MỤc lục danh mục các chữ viết tắt 3 Danh mục bảng biểu hình vẽ 4



tải về 465.08 Kb.
trang5/7
Chuyển đổi dữ liệu13.07.2016
Kích465.08 Kb.
#1676
1   2   3   4   5   6   7

Chất lượng mặt đường ở Hà Nội là khá xấu, mặc dù đã được quan tâm nâng cấp nhiều.

Vào giờ cao điểm, mức phục vụ (phân loại theo Sổ tay đánh giá năng lực thông hành của Mỹ) của trục đường và các nút giao thông trong đô thị đều quá tải, thường xuyên ách tắc, kẹt xe. Mật độ phương tiện giao thông theo đăng ký đã đến mức báo động cứ 1km đường phải gánh đến 500 ôtô và 5.500 xe máy. Diện tích đường của Hà Nội hiện chỉ đáp ứng khoảng 40% lượng phương tiện giao thông đăng ký của thành phố, chưa kể lượng ôtô, xe máy từ ngoại tỉnh đổ vào hoạt động mỗi ngày.

Nhiều tuyến đường có lòng đường hẹp nhưng lưu lượng người và phương tiện tham gia giao thông luôn ở mức độ lớn như đường Tôn Đức Thắng-Nguyễn Lương Bằng-Tây Sơn, Hoàng Hoa Thám, Kim Mã-Cầu Giấy-Xuân Thủy, Nguyễn Văn Cừ, Ngô Gia Tự, Bạch Mai, Trương Định.

Nếu theo chức năng được quy định, các tuyến đường đó phải rộng từ 60-80m, số làn xe theo quy định phải từ 8-10 làn xe, nhưng thực tế các tuyến đường này chỉ đạt từ 3-6 làn xe nên luôn trong tình trạng quá tải, ùn tắc giao thông; đặc biệt đường Cầu Giấy-Xuân Thủy chỉ rộng 33m đã quá hẹp so với hiện nay, trong tương lai càng trở nên chật chội khi có cả đường sắt trên cao đi trên tuyến đường này.

Giao thông trên đường chủ yếu là giao thông hỗn hợp gồm xe thô sơ, cơ giới, xe 2-4 bánh đều đi chung nên tốc độ luôn bị hạn chế, đi lại lộn xộn, hay va chạm, căng thẳng. Là thành phố thủ đô, song giao thông công cộng ở Hà Nội mới đảm bảo khoảng dưới 20% nhu cầu đi lại, còn trên 80% là do phương tiện cá nhân và đi bộ thực hiện. Hầu hết các tuyến đường không có đất dự trữ.

Với biến động cơ học của người và phương tiện tham gia giao thông tại Hà Nội hiện nay, trong khoảng 10 năm tới, nếu không có cách mở rộng thì nhiều đường phố chính của Hà Nội sẽ luôn ở tình trạng quá tải - ùn tắc kể cả không phải giờ cao điểm.



  1. Giao thông tĩnh

  • Hệ thống nút giao trong đô thị

Hệ thống giao thông Hà Nội có nhiều giao cắt, chỉ tính trong nội thành có khoảng 600 nút giao cắt đồng mức và rất ít các nút giao thông khác mức. Lắp đặt được 108 nút đèn tín hiệu giao thông mới. Chính tình trạng nút giao thông là đồng mức nên tạo rất nhiều giao cắt và dẫn đến xung đột và gây ra tai nạn và ùn tắc giao thông thường xuyên

  • Hệ thống bến xe trong đô thị

Tại nội thành Hà Nội có một số bến xe như : Bến xe Giáp Bát, bến xe Gia Lâm, bến xe Lương Yên, bến xe Kim Mã, Long Biên, Nước Ngầm.

  • Hệ thống các điểm đỗ xe trong thành phố

* Bãi đỗ xe

Trong 10 quận nội thành có 963 điểm trông giữ phương tiện ô tô, xe máy, trong đó có 338 điểm trông giữ ô tô nhưng có tới 83 điểm không phép. Do nhu cầu đỗ xe cung đã vượt quá cầu nên hiện trên địa bàn thành phố đã xuất hiện nhiều điểm đỗ, bãi đỗ xe trái phép sai qui hoạch và bố trí không hợp lý. Điển hình là các điểm đỗ xe tại đường Thanh niên, số 4 Tôn Thất Tùng, 88 Phạm Ngọc Thạch, 191 Bà Triệu, 59 Huỳnh Thúc Kháng, 115 Giảng Võ… gây nên ùn tắc giao thông thường xuyên ở các khu vực này. Chỉ có xấp xỉ 1/3 trong số các điểm, bãi đỗ xe công cộng có phép trên địa bàn đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật.

* Điểm đỗ xe công cộng

Bến xe Nam Thăng Long, Bến xe Hà Đông, Điểm đỗ xe Kim Ngưu, Điểm đỗ xe Trần Khánh Dư, Điểm đỗ xe Long Biên…

Quỹ đất giành cho giao thông tĩnh ở Hà Nội khoảng 1% trong tổng quỹ đất chung của thành phố đó là một tỷ lệ rất nhỏ so với mặt bằng chung của thế giới. Tỷ lệ quỹ đất giành cho giao thông tĩnh theo quy hoạch là khoảng 7%.

Phần lớn các công trình giao thông tĩnh của thành phố có sức chứa hạn chế. Tỷ lệ diện tích đỗ xe xét theo dân số nội thành vào khoảng 0,1 - 0,4m2/người, và chiếm 0,05% diện tích nội thành.

Theo báo cáo của Thanh tra GTCC Hà Nội, vấn đề khai thác các điểm giao thông tĩnh hiện nay của thành phố đang được giao cho Công ty khai thác điểm đỗ xe Hà Nội tổ chức và chủ yếu khai thác đối với các điểm đỗ xe ô tô trên hè đường, đất công cộng và điểm trông giữ xe ô tô được xây dựng theo quy hoạch. Còn việc trông giữ xe đạp, xe máy là của các thành phần khác nhau do một số tổ chức và cá nhân thực hiện.

Công ty khai thác điểm đỗ xe Hà Nội hiện đang quản lý hơn 130 điểm trông giữ xe, đỗ xe ô tô công cộng với tổng diện tích 28ha và chủ yếu tận dụng từ lòng đường, vỉa hè, đất lưu không và vườn hoa công cộng. Số diện tích trên chỉ đáp ứng được hơn 7.000 ô tô và khoảng 30- 35% nhu cầu đỗ xe của thành phố.

Chính sự thiếu hụt về các điểm đỗ xe đang làm cho ùn tắc giao thông tại thủ đô càng trở nên nghiêm trọng thêm.

2.2.1.3. Vận tải hành khách công cộng thành phố Hà Nội

Tình hình giao thông Hà Nội hiện nay hết sức nhức nhối đối với người dân, gây thiệt hại lớn về KT-XH. Trong khi chờ 1 quy hoạch tổng thể phù hợp, được thực hiện đồng bộ, triệt để; các dự án về VTHKCC khối lượng lớn (tàu điện ngầm, tàu điện trên cao...) còn đang ở “ thì tương lai ” thì trong tương lai gần VTHKCC bằng xe buýt được coi là giải pháp thiết thực hơn cả với những ưu điểm vượt trội:



  • Giảm ách tắc giao thông

  • Giảm tai nạn giao thông

  • Tiết kiệm chi phí xã hội

  • Bảo vệ môi trường sinh thái

  • Thực hiện văn minh đô thị

Giao thông công cộng ở Hà Nội bao gồm hai hệ thống khác nhau cơ bản. Một hệ thống được tổ chức cho những phương tiện giao thông lớn hoạt động theo đội xe trên những tuyến cố định. Hệ thống còn lại hoạt động theo khu vực dành cho những phương tiện cỡ nhỏ hơn, hoạt động độc lập và chủ yếu phục vụ các hành khách riêng lẻ.

Hoạt động theo phương thức đội xe hiện nay bao gồm một phương thức, đó là hệ thống xe buýt được tổ chức tốt do thành phố lập kế hoạch và điều hành.

Hoạt động theo phương thức đơn lẻ bao gồm 3 phương thức: xe ôm, xích lô hiện nay hầu hết đã được cấm dần tại khu trung tâm thành phố, và hệ thống xe taxi hoạt động cơ động và rộng khắp, và gần đây có sự hoạt động mô hình mini-taxi giá thấp

Tuyến VTHKCC là đường đi của phương tiện để thực hiện chức năng vận chuyển xác định .tuyến VTHKCC là một phần của mạng lưới giao thông thành phố được trang bị các cơ sở vật chất chuyên dụng như : biển báo ,nhà chờ… để tổ chức các hành trình vận chuyển bằng phương tiện VTHKCC thực hiện chức năng vận chuyển hành khách trong thành phố đến các vùng ngoại ô và các trung tâm đô thị vệ tinh nằm trong quy hoạch tổng thể của thành phố.

Mạng lưới tuyến VTHKCC là tập hợp các tuyến VTHKCC được quy hoạch và thiết kế sao cho đảm bảo tính thống nhất ,liên thông giữa các tuyến nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu đi lại của người dân và phù hợp với mạng lưới giao thông của thành phố.

Hiện nay Hà Nội có khoảng 60 tuyến buýt nội đô và 7 tuyến buýt kế cận ( tính đến tháng 5/ 2008). Mạng lưới tuyến bao phủ phạm vi rộng và dễ tiếp cận, tuy nhiên hiệu quả hoạt động của nhiều tuyến xe buýt là khác nhau

Hầu hết các tuyến xe buýt đều có thời gian hoạt động từ 5h sáng đến 9h tối, khoảng thời gian chờ từ 5 – 15 phút. Tần suất giữa các chuyến xe buýt là từ 5 đến 20 phút, tần suất cao nhất là trong giờ cao điểm. Tần suất và độ chính xác hiện là lĩnh vực ưu tiên, gần đây từng tuyến buýt đã có thời gian biểu cụ thể.

Mạng lưới tuyến buýt dài 778 km trên đó 680 xe buýt hoạt động với các kích cỡ và hiệu xe khác nhau



Bảng 2.9 Danh sách các tuyến buýt tham gia mạng lưới VTHKCC hiện nay

TT

Tên tuyến

SHT

Cự ly tuyến

1

Long Biên - Hà Đông

1

13.0

2

Bác Cổ - H.Đông - Ba La

2

19.0

3

Giáp Bát - Gia Lâm

3

15.3

4

Long Biên - Lĩnh Nam

4

11.3

5

Linh Đàm - Phú Diễn

5

20.9

6

Ga Hà Nội - Thường Tín

6

19.0

7

Kim Mã - Nội Bài

7

31.5

8

Long Biên - Ngũ Hiệp

8

20.2

9

Bờ Hồ - Bờ Hồ

9

19.5

10

Long Biên - Từ Sơn

10

18.0

11

Ga Hà Nội - ĐH Nông Nghiệp I

11

18.7

12

Kim Mã - Văn Điển

12

13.9

13

Kim Mã - Bxe Mỹ Đình

13

9.6

14

Bờ Hồ - Cổ Nhuế

14

15.1

15

Long Biên - Phố Nỉ

15

44.2

16

Giáp Bát - Bxe Mỹ Đình

16

13.7

17

Long Biên - Nội Bài

17

36.7

18

Kim Mã - L.Biên - Kim Mã

18

21.3

19

Trần Khánh Dư - Hà Đông

19

14.5

20

Kim Mã - Phùng

20

19.4

21

Giáp Bát - Hà Đông

21

11.8

22

BX Gia Lâm - Bệnh Viện 103

22

19.2

23

Ng. C.Trứ - Nguyễn Công Trứ

23

17.9

24

L.Yên - N.T.Sở - C.Giấy

24

12.6

25

Nam Thăng Long - Giáp Bát

25

19.7

26

Mai Động - SVĐ Quốc Gia

26

18.4

27

Hà Đông - Nam Thăng Long

27

18.0

28

Giáp Bát - Đông Ngạc

28

18.3

29

Giáp Bát - Tây Tựu

29

22.6

30

Mai Động- Hoàng Quốc Việt

30

16.4

31

Bách Khoa - Đ.H Mỏ

31

19.5

32

Giáp Bát - Nhổn

32

18.8

33

Mỹ Đình - CV Tây Hồ

33

16.9

34

Bxe Mỹ Đình - Gia Lâm

34

18.3

35

Trần.K.Dư - Nam Thăng Long

35

17.5

36

Yên Phụ - Linh Đàm

36

16.0

37

G.Bát - L.Đàm - Hà Đông

37

14.6

38

N.T.Long - Mai Động

38

20.0

39

C.V. Nghĩa Đô - Bxe Nước Ngầm

39

24.8

40

Ga Hà Nội - Phú Thị

40

21.2

41

Yên Phụ - Sân VĐQG

50

17.1

42

Long Biên - Bắc Ninh

54

32.4

43

L.Yên - L.Biên - C. Giấy

55

18.1

44

N.T.Long - Đa Phúc - Núi Đôi

56

29.3




Tổng




854.2

1

Công ty TNHH Bắc Hà




84.6

45

Giáp Bát - Nghi Tàm

41

13.5

46

Kim Ngưu - Đức Giang

42

14.1

47

Ga Hà Nội - Đông Anh

43

26.4

48

Trần Khánh Dư - Mỹ Đình

44

15.5

49

T.K.Dư - Đông Ngạc

45

15.1

2

C
Ngµy

Ngµy

Ngµy

Ngµy

Ngµy

Ngµy

Ngµy

Ngµy
ty CP TM và DL Đông Anh





2
Ngµy

Ngµy

Ngµy

Ngµy
4.0


50

Mỹ Đình - Cổ Loa

46

24.0

3

Các tuyến xã hội hóa




65

51

Long Biên - Bát Tràng

47

14.5

52

T.K.Dư - Bxe Nước Ngầm

48

14.3

53

H.Q.Việt - Đông Anh

53

24.0

54

C.V.T.Nhất - Bx Nước Ngầm

52

11.8

4

Công ty Cổ phần xe điện Hà Nội




27.5

55

T.K.Dư - KĐT Mỹ Đình

49

13.2

56

T.K. Dư - KĐT Trung Yên

51

14.3

5

Cty TNHH XD&DL Bảo Yến




76

57

KĐT Mỹ Đình - Bxe Hà Đông

57

17.4

58

Yên Phụ - Mê Linh Plaza

58

22.5

59

T.T.Đông Anh-ĐH Nông NghiệpI

59

14.5

60

C.V.Nghĩa Đô - Bxe Nước Ngầm

60

21.6




Các tuyến buýt XHH




277




Toàn mạng VTHKCC




1,131

“Nguồn: Thống kê của tổng công ty vận tải Hà Nội”

Bảng 2.10. Kết quả hoạt động của transerco


TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

TH 2006

TH 2007

TH 2008

KH 2009

1

Số tuyến

Tuyến

50

50

50

50

2

Số xe KH

Xe

762

776

802

810

3

Lượt xe thực hiện

1000 lượt

3,141

3,284

3,257

3,261

4

Tổng khách vận chuyển

Tr.Hk

297,7

326,8

373,6

376,3

5

Tổng D.Thu

Tỷ.đ

292,9

308,0

346,5

374,5

Nguồn : Báo cáo cuối kì của transerco

Đến 2010 tổng km chạy bus 1250 km, vùng phủ mạng 85%, đáp ứng 15-20% nhu cầu đi lại.

Tuy nhiên hiện nay VTHKCC tại Hà Nội vẫn tồn tại nhiều hạn chế trong đó có cả nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan:



  • VTHKCC mới chỉ có xe buýt chứ chưa có tàu điện.

  • Mạng lưới đường nhỏ hẹp, chất lượng đường xấu, lưu lượng giao thông đông.

  • Đang xảy ra tình trạng quá tải, đặc biệt là trên một số tuyến đông khách.

  • Chỉ đáp ứng được một thị phần vận tải nhỏ, chưa được như mong đợi.

  • Chất lượng dịch vụ còn thấp: Phương tiện, công tác bán vé, thông tin tuyến.

  • Thiếu tính chuyên nghiệp cho lái xe, nhân viên bán vé.

2.2.1.4. Hiện trạng ùn tắc giao thông

Ùn tắc giao thông luôn là vấn đề nóng bỏng ở Hà Nội cũng như một số đô thị khác. Mặc dù đã được quan tâm và đưa ra rất nhiều giải pháp khắc phục nhưng kết quả còn làm đau đầu các chuyên gia và cơ quan quản lý : tình trạng ùn tắc vẫn cứ diễn ra hàng ngày.

Một điệp khúc buồn tại Hà Nội vẫn cứ diễn ra đó là sáng ùn chiều tắc. Ngoài các điểm ùn tắc có tính "truyền thống" như Ngã Tư Sở, cầu Chương Dương, Khâm Thiên, Tôn Thất Tùng đã xuất hiện thêm nhiều nút tắc mới không theo một quy luật nào, những điểm ùn tắc cục bộ vẫn diễn ra hàng ngày tại các tuyến phố Đội Cấn, Kim Mã, Văn Miếu, Quốc Tử Giám, Trần Phú, Lê Trực...

Chỉ tính địa bàn hai quận Thanh Xuân, Đống Đa đã có gần 30 điểm ùn tắc như: Ngã Tư Sở; Tây Sơn-Chùa Bộc; Tôn Đức Thắng-Cát Linh; Láng Hạ-Thái Hà; Phạm Ngọc Thạch-Lương Định Của; Khâm Thiên; Nguyễn Lương Bằng-Xã Đàn; Chùa Bộc-Phạm Ngọc Thạch; Tây Sơn-Hồ Đắc Di; Cầu Mới... Các quận Ba Đình, Cầu Giấy, Hai Bà Trưng, Long Biên, Hoàng Mai cũng xuất hiện hàng chục điểm thường xuyên ùn tắc như: Nút giao thông Bưởi; đường Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Thái Học, Thuỵ Khuê; Nguyễn Văn Cừ, Cầu Chương Dương; Lạc Trung - Thanh Nhàn; Phương Mai - Giải Phóng...

Các điểm ùn tắc trên chủ yếu diễn ra vào giờ cao điểm sáng hoặc chiều đó là giờ tan tầm


Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> Công nghệ rfid giới thiệu chung
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> LỜi nóI ĐẦu phần I tổng quan về HỆ thống thông tin quang sợI
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> HỌc viện công nghệ BƯu chính viễn thông quản trị sản xuấT
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án: Nhà máy sản xuất hạt nhựa 3h vina của công ty tnhh 3h vina
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> ĐỀ 24 thi ngày 22/9
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> ĐƯỜng lối ngoại giao củA ĐẢng trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dâN (1945-1954)
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> Đồ án xử lý nước cấp Thiết kế hệ thống xử lý nước cho 2500 dân
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> HiÖn nay gç rõng tù nhiªn ngµy cµng khan hiÕm mµ nhu cÇu sö dông gç ngµy cµng cao
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> Câu 1: Những nội dung cơ bản trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Công sản Việt Nam
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> Lời nói đầu

tải về 465.08 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương