Tỉnh trưởng Tỉnh Primorie cùng đoàn doanh nghiệp Nga sang Việt Nam trước để tìm hiểu thêm thông tin, trên cơ sở đó sẽ giới thiệu để các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm tham gia đoàn công tác xúc tiến đầu tư sang vùng Primorie.



3.2. Công nghiệp y sinh

Hợp tác giữa Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Công ty Cổ phần mở NIIRP của LB Nga về chuyển giao công nghệ, kỹ thuật sản xuất vải cao su và bộ quần áo đặc biệt trên nền vải lụa tơ tằm của Việt Nam (Dự án VN 01) được hai bên triển khai tích cực, hiệu quả. Hai bên đã ký Hợp đồng chuyển giao công nghệ và Hợp đồng giám định sản phẩm với Viện nghiên cứu khoa học dược liệu và tinh dầu quốc gia LB Nga. Hiện nay, phía Việt Nam đã tổ chức tiếp nhận, nghiệm thu một phần tài liệu kỹ thuật, tài liệu về chỉ dẫn thiết bị công nghệ và hoàn thành việc đào tạo chuyển giao công nghệ tại LB Nga. Tại Việt Nam đang tích cực xúc tiến xây dựng nhà xưởng và mua sắm thiết bị công nghệ để chuẩn bị cho các bước tiếp theo triển khai dự án.



3.3. Chế tạo máy

Trong thời gian qua, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam và Công ty Uralvagonzavod đã tiến hành trao đổi đề xuất của phía Nga về việc hợp tác thành lập một Công ty liên doanh sản xuất toa xe theo công nghệ của LB Nga tại Việt Nam và phân phối tại khu vực Đông Nam Á trên cơ sở cải tạo, nâng cấp Nhà máy toa xe Dĩ An (Bình Dương). Phía Uralvagonzavod cũng đã gửi cho phía Việt Nam dự thảo sơ đồ cải tạo Nhà máy toa xe Dĩ An.

Do theo kế hoạch, Nhà máy toa xe Dĩ An sẽ được cổ phần hóa trong năm 2015, vừa qua Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đã có thư gửi Công ty Uralvagonzavod đề xuất phía Uralvagonzavod sẽ tham gia hợp tác với tư cách là cổ đông chiến lược của Công ty cổ phần toa xe Dĩ An. Dự kiến, cuối tháng 04 năm 2015, lãnh đạo Tcty ĐSVN sẽ sang Mát-xcơ-va để làm việc cụ thể với phía Uralvagonzavod về đề xuất này.

3.4. Công nghiệp lắp ráp ô tô

Ngày 26 tháng 12 năm 2014, Bộ trưởng phụ trách thương mại Ủy ban Kinh tế Á – Âu, có thử gửi Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đề xuất việc thành lập liên doanh lắp ráp ô tô tại Việt Nam. Dự kiến, hai Bên sẽ thành lập Tổ Công tác về việc này và tiến hành phiên họp đầu tiên vào cuối tháng 3 năm 2015 để trao đổi về đề xuất của phía Nga về thành lập cơ sở lắp ráp ô tô tại Việt Nam phù hợp với quy hoạch ngành, quy mô thị trường.



3.5. Công nghiệp hóa học

Thực hiện nội dung Biên bản Khóa họp lần thứ 17 UBLCP Việt – Nga, ngày 11 tháng 2 năm 2015, Bộ Công Thương phối hợp phía Nga tổ chức buổi tham vấn cấp chuyên viên với chủ đề: “Đối thoại Việt – Nga: ảnh hưởng của amiang trắng đối với sức khỏe con người và môi trường xung quanh”. Tại buổi họp, hai Bên đã trao đổi quan điểm về sản xuất, sử dụng và xuất nhập khẩu amiang trắng (chrysotyle). Phía Nga, với tư cách là một trong những nước sản xuất lớn trên thế giới, bày tỏ quan ngại về việc phía Việt Nam đang có kế hoạch cấm sử dụng amiang trắng trong xây dựng và công nghiệp.


Trao đổi thương mại hai chiều Việt Nam – LB Nga phát triển nhanh chóng, từ con số 350-400 triệu USD vào giữa những năm 90 đã lên tới gần 2 tỷ USD vào năm 2011, trung bình tăng 17%/năm, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Nga có mức tăng trung bình 25%/năm , từ 122 triệu USD năm 2000 đã tăng lên 1.28 tỷ USD năm 2011, và 1,8 tỷ USD năm 2012, hết năm 2013 đạt 1,9 tỷ USD. Điều đó thể hiện xu thế từng bước xuất siêu.
Việt Nam xuất khẩu sang Nga những mặt hàng chủ yếu như: điện thoại các loại và linh kiện, máy vi tính, sản phẩm điện tử, cà phê, thủy sản….Trong số các mặt hàng xuất khẩu sang Nga năm 2013 thì điện thoại các loại và linh kiện có kim ngạch cao nhất tiếp theo là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện. Kim ngach thương mại hai chiều năm 2013 đạt 2.759 triệu USD, tăng lên 12,7% so với năm 2012 , trong đó Việt Nam xuất siêu sang Nga, đạt 1.906 triệu USD và nhập khẩu từ Nga đạt: 853 triệu USD.
Hai bên hiện đang nỗ lực đàm phán và sớm ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Liên minh Hải quan gồm Nga, Belarus và Kazakhstan. Hiệp định này sẽ tạo bước đột phá nhằm hiện thực hóa mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 7 tỷ USD vào năm 2015 và cao hơn nhiều vào năm 2020.

(Nguồn: Bộ Công Thương)
BẢNG THỐNG KÊ KIM NGẠCH THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – LIÊN BANG NGA

Đơn vị: triệu USD




2010

2011

2012

2013

2014

Xuất khẩu

830

1.278

1.618


1.904

1.727

Nhập khẩu

999

694

830


853.01

820.22

Tổng

1.829

1.972

2.448

2.757

2.547

(Nguồn: Tổng Cục Hải quan)


tải về 423.75 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương