MỞ ĐẦu lí do chọn đề tài


Thực trạng phát triển du lịch sinh thái tại VQG Bidoup – Núi Bà



tải về 329.59 Kb.
trang3/5
Chuyển đổi dữ liệu08.09.2016
Kích329.59 Kb.
#31837
1   2   3   4   5

2.2. Thực trạng phát triển du lịch sinh thái tại VQG Bidoup – Núi Bà.

2.2.1. Tình hình hoạt động của bộ máy tổ chức quản lý:


Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà được thành lập theo Quyết định số 1240/QÐ-TTg “v/v chuyển Khu bảo tồn thiên nhiên Bidoup-Núi Bà thành Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà”, ngày 19 tháng 11 năm 2004 của Thủ Tướng Chính phủ.

Trung tâm Du lịch sinh thái và giáo dục môi trường trực thuộc Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà, được thành lập theo Quyết định số 496/QĐ-UBND ngày 23/02/2011 của UBND tỉnh Lâm Đồng với nhiệm vụ và chức năng được phát biểu như sau:



Chức năng:
Tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái và diễn giải môi trường trong phạm vi Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà.
Tổ chức các hoạt động giáo dục môi trường cho du khách, cho cộng đồng và các trường học theo chức năng của Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà.
Tham mưu trong việc lập quy hoạch, kế hoạch quản lý và khai thác các tour, tuyến, điểm du lịch trong Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà.
Nhiệm vụ:
Tổ chức và quản lý các hoạt động dịch vụ, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Khai thác có hiệu quả các nguồn lực của Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà phục vụ phát triển du lịch.
Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị trong Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà và các tổ chức, cá nhân có liên quan để lập quy hoạch, kế hoạch, biện pháp quản lý, sử dụng hợp lý các tài nguyên du lịch trong Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà.
Tổ chức các hoạt động đưa, đón, hướng dẫn và diễn giải môi trường cho du khách tham quan Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà. Tuyên truyền, quảng cáo hình ảnh của Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà để thu hút khách tham quan du lịch. Tổ chức các hoạt động nhằm bảo đảm an ninh, trật tự và an toàn cho du khách.
Tổ chức bán vé và thu phí tham quan Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà. Quản lý, sử dụng nguồn tiền thu được theo đúng các quy định của Nhà nước.
Tư vấn, thiết kế, xây dựng và thực hiện các tour, tuyến, điểm du lịch trong Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà.
Tổ chức quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, tài chính, tài sản được giao theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước và theo phân cấp của Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà.
Xây dựng và tiếp nhận các nguồn vốn đầu tư, các dự án trong lĩnh vực giáo dục môi trường. Tổ chức các hoạt động giáo dục môi trường cho du khách, cộng đồng và trong các trường học theo nhiệm vụ của Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà.
Thực hiện hoặc phối hợp các phòng, ban, đơn vị thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Giám đốc và quy chế hoạt động của Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà.

Sơ đồ bộ máy tổ chức Trung tâm du lịch sinh thái và Giáo dục môi trường:



(Nguồn: Trung tâm DLST và GDMT VQG Bidoup – Núi Bà)

Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Du lịch sinh thái và giáo dục môi trường:


Biên chế của Trung tâm Du lịch sinh thái và giáo dục môi trường nằm trong tổng biên chế của Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà. Trung tâm Du lịch sinh thái và giáo dục môi trường VQG Bidoup – Núi Bà có ban lãnh đạo và 3 bộ phận:

- Ban lãnh đạo: có 3 biên chế gồm một Giám đốc và hai Phó giám đốc.

Giám đốc phụ trách chung các hoạt động của Trung tâm và trực tiếp phụ trách bộ phận Hành chính - Tổng hợp.

1 phó giám đốc phụ trách các hoạt động du lịch sinh thái.

1 phó giám đốc phụ trách giáo dục môi trường và marketing.

- Bộ phận Hành chính - Tổng hợp : 4 biên chế

- Bộ phận du lịch sinh thái: có 6 biên chế được cơ cấu tổ chức thành 3 nhóm:

+ Nhóm thông tin cho du khách

+ Nhóm lễ tân

+ Nhóm hướng dẫn viên

- Bộ phận Giáo dục môi trường : 4 biên chế.

Tổng cộng 17 biên chế.

Nguồn nhân lực lao động trên đều có trình độ từ Đại học trở lên. Ngoài ra, Vườn Quốc Gia Bidoup – Núi Bà luôn đưa nguồn nhân lực đi học tập và đào tạo thêm về trình độ chuyên môn, như tham gia lớp học về mô hình phát triển Du lịch sinh thái và giáo dục môi trường tại VQG Bạch Mã ( Huế ), Cà Mau…, tổ chức các lớp học cho nhân viên trau dồi trình độ ngoại ngữ tại các trung tâm đào tạo ngoại ngữ ở thành phố Đà Lạt.

Sự ra đời của Trung tâm Du lịch sinh thái và giáo dục môi trường trực thuộc Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà là rất cần thiết để quy hoạch, thiết kế, xây dựng các sản phẩm du lịch hấp dẫn, đồng thời tiếp nhận và triển khai các dự án trên lĩnh vực giáo dục môi trường để phục vụ cộng đồng, các trường học, thu hút du khách trong và ngoài nước.


2.2.1. Một số sản phẩm DLST đang được khai thác


Hiện tại trung tâm DLST và giáo dục cộng đồng tại VQG Bidoup Núi Bà đã và đang phát triển một số hoạt động, tour - tuyến du lịch tham quan, khám phá các điểm du lịch trong Vườn, cụ thể:

2.2.1.1. Mô hình diễn giải du lịch sinh thái và giáo dục môi trường
Hoạt động diễn giải môi trường đang được xem là nét hấp dẫn tại Bidoup - Núi Bà. Với đội ngũ cán bộ thuyết minh viên đáng mến và tin cậy có chuyên môn, có tình yêu thiên nhiên, gắn bó và có hiểu biết nhiều về đặc tính động thực vật tại Bidoup- Núi Bà, lực lượng kiểm lâm và đặc biệt là đồng bào bản địa cùng tham gia diễn giải về môi trường. Người dân với vốn kinh nghiệm sống cùng rừng, mang hơi thở của rừng và nét văn hóa bản địa sẽ đem tấm lòng chân thành để thuyết minh về các giá trị của rừng khi tiếp đón du khách.

Trung tâm Du lịch sinh thái và giáo dục môi trường với những mô hình giản dị mà sinh động, 20 chủ đề diễn giải trực quan. Hình ảnh và màu sắc tinh tế, kết cấu lời dẫn rõ ràng, các tiểu tiết nhấn nhá đầy sức gợi. Cuộc sống con người và thiên nhiên đan chặt với nhau như các đường trên một tấm thảm, đó là sự gắn bó và hòa hợp hết sức hữu cơ, khó tách rời.

Thông điệp “Hãy nhìn kỹ hơn” như nhắc nhở về những gì nhỏ bé nhất cấu tạo nên rừng, đó là hệ động thực vật đa dạng, từ những loài côn trùng tưởng như quá nhỏ nhoi giữa cái bao la, rộng lớn đến vô cùng.

Trò chơi tìm chìa khóa để mở đúng ô cửa giới thiệu về các loài chim tại vườn quốc gia là một trong 221 khu xem chim thế giới dẫn giải khá lý thú. Từ đó, hình ảnh xuất hiện chim bồng chanh rừng sống ở ven suối; chim mỏ chéo mới tìm thấy duy nhất trên thế giới, mỏ có lực mở rất mạnh để tách hạt trong trái thông; chim hút mật bụng vàng đạp cánh liên tục để giữ thăng bằng, dùng thức ăn là mật các loài hoa… Hình ảnh của các loài thực vật và loài hoa đặc hữu: từ đỗ quyên Langbiang rực rỡ đến vương quốc của các loài lan, loài kim giao nam dùng làm đũa thử độc thời xa xưa, thông đỏ có thể chiết xuất trị bệnh nan y… Một phần thân cây thông hai lá dẹt với các vòng vân gỗ đặt ra câu hỏi dành cho khách tham quan về tuổi đời của cây khi một vòng trắng tương ứng với mùa mưa, vòng đen là qua một mùa nắng. Trên trần nhà, mô hình Ma cà rồng bay - loài sinh vật mới được phát hiện tại Bidoup - Núi Bà vào năm 2010 di chuyển từ trên xuống dưới gốc cây. Hình ảnh con người bảo vệ thiên nhiên được ghép từ hàng trăm thông điệp về môi trường khi quay phía sau mỗi tấm ghép…



2.2.1.2. Các tour, tuyến du lịch

Bản đồ du lịch VQG Bidoup Núi Bà



(Nguồn: Trung tâm DLST và GDMT VQG Bidoup – Núi Bà)

  • Tuyến tham quan thác Thiên Thai:

Thác Thiên Thai là điểm du lịch nằm gần khu Hành chính dịch vụ Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà. Thác có nhiều tầng, gắn với phong cảnh rừng tự nhiên. Đây là nơi lý tưởng để tham quan, khám phá, cắm trại,…

Nép mình dưới tán rừng nguyên sinh rậm rạp, thác Thiên Thai ngày đêm cuộn chảy, những dòng nước mát lạnh từ đầu nguồn đem lại sự sống cho muôn loài nơi đây, và cũng là nguồn nước tưới quan trọng cho việc canh tác nông-lâm nghiệp tại Vườn. Dưới tán rừng thông là đa dạng các loài thảo dược như ràng ràng, viễn trí, vấn vương Đà Lạt, bằng lăng hoa vàng,… Rừng kín thường xanh cũng là một trong những sản phẩm của tuyến đường mòn, hệ thực vật khá phong phú với các loài thân gỗ và các loài dây leo, có một số cây bạnh vè lớn. Thông đỏ, một loài cây có giá trị cao trong y học cũng xuất hiện nơi đây và chỉ có ở khu vực Bidoup-Núi Bà bạn mới có thể xem tận mắt, sờ tận tay loài thông đỏ mọc tự nhiên một cách dễ dàng.

Tô điểm thêm vẻ đẹp cho tuyến đường mòn là các loài phong lan, với độ ẩm cao, các giá thể phong lan đua nhau phát triển, đa dạng về màu sắc cũng như thể loại. Ngoài ra du khách có thể tham quan, tìm hiểu rừng kín thường xanh với hệ thực vật phong phú, các loại cây lấy gỗ và các loại dây leo, cây thuốc như: Cây thổ tâm thất có tác dụng bổ gan, kinh giới núi chữa bệnh nghẹt mũi, cây Cu li dùng để cầm máu, còn sói Nhật lại làm giảm sưng và giảm ngứa… Các bụi tre có thể đem về đan gùi hay để làm dụng cụ tỉa hạt. Gốc trúc ven suối là tài sản quý để bà con đem về làm xà gạc phát cỏ cho cây trồng… hơn thế nữa, du khách có thể tham quan công ty thủy sản Ngọc Mai Trang và mua cá Hồi với giá 300.000/kg, cá Tầm 250.000/kg – những loài cá miền ôn đới đang sống và bơi nhảy dưới làn nước nơi Vườn quốc gia, hay mua những hoa tươi tuyệt đẹp để làm quà hay trang trí trong gia đình.

Thiên nhiên gần gũi, khung cảnh thơ mộng, đa dạng về hệ sinh thái, thác Thiên Thai là điểm đến lý tưởng và thú vị không thể bỏ qua khi đến đây.

Phí tham quan cho 1 khách là 20.000VND/người lớn và 10.000VND/trẻ em, học sinh, sinh viên. Ngoài ra nếu có nhu cầu thuê hướng dẫn viên thuyết minh suốt tuyến, giá vé là 140.000VND/1 khách, 70.000VND/2 khách, 50,000VND/3 khách trở lên. (Chi tiết xem phụ lục 1)


  • Tuyến chinh phục đỉnh Bidoup:

Tuyến chinh phục đỉnh Bidoup nằm trên địa phận hành chính xã Đanhim, cách thành phố Đà Lạt 40 km trên tuyến đường 723 (Đà Lạt-Nha Trang). Với độ cao 2287m so với mực nước biển, đỉnh Bidoup được mệnh danh là “nóc nhà” của Tây Nguyên. Sự thay đổi về độ cao đã hình thành một hệ sinh thái rất đa dạng như:

Hệ sinh thái rừng thưa cây lá kim á nhiệt đới núi thấp với loài thông 3 lá là phổ biến nhất. 90% diện tích rừng thông 3 lá là ở cao nguyên Langbiang.

Hệ sinh thái rừng hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim á nhiệt đới xuất hiện ở độ cao 1700m. Các loài cây lá kim phổ biến như bạch tùng, hồng tùng, thông hai lá dẹt, đặc biệt trên tuyến du lịch khám phá ta có thể chụp ảnh và tìm hiểu về cây pơ-mu cổ thụ hơn 1300 năm tuổi, chu vi 13,5m và chiều cao 40m (được công nhận bởi các nhà khoa học đại học Columbia Hoa Kỳ) rất có giá trị về mặt khoa học



Hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi trung bình nằm ở độ cao trên 1700m, chiếm ưu thế là các loài cây lá rộng, du khách sẽ được hướng dẫn viên diễn giải đặc điểm của một số cây đặc trưng thường gặp, một số loại cây thuốc.

Hệ sinh thái rừng lùn đỉnh núi (rừng rêu) phân bố ở độ cao trên 2000m, kiểu rừng này hình thành do thường xuyên bị mây mù che phủ, độ ẩm lớn, tạo môi trường thuận lợi cho rêu và địa y phát triển. Các loài phụ sinh cũng có cơ hội để phát triển trong kiểu rừng này như các loài phong lan. Trong kiểu rừng này chiều cao trung bình của các loài cây là khá khiêm tốn khoảng 14-15m. Hầu hết cây rừng trong hệ sinh thái này đều có rêu bám vào, ngay cả lá cũng có rêu, bạn còn có thể thấy rêu trên các vách đá.

Một số loài thực vật dễ dàng bắt gặp trên suốt tuyến đường mòn:

Đỗ quyên Langbiang: là loài thực vật khá đặc trưng khu vực VQG, hoa nhiều màu sắc như trắng, tím, cam như tô điểm thêm cho hương sắc rừng Bidoup

Loài dương xỉ thân gỗ nơi đây, là loài thực vật có từ kỷ đệ tam, với chiều cao có thể đạt đến 4-5m như minh chứng cho tính nguyên sinh của VQG. Bất ngờ hơn, vươn lên đến tầng tán rừng không chỉ có các loài thực vật thân gỗ như chò sót, dẻ, long não mà du khách có thể bắt gặp các loài mây với kích thước lớn khó có thể bắt gặp ở các nơi khác. Hơn nữa, đến với tuyến Bidoup là bạn đang đến với một thiên đường của các loài lan: lan hài, tóc tiên, vân đa, và các loài địa lan nở hoa dọc tuyến đường mòn.

Đi trên đoạn đường mòn khoảng vài trăm mét từ cửa rừng ta đã có thể bắt gặp các loài nấm. Nấm mọc dưới đất, trên thân cây mục với nhiều màu sắc sặc sở, nhiều công dụng khác nhau thu hút du khách và các nhà nghiên cứu khoa học. Vào mùa nấm, một số người dân địa phương đi thu hái để làm thức ăn, tuy nhiên du khách phải rất cẩn thận vì có không ít các loại nấm độc.

Với khí hậu mát mẻ, không khí trong lành du khách được thưởng thức tiếng nhạc rừng, đó là âm thanh của các loài chim mà hấp dẫn hơn là âm thanh của loài vượn đen má vàng - một loài linh trưởng có mặt trong sách đỏ Việt Nam. Vượn đen má vàng, với tiếng hót vào buổi sáng sớm khá đặc trưng, là loài khó bắt gặp trong tự nhiên nhưng các bạn cũng có thể nghe tiếng hót từ xa mà không làm ảnh hưởng đến đời sống hoang dã của chúng

Quý khách được ngắm nhìn toàn cảnh huyện Lạc Dương và các vùng lân cận sau một chặng đường dài leo núi. Đứng trên đỉnh Bidoup cao 2287m du khách được bao quát cảnh vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà, các xã Da Chais, Da Sar, Da Nhim và các vùng lân cận và ngắm nhìn những cánh rừng bạt ngàn hút tầm mắt, xung quanh đều là rừng xanh.

Phí tham quan cho 1 khách là 20.000VND/người lớn và 10.000VND/trẻ em, học sinh, sinh viên. Phí thuyết minh viên (bắt buộc có hướng dẫn viên đi theo) trong hành trình 2 ngày 1 đêm chinh phục đỉnh Bidoup là 600.000VND/1 khách, 300.000VND/2 khách, 250.000VND/3 khách trở lên. (Chi tiết xem phụ lục 1).

2.2.1.4. Tuyến đường tỉnh 723 (Studying tour):

Đưa du khách đi trong bức tranh vĩ đại của thiên nhiên về những cánh rừng còn nguyên sinh mới lạ. Du khách sẽ được ngắm nhìn những cánh rừng nguyên sinh cùng với nhiều thảm thực vật. Con đường cứ thế đâm xuyên qua những lớp lớp đồi núi thấp cỏ xanh mượt, những dòng suối chảy trên các vách đá cao tạo nên những âm thanh róc rách nghe như tiếng hát của rừng xanh, với những bản làng mộc mạc, nhỏ bé của người Cil, K'Ho bản địa. Dọc ven đường du khách sẽ có cơ hội tìm hiểu về các loài cây đặc hữu tại Vườn như:



Thông 5 lá: hay còn gọi là Thông Đà Lạt tên khoa học là Pinus dalatensis, là một loài thực vật đặc hữu củaVườn. Cây gỗ to, có tán hình nón thưa, thường xanh, cao đến hơn 30m và đường kính thân 0,6 - 0,8m. Ở cây non, vỏ thân nứt dọc, nhưng ở cây già vỏ bong từng mảng. Các cành ngắn mọc thành cụm trên đầu cành. Mỗi cành ngắn mang 5 lá ở đỉnh, hình kim, dài 6 – 11 cm, rộng 0,6 - 0,7mm, mặt cắt mang hình tam giác đều, cạnh có răng cưa nhỏ, hai mặt bên, mỗi mặt mang 2 - 5 hàng lỗ khí. Nón đơn tính, cùng gốc; nón cái thành thục hình trụ, dài 5,5 – 10 cm, đường kính 2,5 – 4 cm; gồm 25 - 50 vảy dài 2,5 cm, rộng 1,5 - 2,5 cm, mái vảy ở tận cùng. Khi chín vảy màu xám đen. Hạt hình trứng, màu nâu, dài 0,8 – 1 cm, đường kính 0,4 - 0,5 cm, mang cánh dài 1,5 cm ở phía trên đỉnh. Nguồn gen hiếm,Có thể bị đe dọa tuyệt chủng do bị thu hẹp môi trường sống và chưa thấy tái sinh Chưa thấy tái sinh bằng hạt sinh trưởng chậm.

Thông 2 lá dẹt: có tên khoa học là Ducampopinus krempfii , thuộc họ thông (Pinaceae). Đây là loài thông cổ xuất hiện cùng thời với khủng long với đặc trưng là có hai lá dẹt hình lưỡi kiếm, trên thế giới chỉ có độc nhất ở Việt Nam. Thông hai lá dẹt thường gặp rải rác như là những cây đại thụ cao trên dưới 30m, đường kính có thể đạt 1,5-1,6m, đôi khi tới 2m. Tán của cây thường khá rộng, dày, sẫm màu và có hình rẻ quạt. Đoạn thân dưới cành lớn, hầu như không có cành nhánh, tròn đều và đâm thẳng vào tán lá. Hạt màu nâu nhạt và có cánh trắng, khi chín, hạt có thể phát tán trong một phạm vi tương đối rộng và nón quả còn tồn tại một thời gian trên cây. Thông hai lá dẹt sinh trưởng rất chậm, tăng trưởng đường kính khoảng 1mm/năm, như vậy nếu cây có đường kính 2,5m thì tuổi cây có thể đạt tới 1.000 năm, hoặc ít ra có tuổi hàng trăm năm. Cây tái sinh thường gặp nhất ở độ tuổi 1 đến 5, rất hiếm cây có đường kính từ 10 đến 40cm.

Dưới tán những cây thông hai lá dẹt khổng lồ là những cây lá rộng đặc trưng cho rừng á nhiệt đới ẩm, như các cây thuộc họ sồi dẻ (Fagaceae), họ long não (Lauraceae), họ mộc lan (Magnoliaceae), thông năm lá Đà Lạt (Pinus Dalatensis), Pơmu, có khi còn gọi là thông hôi (Fokienia Hodgensii), bạch tùng (Podocarpus Imbricatus), hồng tùng (Dacrydium Pierrei) v.v... Ngoài ra còn thấy hồi núi, thông lông gà, cau rừng, hồng rừng và các loài thực vật chỉ thị cho độ ẩm cao đặc trưng của rừng là cây tóc thần vệ nữ, đỗ quyên, rêu, các loài phong lan v.v.... Việc duy trì các rừng thông này tồn tại lâu dài trong trạng thái tự nhiên với tổ thành loài cây ổn định đang là một câu hỏi lớn đặt ra đối với chúng ta.

Ngoài ra còn các tuyến xem chim tại 3 địa điểm là Bidoup, Cổng trời và Langbiang với các loài chim đặc hữu đang sinh sống, các nhà khoa học đã đưa ra danh sách gồm 42 loài thuộc 27 họ, đó là những loài thường gặp tại khu vực, trong đó họ khướu chiếm tỷ lệ lớn nhất với 9 loài, thứ 2 họ chim chích với 7 loài. Danh sách cũng ghi nhận 2 loài đặc hữu cho cao nguyên Đà Lạt là Sẻ thông họng vàng Khướu đầu đen má xám.(Xem phụ lục 2)

Vẻ đẹp thiên nhiên của Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà đã thật sự đọng lại trong lòng của mỗi du khách khi đặt chân đến vùng đất này - vùng đất mà thiên nhiên và con người hòa lại thành một, vùng đất luôn vang lên những bản hòa tấu rộn ràng của muôn loài. Là một địa chỉ tin cậy và hấp dẫn để trải nghiệm, hãy đến và tự mình khám phá bí ẩn của thiên nhiên đằng sau cánh rừng già mang tên Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà.

Phí tham quan cho 1 khách là 20.000VND/người lớn và 10.000VND/trẻ em, học sinh, sinh viên. Ngoài ra nếu có nhu cầu thuê hướng dẫn viên thuyết minh suốt tuyến, giá vé là 140.000VND/1 khách, 70.000VND/2 khách, 50,000VND/3 khách trở lên. (chi tiết xem phụ lục 1)

2.2.2. Tình hình thị trường khách:

Từ khi thành lập ngày 19/11/2004 theo Quyết định số 1240/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà đã chính thức đưa vào hoạt động. Tuy nhiên hoạt động du lịch tại Vườn vẫn còn đang trong quá trình hoàn thiên. Các tour, tuyến du lịch đang được khai thác đã có những kết quả đáng ghi nhận. Sau đây là tình hình lượt khách 6 tháng đầu năm 2012:


Bảng 1: Số lượng khách du lịch đến VQG Bidoup - Núi Bà

6 thàng đầu năm 2012

Đơn vị: Lượt khách




Tháng 1

Tháng 2

Tháng 3

Tháng 4

Tháng 5

Tháng 6

Khách quốc tế

9

6

16

21

5

7

Khách nội địa

65

83

75

93

175

45

Tổng

74

89

91

114

180

52

Tổng số

600

(Nguồn: Trung tâm DLST và GDMT VQG Bidoup – Núi Bà)


Bảng 2: Doanh thu du lịch của VQG Bidoup - Núi Bà 6 thàng đầu năm 2012

Đơn vị: 1000 đồng




Tháng 1

Tháng 2

Tháng 3

Tháng 4

Tháng 5

Tháng 6

Vé cổng

1.480

1.780

1.820

2.280

3.600

1.040

Thuyết minh

12.950

23.310

20.720

34.410

59.940

13.320

Thuê dịch vụ khác

3.562

9.600

10.950

13.870

19.700

3.838

Tổng

17.992

34.690

33.490

50.560

83.240

18.198

Tổng doanh thu

238.170

(Nguồn: Trung tâm DLST và GDMT VQG Bidoup – Núi Bà)

Bảng 3. Tình hình lượt khách đến VQG Bidoup - Núi Bà

6 tháng đầu năm 2012 tính theo quốc tịch:

STT

Quốc tịch

Số lượt khách trong tuyến

Tuyến thác Thiên Thai

Chinh phục Bidoup, xem chim

Tuyến 723 (Studying tour)

1

Úc

5

2




2

Pháp

9







3

Nga

10







4

Nhật Bản

10




7

5

Hàn Quốc

5

15




6

Việt Nam

346

40

150




Tổng lượt khách

600

(Nguồn: Trung tâm DLST và GDMT VQG Bidoup – Núi Bà)

Nhận xét:

Nhìn vào bảng thống kê và qua biểu đồ ta thấy hoạt động du lịch tại Vườn 6 tháng đầu năm 2012 không nhộp nhịp và có phần ảm đạm, cụ thể:



  • Thị trường khách chủ yếu của Vườn là khách nội địa (536 lượt người) chủ yếu các doanh nghiệp lữ hành khảo sát tuyến nhằm liên kết tour với Vườn, học sinh sinh viên với mục đích tìm hiểu môi trường, tham quan các điểm du lịch thác Thiên Thai, chinh phục đỉnh Bidoup cao 2287m, tham quan cây Pơ-mu 1300 tuổi, các hoạt động xem chim,…

  • Tiếp đến là thị trường khách Hàn Quốc (20 lượt người), Nhật Bản (17 lượt người) với dự án JICA, họ tìm hiều khảo sát tiềm năng về giá trị tự nhiên cũng như nhân văn của Vườn để phát triển các tour du lịch, bảo vệ đa dạng sinh thái và cải thiện đười sống người dân.

  • Các thị trường khách khác như Pháp, Nga, Úc thì lượt khách không nhiều, chủ yếu là hoạt động nghỉ dưỡng, về với tự nhiên.

Những điều này có thể lí giải: VQG được thành lập năm 2004 là điểm du lịch mới đang trong quá trình hoàn thiện cơ sở vật chất kĩ thuật, đội ngũ cán bộ nhân viên và các chương trình tour, tuyến du lịch, công tác quảng cáo, quảng bá trên các phương tiện truyền thông còn nhiều hạn chế nên chưa phổ biến rộng rãi trong tâm thức người dân. Lại thêm trên vùng núi cao Lâm Viên, điều kiện đi lại khó khăn, các sản phẩm du lịch còn đơn điệu, chưa khai thác những giá trị hiện tại cách hiệu quả nên lượt khách cũng như doanh thu chưa cao.

2.3. Nhận xét chung

Ưu điểm:

Sở hữu một nền khí hậu mát mẻ quanh năm, dạng địa hình phù hợp cho việc các loại hình du lịch sinh thái như leo núi, xe đạp mạo hiểm, khám phá thiên nhiên,…, điều kiện tiếp cận thuận lợi, đặc biệt nằm gần 02 trung tâm du lịch lớn của cả nước là thành phố Đà Lạt và thành phố Nha Trang, rõ ràng là các điều kiện tự nhiên vô cùng lợi thế cho sự hình thành và phát triển du lịch sinh thái tại đây.

Các điều kiện kinh tế xã hội của khu vực nằm trên địa bàn quản lý của Vườn Quốc gia cũng sẽ là các lợi thế khai thác cho sự phát triển loại hình du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng. Với thành phần dân tộc chủ yếu là người dân tộc bản địa sở hữu nhiều tập tục, truyền thống văn hóa đa dạng và chứa đựng nhiều bí ẩn cần được khám phá sẽ là nhân tố quan trọng cho việc thu hút khách tham quan cho loại hình du lịch khám phá văn hóa tại địa phương.

Nhược điểm:

Mặc dù, nguồn lao động tại chỗ dồi dào nhưng tỉ lệ hộ đói nghèo còn cao, sự phụ thuộc vào rừng còn tương đối lớn. Các hoạt động du lịch mà VQG đã và đang làm cho thấy vẫn chưa khai thác các thế mạnh của Vườn cách hợp lí và hiệu quả. Sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, đơn điệu. du khách đến Vườn còn quá ít so với những gì mong đợi. Thị trường khách hẹp, chỉ tập trung vào nghiên cứu, tìm hiểu rừng, tham quan rừng,…Một thực tế cho thấy điều kiện tự nhiên, thời tiết cũng ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động du lịch của Vườn. Vì thế nên có các hình thức tập trung phát triển du lịch trong những mùa cao điểm.

Với các điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội nêu trên, việc phát triển loại hình du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia Bidoup-Núi Bà nhìn chung là rất khả quan. Nhằm phát huy lợi thế của địa phương trong việc tạo công ăn việc làm cho người bản địa, cải thiện đời sống và giảm áp lực trên rừng, gắn bó hơn với rừng sẽ là một giải pháp hiệu quả nhằm góp phần cho việc quản lý rừng bền vững tại Vườn Quốc gia.
CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI

TẠI VQG BI DOUP NÚI BÀ


Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id190496 229274
UploadDocument server07 id190496 229274 -> Báo cáo thực tập tốt nghiệp LỜi mở ĐẦU
UploadDocument server07 id190496 229274 -> I. objectives
UploadDocument server07 id190496 229274 -> Kieåm tra hoïc kì I moân: hoùa hoïc khoái 11 (2011-2012) Thôøi gian 45’ ÑEÀ 1 Caâu 1
UploadDocument server07 id190496 229274 -> Chuyên đề: VI sinh vậT Ứng dụng trong xử LÝ phế thải I. Nguồn gốC phế thảI 1/ Phế thải là gì ?
UploadDocument server07 id190496 229274 -> Ngaøy soaïn : Ngaøy daïy : I
UploadDocument server07 id190496 229274 -> Noäi dung cô baûn cuûa cuoäc Duy taân Minh Trò Về chính trị
UploadDocument server07 id190496 229274 -> Giáo án sử 8 Tuần: 12 Ngày soạn: 06/11/2011
UploadDocument server07 id190496 229274 -> 200 câu hỏi về môi trường (Phần 4) (03-07-2096 15: 37)
UploadDocument server07 id190496 229274 -> 1. Cn b ng c¸c ph­¬ng tr×nh ph¶n øng sau
UploadDocument server07 id190496 229274 -> TỔ HÓa trưỜng thpt lê quý ĐÔn tam kỳ CÂu hỏI Ôn tập hoá chưƠng đIỆn ly. LỚP 11

tải về 329.59 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương