MỤc lục danh mục các từ viết tắT III danh mục bảng IV phầN 1: hiện trạng đa dạng sinh học tỉnh tiền giang 1 phầN 2: KẾ hoạch hành đỘng đa dạng sinh họCTỈnh tiền giang giai đOẠN 2010- 2020 20


ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO TỒN ĐDSH CHO TỈNH TIỀN GIANG



tải về 0.53 Mb.
trang4/6
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.53 Mb.
#30698
1   2   3   4   5   6

1.7. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO TỒN ĐDSH CHO TỈNH TIỀN GIANG


Dựa trên hiện trạng ĐDSH và việc phân tích những thách thức, những ảnh hưởng do suy thoái ĐDSH gây ra thì tỉnh Tiền Giang cần phải đề xuất các giải pháp, hành động nhằm bảo vệ và phát huy những ưu thế về nguồn tài nguyên ĐDSH của các vùng sinh thái hiện có trên địa bàn tỉnh. Các giải pháp đề xuất được xây dựng dựa trên nguyên tắc: kế thừa và lồng ghép, mang tính khả thi, phù hợp và phái hướng đến mục tiêu xã hội hóa. Cụ thể có thể đề xuất các giải pháp như sau:

  • Giải pháp về quy hoạch: Quy hoạch phát triển đô thị, KT- XH theo hướng bảo tồn và sinh thái, quy hoạch phát triển du lịch sinh thái theo hướng tôn tạo cảnh quan và bảo tồn ĐDSH.

  • Giải pháp về quản lý: Đẩy mạnh công tác xây dựng cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ hành lang thực vật dọc theo các con sông lớn cũng như kênh rạch ở các khu dân cư nông thôn. Bảo vệ các loài chim, thú nhỏ, lưỡng cư, động vật không xương sống kể cả những loài không nằm trong danh sách ưu tiên bảo tồn nhưng có giá trị cảnh quan, môi trường sinh thái đang sinh tồn trong sinh cảnh RNM tự nhiên, RNM trồng, rừng tràm và các quần xã thực vật tự nhiên khác trên đất ngập nước úng phèn.

  • Giải pháp về kỹ thuật: Nâng cấp cấu trúc các quần thể tự nhiên bị suy thoái, ứng dụng kỹ thuật sinh thái để bảo vệ HST thủy vực, gia tăng số loài bản địa trong các quần thể nhân tác, nhân rộng các mô hình canh tác bền vững, bảo tồn gen.

  • Giải pháp về xã hội: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động; hướng đển xã hội hóa công tác bảo tồn ĐDSH.

  • Giải pháp tài chính: Huy động tối đa nguồn vốn từ các nguồn (cả trong và ngoài nước) như: Ngân sách Nhà nước, các nguồn tài trợ: Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF), Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN), Quỹ Quốc tế về Bảo vệ Thiên nhiên (WWF)...

Để cụ thể hóa các giải pháp đề xuất trên, giai đoạn từ nay đến năm 2020, cần thiết phải xây dựng một Kế hoạch Hành động Đa dạng sinh học cụ thể và khả thi cho việc bảo tồn và phát triển ĐDSH ở tỉnh Tiền Giang.

PHẦN 2: KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ĐA DẠNG SINH HỌCTỈNH TIỀN GIANG GIAI ĐOẠN 2010- 2020

2.1. CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐỂ THỰC HIỆN


Kế hoạch hành động quốc gia về Đa dạng sinh học tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2010 – 2020 được xây dựng trên một số văn bản pháp luật:

  • Công ước đa dạng sinh học (CBD) của Bộ Tài Nguyên và Môi trường ngày 16/11/1994;

  • Nghị định thư Cartagena về an toàn sinh học, 21/01/2004, Bộ Tài nguyên và Môi trường;

  • Luật Đa dạng sinh học ban hành năm 2008;

  • Quyết định số 79/2007/QĐ-TTg ngày 31/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch hành động quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 thực hiện Công ước đa dạng sinh học và Nghị định thư CARTAGENA về an toàn sinh học;

  • Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;

  • Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

  • Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11/06/2010 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật ĐDSH.

  • Quyết định số 3846/QĐ-UBND ngày 23/12/2010 của UBND Tỉnh Tiền Giang về việc phê duyệt Đề cương và dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ: “Điều tra, thống kê, đánh giá và xây dựng kế hoạch hành động đa dạng sinh học tỉnh Tiền Giang- Giai đoạn 2010-2020”;

  • Hợp đồng số 001/HĐDV-2011 ngày 02/03/2011 giữa Chi cục Bảo vệ Môi trường và Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên Môi trường và Biển (RES) về việc thực hiện nhiệm vụ “Điều tra, thống kê, đánh giá và xây dựng kế hoạch hành động đa dạng sinh học tỉnh Tiền Giang- Giai đoạn 2010-2020”.

2.2. MỤC TIÊU THỰC HIỆN


  • Chính sách và hệ thống luật pháp về quản lý và bảo tồn ĐDSH phải có tính hiệu lực cao;

  • Đa dạng sinh họccủa các hệ sinh thái trên cạn tiếp tục được bảo tồn và phát triển;

  • Đa dạng sinh họccủa các hệ sinh thái đất ngập nước, cửa sông ven biển vàbiển tiếp tục được bảo tồn và khai thác bền vững;

  • Đa dạng sinh họctrong hệ sinh thái nông nghiệp được chú trọng bảo tồn và phát triển theo hướng bền vững môi trường;

  • Tài nguyên sinh vật được quản lý và sử dụng hợp lý hơn;

  • Phát huy hơn nữa vai trò và sự đóng góp của cộng đồng vào công tác bảo vệ ĐDSH;

  • Tăng cường chuyên môn và năng lực trong quản lý và bảo tồn ĐDSH;

  • Đẩy mạnh hợp tác trong nước và quốc tế về bảo tồn ĐDSH;

  • Bảo tồn ĐDSH trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu sau năm 2020;

  • Phát triển nguồn vốn cho các hoạt động bảo tồn ĐDSH.

2.3. NHIỆM VỤ CỦA KHHĐ ĐDSH


  • Tăng cường quản lý trong lĩnh vực ĐDSH và An toàn sinh học (Triển khai luật ĐDSH và KHHĐ ĐDSH, Tiếp tục hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về ĐDSH, Xây dựng cơ chế quản lý ĐDSH, Quản lý An toàn sinh học và kiểm soát loài sinh vật xâm lấn, Nâng cao kiến thức và xây dựng cơ sở dữ liệu về ĐDSH, Nâng cao năng lực và kỹ năng cho lực lượng quản lý);

  • Bảo tồn và phát triển ĐDSH trên cạn (Tăng cường bảo tồn tại chỗ, Tăng cường bảo tồn chuyển chỗ);

  • Bảo tồn và phát triển ĐDSH thủy vực (Bảo tồn ĐDSH ở các HST thủy vực, Tăng cường quản lý các vùng đất ngập nước, hành lang sông rạch);

  • Bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp và bảo tồn các nguồn gen đặc hữu (Bảo tồn nguồn gen đặc hữu, Bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp trên cơ sở canh tác bền vững);

  • Sử dụng và khai thác tài nguyên ĐDSH hợp lý và bền vững (Sử dụng hợp lý tài nguyên đất và nước, Phát triển và sử dụng hợp lý tài nguyên cây gỗ, Xóa bỏ tình trạng khai thác trái phép tài nguyên sinh vật, Phát triển du lịch sinh thái, Lồng ghép bảo vệ ĐDSH vào các hoạt động KT-XH khác);

  • Phát huy sự tham gia của cộng đồng vào công tác bảo tồn và phát triển ĐDSH (Tổ chức chương trình truyền thông về ĐDSH cho cộng đồng, Bảo đảm các điều kiện để tăng cường sự tham gia của cộng đồng, Phát triển mô hình bảo vệ và quản lý ĐDSH dựa vào cộng đồng, Giải quyết vấn đề chia sẻ lợi ích bảo vệ ĐDSH đối với cộng đồng);

  • Tăng cường chuyên môn và năng lực trong quản lý và bảo tồn ĐDSH (Nâng cao năng lực quản lý, Đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất cho quản lý và bảo tồn, Xây dựng hệ thống thông tin)

  • Đẩy mạnh hợp tác trong nước và quốc tế về bảo tồnĐDSH;

  • Thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu (Quan trắc biến đổi ĐDSH dưới tác động của BĐKH, Xây dựng chiến lược bảo tồn ĐDSH thích ứng với BĐKH);

  • Phát triển và sử dụng hiệu quả nguồn vốn cho bảo tồn ĐDSH (Sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách và tài trợ, Phát triển nguồn vốn từ cộng đồng).

Каталог: SiteFolders
SiteFolders -> Unit 2 presonal information a, telephone numbers
SiteFolders -> ĐỀ CƯƠng ôn tập hki hóa họC 11 CƠ BẢn a. Trắc nghiệm chủ đề 1: SỰ ĐIỆn LI
SiteFolders -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
SiteFolders -> Ban hành kèm theo Thông
SiteFolders -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng thcs lập lễ
SiteFolders -> LIÊN ĐOÀn lao đỘng tỉnh ninh thuậN
SiteFolders -> Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009
SiteFolders -> B. Nội dung thông báo mời thầu (nội dung sẽ đăng tải)
SiteFolders -> BẢng giá TÍnh lệ phí trưỚc bạ xe ô TÔ
SiteFolders -> Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2014/tt-blđtbxh ngày 29

tải về 0.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương