MỤc lục danh mục các từ viết tắT III danh mục bảng IV phầN 1: hiện trạng đa dạng sinh học tỉnh tiền giang 1 phầN 2: KẾ hoạch hành đỘng đa dạng sinh họCTỈnh tiền giang giai đOẠN 2010- 2020 20


TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI LÊN ĐA DẠNG SINH HỌC TỈNH TIỀN GIANG



tải về 0.53 Mb.
trang3/6
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.53 Mb.
#30698
1   2   3   4   5   6

1.4. TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI LÊN ĐA DẠNG SINH HỌC TỈNH TIỀN GIANG

1.4.1. Hoạt động sản xuất công nghiệp


Hoạt động sản xuất công nghiệp là vấn đề then chốt trong phát triển kinh tế nên mọi giải pháp về vấn đề môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học phải thích ứng với quá trình phát triển của lĩnh vực này. Các KCN chiếm diện tích không rộng lớn trong một HST tuy nhiên tác động của chúng lại rất lớn so với các tác động ở các HST khác.

Trên địa bàn tỉnh hiện có 4 cụm công nghiệp đã được triển khai xây dựng hạ tầng gồm Trung An, An Thạnh, Song Thuận và Tân Mỹ Chánh. Ngoài ra còn có 6 cụm công nghiệp đang trong giai đoạn thi công với tổng qui mô 383,4 ha, gồm An Thạnh II (33,7ha), Thanh Hòa (75ha), Thạnh Tân (50ha), Long Trung (50ha), Tam Hiệp (160ha), Bình Ninh (14,7 ha).

Những tác động lên ĐDSH trên địa bàn tỉnh Tiền Giang không phải chỉ xuất phát từ quá trình phát triển dân cư, đô thị, nông thôn ở trong tỉnh mà chủ yếu cũng từ các tỉnh lân cận như Long An, TP HCM,... nhất là những tác động ô nhiễm trên sông Vàm Cỏ đến các HST vùng ven biển tỉnh Tiền Giang.

1.4.2. Hoạt động sản xuất nông nghiệp


Quá trình khai thác mở rộng đất canh tác làm cho các hệ sinh thái tự nhiên dần bị thay thế bởi các hệ sinh thái bán tự nhiên và nhân tác. Hệ thực vật tự nhiên có thành phần loài không thay đổi nhiều nhưng quần thể của chúng đang bị thu hẹp dần. Sự thu hẹp của các quần thể thực vật tự nhiênđã làm cho các sinh quần (habitat) của các loài động vật hoang dã (ĐVHD) bị suy thoái và thu hẹp đến mức không còn đủ không gian cho chúng sinh tồn và phát triển; do đó số lượng loài cũng như số lượng cá thể có chiều hướng suy giảm nhiều hơn so với số lượng loài của hệ thực vật tự nhiên.

Quá trình gia tăng sử dụng thuốc BVTV gia tăng kéo theo sự phát triển của các dòng sinh vật gây hại kháng thuốc và hủy diệt luôn cả các loài thiên địch, do đó thuốc có nồng độ cao và nhiều hợp chất hóa học đã được sử dụng. Nhu cầu về năng suất, thương phẩm và bảo quản cũng dẫn đến một lượng thuốc hóa học không nhỏ được sử dụng.


1.4.3. Hoạt động thủy sản


Trong 15 năm qua giá trị sản xuất của ngành nuôi trồng thủy sản tỉnh Tiền Giang tăng 10,5 lần, trong khi đó diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản tăng chỉ có 1,4 lần, như vậy một là nhiều biện pháp kỹ thuật nuôi tiên tiến đã được áp dụng nhằm gia tăng năng suất trên một diện tích mặt nước, kéo theo một lượng hợp chất trong thực phẩm và tăng trưởng, phòng trị bệnh đã được sử dụng và tạo ra một dư lượng hữu cơ trong ao nuôi và tại cơ sở chế biến. Trước mắt, dư lượng này làm thay đổi thành phần động thực vật phiêu sinh, đến mức nào đó môi trường không còn thích hợp cho các loài thủy sinh vật bản địa trước đây.

1.4.4. Hoạt động lâm nghiệp


Sản lượng gỗ khai thác cho nhu cầu sử dụng hàng năm từ 70 – 80 ngàn m3, ước tính tương đương với 5,4 triệu cây tràm có đường kính 10cm hay khoảng 5.400 ha rừng có mật độ 1000 cây/ha. Một con số không nhỏ góp phần vào sự thiệt hại cho sinh cảnh rừng của quốc gia hay trong vùng. Phần lớn các loài cây trồng rừng là các loài lâm nghiệp ngoại lai như Keo bông vàng, Bạch đàn và ngay cả loài cây tràm nước cũng đa phần là các loài, giống du nhập nhằm gia tăng năng suất và thường được trồng thuần loại vì vậy sự đa dạng sinh học cũng giảm thấp rất nhiều so với các hành lang thực vật tự nhiên hay ở các quần thể rừng tự nhiên.

1.4.5. Hoạt động chăn nuôi


Riêng lượng gia cầm nuôi hàng năm biến động từ 5 – 6triệu con, ước khoảng có trên 23.000 tấn phân thải. Sản lượng thịt trâu, bò, heo hơi xuất chuồng hàng năm (chủ yếu là heo) từ 80 – 100 ngàn tấn, ước tính có khoảng trên 225.000 tấn phân thải. Một phần lượng thải được sử dụng như làm phân bón, nhưng hầu hết không được xử lý và bị rửa trôi xuống ao, mương rạch xung quanh nơi nuôi trong quá trình vệ sinh chuồng trại, làm ảnh hưởng không nhỏ đến HST thủy vực, làm thay đổi cấu trúc của khu hệ phiêu sinh động- thực vật, gây mất cân bằng môi trường và ô nhiễm. Các loài thủy sinh vật bản địa (nhất là cá) trước đây vốn thích nghi với môi trường nước sạch sẽ suy giảm quần thể; một số sẽ di cư ra các thủy vực lớn nơi nồng độ ô nhiễm được pha loãng hơn, tại đây chúng có thể làm mồi cho các loài thủy sinh vật có kích thước lớn hơn. Mặt khác, sự thu hẹp vùng nước sạch sẽ làm cho quần thể gia tăng dẫn đến sự cạnh tranh nguồn thức ăn hay chúng dễ dàng bị đánh bắt hơn.

1.4.6. Phát triển đô thị và nông thôn


Dân số gia tăng, đô thị phát triển dẫn đến sự mở rộng của một hệ sinh thái đối kháng với các HST tự nhiên. HST này đem đến những tác động: ô nhiễm không khí, ô nhiễm thủy vực, trung gian phát tán các loài ngoại lai (có lợi và có hại), tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên. Những tác động cơ bản này làm thu hẹp quần cư, suy giảm chất lượng quần cư và dẫn đến sự suy giảm quần thể và loài của các loài ĐVHD.

1.5. NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CÔNG TÁC BẢO TỒN ĐDSH TỈNH TIỀN GIANG


Những thách thức hiện nay trong công tác bảo tồn ĐDSH tỉnh Tiền Giang:

  • Chính sách, thể chế và pháp luật chưa hiệu quả;

  • Hạn chế tài chính;

  • Sử dụng tài nguyên sinh học còn chưa hợp lý và thiếu bền vững;

  • Công tác bảo tồn ĐDSH trên cạn còn hạn chế;

  • Quản lý & Bảo tồn ĐDSH thủy vực còn nhiều khó khăn;

  • Bảo tồn ĐDSH trong lĩnh vực nông nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu;

  • Sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ ĐDSH còn hạn chế, chưa phát huy và tận dụng hết nguồn “tài nguyên” dồi dào này;

  • Năng lực trong quản lý và bảo vệ ĐDSH chưa mạnh và việc quản lý còn nhiều khó khăn;

  • Sự hợp tác chưa đồng bộ giữa địa phương với các tỉnh trong nước và quốc tế;

  • Tác động của biến đổi khí hậu.

1.6. ẢNH HƯỞNG CỦA SUY THOÁI ĐA DẠNG SINH HỌC


Hiện nay, sự suy thoái ĐDSH đã và đang gây ra nhiều ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển kinh tế tỉnh (không chỉ trong ngành nông nghiệp mà còn cả trong các ngành kinh tế khác của tỉnh), ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của con người và các loài sinh vật khác. Cụ thể:

  • Mất thị trường sản phẩm nông nghiệp cạnh tranh;

  • Thiệt hại về nguồn thu du lịch;

  • Mất đi vật liệu xử lý ô nhiễm môi trường;

  • Mất đi các mô hình tham chiếu cho bảo tồn;

  • Mất đi nguồn giống cho việc bảo tồn;

  • Mất nguồn gen di truyền quan trọng;

  • Giảm năng suất cây trồng;

  • Phá vỡ cảnh quan sông nước của vùng ĐB SCL.

Каталог: SiteFolders
SiteFolders -> Unit 2 presonal information a, telephone numbers
SiteFolders -> ĐỀ CƯƠng ôn tập hki hóa họC 11 CƠ BẢn a. Trắc nghiệm chủ đề 1: SỰ ĐIỆn LI
SiteFolders -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
SiteFolders -> Ban hành kèm theo Thông
SiteFolders -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng thcs lập lễ
SiteFolders -> LIÊN ĐOÀn lao đỘng tỉnh ninh thuậN
SiteFolders -> Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009
SiteFolders -> B. Nội dung thông báo mời thầu (nội dung sẽ đăng tải)
SiteFolders -> BẢng giá TÍnh lệ phí trưỚc bạ xe ô TÔ
SiteFolders -> Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2014/tt-blđtbxh ngày 29

tải về 0.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương