MỤc lục danh mục các chữ viết tắt 3 Danh mục bảng biểu hình vẽ 4



tải về 465.08 Kb.
trang6/7
Chuyển đổi dữ liệu13.07.2016
Kích465.08 Kb.
#1676
1   2   3   4   5   6   7

Nguyên nhân của ùn tắc tại Hà Nội là do:

  • Cơ sở hạ tầng yếu kém trong khi số lượng phương tiện tham gia giao thông đông.

  • Ý thức tham gia giao thông của người dân thủ đô không tốt, tình trạng tham gia giao thông bừa bãi thường xuyên diễn ra

  • Cách tổ chức giao thông tại Hà Nội còn nhiều bất cập, không hợp lý.

  • Các xử phạt vi phạm còn nhẹ và không diễn ra thường xuyên.

Một số giải pháp đã thực hiện trong thời gian gần đây:

+ Điển hình nhất là việc bịt ngã tư tại một số nút của sở giao thông Hà Nội. Giải pháp này đã cho thấy hiệu quả ban đầu là giảm ùn tắc tại nút nhưng cũng chỉ là giải pháp tình thế do quãng đường qua nút dài gây tốn nhiên liệu, gây ùn ứ cho đoạn khác, phương tiện quay đầu khó, khó khăn cho người đi bộ.

+ Hệ thống đèn 3 pha đã được áp dụng rộng rãi và tỏ ra có tác dụng song lưu lượng vào nút rất đông nên ùn tắc vẫn cứ diễn ra.

+ Khuyến khích phát triển HKCC nhưng do cơ sở hạ tầng đường nhỏ hẹp cùng với số lượng phương tiện đông đang là nguyên nhân cản trở sự phát triển của VTHKCC.

+ Phân tách làn giao thông.

Nói chung bài toán ùn tắc giao thông ở Hà Nội vẫn là một bài toán khó giải đối với các chuyên gia và nhà quản lý. Một khi vẫn chưa tìm ra giải pháp hữu hiệu thì người dân thủ đô vẫn phải sống chung với tắc đường.



2.2.1.5. Quản lý giao thông đô thị

Về mặt kỹ thuật thì công tác quản lý giao thông Hà Nội gồm có :



  • Công trình quản lý giao thông

  • Hệ thống tín hiệu

Hiện có 160 vị trí lắp đặt đèn tín hiệu tại Hà Nội. Một số là loại đèn ATC được nối với hệ thống máy tính trung tâm tại Trung Tâm Điều Khiển Giao thông đặt tại Phố Hàng Bài

Hiện đang có hai hệ thống ATC đang cùng tồn tại tại Hà Nội. Hệ thống ATC thứ nhất được xây dựng bằng nguồn vốn dự án ODA của chính phủ Pháp thực hiện theo hai giai đoạn từ năm 1996 đến 2000. 35 địa điểm đã được lắp hệ thống tín hiệu trong Giai đoạn 1, và 70 vị trí được lắp đặt trong Giai đoạn 2. Số lượng các địa điểm lắp đặt hệ thống tin hiệu ATC đã giảm xuống còn 96 vì một số địa điểm đã được tháo dỡ để lắp đặt hệ thống một chiều. Hiện cũng có 10 vị trí lắp đặt đèn tín hiệu độc lập. Những vị trí lắp đặt đèn tín hiệu này không cần trung tâm điều khiển hoặc không tương thích với hệ thống ATC hiện tại.

Hệ thống không có thiết bị dò lượng phương tiện mà chỉ hoạt động trên chế độ điều khiển tự động theo ngày. Chu kỳ được điều chỉnh theo thời điểm cụ thể trong ngày. Hầu hết các đèn tín hiệu đều thuộc loại đèn hai pha, ngoài ra còn có 3 vị trí đèn có 3 pha hoạt động. Các đèn tín hiệu tại ba tuyến phố chính là Hàng Bài/Huế (một chiều theo hướng bắc), Tràng Tiền/Hàng Khay, và Bà Triệu (một chiều theo hướng nam) được phối hợp tạo nên một làn sóng xanh dọc các con phố.


  • Hệ thống giám sát giao thông CCTV

Trung tâm Điều khiển Giao thông có hệ thống giám sát giao thông qua mạng truyền hình kín (CCTV). Camera được đặt ở 24 vị trí. Những camera này được chia thành 2 nhóm để phục vụ mục đích kiểm soát. Các màn hình được lắp đặt tại Trung tâm điều khiển. Mạng lưới cáp quang ngầm của Phòng cảnh sát giao thông được sử dụng để truyền tín hiệu hình ảnh. Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông bảo trì hệ thống cáp này.

  • Biển báo giao thông

Các biển báo giao thông được bố trí khá hợp lý và nói chung đều trong tình trạng tốt. Nghị định 22TCN-237-01 của Bộ Giao thông Vận tải quy định về việc sử dụng biển báo giao thông và vỉa hè, theo tiêu chuẩn quốc tế (Công ước Viên về Giao thông Đường bộ, ngày 8 tháng 11 năm 1968, sửa đổi ngày 30 tháng 11 năm 1995) tuy đã thay đổi, bổ sung để phù hợp với điều kiện của Viêt Nam.

  • Sơn, vạch, kẻ đường

Nghị định 22TCN-237-01 cũng quy định việc sử dụng sơn, vạch, kẻ đường trên những tuyến đường quốc lộ cấp 1 cấp 2, và các loại đường khác có giới hạn tốc độ cao hơn 60km/h. Hiện vẫn chưa có quy định rõ áp dụng tiêu chuẩn nào cho những tuyến đường loại khác. Tuy nhiên việc sử dụng sơn, vạch, kẻ đường hiện nay đang được xem xét lại theo tiêu chuẩn của Bộ GTVT để đảm bảo tính đồng bộ, phù hợp và hiệu quả. Sơn, vạch, kẻ đường thông thường được thể hiện trên những con đường có tiêu chuẩn cao hơn ở những đô thị, và được áp dụng ít hơn đối với những con đường ở nông thôn. Kết quả điều tra về sơn, vạch, kẻ đường được liệt kê dưới đây.

(i) Không sử dụng sơn, vạch, kẻ màu vàng để thể hiện quy định cấm.

(ii) Không sử dụng một số sơn, vạch, kẻ đường theo đúng quy định trong nghị định, ví dụ như hướng dẫn rẽ trái, “người đi bộ qua đường phía trước”.

(iii) Ở một số vị trí, cách bố trí và kích thước không phù hợp với tiêu chuẩn (ví dụ, khoảng cách vạch sơn qua đường cho người đi bộ lớn hơn so với tiêu chuẩn).

(iv) Tồn tại những biển mũi tên chỉ dẫn phần đường sai.


  • Các quy định về giao thông

  • Hệ thống đường 1 chiều

Hệ thống đường một chiều được áp dụng đối với một số đoạn đường ở khu Phố cổ vì một số lý do. Điều này là cần thiết và có hiệu quả trong khu vực Phố cổ và khu Phố kiểu Pháp vì đường phố ở những khu vực này hẹp và không thể đáp ứng giao thông hai chiều. Ngoại trừ hai phố là Hàng Ngang và Lương Văn Can, các phố một chiều không tạo thành một bộ đôi. Mặt khác, các phố trong Khu phố kiểu Pháp có thiết kế theo hình bàn cờ thích hợp cho những bộ đôi phố một chiều. Vì vậy, một số đoạn đường theo hướng bắc – nam là những con đường một chiều.

  • Lệnh cấm xe tải

Xe tải bị cấm hoạt động trong khu vực xung quanh đường vành đai 2. Từng khoảng thời gian khác nhau sẽ được quy định cho từng phương tiện cụ thể được phép lưu hành. Biển báo giao thông thể hiện quy định này được dựng tại các cửa vào các khu vực hạn chế.

  • Cấp bằng lái xe

Từ tháng 9 năm 2000, Cục Đường bộ Việt Nam đã ban hành các quy định đào tạo và kiểm tra cấp bằng lái xe và quản lý các hoạt động cấp bằng lái xe trong cả nước. Mỗi tỉnh đều có ủy ban kiểm tra và cấp bằng lái riêng do Cục Đường bộ kiểm tra, giám sát. Trước đó, vấn đề này được thực hiện bởi Bộ GTVT và Thông tin liên lạc hoặc Bộ Công An (Bộ Nội vụ trước đây).

Có 6 hạng bằng lái chính từ hạng A1 (xe máy 50 – 175 cc). Người điều khiển phương tiện dưới 50cc không cần phải có bằng lái. Một số hạng bằng lái xe phải thi đổi bằng 3 năm 1 lần. Bằng lái xe hạng A1 (điều khiển xe 50 – 175cc), A2 (điều khiển xe trên 175cc), A3 (điều khiển xe moto 3 bánh và các loại phương tiện tương tự) không cần phải thi đổi bằng lái xe.



  • Thực thi luật lệ giao thông

Việc thực thi luật lệ giao thông chủ yếu do Cảnh sát Giao thông và Thanh tra Giao thông thực hiện. Các đơn vị như cảnh sát giữ gìn trật tự xã hội, cảnh sát khu vực (quận hoặc xã phường) và tình nguyện viên và các tổ tự quản cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ cảnh sát giao thông và thanh tra giao thông. Cảnh sát giao thông thành phố thực hiện các hoạt động tuần tra dựa trên các lỗi vi phạm cụ thể như:

(i) Vi phạm gây ùn tắc giao thông như lái xe trên đường cấm;lái xe theo hướng bị cấm trên đường một chiều; vượt đèn đỏ; đỗ xe ở khu vực cấm;

(ii) Vi phạm gây tai nạn giao thông như chạy quá tốc độ, chở quá tải, quá khổ, chạy sai làn đường, v.v.;

(iii) Đua xe trái phép và

(iv) Không đội mũ bảo hiểm trên các đoạn tuyến bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm.

Cảnh sát giao thông cũng kiểm soát giao thông để đảm bảo luồng giao thông an toàn và thông suốt cũng như trong quá trình diễn ra các sự kiện xã hội/chính trị. Cảnh sát giao thông cũng chịu trách nhiệm giải quyết các vụ tai nạn giao thông.

Thanh tra giao thông có 317 nhân viên được chia thành 21 đơn vị, trong đó Đội thanh tra giao thông đường bộ gồm 17 đơn vị và 271 nhân viên. Đội thanh tra giao thông có quyền kiểm tra đỗ xe trái phép, chở quá tải và các hoạt động chiếm dụng vỉa hè trái phép như quy định trong Luật Đường bộ (Điều 70 và 71).

Các vấn đề tồn tại phổ biến hiện nay là (i) nhân viên chưa được đào tạo đúng và (ii) thiếu trang thiết bị phù hợp.



  • Công tác quản lý giao thông đô thị ở Hà Nội còn nhiều bất cập và hạn chế. Nguyên nhân là do năng lực quản lý nhà nước và trình độ chuyên môn còn nhiêu yếu kém. Nhiều giải pháp đưa ra chỉ mang tính chủ quan dựa trên ý kiến của cá nhân chứ chưa được kiểm chứng bằng khoa học dẫn đến sự bất cập, kém hiệu quả khi thực hiện. Tuy nhiên cũng phải thừa nhận việc quản lý giao thông năm vừa qua cũng có nhiều tiến bộ.

      1. Dự báo xu thế phát triển GTĐT của thủ đô trong tương lai

Xu thế phát triển giao thông đô thị ở Hà Nội từ nay cho đến năm 2020 là giảm tỷ phần đảm nhận của xe máy trong tổng số chuyến đi, hạn chế phương tiện cá nhân đặc biệt là ô tô con, tăng tỷ phần đảm nhận của VTHKCC, từng bước nâng cấp cải thiện hệ thống CSHT giao thông, xây dựng hệ thống VTHKCC đường sắt đô thị

Bảng 2.11. Hệ số tăng trưởng xe năm tương lai.

Loại phương tiện

2007 - 2010

2010 - 1015

2015 - 2020

2020 - 2025

Xe đạp

2.6%

2.3%

2.2%

2%

Xe máy

4.3%

2.3%

0%

- 6.5%

Xe con

11.9%

10%

8.8%

7.2%

Xe buýt nhỏ

11.9%

10%

8.8%

7.2%

Xe buýt lớn

11.1%

9.2%

8%

9.1%

Xe tải

11.5%

9.6%

8.4%

7.2%

(Nguồn: trung tâm nghiên cứu TESDI)

Bảng 2.12 Một số mục tiêu mà thành phố hướng tới đến năm 2020

Hạng mục

Chỉ tiêu cần đạt tới năm 2020

Diện tích xây dựng CSHT các quận, huyện

20- 25 % diện tích xây dựng đô thị

VTHKCC

Đảm nhận 35- 45% nhu cầu đi lại

Tỷ lệ đảm nhận xe máy

Giảm từ 63,8% xuống còn 31,9- 41,9%

Đường bộ

Đạt tổng chiều dài 1160,9Km. Đường cấp huyện xã, khu vực đạt 1676Km. Dự kiến quỹ đất cho đương bộ là 11.550ha

Đường sắt

Diện tích giành để xây dựng 1065ha

Đỗ xe

Giành 93ha để xây dựng bãi đỗ xe

Bến, cảng

Có 9 bến,cảng với diện tích 109ha

Hàng không

Mở rộng nâng cấp các sân bay Nội Bài, Gia Lâm, Bạch Mai với diện tích 1098ha

Nguồn đầu tư

Khoảng 208.954 tỷ đồng

Nguồn: Sở giao thông Hà Nội

Mặc dù Hà Nội đã có nhiều biện pháp để hạn chế sự gia tăng các phương tiện cá nhân trong nội thành nhằm giảm bớt tình trạng ách tắc giao thông như tăng thuế trước bạ, cấm ô tô trên 1 số đoạn đường… nhưng xem ra vẫn chưa đạt được những hiệu quả tích cực, bằng chứng là số lượng phương tiện cơ giới cá nhân tham gia giao thông trong những năm vừa qua vẫn gia tăng một cách nhanh chóng làm cho tình hình giao thông trong nội đô càng thêm nhức nhối. Một trong những giải pháp mà Hà Nội đang tiến hành nghiên cứu và được hy vọng là mang lại hiệu quả cao đó là thu phí phương tiện cơ giới cá nhân khi lưu hành vào khu vực trung tâm vào giờ cao điểm.



    1. Kinh nghiệm thu phí giao thông tại Singapo

Để giải quyết bài toán chống ùn tắc giao thông, nhiều đô thị trên thế giới đã đưa ra rất nhiều giải pháp khác nhau. Một trong nhưng giải pháp được các quốc gia trên thế giới tiến hành đó chính là thực hiện thu phí giao thông đối với phương tiện cơ giới vào nội thành. Singapore là một quốc gia thực hiện tương đối thành công giải pháp thu phí phương tiện.

Trong chính sách quản lý giao thông của Xingapo, quản lý nhu cầu sử dụng và kiểm soát sở hữu phương tiện cá nhân có một vai trò chủ đạo. Để đảm bảo các phương tiện lưu thông được liên tục, hạn chế ùn tắc, Singapore đã giới hạn chặt chẽ số lượng ô tô đăng ký lưu hành. Bên cạnh đó, Singapore đã áp dụng một hệ thống tính phí điện tử đánh vào các tài xế đi vào các khu trung tâm trong giờ cao điểm. Mức phí này được tính từ 50 cent đến 3,5 SGD tùy theo giờ. Tuy nhiên, vẫn có những giờ nhất định trong ngày được miễn phí.

Với quan điểm người sử dụng phương tiện phải trả phí cho viêc sử dụng đường tương ứng với việc ùn tắc do chính phương tiện gây ra, việc thu phí ùn tắc được áp dụng đầu tiên ở Singapo vào năm 1975( đây cũng là quốc gia đầu tiên trên thế giới thu loại phí này), áp dụng cho các phương tiện có động cơ lưu thông vào khu vực trung tâm thương mại( CBD). Thời điểm này, số lượng phương tiện ở Singapore bằng khoảng 50% hiện tại, trong đó 15% là xe máy. Ban đầu việc thu phí tương đối thủ công, cần nhiều nhân sự, rất khó quản lý và không tiện cho người lái xe. Khi đó phải lập các trạm bán vé thủ công, tài xế phải mua và gắn trên xe, gồm 2 loại vé tháng và ngày, phân biệt các hình thức vé thông qua màu sắc. Việc thu phí cũng đã dẫn đến có nhiều ý kiến phản đối của người dân với các lý do như: ảnh hưởng đến người có thu nhập thấp, tạo thêm kẹt xe khu vực mới, không phải là phương án giải quyết cơ bản, làm tăng chi phí kinh doanh, ảnh hưởng đến việc kinh doanh của các hộ dân khu trung tâm, thu phí với mục tiêu chính là lợi nhuận…

Từ tháng 9 năm 1998, hệ thống thu phí điện tử( viết tắt là ERP) đã được đưa vào sử dụng thay thế hoàn toàn cách thu phí thủ công ( từ 2003, thành phố London cũng bắt đầu áp dụng hình thức ERP tương tự), số lượng các tuyến đượng thu phí được mở rộng hơn. Ban đầu toàn bộ chi phí thiết bị thu phí gắn trên xe ô tô ( số tiền đầu tư khoảng 100 triệu SGD) được chính phủ phát miễn phí. Hiện nay, các xe đăng ký mới bắt buộc phải tự trang bị thiết bị này( giá khoảng 150 SGD). Hệ thống ERP được tiến hành thông qua 3 bộ phận chính: (1) Các cổng ERP kiểm soát lưu thông được đăt trên các tuyến đường; (2) Thiết bị thu phí gắn trên phương tiện và thẻ nạp tiền; (3) Hệ thống máy tính trung tâm. Hiện nay, trên toàn Singapo có 68 cổng thu phí. Trong đó trên các tuyến đường vào khu vực trung tâm (CBD) có 38 cổng với thời gian thu phí từ7g30 đến 19g00 mỗi ngày; trên các tuyến đường cao tốc có 30 cổng thu phí từ 7g30 đến 9g30và từ 18g00 đến 22g00 mỗi ngày.

Chi phí đầu tư xây dựng hệ thống ERP vào khoảng 197 triệu SGD; chi phí vận hành hiện nay vào khoảng 8 triệu SGD/năm, chi phí bảo trì khoảng 8 triệu SGD/năm. Nguồn thu trung bình hàng năm được khoảng 144 triệu SGD/năm, đều chuyển về ngân sách chính phủ dùng để giải quyết các vấn dề khác ngoài giao thông (giáo dục, sức khỏe). Để khai thác hệ thống ERP hiện nay có 65 nhân sự, bao gồm 30 người quản lý vận hành, 35 người bảo trì hệ thống. Trung tâm điều hành ERP hoạt động độc lập với ITSC.

Mức thu phí hiện nay từ 50 cent-3,5 SGD( mức phí thay đổi 30 phút/lần theo tốc độ lưu thông trên đường), cứ 3 tháng LTA sẽ kiểm tra lại xem mức giá thu đã hợp lý chưa để điều chỉnh; tất cả các loai xe như xe buýt, taxi, ô tô con, xe gắn máy đều phải trả phí. Đối với xe từ nước ngoài lưu thông tạm thời, được cho mượn thiết bị thu phí để tự nạp tiền hoặc thuê trọn gói thiết bị và thẻ với giá 10 SGD cho mỗi ngày và được lưu thông không hạn chế trong ngày.

Thẻ do các ngân hàng cung cấp, các lái xe tự nạp tiền vào để trừ dần. Tại các cổng ERP có thiết bị camera ghi hình xe vi phạm (như không gắn thiết bị thu phí trên xe, không nạp đủ tiền vào thẻ…) và bị xử phạt nếu vi phạm, trong vòng 2 tuần, trung tâm kiểm soát sẽ gửi thông báo về cho lái xe vi phạm yêu cầu nộp phạt (ví đụ nếu lượng tiền trong thẻ không đủ nộp phí sẽ bị xử phạt 10 SGD).

Theo các nhà quản lý LTA, việc áp dụng ERP rất có hiệu quả, giúp giảm được 7% phương tiện giao thông vào khu trung tâm so với thu phí theo phương thức thủ công; giảm 20% nếu so với không thu phí. Mặt khác gián tiếp giảm xe lưu thông trong giờ cao điểm, góp phần tăng lượng người chuyển sang sử dụng giao thông công cộng (chính sách đấy và kéo); ERP còn góp phần kiềm chế gia tăng số lượng xe hơi một cách hiệu quả, ảnh hưởng đến quyết định của người lái xenhư thời gian đi, đến; tuyến đường; loại phương tiện sử dụng.

Qua quá trình sử dụng ERP, Singapore rút ra một số bài học:


  1. Phải tuyên truyền, quảng cáo sâu rộng đến người dân thấy ích lợi của ERP nằm trong giải pháp tổng thể chung trọn gói đối với giao thông đô thị; nhất là đối tượng các hộ dân bị ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh; đối thoại trực tiếp với người dân khi cần thiết.

  2. Củng cố và phát triển giao tông công cộng, có phương tiện thay thế.

  3. Điều chỉnh giá vận tải hành khách công cộng khi cần.

  4. Để giảm kẹt xe ở khu vực trung tâm phải chấp nhận tăng kẹt xe ở khu vực khác.

Tuy nhiên hiện nay, dù được tuyên truyền là ERP áp dụng với mục đích không phải thu tiền mà là cân bằng, điều hòa giao thông và đã áp dụng trong nhiều năm qua, nhưng việc phải trả phí giao thông vẫn được người dân chấp nhận còn miễn cưỡng với các lý do như: không cần thiết thu phí xe 2 bánh, chuyển ùn tắc từ nơi này sang nơi khác, tạo kẹt xe ở các khu vực mới, làm tăng chi phí kinh doanh, không công bằng đối với người sinh sông hoặc làm việc trong khu trung tâm, chỉ vì mục đích lợi nhuận…

    1. Kết luận chung

Tình hình giao thông của Hà Nội

Hiện tại giao thông của Hà Nội khá phức tạp với nhiều thành phần tham gia giao thông. Với sự phát triển nhanh chóng của các phương tiện cơ giới trong những năm gần đây đang làm cho bài toán ùn tắc giao thông ở thủ đô càng trở nên khó gỡ. Năng lực cơ sở hạ tầng, khả năng đáp ứng nhu cầu đi lại của VTHKCC và ý thức tham gia giao thông của người dân đang ngày càng có khoảng cách lớn đối với số lượng phương tiện tham gia giao thông vì thế ùn tắc xảy ra trong thành phố là điều không thể tránh khỏi. Bên cạnh đó công tác quản lý và tổ chức giao thông của thành phố mặc dù có nhiều cố gắng song còn nhiều điểm bất cập nên chưa tỏ rõ được hiệu quả mà người dân đang mong đợi.



Xu thế phát triển của giao thông đô thị Hà Nội

Giao thông Hà Nội đang là một vấn đề nóng vì vậy cần nghiên cứu kỹ xem phát triển như thế nào là hợp lý, ưu tiên phát triển loại hình nào. Do vậy các cơ quan quản lý đã đề ra nhiêm vụ cấp bách trong thời gian tới đó là giảm thiểu, hạn chế các phương tiện cơ giới cá nhân đồng thời đẩy mạnh phát triển vận tải hành khách công cộng. Bên canh đó tổ chức tốt giao thông, xây dưng và quản lý tốt bãi đỗ xe, không ngừng hoàn thiện cơ sở hạ tầng mà trước mắt là xây dựng xong các tuyến đường vành đai, hướng tâm, các cây cầu bắc qua sông Hồng, các tuyến đường sắt đô thị…



Giải pháp thu phí phương tiện cơ giới

Xu hướng phát triển giao thông đô thị của Hà Nội là hạn chế phương tiện cơ giới cá nhân trong điều kiện cơ sở hạ tầng chưa theo kịp tốc độ gia tăng của phương tiện là hoàn toàn hợp lý, nó không chỉ giúp giải quyết ùn tắc trong đô thị mà nó còn thúc đẩy sự phát triển của VTHKCC, giảm thiểu ô nhiễm môi trường đô thị. Để thực hiện được điều đó rất nhiều giải pháp đã được đưa ra song có một giải pháp được nhiều thành phố trên thế giới lựa chọn là thu phí sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân. Thu phí phương tiện cơ giới không chỉ làm giảm tỷ lệ sử dụng xe cơ giới do nó đánh trực tiếp vào túi tiền của họ mà còn góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách để duy tu, xây dưng cơ sở hạ tầng và thực hiện nhiều mục đích xã hội khác. Giải pháp này được các chuyên gia cho là hiệu quả, phù hợp với Việt Nam và đã từng được áp dụng thành công ở một số nước như Singapo, Anh, Philippins. Tuy nhiên mức thu phí bao nhiêu sẽ là một vấn đề quan trọng cần được nghiên cứu kỹ lưỡng phù hợp với thực tế để người dân có thể chấp nhận được.



CHƯƠNG III. ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG MỨC THU PHÍ ĐỐI VỚI PTCGCN TRONG NỘI THÀNH HÀ NỘI

3.1. Cơ sở xây dựng mức phí

Như đã trình bày trong chương I, mức phí được tính toán dựa trên tổng chi phí xã hội tham gia giao thông của phương tiện CGCN. Tính cho mỗi ô tô/1 km đường

CF xã hội = CF sử dụng đường + CF phát thải phương tiện (đồng)

a) Chi phí sử dụng đường

CF sử dụng đường = 

Đơn vị :đồng

+ Giả định chi phí xây dựng 1 km đường bê tông nhựa, 2 làn là 100.000.000.000 đồng(lấy theo dự toán đường Liễu Giai)

+ Tuổi thọ đường là 20 năm

+ Lưu lượng phương tiện được xác định bằng khả năng thông hành thiết kế của đường

Theo TCVN 4054 – 2005 Đường ô tô và yêu cầu thiết kế thì:


  • Khi có dải phân cách giữa phần xe chạy trái chiều và có dải phân cách bên để phân cách ô tô với xe thô sơ : 1800 pcu/h/làn

  • Khi có dải phân cách giữa phần xe chạy trái chiều và không có dải phân cách bên để phân cách ô tô với xe thô sơ : 1500 pcu/h/làn

  • Khi không có dải phân cách trái chiều và ô tô chạy chung với xe thô sơ : 1000 pcu/h/làn

  • Trường hợp 1: Khi lưu lượng thiết kế là 1800 pcu/h/làn

Trên 2 làn lưu lượng thiết kế là 3600 pcu/h/làn

Trong 1 năm lưu lượng thiết kế là 3600*24*365 = 31.536.000 pcu/ năm

CF sử dụng đường =  = 159 đồng


  • Trường hợp 2: Khi lưu lượng thiết kế là 1500 pcu/h/làn

Trên 2 làn lưu lượng thiết kế là 3000 pcu/h/làn

Trong 1 năm lưu lượng thiết kế là 3000*24*365 = 26.280.000 pcu/ năm

CF sử dụng đường =  = 190 đồng


  • Trường hợp 3: Khi lưu lượng thiết kế là 1000 pcu/h/làn

Trên 2 làn lưu lượng thiết kế là 2000 pcu/h/làn

Trong 1 năm lưu lượng thiết kế là 2000*24*365 = 17.520.000 pcu/ năm

CF sử dụng đường =  = 285 đồng

Bảng 3.1. Bảng tổng hợp kết quả tính chi phí sử dụng đường


Các trường hợp

Lưu lượng thiết kế(pcu/h/làn)

Lưu lượng 1 năm(pcu/năm)

CF sử dụng đường(đồng)

Trường hợp 1

1800

31.536.000

159

Trường hợp 2

1500

26.280.000

190

Trường hợp 3

1000

17.520.000

285

b) Chi phí phát thải phương tiện

CF phát thải = Lượng khí thải trên 1 km * Chi phí xử lý

Đơn vị: đồng

Tiêu hao nghiên liệu trung bình trên 1 km của ô tô con lấy trung bình bằng 13,5L/100km tức là 0,135L/1km

Định mức khí thải của nhiên liệu và chi phí xử lý lấy theo nguồn của nhóm nghiên cứu Tranconcen.


Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> Công nghệ rfid giới thiệu chung
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> LỜi nóI ĐẦu phần I tổng quan về HỆ thống thông tin quang sợI
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> HỌc viện công nghệ BƯu chính viễn thông quản trị sản xuấT
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án: Nhà máy sản xuất hạt nhựa 3h vina của công ty tnhh 3h vina
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> ĐỀ 24 thi ngày 22/9
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> ĐƯỜng lối ngoại giao củA ĐẢng trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dâN (1945-1954)
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> Đồ án xử lý nước cấp Thiết kế hệ thống xử lý nước cho 2500 dân
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> HiÖn nay gç rõng tù nhiªn ngµy cµng khan hiÕm mµ nhu cÇu sö dông gç ngµy cµng cao
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> Câu 1: Những nội dung cơ bản trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Công sản Việt Nam
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> Lời nói đầu

tải về 465.08 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương