M “The Revelation of Jesus Christ Revelation Chapter 1


Phước cho kẻ đọc cùng những kẻ nghe lời tiên tri nầy và giữ theo điều đã viết ra đây. Vì thì giờ đã gần rồi



tải về 388.43 Kb.
trang2/5
Chuyển đổi dữ liệu26.04.2018
Kích388.43 Kb.
#37411
1   2   3   4   5

Phước cho kẻ đọc cùng những kẻ nghe lời tiên tri nầy và giữ theo điều đã viết ra đây. Vì thì giờ đã gần rồi.

Như tôi đã nói trước đây, trong việc nầy chúng ta sẽ cố gắng đưa ra sự phân tích nhỏ về Sách, theo lịch sử, vân vân. Mỗi lần anh em thấy tôi tham khảo với những trang mà tôi viết ra đây, là điều tôi đã lấy ra từ những bài chú giải, vân vân.

Trước giả của Sách là Giăng, Thánh Giăng Thiêng liêng, đã viết cho những thế hệ tương lai (A). (B) Trực tiếp gởi cho 7 Thiên sứ của 7 thời kỳ khác biệt của Thời đại Cơ-đốc giáo, thời đại từ thời của các Sứ đồ cho đến ngày của Chúa... Bây giờ, những Thời đại Hội thánh xuất hiện kế tiếp nhau, mỗi thời đại, từ khi Chúa Jêsus thăng thiên cho đến ngày Ngài trở lại. Mỗi Thời đại Hội thánh được mô tả về tình trạng thuộc linh. (E) Mỗi Thời đại Hội thánh có thể thấy chính mình bằng lời Kinh thánh và lời nói thiêng liêng đối với họ; Khi Thánh Linh nói, mỗi thời đại có thể tự nhìn thấy. Mỗi Thời đại Hội thánh sanh ra nhánh nho thật của Đấng Christ, những người nữ khôn ngoan; Và mỗi Thời đại Hội thánh sanh ra nhánh nho dại là những nàng dâu khờ dại.

70 Các Sử gia đồng ý (Đây là đời sống của Giăng.) Giăng đã sống những năm cuối đời tại thành phố Ê-phê-sô và chết ở đó. Ông đã ở trên đảo Bát-mô vào lúc viết sách Khải huyền. Nó không phải là câu chuyện về cuộc đời ông, nhưng là câu chuyện về Đấng Christ trong tương lai. Đấy, Nó là lời tiên tri. Không phải đời sống của Giăng, mà là đời sống Chúa Cứu Thế nói tiên tri về một thời đại sắp đến. Nó không lời phát biểu có tính tiên tri của ông; Nhưng là sự tôn cao của Chúa một cách uy nghiêm. Không phải sách Khải thị được cho là của Thánh Giăng Thiêng liêng, nhưng đây là sự Khải thị của Chúa Cứu Thế Jêsus..

Đây là Sách cuối cùng trong Tân ước. Tuy nhiên cho biết về sự bắt đầu và kết thúc của ý chỉ Đức Chúa Trời về Phúc âm. Các nhà học giả Kinh thánh đồng ý...

Những thư tín gởi cho 7 Thời đại Hội thánh được viết có tính cách tiên tri với những thời đại tương lai. Phao-lô đã viết về đời sống và sự vinh hiển của 7 Hội thánh hiện có trong ngày của ông. Giăng đã viết về đời sống và sự vinh hiển của 7 Thời đại Hội thánh trong tương lai, mà Giăng đã gởi trực tiếp đến cho 7 Mục sư hay 7 Sứ giả -- Cùng tất cả những Cơ-đốc-nhân dưới sự lãnh đạo của 7 Thiên sứ khác nhau nầy.

73 Bây giờ, sách Khải huyền. Chúng ta sẽ lấy ra phân tích điều nầy sáng nay và tối nay, và sẽ cố gắng để làm xong lúc 11 giờ hay 11 giờ 30, và bắt đầu lại vào tối nay lúc 7 giờ.

74 Nội dung của chương 1:

Câu 1: Thật sự nói về chính mình bởi vì đó là sự Khải thị của Chúa Cứu Thế Jêsus.

Câu 2: Thánh Giăng thiêng liêng là người chép và là tôi tớ.

Câu 3: Những phước hạnh được thông báo.

Câu 4 đến câu 6: Lời chào với Hội thánh.

Câu 7: Những thông báo.

Câu 8: Thần Tánh Tối cao của Đức Chúa Jêsus Christ.

Câu 9 đến câu thứ 20: Khải tượng trên đảo Bát-mô.

Câu 14 và 15: Mô tả sự vinh hiển gấp 7 lần của thân vị Ngài. Thật đẹp thay khi chúng ta thấy Chúa Cứu thế trong những Thân vị vinh hiển gấp 7 lần -- Sự Hiện hữu gấp 7 lần của những thân vị Ngài trong sự phục sinh vinh hiển Ngài.

76 Danh hiệu mô tả bản chất.

Sự mặc thị của Đức Chúa Jêsus Christ...

Không phải sự khải thị của Thánh Giăng, nhưng Sự Khải Thị của Đức Chúa Jêsus Christ Con Đức Chúa Trời...

Từ Hi-lạp của sự khải thị là “alocalypse,” có nghĩa là “sự vén màn.” Tôi đang nói về từ đó và nghiên cứu, nó có nghĩa... “Apocalypse (sự khải huyền)” là... Như một điêu khắc gia làm một bức tượng vĩ đại, người bao phủ nó bằng tấm màn. Sau đó người đến giật tấm màn về phía sau để lộ ra những gì đang giấu bên dưới. Nó không còn bị che phủ nữa.

Sách Khải huyền không còn bị che phủ quá nhiều, thân vị của Đức Chúa Jêsus Christ (tuy nhiên chắc chắn nói về 7 Thần tánh và Thân vị vinh hiển của Ngài, và cũng nói về những việc về Ngài, như Thầy Tế lễ, Vua, vân vân), nhưng nó là sự mặc khải những công việc của Ngài cho 7 Thời đại Hội thánh của Ngài sắp đến trong tương lai.



80 Khi Chúa chúng ta còn ở trên đất, những môn đồ đã hỏi Ngài, “Thưa Thầy, có phải lúc nầy Ngài sẽ khôi phục lại vương quốc Y-sơ-ra-ên chăng?”

Chúa Jêsus đáp, “Kỳ hạn và ngày giờ là việc các ngươi chẳng nên biết.” Và không ai nên biết, ngay cả Con, cho đến bấy giờ, đã không biết.” Nhưng sau Ngài chết, bị chôn, rồi sống lại, và thăng thiên trong sự vinh hiển, Ngài tiếp nhận tương lai Hội thánh từ Đức Chúa Trời. Rồi Ngài trở lại mang Sứ điệp nầy cho Hội thánh, và Sứ điệp nầy nói về sự Chúa Jêsus đến và tình trạng của các Hội thánh Ngài sa ngã qua từng thời đại.

Ngài không thể làm điều đó trước khi Ngài chết, chôn, và phục sinh, vì Ngài chưa biết điều đó. Nhưng anh em để ý lời Kinh thánh đọc ở đây như thế nào không?

Sự mặc thị của Đức Chúa Jêsus Christ mà Đức Chúa Trời đã ban cho Ngài (Đấng Christ)...

Đức Chúa Trời là Cha ban cho Ngài sự khải thị về Đức Chúa Jêsus Christ Con Ngài như thế nào. Ngài gởi Thiên sứ của Ngài đến Giăng để biểu thị những điều đã có, hiện có và sẽ có nầy. Ồ, nó được sắp đặt thật tốt đẹp thay.



85 Trong thời đại vĩ đại sắp đến nầy, Giăng thấy... Sự Khải thị nầy được ban cho ông hoàn toàn để lộ ra những mục đích đặc biệt của Đấng Christ, về Ngài sẽ là và giống như thế trong mỗi Thời đại Hội thánh. Đó là lý do tôi đã nói sáng nay: Hãy giữ tâm trí bạn về Hội thánh thật. Hội thánh thật bắt đầu vào ngày Lễ Ngũ Tuần.

Không có nhà thần học, học giả Kinh thánh, hay Sử gia nào, có thể từng nói rằng nó bắt đầu vào thời Martin, Luther, Wesley, thời đại Công giáo, hay bất kỳ thời đại nào khác. Nó bắt đầu vào ngày Lễ Ngũ tuần, đó là lễ khai mạc Hội thánh. Đó là sự bắt đầu. Vì thế cho nên, trong sự tranh luận với bất cứ người nào, đứng tại cánh cửa của Ngũ tuần, họ không thể đi nơi nào khác.

Thật giống như để con thỏ vào cánh đồng. Bạn biết mọi cái lỗ ở đâu, vì thế bạn bắt nó ngừng lại; Nó sẽ phải đi ngay trở lại cùng một chỗ mà nó đã đi vào.

Vậy thì, đó là cách bất cứ ai nói về Hội thánh và các Thời đại Hội thánh cùng các công việc của Đức Thánh Linh; Anh em sẽ phải trở lại với sự bắt đầu nguyên thủy. Nó đã trở lại đó, bởi vì Đức Chúa Trời vô hạn và có quyền tuyệt đối. Thế thì sự hiện hữu Ngài vô hạn, Ngài không thể làm điều gì ở đây và làm điều gì trái ngược với nó ở đây. Ngài đã làm mỗi lần như Ngài đã làm đầu tiên.

Như Phi-e-rơ đã nói vào ngày... Khi Dân Ngoại tiếp nhận, ông nói, “Người ta có thể từ chối nước về phép báp-têm cho những kẻ đã nhận lấy Đức Thánh Linh cũng như chúng ta đã làm lúc ban đầu chăng?”

Khi Chúa Jêsus còn sống trên đất, Ngài đã Phán...

Một số người đến hỏi, “Có phải theo luật pháp chúng tôi có thể bỏ vợ vì bất cứ lý do gì không?”

Chúa Jêsus Phán, “Ngài đã tạo nên người nam, người nữ; Vì vậy người nam sẽ...”

Họ thưa rằng, “Môi-se có cho phép viết tờ để và để vợ đi.”

Chúa Jêsus Phán, “Nhưng từ lúc đầu sáng thế không phải như vậy.” Hãy trở lại với lúc đầu. Vì thế, nếu chúng ta định nói về Thời đại Hội thánh, chúng ta đã trở lại với lúc ban đầu, đặt bên cạnh mọi lời tuyên bố mà bất cứ người nào đã trải qua thời đại đó.



96 Đây là Sách trịnh trọng nhất hơn bất cứ Sách nào khác trong Kinh thánh. Đây là Sách duy nhất mà Đấng Christ đóng ấn của Ngài. Nó bắt đầu với những lời chúc phước và kết thúc bằng sự nguyền rủa. “Phước cho kẻ nào đọc và đáng rủa sả cho kẻ nào bớt điều gì của Sách.”

Nó là Sách duy nhất mà Đấng Christ viết về chính Ngài trong toàn bộ Kinh thánh, 10 Điều Răn Ngài đã viết bằng chính tay Ngài; Đúng thế. Người Do-thái đã giữ điều đó. Ngày nay nó là sự Khải thị.

Nếu Sa-tan ghét Sách nào trong Kinh thánh, thì đó chính là sách Khải huyền. Có 2... Nó ghét toàn bộ các Sách của Thánh Kinh. Nhưng Sách mà nó ghét nhất, nó khinh miệt nhất, là sách Khải huyền và Sáng thế ký; Bởi vì Sách Sáng thế nói về sự bắt đầu của nó; Sách Khải huyền chỉ ra những gì sẽ xảy ra cho nó trong những ngày cuối cùng. Nó sẽ bị trói lại 1,000 năm. Sau đó nó cùng các tiên tri giả và con thú sẽ bị quăng sống vào hồ lửa.

Nó sẽ tấn công Sách Sáng thế dựa trên sự giả ngụy. Nó sẽ nói, “Điều đó không đáng tin.” Nó sẽ khuấy động tâm trí của con người. Hãy để ý ma quỉ bị đưa ra vạch mặt trong Sách Sáng thế và sách Khải huyền, Sách đầu tiên và Sách cuối cùng.



100 Sách Khải huyền có nhiều biểu tượng hơn tất cả các Sách còn lại trong Kinh thánh. Nó có nhiều biểu tượng hơn bởi vì là Sách Tiên tri. Vì thế nó được hiểu bởi tầng lơp Tiên tri. Sách nầy không có nghĩa dành cho mọi người. Hầu như không ai có thể hiểu đó. Sách nầy được dành cho một lớp người nào đó. Trong Phục truyền Luật lệ ký có nói, “Những gì giấu kín thuộc về Đức Chúa Trời.” Điều đó đúng. Ngài bày tỏ cho chúng ta là con cái Ngài những điều giấu kín. Vì thế nó không hoạt động...

Tâm trí xác thịt không thể hiểu những điều vĩ đại của Thánh Kinh, bởi vì đối với họ đó là điều ngu dại. Nhưng đối với những ai là người yêu mến Lời Đức Chúa Trời, đó là Sách được viết ra cho họ, cho Hội thánh: Sự Khải thị của Đức Chúa Jêsus Christ đối với Hội thánh Ê-phê-sô, với Hội thánh Si-miệc-nơ, cũng là đối với Hội thánh, với các Hội thánh qua các thời đại: Sự Khải thị của Đức Chúa Jêsus Christ cho Hội thánh. Tôi thích điều đó.



102 Để ý, nó cũng là sự hoàn thành của Thánh Kinh, một sự hoàn thành trọn vẹn. Về phương diện địa lý, nó được đặt đúng chỗ, ở cuối quyển Kinh thánh. Sự Khải thị toàn bộ sự việc đã đặt ở phía sau với một sự chúc phước cho ai đọc và nghe Nó, với sự rủa sả cho người nào thêm hay bớt điều gì...

Vì vậy, khi chúng ta thấy sự Khải thị đa dạng của Chúa chúng ta, Ngài là ai, Ngài là gì, nếu bất cứ người nào thêm điều gì vào Sách hay bớt đi một điều trong Sách, đó chính là tiên tri giả. Nhiều người đã cố gắng nói họ có gì đó trễ hơn. Nhưng Đó là sự Khải thị trọn vẹn của Chúa Jêsus trong Thời đại Hội thánh Ngài và trong những ngày của Ngài: Sự bày tỏ của Chúa chúng ta.

Đang vén màn lên, từ Hi-lạp, điều gì ẩn giấu, được vén lên -- bày tỏ Đấng Christ.

105 Câu tiếp theo, chúng ta thấy trong câu thứ 2... Câu đầu là sự khải thị Đấng Christ, sự bày tỏ hay sự vén lên. Ồ, thời đại cuối cùng và sự Chúa sắp đến như thế nào đã bị bao phủ đối với các Sứ đồ. Họ đặt câu hỏi, nhưng người duy nhất đã sống có sự khải thị và ông vẫn không hiểu điều đó, bởi vì lịch sử chưa được thực hiện.

Vậy thì, lịch sử của Sách nầy, hay bối cảnh của Sách được trực tiếp gởi cho 7 Hội thánh ở Tiểu Á sau đó. Nó được trực tiếp gởi cho 7 Hội thánh. Vào thời đó có nhiều hơn 7 Hội thánh, nhưng mỗi Hội thánh của những Hội thánh đó đều có tầm quan trọng -- Có ý nghĩa về nét đặc trưng trong Hội thánh đó sẽ đi theo qua hết thời đại đó, nét đặt trưng của Hội thánh đó. Như Hội thánh Ê-phê-sô, có sự tiêu biểu riêng của nó; Si-miệc-nơ, Bẹt-găm, rồi đến Phi-la-đen-phi-a, mỗi Hội thánh có một nét đặc trưng sẽ xuất hiện trở lại trong những Thời đại Hội thánh.



108 Nếu bạn chỉ có thể... Bất cứ ai cũng có thể thấy sự áp dụng thuộc linh của Thánh Kinh và cũng có thể nói họ không được cảm động... Chính hành động của bạn, những động cơ riêng, những mục đích của con người chứng minh rằng lời Kinh thánh được cảm động. Để thấy Đức Chúa Trời ứng dụng những điều nầy như thế nào... Chỉ những gì bạn làm, ở đây là một loại đó.

Giống như Áp-ra-ham dâng Y-sác, con trai mình làm của tế lễ, là một khuôn mẫu của Đức Chúa Trời ban cho Con Ngài hàng trăm năm sau. Giô-sép đó đã bị bán và nhốt trong tù, bị anh em mình ghét, và được Cha Ngài yêu như thế nào. Chúa Jêsus ở trong loại đó. Thánh Linh đã hành động qua Giô-sép, một con người như thế nào, được xếp loại một cách dễ hiểu về đời sống Chúa Cứu Thế Jêsus một cách hoàn toàn. Đa-vít như thế nào... Con của Đa-vít ở trên cùng một ngọn núi... Khi Đa-vít như một vị vua bị chối bỏ đi lên trên đồi, Núi Ô-li-ve, nhìn xuống, khóc lóc như một vị Vua bị chối bỏ... Vài trăm năm sau, Con vua Đa-vít cũng leo lên đồi như một vị Vua bị chối bỏ và khóc cho thành Giê-ru-sa-lem: Thánh Linh ở trong loại và hình thức đó.



110 Vậy thì bạn có thể thấy Giáo hội Ngũ Tuần vĩ đại trong những ngày sau rốt nầy không? Bạn có thể thấy Đức Chúa Trời khai mạc Hội thánh như thế nào vào ngày Lễ Ngũ tuần, Thánh Linh đó sẽ tồn tại trong Hội thánh qua tất cả các thời đại. Họ đã trở nên hình thức và lãnh đạm. Họ phải có một Giáo phái. Họ phải kết hợp Giáo hội và nhà nước với nhau, và cuối cùng họ đã làm điều đó và gây ra hàng trăm năm bị bách hại. Rồi sau đó sự cải chánh, họ đã đi ra... Mỗi năm, người ta cắt bỏ dần Thánh Linh và thêm vào xác thịt, cắt bỏ Thánh Linh và thêm vào bản tánh xác thịt, cho đến nỗi bây giờ họ thật sự sẵn sàng làm lại điều đó lần nữa. Chúng ta đang sống trong những giờ gần cuối nầy, sự hoàn thành Hội thánh. Chúng ta đang ở trong Thời đại Hội thánh Phi-la-đen-phi-a, hay Thời đại Hội thánh Lao-đi-xê.

111 Chương 1, câu 1, giới thiệu với Giăng. Vậy thì, ai là tác giả? Giăng - Giăng. Nó không phải là sự khải thị của Giăng, chúng ta biết không phải thế, bởi vì nó là sự khải thị của Đức Chúa Jêsus Christ. Ông là người được chọn từ làm Sứ đồ. Chính sách Khải huyền bày tỏ sự việc chính Đức Chúa Jêsus Christ là Đấng đang khải thị.

Và Nó đã được gởi cho -- được báo cho biết điều nầy bởi Thiên sứ Ngài với Giăng. Chúng ta không biết ai là Thiên sứ. Kinh thánh không nói ai là Thiên sứ. Nhưng chúng ta biết đó là một nhà Tiên tri, bởi vì sau đó Kinh thánh nói, “Ta, Jêsus đã gởi Thiên sứ Ta đến đặng tỏ ra những điều kíp phải xảy đến.”



113 Vậy thì chúng ta thấy rằng khi Giăng bắt đầu thờ lạy Thiên sứ, Thiên sứ nói, “Chớ làm vậy!” Khải huyền 22, tôi tin là vậy. Bởi vì người nói, “Vì Ta là bạn tôi tớ với ngươi và, với anh em ngươi, là các đấng tiên tri.” Có thể đó là Tiên tri Ê-li. Đó có thể là một trong các nhà Tiên tri. Giăng là một Sứ đồ, trừ ra nhà Tiên tri nầy đã được gởi đến. Giăng là một Sứ đồ... Hãy xem tính chất những thư tín còn lại của ông chứng minh rằng không phải Giăng đã viết sách Khải huyền, bởi vì nó không có tính chất giống như những thư tín khác của Giăng. Hãy lấy Thư Giăng I và Giăng II, vân vân, và đọc. Hãy xem tính chất của nó, rồi xem lại tính chất của Sách nầy. Giăng là tác giả và là Sứ đồ, nhưng đây là Linh của nhà Tiên tri. Nó là một người khác hoàn toàn. Anh em hiểu không? Không phải Giăng đã viết, không phải là sự khải thị của Giăng; Mà chính là sự Khải thị của Đức Chúa Trời về Đức Chúa Jêsus Christ với các Hội thánh. Nó đã... Giăng chỉ là người viết lại, người sao chép, và Sách cũng công bố như vậy.

Vậy thì, nó không được gởi cho Giăng; Nó được gởi cho Hội thánh. Đúng thế. Giăng lúc đó là Mục sư của Hội thánh Ê-phê-sô. Và bấy giờ, Sách được gởi tới Giăng -- hay cho Hội thánh, không phải cho Giăng.

Câu thứ 3 Ngài thông báo những phước hạnh; Hãy lắng nghe điều nầy:

Phước cho kẻ đọc cùng những kẻ nghe lời tiên tri nầy, và giữ theo đều đã viết ra đây. Vì thì giờ đã gần rồi.

Giờ đã gần là lúc nào? Giờ mà những điều nầy xảy ra, khi sự Khải thị của Đức Chúa Jêsus Christ được hoàn thành trong mỗi Thời đại Hội thánh.

Lý do Ngài đã viết điều đó như thế nầy, nếu ông có thể nói... Vậy thì bây giờ, nếu ông có thể... Người ta đang tìm kiếm Ngài để... Nếu nó đã được khải thị cho Giăng thì Ngài sẽ đến ngay khi những Hội thánh nầy làm xong... Đó là đường lối Giăng nghĩ đến. Nhưng nếu thế, những Thời đại Hội thánh hoàn thành, họ đi đến... Nếu ông biết, nếu nó đã được mặc khải cho ông sẽ kéo dài qua 7 Thời đại Hội thánh, nhiều ngàn năm, hay nhiều trăm năm, thế thì sẽ không phải là lý do để chờ đợi, họ chỉ sống cho hết Thời đại Hội thánh của mình.

Vì thế, Đức Chúa Trời đã Phán điều đó và không bày tỏ ra với họ. Nó không được mặc khải cho Martin Luther, những điều mà John Wesley biết về Thánh Kinh. Cũng không được khải thị cho Giáo hội Báp-tít những gì Ngũ Tuần biết về lời Kinh thánh. Bởi nó ở trong một thời đại khác; Một thời gian khác, và Đức Chúa Trời khải thị những việc của Ngài chỉ trong từng thời.

Ồ, anh em không thể trồng bắp vào mùa xuân và đồng thời gặt cùng một lúc. Anh em trồng hạt giống và nó tăng trưởng chín muồi. Đức Chúa Trời trồng Lời Ngài, rồi Lời lớn lên, và chúng ta nhìn lại nói, “Lời đấy.” Chắc chắn vậy, chúng ta thấy Lời sau khi Lời được khải thị.

120 “Phước cho...” Lời, sự thông báo về ơn phước (trong câu 3) cho những người đọc và nghe sự mầu nhiệm nầy... Tâm trí xác thịt lảng tránh nó, bởi tâm trí xác thịt không biết gì về nó. Không ngạc nhiên khi tâm trí xác thịt không biết gì về điều, bởi vì Sa-tan ở trong tâm trí đó; Và Sa-tan bị vạch trần, Sa-tan không muốn chính nó bị vạch mặt.

Anh em để ý Sa-tan kinh khủng như thế nào khi nó nghĩ nó sẽ bị vạch mặt không? Hãy xem một trong những buổi nhóm; Hãy theo dõi hành động của con người. Anh em hãy nhìn xem điều đó trong buổi nhóm của tôi. Ngay trước khi Sa-tan sẽ bị vạch mặt trên một người nào đó, anh em có thể thấy gương mặt của họ đang thay đổi. Anh em thấy, họ không biết nghĩ gì. Thình lình Đức Thánh Linh giáng xuống và vạch mặt ma quỉ. Ồ, nó ghét loại buổi nhóm đó. Đó là lý do chúng ta đã có một cuộc tranh chiến như vậy, bởi vì Lời của Đức Chúa Trời vạch trần ma quỉ. Anh em hiểu không? Lời nói rõ những gì thuộc về nó.



122 Như anh em nói, “Người đàn bà nầy đang ngồi đây,” bởi sự cảm động của Đức Thánh Linh nói, “tên bà ấy là Jones. Bà từ A hay B đến.” Điều đó làm điều gì? Điều đó từ linh của bà ấy, mang nó đến một nơi.

“Làm sao ông ta biết tôi? Người đó không biết tôi, vì thế nó phải đến từ một linh nào đó. Loại linh đó là gì?”

“Đó là Thánh Linh của Đức Chúa Trời.”

“Bằng cách nào? Có việc gì với tôi?”

“Bà bị bịnh lao phổi, ung thư,” bất kể là bịnh gì, “Nhưng ĐÓ LÀ LỜI CHÚA...” Ồ, Sa-tan ghét nó làm sao, bởi vì Linh đó phơi trần nó ra.

Tâm trí xác thịt nói, “Đọc được tâm trí, chuyện thần giao cách cảm.” Họ không biết. Điều đó là ngu dại với họ. Nhưng với những ai biết nó là gì, ồ, thật là phước hạnh. Nó là gì? Một sự khải thị. Sự khải thị của Ai? Của người đứng trên bục giảng? Của Đức Chúa Jêsus Christ trong Thời đại Hội thánh cuối cùng, đang khải thị chính Ngài như Ngài đã hứa Ngài sẽ làm. Đó là sự khải thị. Sa-tan ghét điều đó. Ôi chao, nó thật ghét điều đó làm sao. Nó đã bị vạch mặt, kế hoạch của nó bị phơi trần.

Sa-tan ghét sách Khải huyền và Sách Sáng thế, tôi đã viết ra ở đây. Điều đó hoàn toàn đúng. Vậy thì, tại sao nó ghét sự khải thị? Tại sao nó rất chống lại sự khải thị? Là vì toàn bộ sách về Lời của Đức Chúa Trời và Hội thánh của Ngài được xây dựng uy nghiêm trên sự khải thị. Nó sẽ không bao giờ được đi qua trường lớp. Cho dù chúng ta có bao nhiêu trường thần học tốt đẹp, chúng là đường lối phía sau thời đại mờ tối. Kinh thánh và Hội thánh tuyệt đối là một sự khải thị.

132 Chúng ta hãy trở lại... Tôi đã có một số câu Kinh thánh đã viết ra đây, Ma-thi-ơ chương 19, và câu 18. Chúng ta hãy lấy chỉ nhìn một chút Ma-thi-ơ 16:18, thấy câu Kinh thánh ở đâu là sự khải thị. Từ trên núi xuống, câu thứ 17...

Đức Chúa Jêsus Phán cùng người rằng: “Hỡi Si-môn, con Giô-na, ngươi có phước đó, vì chẳng phải thịt và huyết tỏ cho ngươi biết điều nầy đâu, bèn là Cha Ta ở trên trời.”



Còn Ta, Ta bảo cùng ngươi rằng: Ngươi là Phi-e-rơ, Ta sẽ lập Hội thánh Ta trên đá nầy; Các cửa âm phủ chẳng thắng được Hội đó.

133 Ngày nay, Giáo hội Công giáo nói họ xây dựng Giáo hội trên Phi-e-rơ. Vậy thì, điều đó là ý nghĩ của tâm trí xác thịt thật sự. Bạn không thể hình dung một tâm trí thuộc linh hiểu một điều như vậy, như Đức Chúa Trời, với Con chính Ngài đang chịu đựng ở đó, lại còn sẽ xây dựng Hội thánh Ngài trên một con người được sanh ra trong tội lỗi, bình thường, dung tục. Con người đã chứng minh điều đó. Con người, với cùng một linh đó trên họ đã nguyền rủa và chối bỏ Chúa Jêsus ngay vào mặt Ngài. Không phải là Phi-e-rơ, cũng không phải là tảng đá nằm ở đó, như một số Giáo hội đã tuyên bố, không phải tảng đá đó, bởi vì Phi-e-rơ... Tảng đá mà Ngài đang nói về đó, không phải Phi-e-rơ cũng không phải chính Ngài.

Nhiều người Ngũ Tuần cố gắng nói, “Chính là Chúa Jêsus, không phải Phi-e-rơ mà Ngài đã xây Hội thánh Ngài ở trên, chính là Ngài.” Không, điều đó vẫn sai. Nếu anh em để ý, không phải Chúa Jêsus, cũng không phải Phi-e-rơ, đó là sự khải thị. “Thịt và huyết không bày tỏ điều nầy cho các ngươi, nhưng Cha Ta ở trên trời là Đấng đã bày tỏ điều nầy.”



136 Hãy xem đây. Tôi muốn hỏi bạn. Trong vườn Ê-đen không có lời Kinh thánh, vậy thì 2 người con trai, Ca-in và A-bên, cả 2 đều muốn dâng một của lễ và làm Đức Chúa Trời vui thích. Khi làm như vậy, Ca-in đã xây dựng một bàn thờ; A-bên cũng xây dựng một Bàn thờ. Vậy thì, nếu đó là tất cả những đòi hỏi của Đức Chúa Trời, thì Đức Chúa Trời sẽ không công bằng khi kết tội Ca-in. Đúng thế. Thế thì Ca-in dâng của tế lễ; A-bên cũng vậy. Cả 2 đã dâng của tế lễ. Ca-in thờ phượng, A-bên cũng vậy. Ca-in đã làm mọi điều A-bên làm.

Vì thế nếu đi Nhà thờ, gia nhập thuộc về một Giáo hội, dâng của tế lễ, cầu nguyện và thờ phượng Đức Chúa Trời là tất cả những gì Đức Chúa Trời đòi hỏi, thế thì Đức Chúa Trời sẽ không công bình khi kết tội Ca-in vì đã làm đúng những gì Ngài bảo làm.



138 Nhưng bạn thấy, A-bên, bởi sự khải thị, ông đã biết đó không phải là hoa quả được lấy ra từ vườn Ê-đen, như những tâm trí xác thịt ngày nay nghĩ. A-bên đến dâng bông trái của đất, Đức Chúa Trời đã từ chối, nhưng chính sự mặc khải. Tôi muốn nói Ca-in đã làm điều ấy, xin lỗi. Ca-in đã dâng hoa quả của đất, bởi vì ông nghĩ đó là những gì được mang ra từ vườn Ê-đen. Hãy xem sự khải thị đó. Hãy thấy sự khác nhau đó. Hãy xem nó gây thiệt hại như thế nào ngày nay. Nhưng không phải là kết quả họ đưa ra. Ê-va không bao giờ ăn những trái táo. Chắc chắn như vậy. Làm sao bà đã nhận biết mình trần truồng nếu ăn trái táo? Điều đó gắn liền với đời sống tình dục: Phải như vậy.

139 Chúng ta nghiên cứu điều đó, và chúng ta đi trở vào... Họ không có Thánh Kinh.

Một số người nói, “Vậy thì, bà ấy nói, “Tôi được Chúa ban cho một con trai.” Vâng, thưa quý vị; Gái điếm cũng vậy; Đức Chúa Trời phải tạo ra tất cả đời sống. Nhưng đó là đời sống hư hỏng; Hãy xem bản chất của đứa con trai đó. Nó thuộc về cha nó, ma quỉ: Căm ghét có nghĩa là giết. Anh em hiểu không?

Thế thì làm thế nào A-bên... Khi cha mẹ họ có lẽ đã nói với họ điều đó... Những cây có trái và vân vân. Nhưng nó được mặc khải cho A-bên. A-bên đi giết một chiên con lấy máu, có nghĩa là sự sống, không phải là trái cây, mang những trái táo, chuối, lê. “Nhưng A-bên, bởi sự khải thị,” Hê-bơ-rơ 11, “dâng cho Đức Chúa Trời một tế lễ tốt hơn của Ca-in, vì Đức Chúa Trời làm chứng thực về người rằng Ngài nhậm lễ vật ấy vì nó được mặc khải cho người bởi đức tin.”

143 Đó là những gì Đức Chúa Trời đã xây dưng Hội thánh. “Vì thịt và huyết không bao giờ bày tỏ Điều nầy cho... (Anh em không bao giờ học điều đó trong Thần học viện. Một số người không bao giờ dạy nó cho bạn trong nơi nào đó.) Nhưng Cha Ta là Đấng ở trên trời bày tỏ điều đó cho các ngươi.” Toàn bộ sự việc ở trên sự Khải thị, toàn thể Hội thánh, “Trên Tảng Đá của sự Khải Thị về Đức Chúa Jêsus Christ nầy, Ta sẽ xây dựng Hội thánh Ta.”

Anh em có thể nhận những gì Mục sư của mình nói. Anh em có thể nhận những gì Thần học viện dạy. Anh em có thể nhận những gì Giáo hội nói. Tuy nhiên nó không đúng. Anh em có thể giải thích điều đó với tài hùng biện. Nhưng đến khi Đức Chúa Trời mặc khải rằng Đức Chúa Jêsus Christ là Con Ngài và anh em được cứu qua Huyết Ngài, dựa trên sự mặc khải đó “Ngài là Đấng Cưú rỗi của tôi...”

Trên đá nầy Ta sẽ xây dựng Hội thánh Ta, và các cửa âm phủ không thể thắng được Hội đó.

Vậy thì tại sao Sa-tan chống lại sách Khải huyền. Bất cứ điều gì được khải thị, sự khải thị thuộc linh, Sa-tan đều chống lại. Đó là lý do tại sao nó chống lại chức vụ ngày nay như vậy. Bởi vì... Nó là gì? Sự khải thị của Đấng Christ.

Hãy để các Giáo hội tiếp tục với những giáo phái vĩ đại và những tổ chức của nó, cùng những bài giảng nở hoa ngắn ngủi của nó, vân vân. Cứ để chúng hoạt động; Sa-tan không phiền hà gì điều đó. Chúng không nghi ngờ gì. Mọi người vỗ nhẹ lưng chúng.

Có một lần Đức Chúa Trời qua Đức Thánh Linh khải thị Đấng Christ trở lại trong Hội thánh với quyền năng và những giáo phái của sự chữa lành người bệnh, làm những dấu hiệu mà Ngài Phán sẽ theo sau những kẻ tin ứng nghiệm, thế rồi Sa-tan lăn lộn trên giường; Nó làm điều gì đó. Cho tới lúc ấy, Sa-tan không quan tâm bạn gia nhập Giáo hội nhiều chừng nào. Nó không để ý bạn nhiều. Nhưng khi Đấng Christ mặc khải cho bạn Ngài là Con của Đức Chúa Trời và những công việc Ngài bạn cũng sẽ làm được; Không phải một số công việc khác, nhưng những công việc giống...



149Người nào tin Ta...” Giăng 14:7, “Kẻ nào tin Ta, cũng sẽ làm việc Ta làm; Lại cũng làm việc lớn hơn nữa, vì Ta đi về cùng Cha.” Bởi vì Đấng Christ không thể giảng phép báp-têm bằng Đức Thánh Linh sẽ vĩ đại hơn. Ngài không thể đem nó đến cho họ, bởi vì Đức Thánh Linh chưa được ban cho. Nhưng khi Chúa Jêsus đến và làm nên thánh Sự Sống của Ngài, và Đức Thánh Linh trở lại, khi đó có thể phổ biến Sự sống Đời đời cho mọi người. Đó là điều vĩ đại hơn.

Nhưng những dấu kỳ phép lạ, Chúa Jêsus nói rõ ràng trong Mác 16, “Hãy đi khắp thế gian, giảng Tin Lành cho mọi người.” Đi bao xa? Khắp thế gian. Cho bao nhiêu người? Mọi người. Chừng nào Tin Lành được giảng ra, những dấu hiệu nầy sẽ theo sau những người tin. Khi điều đó trở thành sự mặc khải, hỡi anh em, anh em gần Nước Trời rồi. “Trên đá nầy Ta sẽ xây Hội thánh Ta, và các cửa âm phủ sẽ chẳng thắng được Hội đó.

Bởi vì đàn ông và đàn bà đã từng ở trong sa mạc phía sau đó một mình như Môi-se, và sự khải thị của Đức Chúa Trời được biểu thị cho người qua Đức Thánh Linh, không có điều gì có thể lay động được người. Người thật sự dường như hoàn chỉnh và vững vàng hết sức.

Sa-tan ghét sự khải thị. Nó không thích điều đó chút nào: Làm đảo lộn kế hoạch của nó.



153 Tính chất của Sách cho thấy Giăng không viết Nó. Đúng thế. Vì chúng là... Chúng là những bản viết của ông, nhưng không phải là sự cảm hứng của ông. Nó chính là sự cảm hứng của Đức Chúa Trời để viết Sách nầy.

Đúng thế. Chúng ta hãy xem Sách nói gì bây giờ.




tải về 388.43 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương