“The Key To the Door



tải về 221.41 Kb.
trang1/2
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích221.41 Kb.
#2654
  1   2


Chìa Khóa Cho Cánh Cửa
Sứ điệp này được dịch từ băng ghi âm số 62-1007The Key To the Door”, dài 91 phút, giảng vào tối Chúa Nhật ngày 7/10/1962, bởi Anh (Mục sư) Brother William Marrion Branham, tại Nhà thờ Đền tạm Branham (Branham Tabernacle), Jeffersonville, Indiana, USA. (Bản dịch tiếng Việt đã duyệt lần thứ 5d theo The Message 2014, ngày 05/6/2014 - Vietnamese Translation, Rev. 5d)
1 Một đặc ân lớn được ở trong Nhà thờ (Đền tạm) này! Đó cũng là một điều hơi bất ngờ đối với tôi. Tôi biết tối hôm nay là buổi tối Tiệc thánh, tôi luôn thích, nếu tôi ở một nơi nào đó, tôi muốn được đến tham dự Tiệc thánh. Bởi vì đó là... Tôi nghĩ rằng hết thảy các tín hữu Cơ-đốc nên đến dự nhóm để nhận Tiệc thánh, vì Chúa Jêsus có Phán rằng, “Nếu ai không ăn bánh, uống chén này thì không có phần chi với Ta hết.” Vì vậy, đây -- luôn luôn là một đặc ân lớn được đến trong Nhà thờ. Thế thì, tối nay, Anh Neville hơi bị khản giọng một tí, và muốn tôi nhận lời thay anh để giảng cho hội chúng. Tôi nói với anh rằng tôi rất vui mừng và sẵn sàng làm điều đó. Tôi cũng xin được thông báo điều đó nếu.

2 Tối mai là buổi nhóm của quí ông, những người trong ban Trị sự Chấp sự, tối mai, cùng tất cả các thương gia trong Hội thánh ở đây, vào buổi nhóm tối Thứ Hai hằng tuần, và họ... Đưa ra quyết định với người thầu khoán. Tôi đoán là các bạn hiểu được những tờ giấy mà chúng tôi phát ra và chúng tôi dự định sẽ xây dựng một Nhà thờ. Điều đó đã được thông qua, và có lẽ nội trong tuần này chúng ta có thể khởi sự. Như tôi được biết, Nhà thờ được khởi công trong tuần này. Họ đã chuyển chúng tôi xuống đây, tại Jeffersonville. Nhưng chúng tôi đi đến Indianapolis, một tiểu bang khác, và họ đã cấp giấy phép cho chúng ta, vậy nên chúng tôi tiến hành xây dựng ngay. Vì thế, có lẽ là việc đó sẽ được khởi công trong tuần này. Điều đó sẽ được thông báo rộng rãi vào sau buổi nhóm tối mai. Sau đó buổi nhóm tối ngày mai, nếu có gì thay đổi, nếu không khởi công được trong tuần này, hoặc là có trục trặc gì đó xảy ra thì chủ thầu sẽ không khởi công trong tuần này, và ông ta sẽ khởi công vào tuần sau đó.

3 Cuối tuần đến đây, vào tối Thứ Bảy, sáng Chúa Nhật và tối Chúa Nhật của tuần đến, tức là Thứ Bảy và Chúa Nhật đến đây, nếu Chúa cho, tôi muốn có một Buổi nhóm 3 đêm (triune) lần nữa, như chúng ta đã tổ chức trước đây một vài tuần. Và rồi sau đó chúng ta... Buổi nhóm đó sẽ là vào tối Thứ Bảy, rồi sáng Chúa Nhật và tối Chúa Nhật. Tuần đến đây, tức là sẽ nhằm vào ngày 13 và 14 tháng này.

4 Sau đó, một số các anh em và tôi sẽ đi xa, qua vùng Colorado, trong một chuyến đi săn, sau đó trở về. Nếu tại Nhà thờ này, khi nó đã hoàn tất, nếu đó là ý Chúa, có lẽ, tôi sẽ dành một tuần trọn vẹn trước khi tôi rời các buổi nhóm đó một lần nữa, và sẽ có bài giảng về 7 Ấn trong Khải Huyền, chỉ trước... Như chúng ta đã có nghe về 7 Hội Thánh, bây giờ 7 Ấn tiếp theo sau đó.

5 Chắc chắn là khoảng trong 2 hay 3 tuần đến, bởi vì họ cho là họ, bàn với một người rằng họ sẽ sắp xếp việc đó, họ có thể, chúng tôi có thể xây dựng Nhà thờ và hoàn tất trong 10 ngày hoặc nửa tháng gì đó. Rồi chúng ta sẽ có một cái phòng nhóm ở đây rộng gấp đôi hoặc gấp 3 số lượng người mà chúng ta có, nói chung là chứa được nhiều người hơn. Và đây là cách tôi đang chờ đợi cho đến thời điểm ấy.

6 Bởi vì, Thứ Bảy và Chúa Nhật tuần trước, các bạn biết đấy, thật là tuyệt vời. Dân sự đứng đầy ở ngoài vào lúc 2 giờ chiều và Nhà thờ này chật ních, trước khi Nhà thờ được nới rộng ra. Bữa sáng hôm sau, vào lúc 5 giờ, một người y tá sống ở cạnh nhà tôi, từ đó trở về nói, “Đã có người ta đến đứng đầy chung quanh Nhà thờ từ lúc 5 giờ sáng. Vì vậy những người đến sau, khi họ bước vào thì không còn chỗ để ngồi. Cho nên họ chán nản và bỏ đi. Còn những người mà đang đứng đó cũng dồn lại và họ chen chúc nhau lấn ra 2 bên hông, và họ thảy đều cảm thấy tù túng lắm. Tôi thấy các quí bà đứng đây, họ đã toát mồ hôi, và các bạn thấy đấy, mồ hôi từ trong người họ cứ tuôn tuôn ra như thế này. Một số quí ông phải bỏ ghế, đứng lên nhường chỗ cho các quí bà ngồi; Rồi họ phải đứng mãi cho đến chừng đau mỏi cả chân, và người khác lại đứng lên trả ghế lại cho anh ta. Các bạn biết không, thật là cảm động, nào là những bà mẹ ẵm theo những đứa con nhỏ bị bệnh của mình như thế này, thật tội.

7 Cho nên, chúng tôi muốn chấm dứt tình trạng đó lúc nầy bằng cách xây một Nhà thờ mới rộng hơn. Chúng ta sẽ có một chỗ thật tốt cho những trẻ em, đôi lúc là ngắt quãng, như các đứa trẻ khóc; Vâng, chúng ta sẽ có một cái phòng dành cho việc đó, và các bà mẹ có thể bế con của mình vào đó để tiếp tục theo dõi buổi nhóm, vì trong phòng đó có truyền hình trực tiếp, và có các phòng nhóm cho lớp học trường Chúa nhật và mọi thứ đều được sắp xếp theo như cách cũ. Nếu Chúa cho phép, điều đó sẽ xảy ra vào tuần đến.

8 Tất cả các bạn biểu quyết 100% (trăm phần trăm) về điều đó, và chúng ta đã tổ chức theo đúng như dự tính đó. Đúng không? Hội thánh là tối cao. Những gì Hội thánh nói ra thì đó là những gì... Ban Trị sự hay không một người nào khác... Ban Trị sự là do mỗi người bầu chọn ra. Mục sư cũng không phải do một người nào bầu chọn. Đó là cả Hội thánh, đó là sự dân chủ của Hội thánh, là chủ quyền của Hội thánh. Toàn bộ Hội thánh nói ra. Thế thôi. Và chúng ta cũng vậy, không có Giám mục, không có cấp bậc, cũng không có quản nhiệm nào để nói với chúng ta điều này, điều kia, điều nọ. Chỉ có Đức Thánh Linh trong Hội thánh, đảm nhiệm công việc giảng dạy; Tôi thích cái luật lệ ấy, thật là tốt đẹp.

9 Và tôi hỏi, “Các bạn có muốn chờ cho đến khi chúng ta có đủ ngân sách để dời cái Đền tạm nầy đi và xây dựng một cái Nhà thờ thật lớn không?” Điều đó tuỳ thuộc vào ban Trị sự, và điều đó không để được ấn định bởi các thành viên trong ban Trị sự. Sau đó họ hỏi tôi, với tư cách là một tổng quản nhiệm, đến và hỏi Hội thánh. Và tôi nói rằng, “Bây giờ, chúng ta đã có đủ tiền bạc để nới rộng thêm diện tích Hội thánh và sửa nó khác toàn bộ, và mọi thứ, và những gì chúng ta đã có.” Tôi nói tiếp, “Và chúng ta có thể thực hiện điều đó ngay bây giờ, hay là chúng ta tiết kiệm tiền cho đến khi chúng ta có đủ tiền để xây dựng một Hội thánh hoàn toàn mới ở một nơi nào đó khác?”

10 Chúng tôi đã lấy ý kiến trong Hội thánh, và tất cả đều nhất trí biểu quyết là xây dựng lại ngay từ bây giờ, và chỉ xây dựng lại một Nhà thờ lớn hơn. Và chúng tôi trở lại với ý kiến đó.

11 Ban Trị sự ở Jeffersonville đây đã bác bỏ, nói rằng chúng tôi không thể làm điều đó. Và chúng tôi đã đi qua đó và đi đến Indianapolis và đến chính quyền tại đó. Rồi sau đó họ gởi lại mấy lời, bảo là, “Cứ tiếp tục,” chúng tôi có quyền để xây dựng Hội thánh đó. Vì vậy thành phố không nhúng tay vào việc xây dựng này; Chính có Nhà nước phải làm việc đó. Rồi chúng tôi được cấp giấy phép, và ngay lúc đó người chủ thầu cầm giấy phép trong tay, và tôi đoán là họ sẵn sàng khởi công bất cứ lúc nào.

12 Tối mai, giả sử nầy, nếu như -- Giả sử người chủ thầu nói rằng ông ta muốn khởi công vào tuần đến, thì tôi sẽ phải huỷ bỏ các buổi nhóm vì... Cho đến khi chúng ta đi vào Sứ điệp 7 Ấn. Nếu người thầu khoán không thể bắt đầu vào tuần tới, thì Chúa Nhật tuần sau, Thứ Bảy và Chúa Nhật, tôi sẽ triệu tập một Buổi nhóm trước khi tôi rời khỏi đây.

13 Tôi định sẽ có Buổi nhóm đó vào Chúa nhật này, và sau đó thấy là tối nay là tối có lễ Tiệc thánh, vì vậy mà tôi bỏ qua việc đó trong Chúa nhật này. Bởi vì hội chúng đông đúc như vậy, các bạn không thể nhận Tiệc thánh một cách thoải mái được, cho nên khi chúng ta có một Nhà thờ rộng rãi hơn chúng ta sẽ làm.

14 Chúng ta có một Tổng thống sắp đến. Ồ... Các bạn hiểu ý tôi nói gì, nó được phân đến cho gia đình Hickerson cách đây không lâu. Và nếu -- Một chị em của chúng ta, người đánh đàn pi-a-nô, nếu chị ấy sẽ đến và đàn cho chúng ta hợp âm của bài “Mang Chúng Vào,” hoặc là một vài bài hát nào đấy theo kiểu như vậy... Một cậu bé trong gia đình Hickerson này, điều đó được trông đợi từ lâu, nay đã đến, một cu cậu rất dễ thương, và chắc chắn nó là một châu báu đối với gia đình Hickerson. Và chúng thảy đều là những châu ngọc quí báu đối với chúng tôi; Chúng tôi yêu mến chúng và chúng thật sự là các anh em chị em yêu dấu của chúng tôi. Chúng ta thật tạ ơn Chúa đã ban cho một đứa bé trai được sinh ra trong gia đình này, một gia đình cách mạng hoá. Và nếu họ, người bố và người mẹ mang đứa trẻ đến đây để làm lễ dâng con... Và như trong Kinh thánh chép, “Họ mang các con trẻ đến cùng Chúa, để Ngài đặt tay trên chúng và chúc phước cho.”

15 Ngày nay, có nhiều người trên thế giới tin vào những gì mà họ gọi là rửa tội cho con trẻ. Và như thế này, họ đem những đứa trẻ này và không làm báp-têm cho chúng gì cả, bởi vì họ chỉ rảy nước trên chúng mà thôi. Vậy thì, chúng ta không thấy nơi nào trong Kinh thánh chép họ rảy nước cho người lớn, ha con trẻ cả.

16 Vì vậy lễ Báp-têm là một sự xưng nhận công việc của ân điển đã được thực hiện. Và con trẻ không nhận thức được tội lỗi. Vậy nên, khi Chúa Jêsus chết trên thập tự giá, Ngài chết thế cho tội lỗi của cả thế gian. Khi một đứa trẻ được sinh ra làm người, và được sinh ra trong thế gian này, thì chính chúng nó không có tội; Cho nên chúng không phải ăn năn gì cả. Nhưng khi đó, Dòng Huyết của Chúa Jêsus Christ cất lấy mọi tội lỗi, vì con trẻ được sinh ra trong lội lỗi, nó đã được hoài thai trong lội lỗi, đến với thế gian nói những điều dối trá, và chúng tự nhiên trở thành những tội nhân, nhưng dòng Huyết Báu của Chúa Jêsus Christ đã chuộc mọi tội lỗi đó. Nhưng khi một đứa trẻ đến tuổi nhận thức đầy đủ và biết đâu là đúng và đâu là sai thì nó phải ăn năn về những gì mình đã làm. Tội lỗi của nó giờ là tội giống như nó được sinh ra trong tội lỗi, đó là tội lỗi của loài người, tội lỗi bây giờ giống với tội lỗi mà A-đam và Ê-va đã phạm; Và tội lỗi đó đã được Đức Chúa Trời xoá bỏ, qua bởi dòng Huyết cứu chuộc của Chúa Jêsus Christ. Giờ đây, đứa trẻ này không có tội nào để ăn năn cho tới khi nó phạm tội, lúc đó nó phải ăn năn. Đúng không? Và khi nó ăn năn, thì đó là thời điểm nó được ban báp-têm, và nó được làm báp-têm dầm mình dưới nước.

17 Cho đến thời điểm đó, chúng ta đi theo sự hướng dẫn của Kinh thánh, “Họ đem đến cho Chúa Jêsus những đứa trẻ để Ngài đặt tay trên chúng và chúc phước cho.” Tối hôm nay có 2 bố mẹ đem con đến với Mục sư đây và tôi để làm lễ dâng con. Và họ cảm thấy rằng việc đặt nó trong bàn tay những người đại diện của Đấng Christ, họ đặt chúng vào tay Đấng Christ. Thế thì bởi đức tin chúng ta dâng đứa trẻ này lên cho Đức Chúa Trời và xin Chúa chúc phước cho điều này, là việc mà chúng ta gọi là “Lễ dâng con.”

18 Các bạn có biết tôi nói về các con của tôi như thế nào không. Tôi có một đứa con gái ở trong Miền Vinh hiển tối nay, con bé đã được dâng lên cho Chúa, ở đây trong Nhà thờ này. Tôi có đứa con trai và đứa con gái đang ngồi phía sau đó, chúng chưa hề được ban báp-têm. Một đứa, năm nay là 11 tuổi, tôi có nói với nó về điều đó ngày hôm nay, “Sara, con chuẩn bị chịu phép báp-têm.” Và Joseph chỉ 7 tuổi, và nó còn quá nhỏ, còn lâu mới đến... Nếu nó ước ao điều đó, và thưa với Đức Chúa Trời đặt để điều đó vào trong lòng nó, thì tôi sẽ làm như vậy. Nhưng như những đứa trẻ, tôi chỉ dâng chúng lên cho Đức Chúa Trời, bởi vì Kinh thánh dạy về điều đó.

19 Anh Neville, mời anh lên đây với tôi đến chỗ cậu bé này. [Anh Branham tiến đến gần Anh và Chị Hickerson. - Biên tập] Tôi sợ... Có phải đó là Hollin không? Hollin à? Vâng, Hollin, Junior. Stephen Hollin. Vâng, tốt rồi. Sao, tôi nghĩ cậu bé đang ngủ. Đó là bản chất của gia đình Hickerson, dù điều gì đang xảy ra. Tôi thấy nó mấy hôm trước, tôi nói, “Tổng thống,” và đại loại như vậy. Dĩ nhiên là điều đó còn quá nhỏ cho cậu bé, nói về cậu bé như một “Tổng thống.” Xin chào! Ồ, tôi biết đó là một báu vật đối với những người làm cha làm mẹ. Anh chị có nghĩ như vậy không? Thật tuyệt vời. Và bây giờ, Anh Hickerson và Chị Hickerson, là một người đầy tớ của Đấng Christ, giống như Mục sư của anh chị, tôi đem đứa bé này bởi đức tin mà dâng lên cho bàn tay quyền năng của Chúa Jêsus Christ, là Đấng mà anh chị muốn đặt để nó trong tay Ngài.

20 Chúng ta hãy cúi đầu khi Mục sư và tôi đứng đây đặt tay trên đứa bé.

21 Lạy Cha trên trời của chúng con, theo Lời Kinh thánh dạy, chúng con đem những đứa trẻ này đến với Ngài, để Ngài đặt tay lên và ban phước cho chúng. Thật vậy, Chúa ôi, chúng được chúc phước. Giờ này, noi theo tấm gương của Ngài, những điều mà Ngài đã làm trước đây, chúng con thử cận kề và Chúa ôi, đọc Kinh thánh và noi theo tấm gương ấy như Ngài đã làm. Và người cha người mẹ này, là Anh và Chị Hickerson, những tín đồ yêu dấu của chúng con đây trong ngôi Nhà thờ này, đem đứa con của họ, là sự vui mừng lớn mà Ngài đã ban cho họ đến đây. Nó đến từ Ngài, Chúa ôi. Ngài đã ban cho họ đứa bé này. Giờ đây họ muốn được dâng nó lên cho Ngài để được phục sự Ngài. Con cầu xin Chúa Ngài ban phước trên đứa trẻ này, và Ngài ban cho nó một đời sống lâu dài. Xin Chúa cho nó còn sống, nếu có thể, để nhìn thấy sự tái lâm của Chúa. Con xin Chúa ban phước trên nó ở bất cứ nơi đâu. Xin cho nó được dưỡng dục trong một gia đình Cơ-đốc, như khi nó được sinh ra. Xin cho nó được tiếp tục ở trong nhà này. Xin cho cha mẹ còn sống để được nhìn thấy đứa trẻ này đứng lên toà giảng, nếu có thể, để giảng Tin lành. Cha ôi, họ rất mong được nhìn thấy điều đó, hơn là ở trên -- Ngai của Nhà Trắng, hay là một nơi nào khác, bởi vì họ là những đầy tớ Ngài, và họ ước ao đời sống con cái họ cũng được tận hiến và là một sự tạ ơn cho công việc của Đức Chúa Trời.

22 Giờ này, con cầu xin, Cha ôi, xin Ngài chúc phước trên đứa bé này. Xin ân điển của Đức Chúa Trời đến trên nó, xin cho nó được khỏe mạnh và vui mừng trong cả cuộc đời nó. Và một lần nữa, xin cho cha mẹ nó được sống lâu để nhìn thấy nó lớn lên. Xin ban phước trên đứa bé mà chúng con dâng lên trong Danh Ngài.

23 Và giờ đây, cháu bé Stephen Hollin Hickerson đây, tôi xin dâng cháu lên cho Chúa Jêsus Christ để những ơn phước mà chúng ta cầu xin được đến với nó. Xin cho người anh em của con, được khỏe mạnh, và xin cho cháu được sống để tôn vinh Đức Chúa Trời. Chúng con cầu nguyện trong Danh Chúa Jêsus Christ. A-men!

Xin Đức Chúa Trời ban phước trên cháu, và trên cả anh chị. Cháu bé rất dễ thương.



Nơi mà chúng ta không bao giờ già, không bao giờ già,

Trong miền đất mà chúng ta sẽ không bao giờ già;

Không bao giờ già, không bao giờ già,

Trong miền đất mà chúng ta sẽ không bao giờ già.

24 Điều đó thật tuyệt vời phải không nào? Đứa trẻ sẽ trưởng thành, và người già sẽ trở nên trẻ. Nào, có phải thật tuyệt vời không? Và chúng ta sẽ không hề bị đau ốm, không hề sầu khổ và không hề chết.

25 Nào, các Buổi nhóm, Anh Neville đã thông báo, tôi cũng muốn thông báo lại rằng, Buổi nhóm đó, đừng bỏ quên, và những Buổi nhóm mà ông đã thông báo cụ thể. Cũng có Bà Ford thường đến Hội thánh này mấy năm trước, tôi cũng có dẫn bà ấy đến với đứa con gái bà trong mấy ngày trước đây, bà đã 80 tuổi rồi, và đi đến nhóm để được gặp Chúa tối hôm qua vào lúc 8 giờ. Các buổi thờ phượng của bà, Mục sư đây và tôi sẽ tổ chức tại một Nhà thờ nhỏ ở Coots vào thứ Tư, lúc 10 giờ rưỡi, thứ Tư tuần đến đây. Bà Ford, bà... Tôi nghĩ là tôi đã quên những gì... Levi, Bà Levi Ford. Đúng rồi... Đó là mẹ của Lloyd Ford mà tôi nhìn thấy trong cuốn sách của tôi, anh ta định lưu lại Boy Scout suit cho tôi, và tôi chỉ nhận lấy một cái chân còn để lại. Vâng, đó là mẹ của cậy bé này. Và tôi đã đỡ bà ấy dậy và cầu nguyện với bà, một việc đã lâu rồi. Và bà ấy đã đi để gặp Chúa Jêsus.

26 Nếu Chúa cho phép, tôi có một điều muốn thông báo ở đây là những buổi thờ phượng, nếu họ đến trong tuần này, nếu tôi đặt để họ ở đây, hay ít nhất là tôi nghĩ tôi đã làm, về những gì tôi định sẽ giảng trong Buổi nhóm sắp đến, Buổi nhóm sắp đến đây của tuần sau. Tôi nghĩ tôi sẽ ghi nó vào cuốn sổ này; Tôi không biết liệu tôi có ghi hay không nữa. Vâng, đây rồi. Ý Chúa, tối Thứ Bảy tôi muốn giảng về đề tài “Tại Sao Một Người Ảnh Hưởng Đến Đời Sống Người Khác.” Sáng Chúa nhật tôi muốn giảng về “Đỉnh Của Kim Tự Tháp.” Và tối Chúa nhật tôi sẽ giảng về “Đấng Hướng Dẫn Tôi.” Đề tài “Đấng Dẫn Đường Tôi” dành cho tối Chúa nhật tới đây. Bây giờ, xin Chúa ban phước nhiều trên những điều này và giúp đỡ tôi, khi tôi đi ra, và chỉ một bài chia sẻ ngắn để hầu chuyện với dân sự.

27 Tối hôm nay, tôi muốn đi nhanh và có một vài điều. Nhân đây, tôi có một lá thư vừa mới gởi đến, khi Billy mới nhận được nó lúc nãy, đó là một số anh em ở Michigan, và lá thư này đến từ Hiệp hội các Mục sư Truyền đạo, mà có rất nhiều vấn đề muốn nói. Đó là những gì làm cho mọi việc được cân nhắc kỹ càng. Các bạn có thấy không? Điều đó họ có đề cập đến ở đây rằng một số anh em ở đó nói rằng tôi đã đưa họ đến đó, và họ đang giảng về việc các quí ông nên rời vợ mình để săn đuổi những người bạn thuộc linh, và rằng tôi hoàn toàn không thể sai lầm được. Không có chuyện đó... Và, ồ, rất nhiều điều kinh khủng nữa mà các bạn đã từng nghe. Hội liên hiệp các Mục sư Truyền đạo vẫn còn giữ lá thư đó, họ đã viết thư cho tôi kể về điều đó, và nói rằng tôi đã đưa họ đến đó và điều này đã gây ra không ít những lộn xộn. Rồi một số trong bọn họ đã nói Tiên tri, và nói rằng một người đàn ông nên bỏ vợ mình để đi cưới một người khác. Hội thánh này biết rằng chúng ta không thể ủng hộ những chuyện vớ vẩn như thế.

28 Chúng tôi tin vào Lời Kinh thánh. Chúng tôi tin rằng khi một người đàn ông lấy một người phụ nữ làm vợ mình, thì chỉ có sự chết mới có thể làm chia rẽ họ. Chỉ có điều đó... Chúng tôi không tin chuyện vớ vẩn như thế. Chúng tôi cũng không tin “tự do tình ái”. Chúng ta không tin vào điều xằng bậy đó. Chúng tôi chỉ tin chắc chắn vào Kinh thánh và chỉ một mình Lời Kinh thánh đó. Vì vậy tôi đã đi phô-tô lại lá thư này, và đưa ra câu trả lời của tôi về điều đó rồi đưa nó lên các trang của tạp chí, để cho những người đó họ quan tâm đến vấn đề này. Tôi hi vọng điều đó sẽ làm được, dù sao đi nữa câu trả lời có thể đến với họ.

29 Nào, tối hôm nay trước khi chúng ta mở Kinh thánh ra, chúng ta hãy thưa với Chúa chúng ta.

Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con đang đến gần Ngôi thương xót của Ngài, trong Danh Chúa Jêsus Christ, là Đấng đã giáng trần từ nơi vinh hiển để mở ra cho chúng con sự giàu có về của báu của Đức Chúa Trời. Chúng con thật cảm tạ ơn vì Chúa Jêsus lớn nầy là Đấng bày tỏ của Đức Chúa Trời, làm người ở với chúng con, và qua Ngài chúng con có được sự cứu rỗi khỏi tội lỗi mình. Và giờ đây chúng con vượt khỏi sự chết mà đến Sự sống, bởi vì chúng con tin Ngài. Vì Lời Ngài có chép rằng, “Quả thật, Ta nói cùng các ngươi, ai nghe Lời Ta mà tin Đấng đã sai Ta, thì được Sự sống Đời đời, và không đến sự phán xét, song vượt khỏi sự chết mà đến Sự sống.”



31 Xin ban phước cho Lời Ngài tối hôm nay, lạy Chúa. Và chúng con ở đây dự Tiệc thánh chỉ trong một thời gian ngắn. Các Cơ-đốc nhân, là công dân của Nước Trời sẽ tề tựu về đây quanh Bàn thờ này, và họ sẽ nhận lễ Tiệc thánh như chúng con thường gọi, là thân và huyết mà Ngài đã để lại cho chúng con để bày tỏ rằng chúng con tìn Ngài chết vì tội lỗi chúng con, đã sống lại vào ngày thứ ba, Ngài còn sống đến đời đời, và làm điều này cho đến khi Ngài trở lại, theo như Lời Kinh thánh mà chúng con được răn dạy. Xin Chúa thánh hoá mỗi lòng của chúng con khỏi những tư tưởng tội lỗi cùng tất cả những điều mà chúng con đã làm mà trái với ý tưởng lớn lao của Ngài. Cha ôi, xin tha thứ cho chúng con, xin cho chúng con ân điển của Ngài tối hôm nay. Xin bẻ Bánh Sự Sống ra cho chúng con trong giờ này, bằng Lời của Ngài, khi chúng con đọc Lời và giảng luận về Lời ấy. Chúng con cầu xin trong Danh Chúa Jêsus Christ. A-men!

32 Nào, xin chúng ta mở ra trong sách Khải huyền, bắt đầu từ câu một, tôi sẽ đọc trong chương 20; Câu 1 chương thứ 20:

Đoạn, tôi thấy một vị Thiên sứ trên trời xuống,

Tay cầm chìa khoá vực sâu và một cái xiềng lớn.

33 Tôi ước ao được giảng về đề tài này, nếu tôi đặt chủ đề từ câu Kinh thánh trên, hoặc là từ đoạn Kinh thánh này kéo ra một bài giảng từ 20 đến 25 phút, tôi lấy tên đề tài ấy là, “Chìa Khoá Cho Cánh Cửa.” Bây giờ, tôi không ước ao -- Đổi nó thành “những chìa khoá”, bởi vì Phi-e-rơ được ban cho “những chìa khóa” đối với Vương Quốc Đức Chúa Trời. Nhưng tôi muốn gọi đề tài này là, “Chìa Khóa Cho Cánh Cửa.” Và ngay sau đề tài này, tôi muốn đưa ra một vài lời nhận xét ngắn về lễ Tiệc thánh, trước khi chúng ta dự Tiệc thánh tối hôm nay.

34 Ồ, một chìa khoá. Tôi để ý ở đây khi chúng ta đọc, là vị Thiên sứ từ trên trời xuống, tay cầm chìa khoá. Tôi tin là trong Khải huyền chương 13 hay 19 gì đó, chúng ta tìm thấy lại một lần nữa, một Thiên sứ khác cũng với chiếc chìa khoá. Và chiếc chìa khoá, mục đích của chìa khoá là để mở một cái gì đó, cái gì đó đã bị khoá lại sẽ được mở. Nhưng chìa khoá được ban cho vì mục đích đó.

35 Có rất nhiều loại chìa khoá, bởi vì chúng ta có nhiều cách sử dụng chìa khoá. Có chìa khoá cho cái nhà kho; Có chìa khoá dùng cho nhà riêng của bạn; Có chìa khoá dùng cho chiếc xe máy của bạn. Chúng ta đều gọi chúng là chìa khoá. Và chúng có thể được cắt lại giống y như vậy nhiều lần. Hoặc là đối với nhiều cái nhà, chiếc chìa khoá có thể được làm bằng cái mà chúng ta gọi là chìa khoá vạn năng. Nói cách khác, đó là chiếc chìa khoá có thể được làm bằng các đòn bẩy và hoạt động trên nó; Nó cắt xoắn ống khoá theo một đường xoắn nhất định và hầu như có thể mở được bất kỳ cánh cửa nào khác, được gọi là chìa khoá vạn năng. Đó là cái khung vạn năng của nhiều chiếc chìa, và nó có thể mở được theo cách đó, với cái nhà chúng ta hay thậm chí đối với các chiếc xe máy của chúng ta, có thể được sao chép. Và rồi có...

36 Chìa khoá nào cũng không mở được cánh cửa cho đến khi nó được một bàn tay dùng đến. Phải có điều gì đó để dùng chiếc chìa khoá. Tự chiếc chìa khoá không thể dùng chính nó được. Phải có một người nào đó để sử dụng chìa khoá.

37 Cũng giống như chiếc micro mà tôi đang nói đây. Cái micro bị câm. Trừ khi có một ai đó nói qua nó, còn tự nó không thể phát ra tiếng nói. Nó phải có một ai đó nói qua. Vì vậy đó không phải là chiếc micro; Đó là giọng nói hay là tiếng ồn từ phía sau mà chiếc micro truyền tải qua sóng điện từ đến tai người nghe.

38 Vậy thì, đó là cách giảng Tin lành. Không phải tự chúng tôi là những Mục sư Truyền đạo; Chúng tôi không phải là Phúc âm. Nhưng chúng tôi chỉ là những người truyền đạt chuyển tải Tiếng của Đức Chúa Trời qua trung gian con người để đến với người nghe.

39 Một khải tượng cũng giống như vậy. Tôi không biết phải nói thế nào với Hội thánh vào thời điểm này liên quan đến một khải tượng. Nhưng nếu Đức Thánh Linh bày tỏ, thì trước hết, khải tượng đó đến với tôi, và rồi tôi chuyển tải khải tượng đến từng người mà khải tượng hướng tới. Vì thế cho nên khải tượng không phải là của mình tôi, không phải là tôi mà khải tượng là từ Đức Chúa Trời ban cho, và tôi đóng vai trò như là một người truyền tải để mang Sứ điệp của khải tượng đến với dân chúng.

40 Vậy thì, chiếc chìa khoá cũng một thể ấy. Xin lỗi. Chìa khoá chỉ được cầm trong tay để mà mở cánh cửa. Các bạn thấy đấy, nó phải được cầm trong tay. Trong chìa khóa mà tôi sắp chia sẻ tối nay, thì chỉ một bàn tay duy nhất có thể nắm giữ chìa khóa nầy, đó là bàn tay của đức tin. Ấy là một điều duy nhất có thể nắm giữ chiếc chìa khoá này. Còn những bàn tay cầm những chiếc chìa khoá khác, và phải lấy bàn tay đức tin cho điều đó.

41 Vậy thì chúng ta nắm lấy chiếc chìa khoá tri thức. Ồ, một con người thì phải như vậy, nếu anh ta cố gắng để tích lũy kiến thức, thì có một chìa khoá cho kiến thức đó. Có một con đường để mà người này có thể mở được kho tàng ấy. Anh ta phải nổ lực đọc nhiều sách, và phải học tập, anh ta không thể... Không ai có thể học cho anh ta. Họ có thể dạy cho anh, nhưng anh phải học. Và con đường duy nhất để có thể thực hiện được điều đó là anh phải nắm bắt được chiếc chìa khoá, là một cái gì đó có thể mở ra hoặc là bày tỏ ra cho anh ta khối kiến thức mà anh ta đang tìm kiếm.

42 Có nhiều người thích chơi đàn pi-a-nô -- hay âm nhạc. Họ không biết làm thế nào để chơi nó, nhưng họ có thể đi đến đó và có thể giáo viên dạy cho họ hết bài này đến bài khác, mà họ không hề học. Họ không thể cầm chiếc chìa khoá với cái kho tàng bí ẩn đó, giai điệu và âm của các nhịp điệu như thế nào và tiếng phát ra làm sao. Phải nắm chìa khoá đó.

43 Toán học cũng vậy, phải có chiếc chìa khoá với toán học, các bạn phải nắm vững cách làm của nó. Tôi đã thấy nhiều người lấy 4 dãy số và đặt những ngón tay của họ, mỗi ngón tay trên một dãy số, và đi thẳng xuống như thế này, có lẽ 5 hay 6 số gì đó trong một dãy, và ghi đáp số ở dưới cùng. Đếm 4 dãy số cùng một lần, từ 1 đến 9. Vâng, tôi khó có thể đếm một dãy số, trừ khi tôi có đủ các ngón tay và ngón chân để tính, để lấy một dãy số ra mà đếm. Tôi không thể nào tìm ra được chìa khoá đó. Nhưng, các bạn thấy đấy, một số người trong họ có chìa khoá để giải ra dãy số đó và biết cách làm thế nào.

Và có một chiếc chìa khoá cho tri thức, con người theo đuổi tri thức ấy. Có một chìa khoá cho khoa học, những nhà khoa học nghiên cứu. Giờ đây, có một chiếc chìa khoá vĩ đại. Con người đang tìm kiếm chiếc chìa khoá đó.



45 Giống như trước đây người ta tìm thấy hạt nhân nguyên tử, và biết rằng có nguyên tử, và sau đó các nguyên tử khối hình thành nên phân tử. Và họ đã tìm kiếm; Một số người tin rằng nguyên tử đã gắn kết mọi thứ lại với nhau, nếu một nguyên tử có thể chuyển động chung quanh thì nó sẽ làm cho những gì mà nó gắn kết bị phá vỡ ra từng phần. Bởi vì mọi vật đều được gắn kết nhờ nguyên tử, chúng ta biết điều đó. Vâng, cái cột này được giữ vững nhờ các nguyên tử. Các bạn được gắn kết với nhau nhờ các nguyên tử. Cỏ, cây và mọi vật đều như vậy -- Được tồn tại nhờ các nguyên tử. Vâng, nếu nguyên tử đó di chuyển theo một đường, nếu nó bị bẽ gãy và quay ngược trở lại thì nó sẽ làm phá huỷ. Và ngày nay, các nhà khoa học tin rằng cái đó có thể được làm, và họ làm cái này, làm cái kia, và họ đặt giờ này qua giờ nọ, năm này qua năm nọ, tuần nầy qua tuần kia, cuối cùng họ chinh phục được nó.

46 Tôi tin, Thomas Edison, nhà phát minh ra bóng đèn điện, người ta nói người này có một kiến thức rộng lớn mới có thể làm ra bóng đèn điện. Ông là nhà phát minh ra bóng đèn. Và thậm chí ông đã không ngủ vào ban đêm. Ông ta cầm chiếc bánh mì săng-uých trên tay, ăn bữa ăn của mình rồi để đó, tính toán và làm việc. Một điều gì đó trở về trong trí của ông và mách bảo với ông rằng ông có thể làm được điều đó. Cái đó là gì vậy? Đó là chiếc chìa khoá để mở ra cho ông một con đường.

47 Cách đây không lâu, có một người tin rằng anh ta có biệt tài viết truyện tranh biếm hoạ. Anh ta nghĩ là mình có chiếc chìa khoá trong tay. Và anh ta muốn... Anh ta sống ở Kansas. Anh ta đi đến nhà biên tập một của một tờ báo lớn trong thành phố Kansas, và đưa đăng một số bài viết của mình. Và nhà biên tập này nói rằng, “Thưa ông, ông không làm được điều đó đâu. Ông - ông... Không cần phải nỗ lực, ông không thể làm được đâu.” Nhưng điều đó không làm ông thoả mãn. Ông biết mình làm được điều đó mà. Và ông cứ đến đó lại nhiều lần, cố gắng, nhưng nhà biên tập vẫn không nhận ông. Cuối cùng, ông đành phải đi đến những chỗ khác, và họ cũng không nhận ông, và nói rằng, “Thưa ông, ông không thể có cái đó được. Ông không thể làm được đâu.” Nhưng ông vẫn cứ tin rằng mình làm được. Vậy thì, đó là phương cách; Anh ta có một cái gì trong tay mình. Cuối cùng, anh ta theo nghiệp viết truyện hài cho một, tôi tin là như vậy, cho một nhà biên tập hay một ai đó trong Nhà thờ, một vài thể loại truyện phiếm cho Nhà thờ. Và anh ta tự thuê cho mình một con chuột hay những con chuột nhũi tràn vào phá phách trong ga-ra, nơi mà những con chuột chạy khắp nơi và trên mọi đồ đạc của anh ta, và anh ta chỉ tập trung đến nét đặc trưng của một con chuột điển hình nào đó thôi. Đó là lúc truyện Chú Chuột Mickey ra đời. Và bây giờ, người triệu phú là Walt Disney. Tại sao? Ông có cái gì đó trong tay, và ông biết ông làm được điều đó, ông biết mình có khả năng. Đó là con đường các thành tựu được ra đời. Khi mà người đàn ông hay người phụ nữ nào có cái gì đó trong tay thì họ biết họ có thể làm được điều đó.

48 Khi bệnh bại liệt tấn công vào quốc gia. Như hết thảy chúng ta hiện nay được khuyên nên đi tiêm vắc-xin để ngăn ngừa bệnh đó. Khi bệnh bại liệt tấn công... Ngày hôm qua tôi có nghe một Bác sĩ khi tôi lái xe đi qua trên đường, một Bác sĩ nào đó đến từ Louisville. Ông ta nói, “Vài năm trước đây, khi nạn dịch lớn tràn vào Louisville này, nếu những người đàn ông đứng vào vị trí tôi đã đứng và nhìn thấy cái máy hô hấp nhân tạo vào một lần, nào là đàn ông, đàn bà, thanh niên thanh nữ đều bị liệt vì căn bệnh bại liệt tấn công họ, và không có thứ thuốc gì chạy chữa bệnh đó...” Ông nói, “Và tôi không bao giờ muốn thấy một nạn dịch như vậy xảy ra lần nữa.”

49 Nhưng khoa học nghĩ rằng, “Nếu như có một con quỉ dữ như bệnh bại liệt, thì chắc chắn phải có một thứ gì đó để kháng lại nó chứ.” Và họ đã chiến đấu; Họ đứng trên đường với đôi ủng, những người lính cứu hoả đó, họ đưa mũ ra và họ van xin; Họ đi lang thang xin ăn, họ làm đủ thứ, cố tìm chiếc chìa khoá để mở cánh cửa tự do. Và cuối cùng, một người cao quí Cơ-đốc tên là Salk đã tìm thấy loại vắc-xin đó. Tại sao? Có một con ác quỉ đang đe doạ, có một kẻ giết người đang đe doạ; Nhưng cũng có một chiếc chìa khoá ở nơi nào đó có thể mở ra sự tự do trở lại cho con người, và Vắc-xin Salk là liều thuốc đặc trị tốt nhất. Ồ, chiếc chìa khoá có thể làm được gì nhỉ. Vắc-xin ra đời, và ngày nay căn bệnh bại liệt bị dập tắt bởi loại vắc-xin này, bởi vì nó là một chìa khóa “không bao giờ ngừng nghĩ và không bao giờ chấm dứt,” đã có chiếc chìa khoá mở đường. Có một thứ gì đó sẽ chủng ngừa khỏi căn bệnh này và họ đã quyết tâm để tìm ra thứ thuốc đó.

50 Nếu có một con quỉ dữ như các bệnh bại liệt, sởi, uốn ván, lao, ho gà, sốt vàng da, đậu mùa, vân vân thì khoa học sẽ đấu tranh chống lại những con quỉ dữ này ngày và đêm cho đến khi nào họ tìm thấy thuốc chủng ngừa; Bởi vì những căn bệnh đó là quỉ dữ, nó là kẻ giết người, huống chi cần phải có một chiếc chìa khoá cứu rỗi dành cho một người ngồi trong nhà tù của tội lỗi? Có một chiếc chìa khoá để mở cánh cửa đó và phóng thích người này ra khỏi tù.

51 Một chiếc chìa khoá, thường thường khi cửa khoá lại, và khi các bạn tìm thấy chìa khoá, nó sẽ trở nên quí báu, trở nên một cái gì đó rất có giá trị, hay là thậm chí bạn sẽ không khoá nó lại. Nếu nó không đáng để khóa lại, thì hãy để như vậy. Nhưng khi nó đáng được khoá lại! Như vậy chìa khoá thường là một sự lưu ý đối với một cái gì đó; Hay là cách để bước vào một cái gì đó rất có giá trị. Chìa khoá, nó được dùng để làm gì, để mở cái gì đó rất đáng giá.

52 Và chúng ta đọc trong sách Giăng chương 10, Chúa Jêsus Phán, “Ta là Cái Cửa của chiên. Ta là Cái Cửa,” không phải một cái cửa, “Cái Cửa, Cái Cửa duy nhất, được dùng có mạo từ ‘the’. Ta là Đường Đi, Chân Lý và Sự Sống; Chẳng bởi Ta, không ai được đến cùng Cha. Ta là Cửa của chiên, hết thảy những kẻ đã đến trước Ta đều là quân trộm cướp;” Ngài là Cái Cửa của chiên. Ngài là Cái Cửa của sự cứu rỗi.

53 “Dưới trời chẳng có Danh nào khác ban cho loài người, đặng nhờ Danh đó mà được cứu. Chỉ duy nhất Danh Chúa Jêsus Christ.” Không một Giáo hội nào, không một Giáo phái nào, không một tín điều hay triết lý nào khác, duy chỉ qua Danh Chúa Jêsus. Đó là chiếc Chìa Khoá duy nhất. Không ngạc nhiên Phi-e-rơ có thể dùng một trong số chúng vào ngày Lễ Ngũ tuần. Họ muốn biết làm thế nào để vào được Cái Cửa đó. Ông dùng chiếc chìa khoá ấy. Đó là một Chìa khoá duy nhất, bởi vì chỉ có một cái Cửa duy nhất. “Ta là Cái Cửa.” Phi-e-rơ đã có chiếc chìa khoá để mở Cửa đó. Ông nói rằng, “

tải về 221.41 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương