MỤc lục danh mục các từ viết tắT III danh mục bảng IV phầN 1: hiện trạng đa dạng sinh học tỉnh tiền giang 1 phầN 2: KẾ hoạch hành đỘng đa dạng sinh họCTỈnh tiền giang giai đOẠN 2010- 2020 20


DỰ ÁN VÀ CHƯƠNG TRÌNH ƯU TIÊN ĐẾN NĂM 2020



tải về 0.53 Mb.
trang6/6
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.53 Mb.
#30698
1   2   3   4   5   6

2.7. DỰ ÁN VÀ CHƯƠNG TRÌNH ƯU TIÊN ĐẾN NĂM 2020


Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện nhiệm vụ KHHĐ ĐDSH ở tỉnh Tiền Giang từ nay đến năm 2020, nhóm nghiên cứu đã xem xét và tìm hiểu về điều kiện nguồn vốn, hiện trạng phát triển KT-XH cùng với các yếu tố khách quan khác để từ đó đề xuất những chương trình, dự án hành động sao cho phù hợp với tình hình của tỉnh. Dưới đây là những chương trình, dự án cụ thể nhóm nghiên cứu đề xuất trong chương trình hành động ĐDSH của tỉnh.Sự thành công của dự án còn phụ thuộc vào sự nỗ lực thực hiện cũng như sự đóng góp ý kiến, phối hợp và hỗ trợ từ các cơ quan, ban ngành chức năng khác trong tỉnh và ngoài tỉnh.

TT

TÊN DỰ ÁN

MỤC TIÊU

ƯU TIÊN

THỜI GIAN

CHỦ TRÌ

PHỐI HỢP

KINH PHÍ

NGUỒN VỐN

01

Nâng cao nhận thức cộng đồng về ĐDSH

Nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò và giá trị, lợi ích của việc bảo tồn ĐDSH và an toàn sinh học.

A

8 năm

2013 - 2020



Sở TN&MT

- Các đoàn thể

- UBND xã



2,0

Kinh phí SNMT

02

Quy hoạch xây dựng khu bảo tồn Ốc Gạo cù lao Tân Phong

Bảo tồn các loài ốc gạo đặc trưng của tỉnh và vùng ĐBSCL

B

4 năm

2013 - 2017



Sở NN&PTNT

Chi cục Thủy sản

2,0

Kinh phí

SNKT


03

Mở rộng Khu Bảo tồn Sinh thái ĐTM theo hướng hình thành một khu thực nghiệm bảo tồn chuyển chỗ bán hoang dã kết hợp với du lịch sinh thái cấp cao*

Khai thác và sử dụng bền vững Khu Bảo tồn ĐTM nhằm bảo tồn tính ĐDSH, bảo vệ cảnh quan đặc trưng của khu vực và kiểm soát được các tác động từ hoạt động phát triển du lịch trong tương lai

A

4 năm

2014 - 2018



Sở NN&PTNT

  • Sở VHTT & DL, Sở Xây Dựng

  • UBND huyện Tân Phước

210

Kinh phí

SNKT


04

Điều tra, nghiên cứu giải pháp kiểm soát các loài ngoại lai hiện hữu xâm hại đến các loài bản địa tại Khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười

Ngăn chặn sự xâm lấn của các loài ngoại lai ở Khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười

A

2014 - 2015

Khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười

Sở TN&MT; NN&PTNT

0,4

Kinh phí

SNMT


05

Trồng rừng phòng hộ ven biển*

- Dự án gây bồi trồng rừng phòng hộ đê biển Gò Công bằng công nghệ kè mềm;

- Dự án gây bồi trồng rừng phòng hộ bằng công nghệ kè mềm xã Phú Tân, huyện Tân Phú Đông;

- Dự án trồng mới rừng phòng hộ ven biển trên đất chưa sử dụng ngoài đê và ven sông Cửa Tiểu, huyện Gò Công Đông;

- Dự án trồng mới rừng phòng hộ ven biển trên đất trống và đất chưa sử dụng huyện Tân Phú Đông.



A

2014 - 2020

Sở NN&PTNT

UBND huyện Tân Phú Đông và Gò Công Đông

188,55

Vốn Trung ương: 68,08

Nguồn khác: 120,47




06

Nghiên cứu quy hoạch xây dựng khu bảo tồn cây ăn trái đặc hữu của tỉnh Tiền Giang kết hợp với du lịch sinh thái.

Bảo tồn các cây bố mẹ thuần chủng của các giống cây ăn trái đặc hữu của tỉnh Tiền Giang và ĐBSCL

A

3 năm

2013 – 2016



Sở NN&PTNT

Sở VHTT & DL

1,5

Vốn ĐTPT

07

Nghiên cứu sự đa dạng của các loài sinh vật bậc thấp gây hại cho cây trồng và vật nuôi trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

Bổ sung dữ liệu còn thiếu về nhóm sinh vật bậc thấp và phục vụ cho ngành nông nghiệp.

B

2 năm

2014 – 2016



Sở NN&PTNT

Sở KH & CN

1,0

Kinh phí

SN KH


08

Điều tra, đánh giá tình hình canh tác và lựa chọn biện pháp quản lý hữu hiệu các loại cây trồng biến đổi gen trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

Đánh giá hiện trạng canh tác và tìm biện pháp quản lý cây trồng biến đổi gen trên địa bàn tỉnh.

A

2 năm

2014 – 2015



Sở NN&PTNT

Sở TN&MT

Các huyện, Thị, xã



0,3

Kinh phí

SNMT


09

Điều tra, thống kê, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý loài ngoại lai xâm hại trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

Danh mục các loài sinh vật ngoại lại xâm hại và cơ sở dữ liệu quản lý

A

2 năm

2013 – 2014



Sở TN & MT

Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên Môi trường và Biển và các chuyên gia

1,2

Kinh phí

SNMT


10

Nghiên cứu xây dựng 02 trạm quan trắc đánh giá lưu lượng nước và chất lượng nước sông Tiền, sông Vàm Cỏ kết hợp với quan trắc biến đổi ĐDSH của HST thủy vực trên 2 sông Tiền và sông Vàm Cỏ

Xây dựng CSDL cho việc đánh giá tác động của BĐKH lên HST thủy vực nhằm có giải pháp bảo vệ ĐDSH trong tương lai.

B

2016 - 2020

Sở TN & MT

Viện, Trường

8,0

Đề xuất vốn trung ương cấp

11

Nghiên cứu giải pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học dựa trên tập quán sinh hoạt của cộng đồng dân cư vùng ven biển và vùng đệm của các khu bảo tồn

Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và ĐDSH dựa vào cộng đồng dân cư vùng ven biển và vùng đệm các khu bảo tồn

A

2014 - 2015

Sở KH&CN

Viện Sinh thái miền Nam

UBND các xã



1,0

Kinh phí

SN KH


Kinh phí: tính bằng tỷ đồng

*: Dự án được phê duyệt trong quy hoạch BV và PT rừng 2011 – 2020 của tỉnh Tiền Giang và Nghị quyết Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2011-2020 của HĐND tỉnh Tiền Giang khóa VIII- Kỳ họp thứ 8.

KẾT LUẬN

Sự đa dạng về thành phần loài:

Theo kết quả khảo sát điều tra và phúc tra sơ bộ năm 2011 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang cho thấy:

Khu hệ thực vật có trên 924 loài thuộc 545 chi của 152 họ.

Lớp Thú có trên 44 loài thuộc 21 chi trong 17 họ của 8 bộ thú khác nhau.

Lớp Chim có trên 226 loài thuộc 140 chi trong 58 họ của 16 bộ.

Lớp Bò sát có trên 50 loài thuộc 35 chi trong 18 họ của 3 bộ.

Lớp Lưỡng cư có trên 14 loài thuộc 10 chi trong 6 họ của 2 bộ.

Lớp Cá có trên 226 loài thuộc 163 chi trong 72 họ của 16 bộ.

Lớp Côn trùng (Insecta) có trên 330 loài trong 249 chi thuộc 77 họ của 14 bộ.

Ngoài ra tổng hợp tư liệu còn cho thấy trên địa bàn tỉnh Tiền Giang ghi nhận được 500 loài thực vật phiêu sinh thuộc 7 ngành khác nhau.

Nhóm động vật phiêu sinh và động vật không xương sống cỡ lớn ở đáy trên địa bàn tỉnh Tiền Giang tổng cộng có trên 170 loài, thuộc 93 họ, 31 bộ trong 9 lớp.

Căn cứ trên danh lục của các nhóm loài đã được phúc tra năm 2011 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang và danh sách các loài bị đe dọa nằm trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) và trong IUCN World Red List (Ver. 3.1) cho thấy nhóm bị đe dọa nhiều nhất là: lớp thú có 15 loài (33% so với tổng số loài ghi nhận trong tỉnh TG); lớp bò sát có 16 loài (32%); lớp chim có 9 loài (4%), lớp lưỡng cư có 1 loài (7%). Lớp côn trùng chưa có dữ liệu thống kê đầy đủ. Nhóm bị đe dọa thấp nhất là nhóm thực vật bậc cao (1%); trong danh lục thực vật có 6 loài nằm trong Sách Đỏ Việt Nam 2007 và 4 loài trong danh sách IUCN, tổng cộng có 9 loài, tuy nhiên trong đó có tới 5 loài là cây ngoại lai và bản địa Việt Nam du nhập vào tỉnh Tiền Giang; chỉ có 4 loài là cây bản địa của Tiền Giang hay của ĐBSCL.

Các hệ sinh thái:

Nhìn chung cho thấy các hệ sinh thái tự nhiên dần bị thay thế bởi các hệ sinh thái bán tự nhiên và nhân tác. Nhiều loài thực vật phi bản địa được nhập nội từ lâu đã thích nghi và mang lại giá trị kinh tế to lớn cho người dân địa phương và nhiều nguồn gen có nguồn gốc từ bên ngoài cũng đang được du nhập vào. Trong đó, có những loài qua quá trình chọn lọc của con người cùng với điều kiện thổ nhưỡng đã trở thành những loài đặc hữu có giá trị kinh tế cao. Hệ thực vật tự nhiên có thành phần loài không thay đổi nhiều nhưng quần thể của chúng đang bị thu hẹp dần.

Bên cạnh đó, còn một số hệ sinh thái tự nhiên và bán tự nhiên khác có giá trị môi trường sinh thái quan trọng nhưng chưa được chú ý đến, đó là những hành lang thực vật tự nhiên và bán tự nhiên dọc theo hai bên bờ sông, kênh rạch, các mảng cây bụi tự nhiên.

Trong thời gian dài, mặc dù tỉnh Tiền Giang đã cố gắng có nhiều nỗ lực nhằm ngăn chặn sự suy thoái của các quần thể tự nhiên, chủ yếu tập trung vào các quần thể rừng ngập mặn và các quần thể thực vật trên các vùng đất ngập nước phèn ĐTM, nhưng trước tác động của phát triển KT-XH thì sự suy thoái là không thể tránh được.

Trước tình hình đó, sự tái lập lại các hệ sinh này đã được chỉ đạo và tổ chức thực hiện (trồng RNM, trồng rừng tràm) dẫn đến hình thành các hệ sinh thái bán tự nhiên. Tuy nhiên, việc tái lập lại các quần thể này khó có thể đạt kích cỡ không gian mong muốn khi quỹ đất đai trở nên khan hiếm hơn.

Hiện nay các mô hình trồng RNM xen trên các ao nuôi thủy sản ở vùng ven biển đã góp phần mở rộng quần cư cho các loài sinh vật, nhất là chim. Ngoài việc gia tăng độ che phủ cây xanh cho vùng nội đồng ven biển, thì mô hình trồng RNM còn giúp cho công tác bảo tồn ĐDSH thích ứng với biến đổi khí hậu toàn cầu.

Sự đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái nông nghiệp cũng bị đe dọa bởi thuốc BVTV, thuốc tăng trưởng. Nhiều loài côn trùng góp phần thụ phấn tăng năng suất cho cây trái cũng bị hủy diệt theo. Vì vậy, định hướng phát triển các vườn cây ăn trái theo VietGAP và GlobalGAP là hành động góp phần thiết thực vào bảo tồn ĐDSH cho hệ sinh thái vườn.

Từng bước ứng dụng biện pháp quản lý IPM cho các vùng trồng chuyên canh cây ngắn ngày, rau màu, cây lúa, đã góp phần rất lớn trong việc bảo vệ hệ sinh thái đồng ruộng và hệ sinh thái nông nghiệp trên cạn.

Tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở phát triển các mô hình trang trại nhân giống cây cảnh, thú cảnh, động vật đã góp phần gia tăng ĐDSH, hạn chế sử dụng sản phẩm từ rừng tự nhiên góp phần bảo tồn ĐDSH cho Việt Nam.

Cây xanh công viên, cây xanh đường phố, cây cảnh, cá cảnh, chim cảnh, thú cảnh có thị phần không nhỏ trong Tỉnh và đang gia tăng dần theo mức sống của người dân ở đô thị cũng như ở nông thôn. Tuy nhiên, việc trồng các loài thực vật ngoại lai và có ít loài bản địa cũng làm mất tính đa dạng bản địa và mất đi đặc trưng của cảnh quan không gian xanh của vùng.

Phát triển du lịch sinh thái ở cù lao Thới Sơn, Khu bảo tồn sinh thái ĐTM, Trại rắn Đồng Tâm và một số điểm du lịch sinh thái khác đã góp phần bảo vệ cảnh quan đặc trưng của ĐBSCL và tạo điều kiện cho công tác bảo tồn ĐDSH trong tỉnh.

Nội dung thông tin trên các website http://www.tiengiang.gov.vn, của Tỉnh và Sở KH&CN, Sở NN&PTNT, Sở VHDL&TT ngày càng được nâng cao và được cập nhật thường xuyên đã và đang hỗ trợ rất lớn cho các Viện nghiên cứu, các đơn vị tư vấn khoa học và quy hoạch trong việc xây dựng các dự án quy hoạch phát triển KT- XH của Tỉnh, trong đó có quy hoạch bảo tồn ĐDSH.

Các giải pháp cho bảo tồn ĐDSH, trước hết là kế thừa những thành quả đạt được trong công tác bảo tồn ĐDSH ở các khu bảo tồn trong Tỉnh, đặc biệt là Khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười.Kế thừa những hệ quả trong quá trình phát triển KT- XH và những thành quả đạt được trong công tác bảo vệ và phát triển rừng RNM ở vùng cửa sông ven biển và Rừng tràm trên đất ngập nước chua phèn.

Nội dung của công tác bảo tồn và phát triển ĐDSH rất rộng lớn, trong điều kiện kinh tế hiện nay, thu nhập bình quân của cả nước nói chung và của tỉnh Tiền Giang nói riêng hiện chưa cao, vì vậy các hành động bảo tồn ĐDSH được chọn lọc ưu tiên thực hiện trong từng giai đoạn phát triển kinh tế nhất định.

Các giải pháp bảo tồn ĐDSH phải được lồng ghép với quy hoạch phát triển KT- XH, cụ thể như: các dự án phát triển vùng phải gắn kết được với việc bảo tồn và nâng cấp được các khu bảo tồn RNM, bảo tồn ĐNN.

Các dự án phát triển nông thôn mới cũng cần có các nội dung của công tác bảo tồn ĐDSH sao cho vừa bảo tồn được các giống cây ăn trái đặc hữu, vừa tạo được mảnh xanh cho hệ thống giao thông nông thôn, bảo vệ bờ kênh rạnh, tạo hành lang di cư của các loài và tạo cảnh quan đặc trưng cho vùng nông thôn ĐBSCL nói chung và đặc trưng cho tỉnh Tiền Giang nói riêng.

Trồng rừng phòng hộ phải có diện tích vừa đủ lớn nhằm phát triển hệ sinh thái RNM, ĐNN nhưng đồng thời phải có đủ không gian cho các loài tồn tại, gắn kết với quy hoạch cảnh quan phục vụ cho du lịch sinh thái chuyên nghiệp hơn là tự phát và để góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu.

Các không gian xanh cũng như không gian dành cho các khu bảo tồn văn hóa lịch sử, công viên, nghĩa trang, hành lang cây xanh giao thông là nơi thích hợp cho việc trồng bảo tồn chuyển chỗ (ex-situ) của các loài cây ưu tiên bảo tồn của Việt Nam – BAP, của vùng Mekong và của tỉnh Tiền Giang khi quỹ đất đai càng ngày càng khan hiếm.

Mục đích của KHHĐ ĐDSH là giúp cộng đồng dân cư và các tổ chức, đơn vị quan tâm và có trách nhiệm hơn trong việc bảo tồn ĐDSH.Bảo tồn ĐDSH là sự nghiệp của toàn dân, cần có sự tham gia của cộng đồng.Vì vậy, thực hiện phổ biến tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường và bảo tồn ĐDSH đến người dân là nội dung trọng tâm của KHHĐ ĐDSH.Các hoạt động bảo tồn ĐDSH phải ưu tiên cho những nội dung nào tạo ra điều kiện công việc cho cộng đồng, các hoạt động bảo tồn ĐDSH cũng phải ưu tiên cho những nội dung nào huy động được sự đóng góp của cộng đồng.

Các hoạt động bảo tồn ĐDSH cũng phải ưu tiên cho những nội dung có thể huy động được nguồn lực dồi dào từ các lực lượng tình nguyện như Đoàn viên thanh niên, sinh viên, học sinh....

Xây dựng và triển khai thực hiện các hành động bảo tồn ĐDSH phải phù hợp với hiện trạng phát triển KT- XH của tỉnh Tiền Giang, phù hợp với tổng giá trị sản phẩm và nguồn chi ngân sách hàng năm của Tỉnh.

Kế hoạch hành động ĐDSH tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 được thực hiện theo hướng dẫn thực hiện kế hoạch hành động Quốc gia về ĐDSH cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của Cục Bảo vệ Môi trường (năm 2008). Đây là công việc còn mới mẻ, Tiền Giang là một trong những tỉnh đi đầu trong công việc này; triển khai ngay vào thời điểm khi Luật Đa dạng sinh học vừa có hiệu lực từ ngày 01/07/2009.

Với tư vấn từ Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên Môi trường và Biển (RES), Kế hoạch hành động ĐDSH tỉnh Tiền Giang được xây dựng theo các nguyên tắc chính: kế thừa, lồng ghép, xã hội hóa, khả thi và phù hợp; chúng là cơ sở cho việc xác định mục tiêu và nhiệm vụ cũng như định hướng thực hiện kế hoạch hành động ĐDSH của tỉnh Tiền Giang.

Quan điểm xuyên suốt trong kế hoạch này là bảo tồn ĐDSH gắn kết với các hoạt động phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhằm tăng cường quản lý, năng cao năng lực trong việc bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học trên địa bàn Tỉnh; trên cơ sở bảo vệ môi trường trong lành cho các loài sinh vật ở các hệ sinh thái quan trọng; bảo tồn tại chỗ và chuyển chỗ các loài ĐVHD; bảo vệ các quần cư quan trọng trong hệ sinh thái đất ngập nước phèn và hệ sinh thái rừng ngập mặn cửa sông, ven biển.

Kế hoạch hành động ĐDSH tỉnh Tiền Giang đã xác định nhiệm vụ lâu dài đó là “Quản lý, bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên đa dạng sinh học phong phú của tỉnh Tiền Giang phục vụ sự nghiệp phát triển KT - XH bền vững, góp phần thực hiện Kế hoạch hành động Quốc gia về ĐDSH và luật ĐDSH, nâng cao nhận thức bảo tồn, năng lực quản lý và nâng cao chất lượng đời sống cho cộng đồng địa phương”

Nhìn chung, công tác bảo tồn ĐDSH ở một địa phương bao gồm rất nhiều nội dung, đòi hỏi nguồn nhân lực, nguồn vốn lớn và được thực hiện liên tục trong thời lâu dài. Tuy nhiên, từ nay đến năm 2020, do điều kiện KTXH khách quan, nên mục tiêu và nhiệm vụ của Kế hoạch hành động ĐDSH của tỉnh Tiền Giang từ nay đến 2020 chỉ tập trung thực hiện một số mục tiêu và nhiệm vụ ưu tiên.

Tương ứng với mỗi nhóm mục tiêu, có các nhiệm vụ ưu tiên cụ thể và các giải pháp chính để thực hiện các nhiệm vụ từ nay đến 2020.



KIẾN NGHỊ

Sau quá trình thực hiện báo cáo tổng hợp và những kinh nghiệm đúc kết trong quá trình khảo sát thực địa trên địa bàn tỉnh, một số kiến nghị được đề xuất như sau:

- Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét và phê duyệt Nhiệm vụ “Điều tra, thống kê, đánh giá và xây dựng Kế hoạch hành động đa dạng sinh học tỉnh Tiền Giang- giai đoạn 2010- 2020”, tạo tiền đề thuận lợi cho việc thực hiện các chương trình, dự án chi tiết của KHHĐ ĐDSH.

- Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét và đề xuất với Bộ TN& MT bổ sung trạm quan trắc chất lượng nước sông Tiền, sông Vàm Cỏ trên địa bàn Tỉnh vào mạng lưới quan trắc quốc gia (có xét đến việc kết hợp quan trắc biến đổi ĐDSH của HST thủy vực trên 2 sông này).

- Đối với việc phát triển DLST, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh tăng cường giám sát đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu kết hợp giữa phát triển du lịch và bảo vệ đa dạng sinh học.

- Đối với vấn đề biến đổi khí hậu, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh phối hợp với các ban ngành chức năng và các nhà khoa học để đầu tư, hỗ trợ kinh phí cho các dự án nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với các loài động - thực vật đặc hữu, quý hiếm trên địa bàn Tỉnh.

- Về việc thực hiện các dự án được đề xuất, kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh kết hợp với các cơ quan ban ngành và các tổ chức hợp tác quốc tế để triển khai và kêu gọi thêm nguồn kinh phí đảm bảo thực hiện đầy đủ và thống nhất các dự án đề xuất đã được nêu trong báo cáo.

- Về lộ trình thực hiện Nhiệm vụ “Điều tra, thống kê, đánh giá và xây dựng Kế hoạch hành động đa dạng sinh học tỉnh Tiền Giang - giai đoạn 2010 - 2020”, những năm đầu cần ưu tiên cho vấn đề bổ sung và hoàn chỉnh các văn bản pháp lý về ĐDSH, ATSH, và bảo vệ môi trường, quá trình này cần tiến hành song song với việc củng cố và tăng cường năng lực quản lý về bảo tồn ĐDSH, ATSH và quản lý môi trường, nâng cao nhận thức của nhân dân về bảo tồn đa dạng sinh học.



- Tuyên truyền, giáo dục, vận động cộng đồng tham gia vào bảo tồn ĐDSH là một hoạt động cần tiến hành xuyên suốt từ đầu đến cuối năm 2020. Việc triển khai những dự án, chương trình, hoạt động khác đề ra trong KHHĐ ĐDSH tùy theo điều kiện phát triển KT-XH của Tỉnh trong từng năm mà cân nhắc chọn lựa những hoạt động ưu tiên từng bước thực hiện và cần đánh giá những kết quả, hiệu quả do các hoạt động này mang lại trong từng giai đoạn. Quan trắc BĐKH và tác động cũng cần ưu tiên thực hiện ngay sau khi có kịch bản BĐKH của Tỉnh.


Каталог: SiteFolders
SiteFolders -> Unit 2 presonal information a, telephone numbers
SiteFolders -> ĐỀ CƯƠng ôn tập hki hóa họC 11 CƠ BẢn a. Trắc nghiệm chủ đề 1: SỰ ĐIỆn LI
SiteFolders -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
SiteFolders -> Ban hành kèm theo Thông
SiteFolders -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng thcs lập lễ
SiteFolders -> LIÊN ĐOÀn lao đỘng tỉnh ninh thuậN
SiteFolders -> Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009
SiteFolders -> B. Nội dung thông báo mời thầu (nội dung sẽ đăng tải)
SiteFolders -> BẢng giá TÍnh lệ phí trưỚc bạ xe ô TÔ
SiteFolders -> Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2014/tt-blđtbxh ngày 29

tải về 0.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương