MỞ ĐẦu lí do chọn đề tài


Đề xuất giải pháp phát triển



tải về 329.59 Kb.
trang4/5
Chuyển đổi dữ liệu08.09.2016
Kích329.59 Kb.
#31837
1   2   3   4   5

3.1. Đề xuất giải pháp phát triển


Bàn về du lịch sinh thái, một số ý kiến cho rằng ảnh hưởng của du lịch sinh thái đến việc bảo vệ môi trường và mức thu nhập cũng như nguồn lực trong cộng đồng mang tính hạn chế. Theo đó, nó có thể mang tính ảnh hưởng mạnh cũng như thành công hơn nếu được sáp nhập với các ý kiến phát triển bền vững khác ở mức độ cộng đồng.

Du lịch sinh thái có thể được liên kết với các khía cạnh khác của kinh tế khu vực tạo nên mối liên kết tương hỗ và giảm thiểu sự rò rỉ tài chính. Nó cũng có thể kết hợp với ngành nông nghiệp như việc sử dụng thời gian và nguồn lực cũng như cung cấp thị trường tạo ra sản phẩm.

Thị trường du lịch sinh thái mang tính nhạy cảm cũng như theo mùa vụ và chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như thay dổi chính trị hay sự thiếu ổn định kinh tế. Tuy nhiên, du lịch sinh thái có thể là lá chắn chống lại các đe doạ gây ra cho các ngành khác.

Trước vấn đề này cần phải có các giải pháp cụ thể rõ ràng:



3.1.1.  Hợp tác tìm kiếm sự nhất quán trong chiến lược hành động

Các nhà tư vấn nên thống nhất chiến lược về du lịch sinh thái nhằm mang lại lợi ích kinh tế xã hội. Các sáng kiến ​​du lịch sinh thái nên tập trung vào chiến lược rõ ràng thống nhất và được thống nhất bởi các bên có liên quan.

Chiến lược nên bao gồm:

Tìm hiểu nhu cầu du lịch, nhận thức về vấn đề du lịch sinh thái trong xã hội bằng những phương pháp điều tra, phân tích và tống hợp. Đánh giá mức độ quan tâm của du khách khi tham gia chương trình tour hoặc khi nghe trên mạng truyền thông.

Đánh giá thị trường toàn diện, phân khúc thị trường, phân loại đối tượng khách hàng. Đánh giá về các giá trị văn hoá và thiên nhiên; bao gồm các cơ hội thách thức, có chính sách khôi phục và phát triển các giá trị du lịch sẵn có. Phát huy tối đa điểm mạnh và hạn chế những sơ sót, những rủi ro trong quá trình thực hiện.

Có một tầm nhìn thống nhất cho du lịch sinh thái trong khoảng thời gian quy định, cùng với việc xác định các mục tiêu, đối tượng và các ưu tiên chiến lược, kế hoạch hành động, và kết qủa có thể kiểm soát.

Kế hoạch hành động nên lấy từ các sáng kiến thực tế, bao gồm phạm vi thời gian, trách nhiệm và nguồn lực yêu cầu. Cần tránh các sai lầm cũng như hạn chế tham vọng khi đưa ra các mục tiêu.

Các hành động nên bao gồm việc phát triển chuyên sâu và dự án tiếp thị. Ở một số địa điểm ít hoặc nhiều, nên chú ý đển quản lý du lịch, bao gồm cả chính sách về kiểm soát phát triển và các du khách hiện có. Ở nhiều nơi, quan hệ giữa các cộng đồng địa phương và một khu vực bảo vệ có thể là một yếu tố quan trọng của chiến lược, bao gồm hành động thống nhất về thu phí và công tác bảo tồn trong cộng đồng, đó là một vấn đề quan trọng đối với du lịch sinh thái.



3.1.2. Tìm hướng giải quyết tốt nhất cho cộng đồng địa phương

Mục đích chính vẫn là mang lại những thuận lợi cho cộng đồng. Các vấn đề liên quan đến giới tính có thể được hoà giải bởi du lịch sinh thái có thể mang lại nhiều cơ hội hơn cho phụ nữ.

Du lịch sinh thái yêu cầu sự hiểu biết, trách nhiệm cộng đồng. Điều quan trọng là hãy nhớ rằng du lịch sinh thái là một hình thức kinh doanh. Cùng với các sáng kiến cho cộng đồng thì vấn đề doanh nghiệp tư nhân và đầu tư cần được khuyến khích đúng chỗ để mang lại lợi nhuận cho cộng đồng.

Có nhiều cách khác nhau về sự liên quan giữa cộng đồng và doanh nghiệp. Mức độ tham gia và lợi ích cộng đồng có thể phát triển theo thời gian. Các lựa chọn liên quan đến cộng đồng và doanh nghiệp:



  • Công ty du lịch sẽ thuê người dân địa phương với tư cách là hướng dẫn viên, thuyết minh viên, người bảo vệ, chăm sóc,... Đây là hành động hữu ích và quan trọng nhằm giải quyết vấn đề việc làm, tăng thu nhập cho người dân và đảm bảo công tác quản lý các giá trị du lịch tại địa phương.

  • Cá nhân địa phương sản xuất và bán hàng thủ công mỹ nghệ, sản vật địa phương cho du khách trực tiếp hoặc có thể thông qua các doanh nghiệp du lịch. Qua đây vừa giới thiệu nét đặc sắc của văn hóa mình đến với du khách mà còn tạo điều kiện giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa tiêu biểu.

  • Đảm bảo chế độ minh bạch, đơn giản để thu lại sáng kiến tích cực cho các doanh nghiệp tư nhân; giảm thiểu gánh nặng tài chính; và

  • Thiết lập các uỷ ban có người dân địa phương, các doanh nghiệp tư nhân, cơ quan nhà nước và các tổ chức phi chính phủ để đảm bảo hiểu biết về các điều khoản nhằm giúp đỡ các địa phương.

3.1.3. Về nguồn nhân lực

  • Tăng cường bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ nhân viên hiện tại, đồng thời bổ sung lực mới, đặc biệt là từ các trường nghề, cao đẳng, đại học, … tại Đà Lạt và phụ cận.

  • Đối với các tổ chức tại địa phương, là những đối tượng có hiểu biết, sẵn sàng tuyên truyền DLST tại địa bàn nên có thể tận dụng ưu thế này để tạo uy tín, nhằm tăng khả năng cạnh tranh của VQG.

  • Cư dân địa phương là người bản địa, có nhiều hiểu biết về núi rừng, có mong muốn được đào tạo về DLST để phục vụ du khách như hướng dẫn du khách, cung ứng các dịch vụ vận chuyển, ăn uống, … Do đó, có thể thực hiện việc bồi dưỡng nghiệp vụ và ngoại ngữ đối với các đối tượng này.

  • Cư dân địa phương có ý thức cao về bảo vệ môi trường nên có thể tận dụng thế mạnh này để vận động nhà đầu tư hướng đến vấn đề môi trường khi đầu tư vào địa bàn.

  • Căn cứ vào sự phân bố của cư dân địa phương, cho thấy địa bàn phân bố chủ yếu của họ là ở khu vực phía Đông và Tây Nam. Do đó, trong vấn đề sử dụng nguồn nhân lực, cần phải thực hiện việc bố trí đội ngũ tương ứng theo địa bàn cư trú để đảm bảo tính hợp lý và hiệu quả cao nhất cho các hoạt động tại địa bàn.


3.1.4. Đảm bảo tính nhất quán giữa môi trường và văn hoá

Mức độ và loại du lịch phải phù hợp với nguồn tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hoá và mong muốn của cộng đồng.

Một đặc điểm cơ bản của du lịch sinh thái là chất lượng của tài nguyên thiên nhiên và di sản văn hóa của một khu vực không hư hỏng và nếu có, cần được tôn tạo lại. Các tác động xấu đến môi trường tự nhiên phải giảm thiểu, giá trị văn hóa bản địa phải thực sự độc đáo và không bị lai căng. Du lịch sinh thái khuyến khích mọi người làm tăng giá trị di sản văn hóa riêng của họ. Tuy nhiên, văn hóa không phải tĩnh và cộng đồng có thể hướng tới việc thay đổi nó trong một chừng mực nhất định như hủy bỏ các hủ tục, đơn giản hóa các nghi thức nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ ý nghĩa tâm linh,... Điều quan trọng là cộng đồng ra quyết định mức độ cho du lịch họ muốn xem. Tư vấn trong quá trình xây dựng chiến lược du lịch sinh thái nên biểu hiện nhiều thay đổi theo cả hướng tích cực lẫn tiêu cực thông qua người dân địa phương. Sau đó, bằng sự giúp đỡ, họ có thể được để xem xét về mặt số lượng và loại khách du lịch nào, thời gian sẽ đến và đi.

Theo đó có hai quy định đặt ra như sau:


  • Các sản phẩm tạo ra phải phải mang tính đặc thù của địa phương, chứa đựng một giá trị tâm linh, một quan niệm hay chí ít cũng có giá trị thẫm mĩ, giá trị sử dụng.

  • Cộng đồng nên quyết định xem truyền thống văn hoá nào mà họ muốn quảng bá đến khách du lịch, những quy định đối với khách du lịch, yêu cầu về an ninh, an toàn ,…

Một cách tiếp cận tương tự có thể được áp dụng đối với xác định giới hạn của thay đổi cho phép và sử dụng cho phép cùng với môi trường tự nhiên là có liên quan. Ở đây kiến thức khoa học được dùng để tính đến các điều kiện của các di tích khác nhau tại các thời điểm khác nhau trong năm. Thông thường số lượng du khách tại một thời điểm là một yếu tố quan trọng hơn so với mức độ tổng thể của các chuyến thăm.

Áp dụng việc đánh giá tác động môi trường, xã hội và văn hóa hệ thống nhằm phát triển các đề xuất. Điều này được hiểu là nên quan tâm một cách  chi tiết của những gì phục vụ du khách, chẳng hạn như việc lựa chọn các sản phẩm bán cho họ (ví dụ như tránh các đồ tạo tác với một ý nghĩa thiêng liêng) hoặc sử dụng các nguồn nhiên liệu không phù hợp.

Quy hoạch cả trong và ngoài khu bảo tồn. Điều này nên bao gồm việc xác định địa điểm và mức độ quy hoạch cho phép. Trong một số làng và cộng đồng đã xác định  cụ thể khu du lịch sinh thái mà yêu cầu cả về cơ sở cung cấp và các giải pháp bảo tồn động vật hoang dã. Nhìn chung là phải xác định vị trí nhà nghỉ cho khách du lịch  cách xa khu vực làng cộng đồng.

3.1.5. Đảm bảo thực tế thị trường và thúc đẩy hiệu quả

Phát triển du lịch sinh thái phải được xây dựng trên sự hiểu biết về nhu cầu thị trường và mong muốn của người tiêu dùng cũng như cách thức đưa sản phẩm ra thị trường. Việc đánh giá thị trường toàn diện phải được tiến hành thông qua điểm đến và các dự án du lịch sinh thái. Điều này cần xem xét như sau:



  • Các mẫu, các hồ sơ và các lợi ích của khách du lịch đến khu vực phải dựa trên các khảo sát về khách du lịch. Về nguyên tắc thì sẽ dễ dàng để duy trì khách du lịch hiện tại và thu hút du khách mới trong tương lai.

  • Vị trí của khu vực phải được nhìn nhận tại các mạch du lịch trong nước. Nếu là sự lệch pha sẽ gây ra sự khác biệt.

  • Mức độ, bản chất và sự tồn tại các sản phẩm du lịch sinh thái sẽ gây ra sự cạnh tranh nhưng cũng tạo nên tiềm năng.

  • Các hoạt động của các nhà khai thác tour du lịch trong nước và các công ty liên đới đất đai trong nước và sự bảo trợ bởi công ty lữ hành.

  • Các thông tin hiện hành và cơ chế quảng cáo tại khu vực.

Chất lượng độc nhất hoặc đặc biệt tại một khu vực cùng với các sản phẩm du lịch khác phải được xác định. Theo những kiến thức về thị trường, các thông tin đầu tiên về khách du lịch nên được thông qua. Tại một vài khu vực, thị trường khách du lịch trong nước có thể là tiềm năng hơn so với khách du lịch quốc tế. Cấp độ và bản chất của tiếp thị nên được quy từ sự gắn kết bởi văn hoá và môi trường tại khu vực và số lượng khách du lịch.
3.1.6. Hành động liên kết với các công ty lữ hành

Liên kết các dự án tại các địa phương khác nhằm cung cấp các yếu tố khác biệt. Điều này có thể tiết kiệm các chi phí bao gồm cả chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng kĩ thuật, nguồn nhân lực và chính sách tiếp thị. Cộng đồng có thể làm việc với các tổ chức khác như chính quyền quản lý.

Công tác liên kết với công ty lứ hành du lịch sẽ đảm bảo lượng khách ổn định, tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp và thúc đẩy sự hợp tác có lợi giữa hai bên đảm bảo rằng họ có thể thiết lập tốt và phân phối sản phẩm đến các doanh nghiệp.

3.1.7. Xây dựng các sản phẩm chất lượng

Các sản phẩm du lịch sinh thái nên đảm bảo chất lượng cao và thắt chặt kế hoạch kinh doanh. Các sản phẩm và đồ thủ công địa phương: Mặc dù khách du lịch có thể tìm kiếm các sản phẩm thực tế, nhưng cần thiết để tránh khai thác cạn kiệt các đồ tạo tác có giá trị văn hóa và  các nguồn tài nguyên khác. Các sản phẩm chất lượng có thể được làm và bán nhưng phải phản ánh tính truyền thống của khu vực và tính sáng tạo của nó. Sản phẩm có sự kết hợp giữa yếu tố tự nhiên và văn hoá sẽ thu hút sự quan tâm của khách du lịch. Khách du lịch sẽ thích thú hơn với các giá trị truyền thống và giá trị thực của sản phẩm.

Các phương pháp xây dựng sản phẩm chất lượng:


  • Quảng bá về VQG để thu hút du khách thông qua việc lồng ghép hình ảnh VQG trong quảng bá của Đà Lạt, Nha Trang (vì VQG nằm gần các thành phố trên).

  • Khai thác thế mạnh về địa hình, tài nguyên thiên nhiên, ghềnh thác, khí hậu,… để phát triển các tour dã ngoại phù hợp

  • Đào tạo kỹ năng, hướng dẫn và công tác phiên dịch. Hỗ trợ nhằm tạo điều kiện bồi dưỡng cho người dân địa phương làm hướng dẫn viên du lịch.

  • Tham khảo ý kiến phản hồi từ khách du lịch tham gia các hoạt động. Các chương trình tham gia bảo vệ phải gắn liền với các thành phần của du lịch sinh thái.

  • Các quy tắc ứng xử dành cho du khách nên được quy định. Một vài quy tắc có thể là quy định chung, tuy nhiên vẫn phải xây dựng các tiêu chí quy tắc phân loại theo từng khu tuyến du lịch.


3.1.8. Quản lý và đảm bảo tính liên tục

Du lịch sinh thái nên được thiết kế và quản lý nhằm mang lại thành công lâu dài. Bởi vấn đề trong các dự án du lịch sinh thái mà thông qua các sáng kiến quỹ hỗ trợ bên ngoài không mang tính liên tục. Do đó, cần tập trung vào các vấn đề như:



  • Chiến lược nên xác định ở giai đoạn sớm, các cơ quan hỗ trợ nên quan tâm đến hoạt động của các cá nhân và tổ chức thông qua các khoá về dự án.

  • Chiến lược về quyền sở hữu địa phương nên duy trì lâu dài.

  • Liên tục sử dụng quy chế tại địa phương và quy chế quốc gia cũng như hỗ trợ từ doanh nghiệp du lịch.

  • Các dự án sẽ được thắt chặt thông qua việc quản lý và các phản hồi để đánh giá các điểm mạnh và điểm yếu từ đó đi đến việc điều chỉnh.

  • Các yêu cầu cần được thiết lập và phù hợp với cộng đồng. Điều đó bao gồm hiệu suất kinh tế, phản ứng cộng đồng địa phương, sự hài lòng của khách du lịch và thay đổi môi trường. Quản lý nên được thắt chặt và phản hồi nên tiếp thu từ du khách, các công ty lữ hành  và người dân địa phương.

  • Cần thiết để đào tạo người dân địa phương khi tham gia quá trình quản lý. Các chiến lược về phần thưởng và chứng chỉ đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì cũng như thực hiện tốt hơn.

Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id190496 229274
UploadDocument server07 id190496 229274 -> Báo cáo thực tập tốt nghiệp LỜi mở ĐẦU
UploadDocument server07 id190496 229274 -> I. objectives
UploadDocument server07 id190496 229274 -> Kieåm tra hoïc kì I moân: hoùa hoïc khoái 11 (2011-2012) Thôøi gian 45’ ÑEÀ 1 Caâu 1
UploadDocument server07 id190496 229274 -> Chuyên đề: VI sinh vậT Ứng dụng trong xử LÝ phế thải I. Nguồn gốC phế thảI 1/ Phế thải là gì ?
UploadDocument server07 id190496 229274 -> Ngaøy soaïn : Ngaøy daïy : I
UploadDocument server07 id190496 229274 -> Noäi dung cô baûn cuûa cuoäc Duy taân Minh Trò Về chính trị
UploadDocument server07 id190496 229274 -> Giáo án sử 8 Tuần: 12 Ngày soạn: 06/11/2011
UploadDocument server07 id190496 229274 -> 200 câu hỏi về môi trường (Phần 4) (03-07-2096 15: 37)
UploadDocument server07 id190496 229274 -> 1. Cn b ng c¸c ph­¬ng tr×nh ph¶n øng sau
UploadDocument server07 id190496 229274 -> TỔ HÓa trưỜng thpt lê quý ĐÔn tam kỳ CÂu hỏI Ôn tập hoá chưƠng đIỆn ly. LỚP 11

tải về 329.59 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương